Giáo án môn học Hình học lớp 6 - Tiết 2 - Bài 2: Ba điểm thẳng hàng

Giáo án môn học Hình học lớp 6 - Tiết 2 - Bài 2: Ba điểm thẳng hàng

. Mục tiêu:

a. Kiến thức: Hs nắm chắc kiến thức về 3 điểm thẳng hàng, điểm nằm giữa 2 điểm. Biết tring 3 điểm thẳng hàng có 1 và chỉ 1 điểm nằm giữa 2 điểm còn lại.

b. Kỹ năng: Biết vẽ 3 điểm thẳng hàng, 3 điểm không thẳng hàng. Biết sử dụng các thuật ngữ: Nằm cùng phía, nằm khác phía, nằm giữa.

c. Thái độ: Rèn tính cẩn thận, chính xác.

 

doc 4 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1400Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Hình học lớp 6 - Tiết 2 - Bài 2: Ba điểm thẳng hàng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: ..................
Ngày giảng: 
6A:
6B:
6C:
TIẾT 2. § 2. BA ĐIỂM THẲNG HÀNG
1. Mục tiêu: 
a. Kiến thức: Hs nắm chắc kiến thức về 3 điểm thẳng hàng, điểm nằm giữa 2 điểm. Biết tring 3 điểm thẳng hàng có 1 và chỉ 1 điểm nằm giữa 2 điểm còn lại.
b. Kỹ năng: Biết vẽ 3 điểm thẳng hàng, 3 điểm không thẳng hàng. Biết sử dụng các thuật ngữ: Nằm cùng phía, nằm khác phía, nằm giữa.
c. Thái độ: Rèn tính cẩn thận, chính xác.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
a. Chuẩn bị của giáo viên:
 - SGK, giáo án.
 - Thước thẳng, bảng phụ, phấn màu.
b. Chuẩn bị của học sinh: 
- Dụng cụ học hình.
- Học và làm bài theo quy định.
3. Tiến trình bài dạy:
a. Kiểm tra bài cũ (7')
*/ Câu hỏi:
Hs1: Bài 3 (Sgk - 104) (Yêu cầu học sinh vẽ lại hình ra bảng)
Hs2: Bài 6 (Sgk - 104)? Để điểm A m có những cách nói nào.
*/ Đáp án:
Hs1: Bài 3 (Sgk – 104)
a, Điểm A thuộc đường thẳng n và đường thẳng q : A n ; A q
 Điểm B thuộc những đường thẳng: m, n, p : B m ; B n ; B p 
b, Những đường thẳng m, n, p đi qua điểm B : B m ; B n ; B p 
Những đường thẳng m, q đi qua điểm C: C m; C q 
c, Điểm D nằm trên đường thẳng q (D q)
Điểm D không nằm trên đường thẳng m, n, p (D m; D n; D p) (10đ)
A
B
p
C
q
m
n
D
A
B
m
D
C
F
E
 *
Hs2: a, A m ; B m 
b, Có. Ví dụ: D m; C m 
c, Có. Ví dụ: E m; F m (10đ)
*/ ĐVĐ: (1p’) 3 điểm A, C, D trong cả 2 bài 3 và bài 6 các bạn vừa làm có điểm gì chung (Cùng nằm trên 1 đường thẳng)
Gv: Ta nói ba điểm đó thẳng hàng. Vậy thế nào là 3 điểm thẳng hàng, ba điểm thẳng hàng có tính chất gì. Ta vào bài hôm nay.
b. Dạy nội dung bài mới:
K?
Từ các hình ảnh thực tế trên hãy cho biết khi nào 3 điểm A, C, D thẳng hàng.
1. Thế nào là ba điểm thẳng hàng: (15')
Hs
Ba điểm A, C, D cùng thuộc một đường thẳng ta nói chúng thẳng hàng 
* Khái niệm: (Sgk/105)
K?
Khi nào 3 điểm A, B, C, không thẳng hàng?
Hs
Ba điểm A, B, C không cùng thuộc bất kì đường thẳng nào thì chúng không thẳng hàng 
* Ví dụ: Ba điểm thẳng hàng A, C, D.
G?
Để vẽ 3 điểm thẳng hàng ta vẽ như thế nào?
Hs
Vẽ đường thẳng, rồi lấy 3 điểm thuộc đường thẳng đó.
* Ba điểm không thẳng hàng A, B, C.
G?
Để vẽ 3 điểm không thẳng hàng ta vẽ ntn?
Hs
Vẽ đường thẳng, rồi lấy 2 điểm thuộc đường thẳng và 1 điểm không thuộc đường thẳng đó.
Gv
Lên bảng vẽ 3 điểm thẳng hàng và đặt tên, vẽ 3 điểm không thẳng hàng và đặt tên.
Hs
Vẽ ra bảng động.
K?
Để nhận biết 3 điểm cho trước có thẳng hàng không ta làm thế nào (dùng thước thẳng kiểm tra...)
Tb?
Thế nào là nhiều điểm thẳng hàng?
Hs
Khi nhiều điểm cùng thuộc 1 đường thẳng thì chúng thẳng hàng.
K?
Thế nào là nhiều điểm không thẳng hàng?
Hs
Nhiều điểm không cùng thuộc cùng 1 đường thẳng hoặc 1 trong các điểm đó không cùng thuộc 1 đường thẳng với những điểm còn lại
Gv
Làm bài tập 8 (Sgk - 106)
* Bài 8 (Sgk/106)
Tb?
Bài 8 cho gì ? Yêu cầu gì ?
Giải:
Gv
Các em hoạt động nhóm bàn, cùng kiểm tra, trao đổi.
Ở hình 10 (Sgk/106)
Ba điểm A, M, N thẳng hàng
Gv
Tiếp tục nghiên cứu bài 9 (Sgk - 104). (Gv treo bảng phụ)
* Bài 9 (Sgk/106)
Tb?
Bài 9 cho biết gì? yêu cầu gì ? Sử dụng kiến thức nào để giải ?
Giải:
Hs
Sử dụng khái niệm 3 điểm thẳng hàng, không thẳng hàng để giải.
Trên hình 11 (Sgk/106)
K?
Cho học sinh đứng tại chỗ trả lời và giải thích
a, Tất cả các bộ ba điểm thẳng hàng là: (B, D, C); 
(B, E, A); (D, E,G)
Gv
Trên hình đó có nhiều bộ 3 điểm không thẳng hàng ta chỉ cần chỉ ra 2 bộ.
b, Hai bộ 3 điểm không thẳng hàng là: 
(B, D, E); (E, A, G) ....
Gv
Bây giờ ta xét xem 3 điểm thẳng hàng có mối quan hệ gì với nhau. Ta sang phần 2.
2. Quan hệ giữa ba điểm thẳng hàng : (15')
Gv
Xét 3 điểm thẳng hàng A, B, C ở hình vẽ sau:
Xét 3 điểm thẳng hàng A, B, C ở hình sau:
K?
Nhận xét về vị trí của hai điểm C và B đối với điểm A ?.
Ta thấy:
. Hai điểm B và C nằm cùng phía đối với điểm A.
Hs
2 điểm B và C nằm cùng phía đối với điểm A.
Tb?
Tương tự, Nhận xét vị trí hai điểm A và C đối với điểm B; điểm A và B đối với điểm C ?.
. Hai điểm A và C nằm cùng phía đối với điểm B.
Hs
Hai điểm A và C nằm cùng phía đối với điểm B; A và B nằm về hai phía đối với điểm C.
. Hai điểm A và B nằm về hai phía đối với điểm C.
Tb?
Trong hình có mấy điểm được biểu diễn? Có bao nhiêu điểm nằm giữa hai điểm A và B?
. Điểm C nằm giữa 2 điểm A và B.
Hs
Có ba điểm được biểu diễn; chỉ có một điểm và chỉ một điểm C nằm giữa hai điểm A và B.
Tb?
Trong 3 điểm thẳng hàng, có bao nhiêu điểm nằm giữa 2 điểm còn lại?
Gv
Đó là nội dung nhận xét ? Đọc nhận xét
* Nhận xét: (Sgk/106)
G?
Nếu điểm E nằm giữa 2 điểm M, N thì 3 điểm này có thẳng hàng không ?
Hs
Nếu điểm E nằm giữa 2 điểm M, N thì 3 điểm đó thẳng hàng.
Gv
Nêu chú ý: Có 3 điểm thẳng hàng có 1 điểm nằm giữa 2 điểm còn lại.
Không có khái niệm điểm nằm giữa khi 3 điểm không thẳng hàng.
* Chú ý : Nếu biết một điểm nằm giữa hai điểm thì ba điểm ấy thẳng hàng.
c. củng cố - luyện tập (6’)
Gv
Nghiên cứu làm bài 11 (Sgk -107)
Gv
(Treo bảng phụ ghi đề bài)
* Bài 11 (Sgk/107)
Tb?
Bài cho biết gì? Yêu cầu gì?
Giải
Gv
Yêu cầu Hs hoạt động nhóm trên phiếu học tập. Đại diện nhóm lên điền trên bảng phụ
a) R
b) cùng phía
Gv
Nhận xét bài các nhóm.
c) M và N ; điểm R 
Gv
Tiếp tục nghiên cứu làm bài tập 12 (Sgk/107)
* Bài 12 (Sgk/107)
Tb?
Bài 12 cho biết gì ? Yêu cầu gì ?
Gv
Treo bảng phụ ghi đề bài và hình vẽ yêu cầu học sinh lên điền thêm:
VD: a, Nằm giữa 2 điểm M và P là N
Gv
Chốt: Trong 3 điểm thẳng hàng có 1 điểm nằm giữa 2 điểm còn lại.
. Trong nhiều điểm thẳng hàng có thế có nhiều điểm nằm giữa 2 điểm còn lại.
. Chỉ có khái niệm điểm nằm giữa khi các điểm đó thẳng hàng.
. Điểm nằm giữa 2 điểm M và P là N
. Điểm không nằm giữa điểm N và Q là M.
. Điểm nằm giữa 2 điểm M và Q là n và P.
d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (2')
- Nắm khái niệm 3 điểm thẳng hàng, không thẳng hàng, cách vẽ cách kiểm tra 3 điểm thẳng hàng.
	- Nhận biết được điểm nằm giữa (không nằm giữa) 2 điểm còn lại.
	- Bài tập: 10, 13, 14 (Sgk - 106, 107) và Bài 9, 10, 13 (Sbt – 96, 97)
	- Hướng dẫn bài 13 Sgk câu a: Vẽ N không nằm giữa 2 điểm A và B (nhưng 3 điểm N, A, B thẳng hàng)
	- Đọc trước bài: “Đường thẳng đi qua hai điểm”.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 2.doc