Giáo án môn Hoạt động ngoài giờ lên lớp 6 - Thảo luận Chuyên đề "bạn hiểu gì về công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước"

Giáo án môn Hoạt động ngoài giờ lên lớp 6 - Thảo luận Chuyên đề "bạn hiểu gì về công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước"

MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG:

- Học sinh hiểu được nội dung cơ bản và bày tỏ ý kiến về sự nghiệp CNH-HĐH.

- Biết xác định quyền và trách nhiệm của thanh niên HS là tích cực, chủ động, tự giác học tập, rèn luyện để sau này góp phần cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.

- Tin tưởng vào sự thành công của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước do Đảng lãnh đạo.

II. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- Tìm các tài liệu có liên quan đến nội dung hoạt động, cần vận dụng các điều 12, 13, 29 trong Công ước Liên hiệp quốc về quyền trẻ em để hướng dẫn học sinh tìm hiểu, liên hệ việc thực hiện các quyền nói trên trong thực tế.

- Nêu mục đích yêu cầu, kế hoạch. thời gian hoạt động cho cả lớp.

 

doc 6 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1250Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hoạt động ngoài giờ lên lớp 6 - Thảo luận Chuyên đề "bạn hiểu gì về công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước"", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THẢO LUẬN CHUYÊN ĐỀ
"BẠN HIỂU GÌ VỀ CÔNG NGHIỆP HOÁ - HIỆN ĐẠI HOÁ ĐẤT NƯỚC"
I. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG:
- Học sinh hiểu được nội dung cơ bản và bày tỏ ý kiến về sự nghiệp CNH-HĐH.
- Biết xác định quyền và trách nhiệm của thanh niên HS là tích cực, chủ động, tự giác học tập, rèn luyện để sau này góp phần cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.
- Tin tưởng vào sự thành công của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước do Đảng lãnh đạo.
II. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Tìm các tài liệu có liên quan đến nội dung hoạt động, cần vận dụng các điều 12, 13, 29 trong Công ước Liên hiệp quốc về quyền trẻ em để hướng dẫn học sinh tìm hiểu, liên hệ việc thực hiện các quyền nói trên trong thực tế.
- Nêu mục đích yêu cầu, kế hoạch. thời gian hoạt động cho cả lớp.
Chuẩn bị các câu hỏi gợi ý, hướng dẫn học sinh khai thác nội dung hoạt động. Câu hỏi có thể đưa ra dưới dạng câu hỏi - đáp hoặc dưới dạng xử lý tình huống.
- Giao cán bộ lớp phân công các tổ chuẩn bị câu trả lời (theo nhóm hoặc cá nhân).
2. Học sinh:
- Nhận vấn đề (câu hỏi), hội ý thống nhất nội dung, hình thức hoạt động. tiến hành phân nhóm, thu thập những tài liệu cần thiết, chuẩn bị đáp án.
- Trang trí lớp, kê bàn ghế phù hợp với hình thức hoạt động.
- Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ.
- Phân công chủ toạ chương trình.
III. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG:
Thảo luận chuyên đề: 
1. Công nghiệp hoá là gì? Vì sao phải tiến hành CNH-HĐH?
Có thể xây dựng và phát triển đất nước dựa vào nền sản xuất nông nghiệp như hiện hay được không? Con người sống trong thời đại CNH-HĐH sẽ như thế nào? (Năng động hơn, có tác phong và lối sống công nghiệp...).
Để trả lời câu hỏi này, người dẫn CT gợi ý: Muốn phát triển đất nước phải làm cho nền sản xuất nhỏ, thủ công nghiệp hiện nay trở thành nền sản xuất công nghiệp với các máy móc, thiết bị và phương tiện hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học - công nghệ nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao. Đó chính là công nghiệp hoá. Nhưng nước ta đi lên từ một nước nông nghiệp lạc hậu, muốn phát triển nhanh, theo kịp các nước trong khu vực, chúng ta phải hiện đại hoá nền công nghiệp. Hiện đại hoá là gì? Đó là nền công nghiệp được áp dụng các thành tựu khoa học, công nghệ hiện đại nhất ở các khâu,các lĩnh vực sản xuất. Toàn bộ nền sản xuất công nghiệp từng bước được tự động hoá, tin học hoá... trong đó hàm lượng trí tuệ này càn chiếm tỉ trọng lớn trong các sản phẩm được sản xuất ra.
2. Mục tiêu của CNH-HĐH:
"Xây dựng đất nước ta thành 1 nước công nghiệp có cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng an ninh vững chắc, dân giàu... văn minh".
® Đến năm 2020 phấn đấu thành 1 nước công nghiệp.
3. Vai trò của CNH-HĐH trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước:
- Làm cho tốc độ phát triển kinh tế - xã hội nhanh hơn, của cải làm ra nhiều hơn, chất lượng tốt hơn, giá rẻ hơn.
- Từ đó có điều kiện đầu tư nhiều hơn cho các công trình công cộng như bệnh viện, trường học, đường giao thông, các công trình văn hoá... nâng cao đời sống nhân dân về cả vật chất lẫn tinh thần. Học sinh có điều kiện học tốt hơn, có đầy đủ các điều kiện để phát triển tối đa cả về thể chất lẫn tinh thần.
4. Quan điểm cơ bản: 
- Giữ vững độc lập tự chủ đi đôi với mở rộng hợp tác quốc tế.
- Xem đây là sự nghiệp của toàn dân.
- Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố phát triển.
- Lấy khoa học - công nghệ làm động lực.	
- Lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm tiêu chuẩn cơ bản để xác định phương án phát triển.
® Ngoài các điều kiện về vốn, khoa học, công nghệ, cơ sở hạ tầng... thì điều kiện đặc biệt quan trọng là phải có nguồn nhân lực đáp ứng được các yêu cầu CNH - HĐH. Con đường tốt nhất và duy nhất giúp chúng ta có điều kiện này là đầu tư cho giáo dục.
5. Trách nhiệm, vai trò xung kích của thanh niên...?
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
Người phụ trách
Nội dung chương trình hoạt động
PP&P. tiện
Thời lượng
Người điều khiển
Đóng tiểu phẩm
Đại diện nhóm
Đại diện nhóm
Đại diện nhóm
Xung phong
I. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU:
+ Tuyên bố lý do, giới thiệu chương trình.
+ Giới thiệu đại biểu, ban cố vấn.
II. THẢO LUẬN:
1. Tiểu phẩm dẫn ý
2. Chia nhóm (từ 3 đến 5 nhóm)
Chuẩn bị phương tiện
Các nhóm trình bày ý kiến, bổ sung.
Nội dung:
- Nhóm 1: Bàn "Hiểu thế nào là CNH, HĐH?".
- Nhóm 2: Bàn "Mục tiêu của CNH, HĐH đất nước".
- Nhóm 3: Bàn "Vai trò của CNH, HĐH trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước?".
- Nhóm 4: Nêu tóm tắt quan điểm của nhà nước ta trong việc thực hiện CNH, HĐH.
- Nhóm 5: Vai trò, trách nhiệm của thanh niên, HS trong công cuộc này. Thể hiện cụ thể ?
3. Thảo luận nhóm --> cả lớp
4. Xen các tiết mục văn nghệ
- Bài ca xây dựng
- Mùa xuân từ những giếng dầu..
III. HOẠT ĐỘNG KẾT THÚC
1. Lời kết cho tiểu phẩm
2. Đại biểu có ý kiến
3. Đúc kết nội dung: khẳng định niềm tin về CNH, HĐH. Hưởng thành quả \\ Có nghĩa vụ đóng góp (nâng cao trình độ, rèn thể chất, đạo đức...)
Chương trình
Kịch bản
Thảo luận
Giấy viết
Nhạc, micro
3'
15'
15'
5'
5'
V. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG : (2')
	- Viết thu hoạch: Chương trình hành động của bản thân
	- Nêu nội dung hoạt động tiết sau.
Hoạt động 2
THI HÙNG BIỆN
TRÁCH NHIỆM CỦA THANH NIÊN HỌC SINH TRONG SỰ NGHIỆP "CÔNG NGHIỆP HOÁ - HIỆN ĐẠI HOÁ ĐẤT NƯỚC"
I. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG:
- Hiểu sâu sắc về vai trò, quyền và trách nhiệm của thanh niên HS về sự nghiệp CNH - HĐH.
- Biết xác định trách nhiệm cụ thể của mình, từ đó lập kế hoạch phấn đấu, tự giác học tập, rèn luyện.
- Rèn tính mạnh dạn, tự tin trình bày vấn đề trước tập thể: sẵn sàng tham gia các hoạt động với tinh thần trách nhiệm cao.
II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG:
Các đề tài hùng biện:
1. Vai trò, quyền và trách nhiệm của HS trong sự nghiệp CNH - HĐH đất nước.
2. Yêu cầu của sự nghiệp CNH - HĐH đối với đất nước.
3. Nhiệm vụ của thanh niên HS trong sự nghiệp CNH - HĐH đất nước.
III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Họp cán bộ lớp, BCH chi đoàn, giao trách nhiệm.
- Gợi ý tìm các tài liệu có liên quan đến nội dung hoạt động, cần vận động các điều 12, 13, 19 trong Công ước Liên hiệp quốc về quyền trẻ em để học sinh hiểu mình có quyền được thể hiện ước mơ, khát vọng.
- Nêu mục đích yêu cầu, kế hoạch. Thời gian hoạt động cho cả lớp.
- Kiểm tra sự chuẩn bị // Giải đáp những vướng mắc kiến thức cho HS.
2. Học sinh:
- Thành lập Ban tổ chức cuộc thi (theo đội).
- Trang trí lớp, kê bàn ghế phù hợp với hình thức hoạt động.
- Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ, trò chơi, phim ảnh minh hoạ.
- Mời đại biểu, Ban giám khảo. Phân công chủ toạ chương trình.
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
Người phụ trách
Nội dung chương trình hoạt động
PP&P. tiện
Thời lượng
MC
Đại diện nhóm
1 HS hoặc cả nhóm
BGK
MC & đội 3 HS
BGK
GVCN
I. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU:
+ Tuyên bố lý do, giới thiệu chương trình.
+ Giới thiệu đại biểu, ban cố vấn.
+ Khai mạc cuộc thi.
(Giới thiệu các đội thi, BGK, cách thi và cho điểm).
II. XEM PHIM:
(Một số đoạn phim về thành tựu khoa học của thế giới: Về các chế phẩm sinh học mới, công nghệ hoá dầu, chế tạo máy bay, luyện kim màu...). 
III. TIẾN HÀNH THI HÙNG BIỆN:
1. Thi theo từng nhóm:
(Chia lớp thành 3 nhóm để thi theo 3 đề tài) 
Các hình thức hoạt động cụ thể:
- Lời chào.
- Đại diện giới thiệu về nhóm mình.
- 1 tiết mục văn nghệ - cá nhân phù hợp hát nhóm.
(Gợi ý chọn bài có nội dung phù hợp: VN gấm hoa, Tiếng hát trên công trường, Mùa xuân từ những giếng dầu...)
- Phần hùng biện (HS đã chuẩn bị, có cho bổ sung. Có thể minh hoạ bằng Tiểu phẩm).
ĐỀ TÀI: 
a. Là TNHS, bạc xác định được vai trò gì, quyền và trách nhiệm gì trong sự nghiệp CNH - HĐH của đất nước?
Trả lời:
Vai trò: Lực lượng xung kích, chủ chốt...
Quyền và trách nhiệm: Thể hiện những ước mơ chính đáng, làm giàu cho bản thân và tổ quốc, vươn lên khẳng định khả năng của tuổi trẻ.
b. Muốn sự nghiệp CNH - HĐH thành công, thế hệ TNHS phải đáp ứng được những yêu cầu cụ thể nào?
Trả lời:
Theo 6 ý gợi ở tài liệu // Trân trọng ý tưởng mới, sáng tạo và chân tình của HS.
c. Xác định nhiệm vụ trước mắt của HS hiện nay?
Trả lời:
Phấn đấu toàn diện // chuyên sâu.
Có định hướng học tập rõ, không dao động, không mất niềm tin...
2. BGK nhận xét: Về cách thể hiện ý tưởng, tác phong hùng biện, sức thuyết phục... (có thể lấy biểu quyết trong cả lớp, nếu cân cho bổ sung).
Cho điểm: 3 mức (30đ, 20đ, 10đ).
Đội nào có minh hoạ Tiểu phẩm + 10đ.
3. Trò chơi tập thể:
- Sau phần thi của 2 đội, xen 1 trò chơi.
"Hiểu ý nhau. Tên; Tôi là ai - Tôi làm việc ở đâu".
- Cách chơi: Mỗi đội cử 3 HS, phối hợp nhau.
+ Sau khi nhận đề tài, HS mô tả bằng động tác.
+ 01 HS đoán nghề nghiệp.
+ 01 HS đoán nơi làm việc.
(2 HS nầy chọn trong những tấm bảng có ghi sẵn, đưa tên - đúng 1 ý được 10đ. Ghép đúng 20đ).
4. BGK công bố kết quả // Hát bài tập thể "Thanh niên thế hệ HCM".
5. GVCN nhận xét chung về quá trình thực hiện:
Củng cố mục tiêu tiết HĐ: Khẳng định đây là sự nghiệp của toàn dân, phải có niềm tin, xác định nhiệm vụ học tập, rèn luyện, kiên trì phấn đấu...// phát thưởng.
Kịch bản
Phim máy chiếu
Hùng biện Micrô
nhạc 
Tiểu phẩm
18 bảng ghép cho 9 lượt (mỗi đội 3 lượt chơi)
Quà
4'
6'
60'
mỗi đội có khoảng 20'
10'
7'

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO DUC NGOAI GIO LEN LOP K11.doc