Giáo án môn học Số học lớp 6 - Tiết 17 - Bài 9: Luyện tập

Giáo án môn học Số học lớp 6 - Tiết 17 - Bài 9: Luyện tập

. Mục tiêu:

a. Kiến thức: Hệ thống lại cho học sinh các khái niệm về tập hợp, các phép tính cộng , trừ nhân, chia, nâng lên luỹ thừa.

b. Kỹ năng: Rèn kĩ năng tính toán. Rèn tính cẩn thận , chính xác trong tính toán.

c. Thái độ: Giáo dục lòng yêu thích bộ môn.

2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

a. Chuẩn bị của giáo viên:

Sgk, giáo án. Bảng phụ: Các phép tính cộng trừ nhân chia, nâng lên luỹ thàư.

b. Chuẩn bị của học sinh:

Chuẩn bị các câu hỏi 1; 2; 3 phần ôn tập chương (Sgk - 61)

 

doc 4 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1007Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Số học lớp 6 - Tiết 17 - Bài 9: Luyện tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: ..................
Ngày giảng: 
6A:
6B:
6C:
Tiết 17. §9. LUYỆN TẬP
1. Mục tiêu:
a. Kiến thức: Hệ thống lại cho học sinh các khái niệm về tập hợp, các phép tính cộng , trừ nhân, chia, nâng lên luỹ thừa.
b. Kỹ năng: Rèn kĩ năng tính toán. Rèn tính cẩn thận , chính xác trong tính toán.
c. Thái độ: Giáo dục lòng yêu thích bộ môn.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
a. Chuẩn bị của giáo viên: 
Sgk, giáo án. Bảng phụ: Các phép tính cộng trừ nhân chia, nâng lên luỹ thàư.
b. Chuẩn bị của học sinh: 
Chuẩn bị các câu hỏi 1; 2; 3 phần ôn tập chương (Sgk - 61)
3. Tiến trình bài dạy:
a. Kiểm tra bài cũ : (6') (Không lấy điểm)
a. Câu hỏi: 
HS1: Phát biểu và viết dạng tổng quát các tính chất của phép cộng và nhân?
HS2: Luỹ thừa mũ n của a là gì ? Viết công thức nhân, chia hai luỹ thừa cùng cơ số.
HS3: Khi nào phép trừ các số tự nhiên thực hiện được? Khi nào ta nói số tự nhiên a chia hết cho số tự nhiên b?
2. Đáp án:
Học sinh 1: 
Tính chất
Phép cộng
Phép nhân
Giao hoán
a + b = b + a
a . b = b . a
Kết hợp
(a + b) + c = a + (b + c)
(a . b). c = a. (b . c)
Cộng với số 0
a + 0 = 0 + a = a
Nhân với số 1
a . 1 = 1 . a = a
Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng: a ( b + c) = ab + ac
Học sinh 2: Luỹ thừa bậc n của a là tích của n thừa số bằng nhau, mỗi thừa số bằng a.
a= (n0) ; a.a=a; a:a=a (a0; mn)
Học sinh 3:
Phép trừ các số tự nhiên thực hiện được nếu như số bị trừ lớn hơn số trừ (hoặc bằng số trừ).
STN a chia hết cho STN b nếu có 1 số tự nhiên q sao cho a = b.q
*/ ĐVĐ(1’): Trong tiết học hôm nay chúng ta hệ thống lại các khái niệm về tập hợp, các phép tính cộng trừ, nhân, chia, nâng lên luỹ thừa:
b. Dạy nội dung bài mới:
Gv
Cho học sinh nghiên cứu đầu bài tập 1 (Treo bảng phụ)
1. Bài tập 1: Tính số phần tử của tập hợp. (6')
K?
Muốn tính số phần tử của các tập hợp ta làm thế nào?
Tính số phần tử của các tập hợp 
a. A = 
b. B = 
c. C =
Giải
Số phần tử của tập hợp A là: (100 - 40) : 1 + 1 = 61(phần tử)
Số phần tử của tập hợp B là :
 (98 - 10) : 2 + 1 = 45 (phần tử)
Số phần tử của tập hợp C là:
(105 - 35) : 2 + 1 = 36 (phần tử)
Hs
Dãy số trong các tập hợp nếu là dãy số cách đều nên ta lấy số cuối trừ số đầu chia cho khoảng cách các số rồi cộng 1 ta sẽ được số phần tử của tập hợp.
Gv
Nhắc lại cách tính số phần tử của tập hợp nếu là dãy số cách đêu.
SPT = (SC – SĐ) : K/c các số + 1.
Tb?
Áp dụng làm bài tập trên.
Hs
Ba em lên bảng làm - Dưới lớp cùng làm vào vở.
Gv
Nhận xét, đánh giá, sửa chữa uốn nắn cho học sinh. Kiểm tra bài làm của 1 số em. Chốt lại cách làm.
Gv
Treo bảng phụ: Tính nhanh:
a) (2100 - 42): 21
b) 26 + 27 + 28 + 29 + 30 + 31+ 32+ 33
c) 2 .31 .12 + 4 . 6 .42 + 8 .27 .3
2. Bài tập 2: Tính nhanh. (8')
a) (2100 - 42): 21 = 2100 : 21 - 42 : 21 
 =100 - 2 
 = 98
b)26 + 27 + 28 + 29 + 30 + 31+ 32+ 33 
 =(26+33)+(27+32)+(28+31)+(29+30)
 = 59 .4 
 = 236
c) 2 .31 .12 + 4 . 6 .42 + 8 .27 .3
 = 24 .31 + 24 .42 + 24 .27 
 = 24 (31 + 42 + 27) 
 = 24 . 100 
 = 2400
K?
Để tính nhanh một phép tính ta làm như thế nào?
Hs
Vận dụng tính chất của các phép tính tính nhanh.
Tb?
Phần a vận dụng tính chất nào để tính nhanh?
Hs
(a - b) : c = a : c - b : c
Tb?
Có nhận xét gì về phép tính ở phần b?
Hs
Tổng của số đầu, số cuối và các số cách đều số đầu và số cuối có tổng bằng 59.
K?
Tính nhanh phần c như thế nào?
Hs
Vận dụng tính chất giao hoán, kết hợp, phân phối của phép nhân đối với phép cộng.
Gv
Gọi 3 học sinh lên bảng. Dưới lớp cùng làm và nhận xét.
Gv
Chốt lại: Để tính nhanh hợp lí với từng bước trước khi vào làm bài ta phải quan sát xem các số hạng có quan hệ với nhau như thế nào? Ta sử dụng phương pháp nào nhanh nhất và hợp lí nhất với bài toán có nhiều tích trong tổng để áp dụng tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng ta phải tạo ra những thừa số giồng nhau. Sau đó đưa ra ngoài dấu ngoặc, trong ngoặc tổng sẽ là số chẵn chục hoặc chẵn trăm.
Bài toán là tổng của nhiều số hạng ta sử dụng tính chất giao hoán, kết hợp tạo thành từng cặp, cặp đó có tổng bằng nhau chuyển phép cộng thành phép nhân ta sẽ tính được kết quả.
Tb?
Nêu thứ tự thực hiện phép tính khi biểu thức không có dấu ngoặc, có dấu ngoặc
Hs
+ Đối với biểu thức không có dấu ngoặc:
Nếu chỉ có phép cộng, trừ hoặc chỉ có phép nhân, chia, ta thực hiện phép tính theo thứ tự từ trái sang phải. 
Nếu có phép tính cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên luỹ thừa ta thực hiện phép tính nâng lên luỹ thừa trước, rồi đến nhân chia, cuối cùng đến cộng trừ. 
+ Đối với biểu thức có dấu ngoặc: Nếu biểu thức có các dấu ngoặc: tròn, vuông, nhọn thì ta thực hiện phép tính trong ngoặc tròn sau đó đến ngoặc vuông cuối cùng là ngoặc nhọn.
Gv
Vận dụng thực hiện các phép tính sau: (Treo bảng phụ )
a) 3.5- 16:2
b) (39.42 - 37.42) : 42
c) 2448: [119 - (23 - 6)]
3. Bài tập 3: Thực hiện các phép tính sau: (8')
a) 3.5- 16:2
 = 3.25 – 16 : 4 
 = 75 - 4
 = 71
b) (39. 42 - 37. 42) : 42 =
 = [42(39 - 37)]: 42
 = [42 . 2] : 42
 = 84 : 42 = 2
Gv
Yêu cầu Hs hoạt động nhóm
Đại diện nhóm lên trình bày.
c) 2448 : [119 - (23 - 6)] =
 = 2448 : [119 - 17]
 = 2448 : 102
 = 24
Gv
Cho HS làm bài tập sau: (Treo bảng phụ). Tìm x, biết:
a) ( x - 47 ) - 115 = 0
b) ( x - 36) : 18 = 12
c) 2=16
d) x= x
4. Bài tập 4: Tìm x, biết: (10')
Gv
Cả lớp nghiên cứu đầu bài tập ít phút.
a. ( x - 47 ) - 115 = 0
 x - 47 = 115
 x = 115 + 47
 x = 162
b. ( x - 36) : 18 = 12
 x - 36 = 12 .18
 x - 36 = 216
 x = 216 + 36
 x = 252
K?
Hs
Muốn tìm x biết 2=16 ta làm thế nào?
Viết 16 dưới dạng luỹ thừa của 2 rồi tìm x.
K?
Số x nào luỹ thừa 50 thì bằmg x? Tìm tất cả các trường hợp xảy ra.
Gv
Nếu x là cơ số đưa về hai luỹ thừa cùng số mũ để tìm x và ngược lại
Gọi 4 HS lên bảng giải và nêu cách làm.
Hs
Thực hiện - nhận xét bài làm của bạn.
c. 2=16 2=2x=4
d. x= x x = 0 vì: 050 = 0
 Hoặc x = 1 vì: 150 = 1
 Vậy x là số cần tìm.
Gv
Chốt lại: Để tìm được giá trị của x ta dùng phép tính ngược (Câu a, b). Câu c ta đưa về cùng cơ số dựa vào số mũ tìm x.
c. Củng cố - Luyện tập(5’)
? Nêu các cách để viết một tập hợp
Để viết một tập hợp, thường có 2 cách:
- Liệt kê các phần tử của tập hợp
- Chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp đó
? Nhắc lại thứ tự thực hiện phép tính (không có ngoặc, có ngoặc)
+ Thứ tự thực hiện phép tính không có ngoặc: luỹ thừa ® Nhân,
 chia ® cộng, trừ.
+ Thứ tự thực hiện phép tính có ngoặc ( )[ ] { }.
d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (2')
- Ôn tập lại các phần đã học và các dạng bài tập đã luyện tập trong 2 tiết.
- Bài tập 111, 112 (Sgk – 16).
- Giờ sau: “Kiểm tra một tiết”

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 17.doc