Giáo án môn học Sinh học 6 - Tiết 52 đến tiết 68

Giáo án môn học Sinh học 6 - Tiết 52 đến tiết 68

1. Mục tiêu của bài:

 Sau bài này, HS cần đạt:

a. Kiến thức:

- Phân biệt được một số đặc điểm hình thái của các cây thuộc lớp Hai lá mầm và lớp Một lá mầm (về kiểu rễ, kiểu gân lá, số lượng cánh hoa).

- Căn cứ vào các đặc điểm để có thể nhận dạng nhanh một cây thuộc Hai lá mầm hay Một lá mầm qua mẫu vật hay hình vẽ.

b. Kỹ năng:

- Phát triển kỹ năng hợp tác nhóm trong tìm hiểu đặc điểm cây thuộc lớp Hai lá mầm và lớp Một lá mầm.

- Kĩ năng quan sát, phân tích, đối chiếu để tìm ra đặc điểm giống và khác nhau giữa cây thuộc lớp Hai lá mầm và lớp Một lá mầm.

 

doc 65 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1318Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Sinh học 6 - Tiết 52 đến tiết 68", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 6 - 3- 2011 Ngày giảng: 8 - 3 - 2011 (lớp 6A)
Tiết 52
Bài 42: LỚP HAI LÁ MẦM VÀ LỚP MỘT LÁ MẦM
1. Mục tiêu của bài: 
	Sau bài này, HS cần đạt:
a. Kiến thức:
- Phân biệt được một số đặc điểm hình thái của các cây thuộc lớp Hai lá mầm và lớp Một lá mầm (về kiểu rễ, kiểu gân lá, số lượng cánh hoa).
- Căn cứ vào các đặc điểm để có thể nhận dạng nhanh một cây thuộc Hai lá mầm hay Một lá mầm qua mẫu vật hay hình vẽ.
b. Kỹ năng:
- Phát triển kỹ năng hợp tác nhóm trong tìm hiểu đặc điểm cây thuộc lớp Hai lá mầm và lớp Một lá mầm.
- Kĩ năng quan sát, phân tích, đối chiếu để tìm ra đặc điểm giống và khác nhau giữa cây thuộc lớp Hai lá mầm và lớp Một lá mầm.
- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm trong nhóm. 
- Kĩ năng trình bày xúc tích, ngắn gọn.
c. Thái độ:
- Có ý thức học tập, yêu thích bộ môn.
- Có ý thức bảo vệ tài nguyên thực vật.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
a. Chuẩn bị của giáo viên:
- SGK và giáo án. Tranh H42.1
b. Chuẩn bị của học sinh:
- Chuẩn bị tốt theo dặn dò.
3. Tiến trình lên lớp:
a. Kiểm tra bài cũ, đặt vấn đề vào bài (4 phút):
GV kiểm tra bài cũ. 
? Nêu đặc điểm chung của thực vật Hạt kín ?
HS1 trả lời:
- Hạt kín là nhóm TV có hoa, chúng có một số đặc điểm chung sau:
+ Cơ quan sinh dưỡng phát triển đã dạng (rễ cọc, rễ chùm, thân gỗ, thân cỏ, ...), có mạch dẫn phát triển.
+ Có hoa, quả rất đa dạng; hạt nằm trong quả (trước đó là noãn nằm trong bầu) là một ưu thế của các cây Hạt kín, vì nó được bảo vệ tốt hơn.
+ Môi trường sống đa dạng. Là nhóm TV tiến hóa hơn cả.
GV đặt vấn đề vào bài:
Dẫn lới đầu Bài 42.
Vậy để biết lớp Hai lá mầm và lớp Một lá mầm phân biệt với nhau ở đặc điểm nào ? Ta vào bài hôm nay: Bài 42. Lớp Hai lá mầm và lớp Một lá mầm.
HS: Ghi đầu bài. 
b. Bài mới:
Hoạt động 1 (21 phút) 
Phân biệt cây Hai lá mầm và Một lá mầm
H động của GV
Hđ của HS
Nội dung ghi bài
GV
?
?
?
?
GV
▼
Hướng dẫn HS ôn lại một số kiến thức về: kiểu rễ, kiểu gân lá, số lá mầm của phôi qua yêu cầu sau:
Quan sát H9.2 SGK-Tr29 để nhớ lại các kiểu rễ chính ?
Quan sát H13.3 SGK-Tr44 để nhớ lại các kiểu rễ thân chính ?
Quan sát H19.3 SGK-Tr62 để nhớ lại các kiểu gân lá ?
Hãy đọc lại thông tin  SGK-Tr109 ?
Treo tranh H42.1, yêu cầu HS đọc hiểu thông tin , quan sát hình, thực hiện lệnh▼theo nhóm:
Lệnh ▼ SGK – Tr137 ?
Đáp án: 
Cá nhân tự quan sát
Đọc bài
Quan sat và đọc hiểu
Thảo luận, trình bày
I. Cây Hai lá mầm và cây Một lá mầm
Đặc điểm
Cây Hai lá mầm
Cây Một lá mầm
Kiểu rễ
Rễ cọc
Rễ chùm
Kiểu gân lá
Gần hình mạng
Gân song song
Số cánh hoa
5 cánh
6 cánh
Số lá mầm của phôi
2
1
Thân
Thân đa dạng
Hầu hết thân cỏ
GV
?
GV
GV
Nhận xét, bổ sung.
- Một số cây Hai lá mầm hoa có 4 cánh. Có cây Một lá mầm hoa có 3 cánh. 
Theo em đặc điểm nào quan trọng nhất ?
Đáp án: Số lá mầm của phôi.
Nhận xét
Chuyển ý: Phân biệt cây Hai lá mầm với cây Một lá mầm thì như vậy. Còn giữa lớp Hai lá mầm và lớp Một lá mầm thì như thế naog ? Ta tìm hiểu mục II.
Tự sửa sai nếu có
Trả lời
Chú ý và ghi nhớ
Ghi mục II
Hoạt động 2 (16 phút) 
Đặc điểm phân biệt giữa lớp Hai lá mầm và lớp Một lá mầm 
H động của GV
Hđ của HS
Nội dung ghi bài
GV
▼
Yêu cầu HS hực hiện lệnh▼theo nhóm:
- Từ bảng trên hãy suy ra đặc điểm phân biệt giữa lớp Hai lá mầm với lớp Một lá mầm (bằng việc hoàn thành bảng sau):
Thảo luận, trình bày
II. Đặc điểm phân biệt giữa lớp Hai lá mầm và lớp Một lá mầm
Đặc điểm
Lớp Hai lá mầm
Lớp Một lá mầm
- Đặc điểm chủ yếu:
- Đặc điểm bên ngoài khác
 Đáp án:
Đặc điểm
Lớp Hai lá mầm
Lớp Một lá mầm
- Đặc điểm chủ yếu:
Phôi của hạt có 2 lá mầm
Phôi của hạt có 1 lá mầm
- Đặc điểm bên ngoài khác
Rễ cọc, gân lá song song, hóa có 4 hoặc 5 cánh
Rễ chùm, gân lá song song hoặc hình cung, hóa có 3 hoặc 6 cánh
.
GV
?
GV
?
GV
Nhận xét, bổ sung.
- Xếp các cây trong H42.2 vào 2 lớp ?
Đáp án: 
- Cây số 1, 3, 4 : thuộc lớp Hai lá mầm.
- Cây số 2, 5 : thuộc lớp Một lá mầm.
Yêu cầu HS lấy thêm qua mẫu vật HS mang đến.
Khi nhận biết cây thuộc lớp Hai lám mầm hay Một lá mầm, ta sử dụng các đặc điểm phân biệt như thế nào ? Tại sao ?
Đáp án: 
- Ta dựa vào nhiều đặc điểm. Tại vì có những trường hợp ngoại lệ (xem thông tin  SGK-Tr139).
Nhận xét.
Tự sửa sai nếu có
Trả lời
Nhận biết qua mẫu
Trả lời
Ghi nhớ
c. Củng cố: (3 phút).
GV: Tóm tắt ý chính của bài.
HS: Chú ý.
GV: Yêu cầu HS đọc kết luận cuối bài.
HS: Đọc.
d. Hướng dẫn HS học ở nhà (1 phút).
GV dặn dò HS: Về nhà nhớ học bài để ghi nhớ nội dung bài học hôm này, đồng thời trả lời hoàn chỉnh các câu hỏi cuối bài. 
GV dặn HS chuẩn bị nôi dung tiết sau: Tìm hiểu kĩ trước Bài 43, thực hiện trước các lệnh▼của Bài 43. 
HS chú ý và ghi nhớ.
Ngày soạn: 6 - 3- 2011 Ngày giảng: 7 - 3 - 2011 (lớp 6E)
 8 - 3 - 2011 (lớp 6A)
Tiết 53
Bài 43: KHÁI NIỆM SƠ LƯỢC VỀ PHÂN LOẠI THỰC VẬT
1. Mục tiêu của bài: 
	Sau bài này, HS cần đạt:
a. Kiến thức:
- Biết được phân loại thực vật là gì.
- Nêu được tên các bậc phân loại ở thực vật và những đặc điểm chủ yếu của các ngành (là bậc phân loại lớn nhất của giới thực vật).
b. Kỹ năng:
- Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích, vận dụng thực tế, so sánh.
- Kữ năng thu thập và xử lí thông tin khi đọc SGK, vận dụng phân loại 2 lớp của ngành Hạt kín.
c. Thái độ:
- Có ý thức học tập, yêu thích bộ môn.
- Có ý thức bảo vệ tài nguyên thực vật.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
a. Chuẩn bị của giáo viên:
- SGK và giáo án.
b. Chuẩn bị của học sinh:
- Chuẩn bị tốt theo dặn dò.
3. Tiến trình lên lớp:
a. Kiểm tra bài cũ, đặt vấn đề vào bài (5 phút):
GV kiểm tra bài cũ. 
? Thực vật Hạt kín được chia làm hai lớp, đó là lớp nào ? Ví dụ ?
? Hãy phân biệt lớp Hai lá mầm với lớp Một lá mầm ?
HS1 trả lời:
- Thực vật Hạt kín được chia làm hai lớp:
+ Lớp Một lá mầm : Lúa, ngô, ...
+ Lớp Hai lá mầm : Bưởi, cải cúc, ...
- Lớp Hai lá mầm
- Lớp Một lá mầm
- Phôi của hạt có hai lá mầm
- Số cánh hoa chủ yếu 4 hoặc 5 cánh
- Kiểu rễ thường là rễ cọc
- Kiểu gân lá thường là gân hình mạng
- Phôi của hạt có một lá mầm
- Số cánh hoa chủ yếu 3 hoặc 6 cánh
- Kiểu rễ thường là rễ chùm
- Kiểu gân lá thường là gân song song và gân hình cung
GV đặt vấn đề vào bài:
Dẫn lới đầu Bài 43.
Vậy phân loại thực vật được hiểu sơ lược như thế nào ? Ta tìm hiểu qua bài học hôn nay: Bài 43. Khái niệm sơ lược về phân loại thực vật.
HS: Ghi đầu bài. 
b. Bài mới:
Hoạt động 1 (10 phút) 
Phân loại thực vật là gì ?
H động của GV
Hđ của HS
Nội dung ghi bài
GV
▼
GV
GV
GV
Phát phiếu học tập ghi lệnh▼, yêu cầu HS thảo luận, hoàn thành phiếu.
Lệnh ▼ SGK – Tr140 ?
Đáp án: 
- .. khác nhau.
- .. giống nhau ..
Nhận xét.
Trình bày định nghĩa phân loại TV như SGK
Chuyển ý: Để phân loại thực vật cần có các bậc từ thấp đến cao. Vậy có những bậc phân loại TV nào ? Ta tìm hiểu mục II.
Thảo luận, thống nhất, trình bày
Tự sửa sai nếu có
Chú ý và ghi nhớ
Ghi mục II
I. Phân loại thực vật là gì ?
- Việc tìm hiểu sự giống nhau và khác nhau giữa các dạng thực vật để phân chia chúng thành các bậc phân loại gọi là Phân loại thực vật.
Hoạt động 2 ( 12 phút)
Các bậc phân loại
H động của GV
Hđ của HS
Nội dung ghi bài
GV
?
?
GV
GV
?
GV
GV
Yêu cầu HS độc lập nghiên cứu thông tin, trả lời một số câu hỏi:
Phân loại từ cao xuống thấp, có những bậc phân loại nào ?
Đáp án: Xem nội dung ghi
Tại sao loài là bậc phân loại cơ sở ?
Đáp án: Vì loài là tập hợp của những cá thể có nhiều đặc điểm giống nhau về hình dạng, cấu tạo. Do vậy không thể phân chia bậc thấp hơn nữa, nên loài lá bậc phân loại cơ sở.
Nhận xét, kết luận.
Yêu cầu HS suy nghĩ trả lời câu hỏi:
Theo khái niệm về loài hãy cho biết:
- Các cá thể trong cùng bậc phân loại có mức độ khác biệt như thế nào so với các cá thể không cùng bậc phân loại ?
Đáp án: Các cá thể trong cùng bậc phân loại ít khác biệt hơn so với các cá thể không cùng bậc phân loại 
- Bậc càng thấp thì sự khác nhau giữa các cá thể trong bậc như thế nào ?
Đáp án: Bậc càng thấp thì sự khác nhau giữa các cá thể trong bậc càng ít. 
Nhận xét, kết luận.
Chuyển ý: Vậy từ sự phân loại đó, người ta phân loại TV thành các ngành TV nào ? Để biết rõ, t a tiếp túc tìm hiểu mục III
Cá nhân đọc hiểu. 
Trả lời
Ghi nhớ
Trả lời
Ghi nhớ
Chú ý và ghi nhớ
Thảo luận, thống nhất, trình bày
Trả lời
Ghi nhớ 
Trả lời
Ghi nhớ 
Ghi nhớ 
Ghi mục III
II. Các bậc phân loại
- Người ta chia TV thành các bậc phân loại từ cao đến thấp theo trật tự sau: Ngành - Lớp - Bộ - Hộ - Chi - Loài.
- Loài là tập hợp của những cá thể có nhiều đặc điểm giống nhau về hình dạng, cấu tạo. Loài lá bậc phân loại cơ sở.
Bậc càng thấp thì sự khác nhau giữa các cá thể trong bậc càng ít. 
Hoạt động 2 (14 phút)
Các ngành thực vật
H động của GV
Hđ của HS
Nội dung ghi bài
GV
?
GV
GV
▼
GV
Yêu cầu HS nhớ lại nôi dung kiến thức đã học, trả lời câu hỏi:
Hãy kể tên các ngành TV đã học ?
Đáp án: Các ngành Tảo, ngành Rêu, ngành Dương xỉ, ngành Hạt trần, ngành Hạt kín.
Yêu cầu HS quan sát Sơ đồ SGK – Tr141 để hình dung được khái quát sự phân chia của giới TV và sự phát triển của nó.
Yêu cầu HS thực hiện lệnh▼:
Hãy tiếp tục phân chia ngành Hạt kín thành hai lớp (Hai lá mầm và Một lá mầm) theo cách trên ?
Đáp án: Ngành Hạt kín
 Phôi có Phôi có 
 2 lá mầm 1 lá mầm
Lớp Hai lá mầm Lớp Một lá mầm
Nhận xét, kết luận.
Cá nhân tự trả lời
Ghi nhớ 
Quan sát, đọc sơ đồ
Trao đổi và đại diện trả lời bằng hình vẽ
Ghi hớ
III. Các ngành thực vật
- Sơ đồ giới Thực vật (SGK)
 Ngành Hạt kín
 Phôi có Phôi có
2 lá mầm 1 lá mầm
Lớp Hai lá mầm Lớp Một lá mầm
c. Củng cố: (3 phút).
GV: Tóm tắt ý chính của bài.
HS: Chú ý.
GV: Yêu cầu HS đọc kết luận cuối bài.
HS: Đọc.
d. Hướng dẫn HS học ở nhà (1 phút).
GV dặn dò HS: Về nhà nhớ học bài để ghi nhớ nội dung bài học hôm này, đồng thời trả lời hoàn chỉnh các câu hỏi cuối bài. 
GV dặn HS chuẩn bị nôi dung tiết sau: Tìm hiểu kĩ trước Bài 44, thực hiện trước các lệnh▼của Bài 44, ôn lại về các ngành TV. 
HS chú ý và ghi nhớ.
Ngày soạn: 7 - 3- 2011 Ngày giảng: 10 - 3 - 2011 (lớp 6E)
 - 3 - 2011 (lớp 6A)
Tiết 54
Bài 44: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA GIỚI THỰC VẬT
1. Mục tiêu của bài: 
	Sau bài này, HS cần đạt:
a. Kiến thức:
- Hiểu được quá trình phát triển của giới Thực vật từ thấp đến cao gắn liền với sự chuyển từ đời sống dưới nước lên cạn, và nêu được 3 giai đoạn phát triển chính của giới Thực vật.
- Nêu được mối quan hệ giữa điều kiện sống và các giai đoạn phát triển của thực vật và sự thích nghi của chúng.
b. Kỹ năng:
- Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin khi đọc SGK: đọc hiểu, quan sát, phân  ...  - Các vai trò của thực vật đối với tự nhiên và con người :
+ Ổn đinh hàm lượng khí CO2 và O2 trong không khí.
+ Giúp điều hòa khí hậu.
+ Làm giảm ô nhiễm môi trường.
+ Giúp giữ đất, chống xói mòn.
+ Hạn chế ngập lụt, hạn hán. 4 điểm
+ Góp phần bảo vệ nguồn nước ngầm.
+ Cung cấp oxi, thức ăn cho ĐV và con người.
+ Cung cấp nơi ở, nơi sinh sản cho ĐV.
+ Cung cấp nhiều giá trị cho con người.
+ Tác hại: Gây hại caho cây trồng, gây ngộ độc, gây nghiện, ... 
Câu 4. 
Vi khuẩn, Virut, Nấm cơ bản khác Thực vật về cách dinh dưỡng : 
+ Vi khuẩn, Virut, Nấm hầu như sống dị dưỡng (kí sinh hoặc hoại sinh) do không có diệp lục. 0,5 điểm
+ TV sống tự dưỡng nhờ Thực vật có diệp lục, có thể quang hợp. 0,5 điểm
4. Đánh giá, nhận xét sau khi chấm bài kiểm tra.
- Về nắm kiến thức:
................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................
- Về nắm kiến thức:
................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................
- Về nắm kiến thức:
................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................
- Về nắm kiến thức:
................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 7 - 5- 2011 Ngày giảng: 10 - 5 - 2011 (lớp 6AE)
Tiết 68
Bài 53: THAM QUAN THIÊN NHIÊN
1. Mục tiêu của bài: 
	Sau bài này, HS cần đạt:
a. Kiến thức:
- Xác định được nơi sống, sự phân bố các nhóm TV chính.
- Quan sát đặc điểm hình thái để nhận biết đại diện của một số ngành TV chính.
- Củng cố và mở rộng kiến thức về tính đa dạng và thích nghi của TV trong điều kiện cụ thể.
b. Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng thực hành, thực tế: quan sát, so sánh, phân tích, nhận biết, liên hệ vận dụng khi tham quan thiên nhiên.
c. Thái độ:
- GD học sinh ý thức bảo vệ đa dạng thực vật thể hiện bằng các hành động cụ thể.
- Tích cực với môn học.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
a. Chuẩn bị của giáo viên:
- SGK và giáo án.
- Địa điểm tham quan: vìa rừng gần trường.
- Dụng cụ: Kéo cắt cành, ...
b. Chuẩn bị của học sinh:
- Chuẩn bị tốt theo dặn dò.
3. Tiến trình lên lớp:
a. Kiểm tra bài cũ, đặt vấn đề vào bài (1 phút):
GV không kiểm tra bài cũ. 
GV đặt vấn đề vào bài:
Chúng ta đã quan sát, nghiên cứu các cơ quan, bộ phận: rễ, thân, lá, hoa, quả, hạt của thực vật có hoa. Quan sát, nghiên cứu các nhóm TV, nấm, VK, ... Nhưng chúng ta chưa cụ thể quan sát chúng trong thiên nhiên, chưa biết chúng phân bố, thích nghi với điều kiện cụ thể như thế nào.
Buổi tham quan thiên nhiên (trong 3 tiết) sẽ giúp các em tìm hiểu các vấn đề này. Bài 53.Tham quan thiên nhiên.
HS: Ghi đầu bài. 
b. Bài mới:
Hoạt động 1 (10 phút) 
Ổn định tổ chức, phân công nhiệm vụ
H động của GV
Hđ của HS
Nội dung ghi bài
GV
GV
GV
GV
Nêu phần chuẩn bị và kiểm tra sự chuẩn bị của HS (cá nhân và nhóm), gồm nhóm.
Phân công nhiệm vụ:
- Các nhóm đều quan sát theo nội dung a), b) và g).
- Các nội dung còn lại được phân công như sau:
+ Nhóm 1: thực hiện thêm nội dung c).
+ Nhóm 2: thực hiện thêm nội dung d).
+ Nhóm 3 : thực hiện thêm nội dung e).
Phân chia nội dung thực hiện theo tiết:
- Tiết 68: Các nhóm thực hiện nội dung a) và nội dung thêm.
Hướng dẫn ghi chép:
- Ghi chép ngay những điều quan sát được.
- Thống kê vào bảng kẻ sẵn.
- Khi thu hái mẫu, ghi nhãn buộc vào cây để tránh nhầm lẫn.
Cá nhân và nhóm đưa phần cbị
Chú ý và ghi nhớ.
Chú ý và ghi nhớ.
Chú ý và ghi nhớ.
I. Chuẩn bị cho các nhóm quan sát thiên nhiên.
1. Địa điểm.
2. Chuẩn bị.
Hoạt động 2 ( 31 phút)
Tiến hành tham quan
H động của GV
Hđ của HS
Nội dung ghi bài
GV
GV
Cùng HS, giúp đỡ HS quan sat:
- Các nhóm đều quan sát theo nội dung a.
- Các nội dung còn lại được phân công như sau:
+ Nhóm 1: thực hiện thêm nội dung c).
+ Nhóm 2: thực hiện thêm nội dung d).
+ Nhóm 3 : thực hiện thêm nội dung e).
Giúp đã HS khi ghi chép.
Cá nhân và nhóm tiến hành tham quan
Ghi chép
II. Nội dung buổi tham quan thiên nhiên.
1. Quan sát ngoài thiên nhiên.
a. Quan sát hình thái của TV, nhận xét đặc điểm thích nghi của TV với môi trường.
c. Quan sát biến dạng của rễ thân lá.
d. Quan sát, nhận xét mối quan hệ giữa TV với TV và giữa TV với ĐV.
e. Nhận xét về sự phân bố của TV trong khu vực quan sát.
2. Ghi chép.
c. Củng cố: (2 phút).
GV: Cho HS tập trung.
d. Hướng dẫn HS học ở nhà (1 phút).
GV dặn dò HS: Về nhà ghi chép lại cẩn thân những gì quan sát được theo phân công cho các nhóm.
GV dặn HS chuẩn bị nôi dung tiết sau: Tiếp tục thực hiện nội dung b), g) và ghi chép, báo cáo tham quan.
HS chú ý và ghi nhớ.
Ngày soạn: 7 - 5- 2011 Ngày giảng: 10 - 5 - 2011 (lớp 6AE)
Tiết 68
Bài 53: THAM QUAN THIÊN NHIÊN
1. Mục tiêu của bài: 
	Sau bài này, HS cần đạt:
a. Kiến thức:
- Xác định được nơi sống, sự phân bố các nhóm TV chính.
- Quan sát đặc điểm hình thái để nhận biết đại diện của một số ngành TV chính.
- Củng cố và mở rộng kiến thức về tính đa dạng và thích nghi của TV trong điều kiện cụ thể.
b. Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng thực hành, thực tế: quan sát, so sánh, phân tích, nhận biết, liên hệ vận dụng khi tham quan thiên nhiên.
c. Thái độ:
- GD học sinh ý thức bảo vệ đa dạng thực vật thể hiện bằng các hành động cụ thể.
- Tích cực với môn học.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
a. Chuẩn bị của giáo viên:
- SGK và giáo án.
- Địa điểm tham quan: vìa rừng gần trường.
- Dụng cụ: Kéo cắt cành, kẹp ép mẫu vật, ...
b. Chuẩn bị của học sinh:
- Chuẩn bị tốt theo dặn dò.
3. Tiến trình lên lớp:
a. Kiểm tra bài cũ, đặt vấn đề vào bài (1 phút):
GV không kiểm tra bài cũ. 
GV đặt vấn đề vào bài:
Buổi tham quan thiên nhiên tiếp theo (tiết 2) sẽ tiếp tục với nội dung các em chưa làm xong và nội dung ở mục II-1-b.
HS: Ghi đầu bài. 
b. Bài mới:
Hoạt động 1 (10 phút) 
Ổn định tổ chức, phân công nhiệm vụ
H động của GV
Hđ của HS
Nội dung ghi bài
GV
GV
Nêu phần chuẩn bị và kiểm tra sự chuẩn bị của HS (cá nhân và nhóm), gồm nhóm.
Phân công nhiệm vụ:
- Các nhóm quan sát theo nội dung a), và nội dung thêm của nhóm nếu chưa xong ở tiết trước.
- Các nhóm tiếp tục quan sát, ... theo nội dung b).
- Thống kê vào bảng kẻ sẵn.
- Khi thu hái mẫu, ghi nhãn buộc vào cây để tránh nhầm lẫn.
Cá nhân và nhóm đưa phần cbị
Chú ý và ghi nhớ.
I. Chuẩn bị cho các nhóm quan sát thiên nhiên.
1. Địa điểm.
2. Chuẩn bị.
Hoạt động 2 ( 31 phút)
Tiến hành tham quan
H động của GV
Hđ của HS
Nội dung ghi bài
GV
GV
Cùng HS, giúp đỡ HS quan sat:
- Các nhóm đều quan sát theo nội dung a) và nội dung thêm ở tiết trước (nếu chưa xong).
- Các nhóm tiếp tục quan sát, ... theo nội dung b).
Giúp đỡ HS khi ghi chép.
Cá nhân và nhóm tiến hành tham quan
Ghi chép
II - 1 - b: Nhận dạng TV xếp chúng vào nhóm
2. Ghi chép.
c. Củng cố: (2 phút).
GV: Cho HS tập trung.
d. Hướng dẫn HS học ở nhà (1 phút).
GV dặn dò HS: Về nhà ghi chép lại cẩn thân những gì quan sát được theo phân công cho các nhóm.
GV dặn HS chuẩn bị nôi dung tiết sau: Tiếp tục thực hiện nội dung g) và ghi chép, báo cáo tham quan.
HS chú ý và ghi nhớ.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Sinh 6 2010 - 2011- T69.doc.doc