Phương thức chỉ đạo phong trào thi đua của hiệu trưởng trường THCS An Hoà Tây - Ba Tri –Bến re

Phương thức chỉ đạo phong trào thi đua của hiệu trưởng trường THCS An Hoà Tây - Ba Tri   –Bến re

a-phần mở đầu

-----***-----

I/- Đặt vấn đề :

Để thúc đẩy phong trào thi đua “hai tốt ” tiến lên hơn nữa , làm cho sự nghiệp giáo dục – đào tạo ngày càng phục vụ đắc lực công việc xây dựng nền văn hóa mới và con người mới xã hội chủ nghĩa, việc các cấp quản lý giáo dục – đào tạo chăm lo tổ chức phong trào thi đua “hai tốt ” trong ngành giáo dục là cuộc vận động cách mạng trong giáo dục đã được Hồ Chủ tịch đề xướng năm 1961 , từ đó phong trào đó đã xuất hiện điển hình tiên tiến , sáng tạo nên nhiều kinh nghiệm giáo dục quí báu cần phải được tiếp tục trong hoàn cảnh mới , hoàn cảnh đổi mới toàn diện giáo dục – đào tạo hiện nay . Mục đích của phong trào thi đua “hai tốt ” là nhằm động viên cán bộ , giáo viên ra sức khắc phục khó khăn , phát huy sáng tạo tìm ra cách dạy học tốt nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện .

Trong phong trào thi đua “hai tốt ” coi phong trào thi đua dạy tốt , hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của người thầy giáo là mục đích trực tiếp quan trọng , nhằm xây đội ngũ giáo viên ngày càng lớn mạnh .

 

doc 18 trang Người đăng thu10 Lượt xem 856Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Phương thức chỉ đạo phong trào thi đua của hiệu trưởng trường THCS An Hoà Tây - Ba Tri –Bến re", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A-PHẦN MỞ ĐẦU
-----***-----
I/- ĐẶT VẤN ĐỀ :
Để thúc đẩy phong trào thi đua “hai tốt ” tiến lên hơn nữa , làm cho sự nghiệp giáo dục – đào tạo ngày càng phục vụ đắc lực công việc xây dựng nền văn hóa mới và con người mới xã hội chủ nghĩa, việc các cấp quản lý giáo dục – đào tạo chăm lo tổ chức phong trào thi đua “hai tốt ” trong ngành giáo dục là cuộc vận động cách mạng trong giáo dục đã được Hồ Chủ tịch đề xướng năm 1961 , từ đó phong trào đó đã xuất hiện điển hình tiên tiến , sáng tạo nên nhiều kinh nghiệm giáo dục quí báu cần phải được tiếp tục trong hoàn cảnh mới , hoàn cảnh đổi mới toàn diện giáo dục – đào tạo hiện nay . Mục đích của phong trào thi đua “hai tốt ” là nhằm động viên cán bộ , giáo viên ra sức khắc phục khó khăn , phát huy sáng tạo tìm ra cách dạy học tốt nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện .
Trong phong trào thi đua “hai tốt ” coi phong trào thi đua dạy tốt , hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của người thầy giáo là mục đích trực tiếp quan trọng , nhằm xây đội ngũ giáo viên ngày càng lớn mạnh .
*
* *
II/- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
Nghị quyết TW IV Đảng chỉ rõ “cùng với khoa học và công nghệ , giáo dục - đào tạo đã được đại hội VII xem là quốc sách hàng đầu . Đó là một động lực thúc đẩy và là một điều kiện cơ bản đảm bảo việc thực hiện những mục tiêu kinh tế , xã hội , xây dựng và bảo vệ đất nước ” . Muốn thực hiện được quốc sách đó phải có nhiều yếu tố .Một trong các yếu tố quan trọng nhất là phải có đội ngũ giáo viên tốt về mọi mặt . Cách tốt nhất là bồi dưỡng và rèn luyện giáo viên là thông qua thực tế ở nhà trường , qua phong trào thi đua “dạy tốt ” , vì dạy học là nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường .
Vì vậy trong tập thể sư phạm , người Hiệu trưởng phải kiên trì và quyết tâm xây dựng cho được đội ngũ giáo viên trưởng thành , đây cũng là nhân tố quyết định đối với phong trào thi đua “dạy tốt ” .
Từ phong trào thi đua “dạy tốt “ ở Trường Trung học cơ sở An Hòa Tây – Ba Tri – Bến Tre . Sau khi được nghiên cứu lý luận tại Trường cán bộ quản lý giáo dục đào tạo II , đối chiếu với thực tiễn đã công tác , vấn đề tôi tâm đắc nhất là đềtài :Phương thức chỉ đạo phong trào thi đua của Hiệu trưởng Trường THCS An Hòa Tây – Ba Tri – Bến Tre .
III/- MỤC ĐÍCH CHỈ ĐẠO PHONG TRÀO THI ĐUA :
Công tác tổ chức phong trào thi đua là một công tác rất quan trọng thuộc về phương thức cách mạng của Đảng , Nhà nước và Công đoàn . Phong trào thi đua của ngành giáo dục là phong trào thi đua “hai tốt” theo gương các điển hình tiên tiến . Chỉ đạo phong trào thi đua “dạy tốt ” cũng là phương thức chỉ đạo của người Hiệu trưởng .
Mục đích của phong trào thi đua là :
Phải quan triệt và vận dụng sáng tạo các bài học kinh nghiệm lớn và các bài học kinh nghiệm cụ thể .
Qua phong trào thi đua , phát huy tinh thần làm chủ tập thể của giáo viên , học sinh , xây dựng tập thể giáo viên tiên tiến , lớp tiên tiến , trường tiên tiến.
Động viên mọi người hăng hái tham gia vào việc đúc rút các kinh nghiệm và sáng kiến để làm thế nào thực hiện cho được mục tiêu đào tạo của nhà trường.
PHẦN B
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
-------šš²››-------
I/- ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CỦA NHÀ TRƯỜNG :
1/ -Trường THCS An Hòa Tây: 
Trường nằm sát Tỉnh lộ 885 , trước giải phóng miềm Nam 1975 trường có 8 phòng , sau này được xây dựng thêm 7 phòng . Tổng cộng 15 phòng trong đó có 1 phòng làm việc của hiệu trưởng , 1 phòng thư viện , 1 phòng thiết bị .
- Thuận lợi :
Được sự quan tâm thường xuyên của Đảng ủy và chính quyền địa phương , sự chỉ đạo chặt chẽ của phòng giáo dục Ba tri, lãnh đạo nhà trường rất nhiệt tình , có kinh nhiệm nhiều trong quản lý trường học , có đội ngũ giáo viên trẻ . Được sự quan tâm giúp đỡ tận tình của Hội phụ huynh học sinh .
- Khó khăn :
Năm học này nhà trường thiếu 01 phòng học để trang bị cho 2 lớp ,do vậy phải tạm mượn văn phòng ấp An Bình II để phục vụ cho việc dạy và học .Tuy vậy , số phòng của trường (8 phòng) đã được xây quá lâu , xuống cấp trầm trọng , gây ảnh hưởng lớn đến việc dạy – học 
Trình độ giáo viên không đồng đều , một số giáo viên đào tạo từ (Đại học sư phạm , cao đẳng sư phạm và có cả trung học sư phạm) , có giáo viên đã có công tác trên 20 năm và bên cạnh đó có một số giáo viên mới ra trường .
2/-Tình hình đội ngũ :
a/-Đội ngũ cán bộ quản lý:
Trường THCS An Hòa Tây có1 Hiệu trưởng và 1ù phó hiệu trưởng đều có kinh nghiệm qua công tác trên 15 năm .
b/- Trường lớp , đội ngũ giáo viên :
Nhà trường có 26 lớp : 5 lớp 9; 6 lớp 8: 7 lớp 7 và 8 lớp 6 .Tổng số học sinh là :909 HS
Trường THCS An Hòa Tây tính đến ngày 02-10-2002 có 44 cán bộ , giáo viên , công nhân viên .
II/- CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG :
1/-Cơ sở lý luận:
Để tổ chức quản lý phong trào thi đua trong trường học , trước hết người cán bộ quản lý phải chú ý đến việc bồi dưỡng nhiệt tình cách mạng, đường lối quan điểm giáo dục của Đảng , đấu tranh bài trừ mọi tàn dư và ảnh hưởng của lối giáo dục cũ . Đồng thời chăm lo đầy đủ tới việc bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên , khơi dậy được phong trào phát huy sáng kiến kinh nghiệm trong việc vận dụng và thực hiện mục tiêu kế hoạch giáo dục . Trong quản lý các mặt công tác cụ thể của nhà trường . Hiệu trưởng phải biết cách tạo ra nhiều phong trào cụ thể . Điều quan trọng là phải đánh giá đúng vai trò và tác dụng của mỗi phong trào trong việc thực hiện các mục tiêu quản lý , đặc biệt là mục tiêu giáo dục để chỉ đạo cho đúng .
Khi đã vượt qua khó khăn để tạo ra các phong trào cụ thể , người quản lý phải biết cách phát huy kết quả tổng hợp của các phong trào cơ bản là phong trào cải tiến quản lý , phong trào phấn đấu trở thành giáo viên giỏi và phong trào xây dựng tập thể sư phạm vững mạnh , 
Trong việc chỉ đạo thi đua cần giáo dục những phẩm chất cần có , đối với những người tham gia , đó là tính trung thực , sự nghiêm túc , chống chạy theo hình thức , vụ thành tích . Bản thân Hiệu trưởng phải có bản lĩnh vững vàng để thực sự làm chủ được phong trào .
Trong việc chỉ đạo thực hiện kế hoạch thi đua người Hiệu trưởng không chỉ chú ý đến công tác chuyên môn mà còn phải tổ chức thi đua bằng các phong trào hành động nhân các ngày lễ lớn .
Mỗi đợt thi đua cần đề ra : Mục đích , yêu cầu , nội dung , chỉ tiêu , biện pháp phải cụ thể , rõ ràng và phương thức đánh giá thi đua , phát động sơ kết , tổng kết , rút kinh nghiệm . Đặc biệt quan trọng đến chất lượng , hiệu quả . phát hiện mặt tích cực thì phát huy , mặt tiêu cực thì ngăn chặn . Chú ý khi đánh giá phải dựa vào tiêu chuẩn đảm bảo đúng đối tượng và công khai , có tính giáo dục cao , nhằm động viên kích thích tinh thần vươn lên của các nhân và tập thể .
Hình thức thi đua : Công khai , sôi nổi để kích thích tinh thần phấn khởi , hăng hái của mọi người . Nội dung chỉ tiêu thi đua phải được tập thể bàn bạc thống nhất , để mọi người cùng thực hiện .
2/- Thực trạng của việc chỉ đạo phong trào thi đua :
A/-VIỆC TỔ CHỨC PHONG TRÀO THI ĐUA :
Phát động trong tập thể giáo viên làm cho tất cả giáo viên hiểu rõ ý nghĩa nội dung của phong trào thi đua , phát động tinh thần yêu nước , yêu Chủ nghĩa xã hội, nhiệt tình cách mạng , yêu nghề mến trẻ , đặc biệt là tinh thần dám nghĩ dám làm .
Tổ chức học tập cho giáo viên về ý nghĩa nội dung của phong trào thi đua , học tập thảo luận để quán triệt các bài học kinh nghiệm xây dựng trường tiên tiến , tổ tiên tiến , tổ lao động Xã hội chủ nghĩa , tiêu chuẩn chiến sĩ thi đua , giáo viên giỏi , lao động tiên tiến . Học tập cho giáo viên tất cả các Nghị quyết, Chỉ thị có liên quan đến công tác giáo dục , kế hoạch năm học của Sở giáo dục –Đào tạo , Phòng giáo dục-Đào tạo .
Dựa vào các chỉ thị kế hoạch năm học của trên , những chỉ tiêu phòng giáo dục đã giao cho trường dựa vào chỉ tiêu thực tế của địa phương đơn vị , Hiệu trưởng lập dự thảo kế hoạch năm học trong cuộc họp liên tịch giữa Hiệu trưởng , công đoàn , Đoàn thanh niên . để bàn bạc đóng góp ý kiến bổ sung hoặc điều chỉnh bản dự thảo kế hoạch .
Hiệu trưởng cùng với công đoàn lập dự thảo hợp đồng tập thể .
Tổ chức Hội nghị ký hợp đồng giao ước thi đua tập thể . Trên cơ sở đó , tất cả cán bộ giáo viên xác định được mức phấn đấu và chỉ tiêu thi đua của trường .
 Hiệu trưởng giải đáp thắc mắc và tiếp thu ý kiến . Sau đó hiệu trưởng giao chỉ tiêu cụ thể cho từng tập thể , cá nhân , trên cơ sở đó tất cả giáo viên quyết tâm thực hiện mức phấn đấu và chỉ tiêu của bản thân , của lớp mình để góp phần thực hiện chỉ tiêu chung của trường .
Tiến hành đăng ký thi đua , lập bảng giao ước thi đua của đơn vị tập thể , cá nhân .
B/- TỔ CHỨC LỰC LƯỢNG :
Trên cơ sở tư tưởng được phát động thi đua trở thành nhiệm vụ của từng người . Hiệu trưởng đã tổ chức lực lượng để khai tác năng lượng từng người . Hiệu trưởng dự kiến thông qua danh sách trong cuộc họp liên tịch , lấy ý kiến thống nhất sau đó phân công trong hội đồng giáo viên lấy ý kiến thêm . Hiệu trưởng đã hình thành bộ máy tổ chức hoạt động theo qui định 305 , thành lập hội đồng thi đua cơ sở do Hiệu trưởng là chủ tịch , chủ tịch công đoàn và Bí thư chi đòan là hai phó ban , các thành viên trưởng các ban , các tổ chuyên môn ... rào “ hai tốt “ , học trực tiếp góp phần tạo nên nội dung và sức sống của phong trào . Phong trào thi đua đã nâng cao tinh thần làm chủ , xây dựng tập thể giáo viên thành một khối đoàn kết , nhất trí , năng lực chuyên môn và nghiệp vụ vững vàng . 
Về tổ chức thi đua , Hiệu trưởng đã tổ chức thực hiện được một cách tương đối đầy đủ ở đây , Hiệu trưởng đã thực hiện biện pháp lựa chọn , sắp xếp , sử dụng tốt cán bộ , nhân viên trong trường ( nắm người giao việc ) , xác định sự phân công trách nhiệm và sự hợp tác lao động của đội ngũ giáo viên , nhân viên trên qui mô cả hệ thống và trong từng bộ phận . 
Trong phát động và tổ chức đăng ký thi đua , Hiệu trưởng có qui định thời gian của các cuộc thi đua trong năm học . Sơ kết , tổng kết có nhận xét , đánh giá công khai , kịp thời tuyên dương ,khen thưởng những cá nhân , tập thể giáo viên đạt thành tích tốt , Hiệu trưởng đã áp dụng tốt biện pháp kích thích về vật chất lẫn tinh thần , chăm lo đời sống đội ngũ giáo viên , nhân viên trong trường . Chính vì xây dựng tiêu chuẩn đánh giá thi đua và có quan điểm đánh giá đúng đắn đã tạo niềm tin ở giáo viên , làm cho bầu không khí trong tập thể giáo viên đoàn kết , thân ái , lôi cuốn mọi người tham gia vào các hoạt động của nhà trường .
2/-Tuy vậy việc chỉ đạo phong trào thi đua của Hiệu trưởng cũng còn một số hạn chế :
Các phong trào thi đua theo từng chủ điểm tuy có đầu tư nhiều nhưng chưa đồng bộ , chỉ chú ý đến cái chung , chưa cụ thể và toàn diện như : chưa chú ý đến việc làm và sử dụng đồ dùng dạy học , phong trào tự học tự bồi dưỡng chưa được đầu tư mạnh .
Hiệu trưởng cần phải sác định được cụ thể và cách tiến hành của từng phong trào , chẳng hạn như phong trào tự bồi dưỡng phải đạt trình độ giáo viên đến với từng đối tượng cụ thể , nghiệp vụ phải đạt đến mức nào , xác định học theo tài liệu nào , học vào thời gian nào , bằng hình thức gì : cá nhân hay tổ chức chuyên môn hay tổ chức lớp học cho toàn trường  các phong trào làm và sử dụng đồ dùng dạy học , viết sáng kiến kinh nghiệm cũng phải như vậy .
IV/-BÀI HỌC KINH NGHIỆM :
1/-Phải xây dựng hệ thống chuyên chính vô sản nhà trường ngày càng vững mạnh , thực hiện tốt mối quan hệ trong hệ thống chuyên chính , đảm bảo tính thống nhất , đồng bộ . Phát huy vai trò , chức năng nhiệm vụ của các đồng chí cốt cán , hết sức chú ý xây dựng các lực lượng nòng cốt quanh mình để tạo sức mạnh cổ vũ phong trào thi đua ở nhà trường ngày càng đi lên .
2/-Hiệu trưởng phải đầu tàu , gương mẫu , có phẩm chất và năng lực . Trong chỉ đạo phong trào thi đua phải có quyết tâm , bền bỉ , phải nắm vững và vận dụng sáng tạo về khoa học quản lý , về tâm lý học quản lý . Hình thành nhân cách lãnh đạo , từ đó tạo được sự tin tưởng đối với cấp trên , tạo được uy tín đối với cha mẹ học sinh . Hay nói cách khác , Hiệu trưởng phải thể hiện là con chim đầu đàn , bay nhanh , bay xa và bay đúng hướng .
3/-Hiệu trưởng phải biết đề ra yêu cầu xây dựng tập thể giáo viên , yêu cầu thi đua của đơn vị ngay đầu năm học , làm cho tất cả giáo viên nắm vững và phấn đấu . Sau đó đề ra các yêu cầu cụ thể , sát hợp nhằm phục vụ yêu cầu lớn theo từng giai đoạn đi từ đễ đến khó , từ thấp đến cao .
4/-Phải tích cực xây dựng trường trở thành đơn vị bồi dưỡng , tự bồi dưỡng về trình độ mọi mặt cho giáo viên . Quá trình bồi dưỡng , tự bồi dưỡng phải được tổ chức , thực hiện thường xuyên , phải kiên trì , chịu khó và có quyết tâm cao (có khoa học và lịch hoạt động cụ thể) .
5/-Muốn giáo viên tiến bộ , trong việc chỉ đạo phong trào thi đua , Hiệu trưởng , công đoàn phải có nhận thức sâu sắc về vai trò , tác dụng của phong trào thi đua hai tốt với phong trào thi đua thực hiện sáng kiến kinh nghiệm ngằm thực hiện đạt yêu cầu trọng tâm của năm học .
6/-Phải có hội đồng thi đua , hội đồng thi đua phải có phân giao trách nhiệm theo dõi , kiểm tra việc tực hiện và báo cáo kết quả . Hội đồng thi đua phải đồng bộ, thống nhất về tư tưởng hành động .
7/-Các tiêu chuẩn thi đua , các cơ sở để xét chọn thi đua phải hết sức cụ thể , phải được công khai hóa , dân chủ hóa nội bộ . Thực hiện các tiêu chuẩn ti đua phải hết sức nghiêm minh . Các thành viên được phân công theo dõi thi đua phải là người tiêu biểu , gương mẫu , có quan điểm chí công vô tư , phải bám sát cơ sở , phải theo dõi , kiểm tra chặt chẽ , có sổ theo dõi ghi nhận từng chi tiết cụ thể .
8/-Nói đến chất lượng phong trào thi đua phải nói đến chất lượng sơ kết . Thi đua phải có khen thưởng bằng vật chất kết hợp với tinh thần . Song song với khen thưởng phải có phê bình kỷ luật .
9/-Làm cho giáo viên nào cũng có chổ đứng , tránh trường hợp đề cao một số giáo viên và hạ thấp quá một số giáo viên , đưa đến tình trạng giáo viên giỏi tự mãn , tự cao ; giáo viên yếu thì buông trôi công tác đến đâu hay đến đó .
10/-Hiệu trưởng kết hợp với công đoàn chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho tập thể giáo viên công tác tốt . Phải cải tiến chế độ sinh hoạt , hội họp , phân bố thời gian lao động hợp lý . Thu hút giáo viên ngày càng yêu trường , mến lớp , yêu thương học sinh , gắn bó thân thương với tập thể .
V/-NHỮNG ĐỀ XUẤT – KIẾN NGHỊ :
Mặc dù đã nhận thức được mục đích của phong trào thi đua , nhưng trong quá trình chỉ đạo Hiệu trưởng lại không tránh khỏi có biểu hiện chạy theo thành tích tốt lấy số lượng còn nhiều hạn chế trong biện pháp tổ chức phong trào thi đua .
Từ thực trạng đã nêu trên , đứng ở gốc độ thi đua chúng tôi xin kiến nghị :
1/-Đối với Hiệu trưởng trường sở tại :
Phải bắt đầu từ đội ngũ giáo viên hiện có và bằng chính đội ngũ này làm cho nó tự thân vận động theo mục tiêu đã định . Do đó phải coi việc đào tạo lại đội ngũ giáo viên qua phong trào thi đua là chiến lược sống còn của nhà trường nhằm thực hiện mục tiêu mới : chiến lược phát triển giáo dục trong nhà trường .
Tuy trường có niều giáo viên giỏi nhưng trình độ còn thấp (được đào tạo ở mức Cao Đẳng sư phạm) . Muốn có chim đầu đàn về chuyên môn , nghiệp vụ , muốn giải quyết được những khó khăn tại chổ thì cần phải có những đồng chí có trình độ cao . Vì vậy , trường nên đề ra chỉ tiêu học nâng cao cho giáo viên (từ xa, tại chức).
Khi tổ chức phong trào thi đua , Hiệu trưởng nên chú ý gắn các phong trào nhỏ vào các đợt chính , xây dựng kế hoạch công tác cho từng hoạt động ngắn hạn , dài hạn 
2/-Đối với phòng giáo dục –Đào tạo :
Trong công tác chỉ đạo kiểm tra phải sâu sát , thường xuyên và kịp thời , tìm ra mặt tích cực và hạn chế của nhà trường nhằm giúp đỡ nhà trường khắc phục tồn tại , phát huy hơn nữa thế mạnh của mình trong công cuộc đẩy mạnh phong trào thi đua để xây dựng đội ngũ giáo viên nòng cốt và nhân điển hình trường tiên tiến ngày càng nhiều trên địa bàn của Huyện .
C/-KẾT LUẬN CHUNG
Trong việc chỉ đạo phong trào thi đua ở trường trung học cơ sở An Hòa Tây – Ba Tri – Bến Tre , Hiệu trưởng đã nhận thức đầy đủ về mục đích , nội dung và tác dụng của phong trào thi đua . Từ khâu vạch kế hoạch , nội dung , đến biện pháp thực hiện đều được thể hiện đầy đủ nguyên tắc tập trung dân chủ, tôn trọng nguyên tắc , đảm bảo sự phối hợp hài hòa giữa các bộ phận , các đoàn thể với nhau , so sánh đối chiếu các kết quả , trao đổi rút kinh nghiệm , phát huy tính tích cực , trách ngiệm ; tạo mọi điều kiện cho đội ngũ giáo viên tham gia phong trào .
Các biện pháp tổ chức của Hiệu trưởng phù hợp với tình hình thực tế của nhà trưởng , phù hợp với đặc điểm nhân lực của trường , gây niềm tin ở mọi người , từ đó huy động mọi người cùng tham gia phong trào góp phần xây dựng trường tiên tiến .
Riêng bản thân , khi nghiên cứu phong trào này ở đây đã giúp tôi nắm được sâu hơn , cụ thể hơn về thực trạng thi đua ở trường trung học cơ sở An Hòa Tây nói riêng và ở các trường trung học cơ sở hiện nay nói chung . Tuy vậy , khả năng và điều kiện còn hạn chế , có thể chưa phản ánh hết thực trạng , nhìn nhận vấn đề chưa sâu , chưa đề xuất được nhiều vấn đề tốt và hay . Rất mong có sự thông cảm và giúp đỡ của quý thầy , cô giáo và bạn đọc . 
	 	An Hòa Tây,10-11-2002
	Người thực hiện
	NGUYỄN HỒNG THẮNG
-------šš²››-------
1/-Một số kinh nghiệm lãnh đạo của Hiệu trưởng Trường phổ thông . ( Tủ sách Trường Cán bộ quản lý và nghiệp vụ – Bộ Giáo Dục – V.A.XUKHO-MLINXKI, lược dịch Hòang Lâm Sơn ).
2/-Lý luận quản lý giáo dục – Phạm Thanh Liêm 
3/-Đẩy mạnh phong trào thi đua “ Dạy tốt , học tốt ” theo gương các đơn vị tiên tiến . Nhà xuất bản Giáo Dục – 1977.
4/-Lãnh đạo thi đua phong trào Ngành Giáo Dục Huyện – Phạm Văn Thao – 1986. 
*
* *
Mục Lục
**********
PHẦN MỞ ĐẦU Trang 
I- Đặt vấn đề 1
II- Lý do chọn đề tài	1
III- Mục đích chỉ đạo phong trào thi đua 	2
B-KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU	2
I- Đặc điểm tình hình của nhà trường	2
Đặc điểm 	2
Tình hình đội ngũ 	3
II/-Cơ sở lý luận và thực trạng 	3
Cơ sở lý luận	3
Thực trạng chỉ đạo phong tào thi đua	4
Một số vấn đề cụ thể trong việc 
chỉ đạo phong trào thi đua 	7
Các tiêu chuẩn thi đua cụ thể 	8
Kết quả thực hiện thi đua 
qua các năm học 	10
III- Một vài nhận xét về việc Hiệu trưởng 
chỉ đạo phong trào thi đua 	12
IV- Bài học kinh nghiệm 	13
V – Những đề xuất , kiến nghị 	14
C- KẾT LUẬN CHUNG	15

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN HAY.doc