Giáo án môn Hoạt động ngoài giờ lên lớp 6 - Chủ điểm tháng 9: Truyền thống nhà trường - Tiết 1: Thảo luận nội quy và nhiệm vụ năm học mới

Giáo án môn Hoạt động ngoài giờ lên lớp 6 - Chủ điểm tháng 9: Truyền thống nhà trường - Tiết 1: Thảo luận nội quy và nhiệm vụ năm học mới

I. MỤC TIÊU

- Giúp HS hiểu được nội quy của nhà trường và nhiệm vụ năm học mới

- Có ý thức tôn trọng nội quy nhiệm vụ, tích cực rèn luyện, thực hiện tốt nội quy nhiệm vụ năm học mới.

II. CÁC KNS CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG HOẠT ĐỘNG

- Kĩ năng tự nhận thức và giá trị bản thân khi thực hiện nội quy và nhiệm vụ năm học mới.

- Kĩ năng tự tin để thực hiện tốt nội quy, nhiệm vụ năm học.

- Kĩ năng lắng nghe, phản hồi tích cực ý kiến của các bạn khác về nội quy và nhiệm vụ năm học.

- Kĩ năng trình bày ý tưởng về việc thực hiện tốt nội quy, nhiệm vụ năm học.

III. CÁC PP/KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG

- Thảo luận

 

doc 23 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1185Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Hoạt động ngoài giờ lên lớp 6 - Chủ điểm tháng 9: Truyền thống nhà trường - Tiết 1: Thảo luận nội quy và nhiệm vụ năm học mới", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:........................
Lớp dạy: 6a Tiết (theo TKB):......Ngày dạy:................Sĩ số:....Vắng:.....
Lớp dạy: 6a Tiết (theo TKB):......Ngày dạy:................Sĩ số:....Vắng:.....
Lớp dạy: 6a Tiết (theo TKB):......Ngày dạy:................Sĩ số:....Vắng:.....
 Chủ điểm tháng 9: Truyền thống nhà trường
Tiết 1:
THẢO LUẬN NỘI QUY VÀ NHIỆM VỤ NĂM HỌC MỚI
I. MỤC TIÊU
- Giúp HS hiểu được nội quy của nhà trường và nhiệm vụ năm học mới
- Có ý thức tôn trọng nội quy nhiệm vụ, tích cực rèn luyện, thực hiện tốt nội quy nhiệm vụ năm học mới.
II. CÁC KNS CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG HOẠT ĐỘNG
- Kĩ năng tự nhận thức và giá trị bản thân khi thực hiện nội quy và nhiệm vụ năm học mới.
- Kĩ năng tự tin để thực hiện tốt nội quy, nhiệm vụ năm học.
- Kĩ năng lắng nghe, phản hồi tích cực ý kiến của các bạn khác về nội quy và nhiệm vụ năm học.
- Kĩ năng trình bày ý tưởng về việc thực hiện tốt nội quy, nhiệm vụ năm học.
III. CÁC PP/KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG 
- Thảo luận
- Tranh luận
- Hỏi và trả lời.
IV. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN 
- Những tư liệu về truyền thống nhà trường mà học sinh cần học tập, giữ gìn và phát huy: 
+ Truyền thống học tập: Những gương học sinh giỏi, học sinh vượt khó vươn lên, học sinh đã ra trường thành đạt...
+ Các truyền thống tốt đẹp khác: Đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau, xây dựng tập thể vững mạnh...
+ Truyền thống trong các lĩnh vực hoạt động giáo dục của trường, của lớp: văn nghệ, thể dục thể thao, đền ơn đáp nghĩa...
- Một số câu hỏi thảo luận
- Các tiết mục văn nghệ
V. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
 NỘI DUNG
GV: Các em thân mến! mỗi trường, mỗi lớp đều phải có những nội quy riêng để quản lý cho tốt và mỗi năm học lại có những nhiệm vụ khác nhau. Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu nội quy và nhiệm vụ mới của trường ta trong năm học này.
- Giới thiệu về nội quy và nhiệm vụ năm học mới.
- HS đi học ăn mặc đúng, đủ trang phục quần đen ,áp trắng, dép quai hậu, khăn đỏ...
- Thực hiện tốt nề nếp: đi học đúng giờ,học bài làm bài đầu đủ trước khi đến lớp
- Tham gia đầy đủ các buổi hoạt động ngoại khoá
- Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường chung
- Không vi phạm các điều cấm: nói tục chửi bậy,đánh nhau, không hút thuốc, không mang dao nhọn ,vật gấy thương tích,không chèo lan can, sân thượng ,không mang bóng đá trong trường,không bẻ cành bứt lá,chơi bi-a...
Thảo luận nhóm 
Chia lớp làm 3 nhóm, mỗi tổ là một nhóm.
- Các tổ trưởng là nhóm trưởng.
Nhóm1:
? Cho biết người HS THCS khi đến trường phải thực hiện tốt những nội quy nào của trường đề ra
Nhóm 2:
? Hãy cho biết nhiệm vụ của năm học 2011-2012
Nhóm 3:cho biết nhà trường quy định những điều cấm nào đối với học sinh.
- GV tổng kết lại
Vui văn nghệ
Hát tập thể : - Chào người bạn mói đến 
- Bài ca đi học
Kể chuyện
Hát tập thể bài hát: " Mái trường mến yêu"
- Nghe giới thiệu để hiểu nhiệm vụ của mình..
- Nhận nhiệm vụ và tiến hành thảo luận.
- Đại diện các nhóm trương lên trình bày ý kiến của nóm mình
1. Khám phá.
2. Kết nối.
GV: ? Hãy nêu một số nội quy của nhà trường trong năm học 2011 - 2012.
- Đưa ra một số nội quy đã tìm hiểu trong phần kết nối.
3. Thực hành/ luyện tập
Về nhà mỗi em hãy tự xây dựng cho mình một số nội quy mà bản thân cần phải thực hiện trong năm học.
4. Vận dụng
Ngày soạn: ......................
Lớp dạy: 6A Tiết (theo TKB):..Ngày dạy:../9/2011. Sĩ số:.Vắng:
Lớp dạy: 6B Tiết (theo TKB):..Ngày dạy:../9/2011. Sĩ số:.Vắng:
Lớp dạy: 6C Tiết (theo TKB):..Ngày dạy:../9/2011. Sĩ số:.Vắng:
. Chủ điểm tháng 9: Truyền thống nhà trường
Tiết 2:
 NGHE GIỚI THIỆU VỀ TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG 
I. MỤC TIÊU
- Giúp HS hiểu được truyền thống cơ bản của nhà trường và ý nghĩa của truyền thống đó.
- Xác định trách nhiệm của học sinh lớp 6 trong việc phát huy truyền thống nhà trường.
- Xây dựng kế hoạch học tập và hoạt động của cá nhân và lớp
II. CÁC KNS CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG HOẠT ĐỘNG
- Kĩ năng lắng nghe, phản hồi tích cực về bài giới thiệu của báo cáo viên về truyền thống nhà trường.
- Kĩ năng trình bày ý tưởng về việc giữ gìn, thực hiện và phát huy truyền thống nhà trường.
III. CÁC PP/KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG 
- Thảo luận
- Trình bày 1 phút
- Hỏi và trả lời.
IV. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN 
- Sơ đồ cơ cấu nhà trường, kết quả học tập và rèn luyện của học sinh.
- Một số tiết mục văn nghệ.
V. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
 NỘI DUNG
 Để giúp các em hiểu được những truyền thống cơ bản của nhà trường và ý nghĩa của những truyền thống đó. Hôm nay thầy giới thiệu cho cả lớp về cơ cấu tổ chức của nhà trường:
1. Khám phá
Gồm 28 cán bộ giáo viên, có 10 lớp
BGH:
HT: NguyễnThành Vĩnh
HP: Hoàng Quang Thiều
Chủ tịch công đoàn: 
Đặng Thị Huyền
Bí thư chi đoàn: 
Nguyễn Thị Tuyến
Tổng phụ trách: 
Đàm Quốc Nhật
Trường THCS Bạch Đích được thành lập tách từ trường Tiểu học từ năm 2005. Có truyền thống dạy tốt, có 1 GV giỏi cấp tỉnh, 4 GV giỏi cấp huyện, nhiều GV dạy giỏi cấp trường. Ban giám hiệu quan tâm chỉ đạo sát sao, nghiêm túc thực hiện quy chế chuyên môn theo kế hoạch, theo phân phối chương trình. Bên cạnh đó các thầy cô giáo nhiệt tình tâm huyết với nghề có trách nhiệm với công việc được giao. Bên cạnh hoạt động chuyên môn là hoạt động ngoại khoá, công tác đoàn đội là công tác được liên đội quan tâm thực hiện tốt. Liên đội nhiều năm đạt liên đội vững mạnh, tham gia nhiệt tình có hiệu quả các hoạt động đội do hội đồng đội.
GV tóm tắt ý kiến của hs sau khi đã trình bày. Yêu cầu hs trong lớp thi đua xây dựng lớp tốt.
- Chương trình văn nghệ.
Hát tập thể:- Mái trường mến yêu.
- Em yêu trường em
- Trả lời: "uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây".....
2. Kết nối
? Qua những truyền thống của nhà trường em học tập được những gì
? Em có suy nghĩ gì về hướng phấn đấu của mình để phát huy được truyền thống của trường.
GV tóm tắt ý kiến của hs sau khi đã trình bày. Yêu cầu hs trong lớp thi đua xây dựng lớp tốt.
- Trả lời: "uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây".....
3. Thực hành/luyện tập
? Em hãy nêu sơ lược về kế hoạch hoạt động của mình trong năm học mới
- Về nhà hoàn thành vào giấy và nộp vào giờ học tuần sau.
- Trình bày
4. Vận dụng
********************************************************************
Ngày soạn: ......................
Lớp dạy: 6A Tiết (theo TKB):..Ngày dạy:../9/2011. Sĩ số:.Vắng:
Lớp dạy: 6B Tiết (theo TKB):..Ngày dạy:../9/2011. Sĩ số:.Vắng:
Lớp dạy: 6C Tiết (theo TKB):..Ngày dạy:../9/2011. Sĩ số:.Vắng:
 Chủ điểm tháng 10: Chăm ngoan học giỏi
Tiết 3:
NGHE GIỚI THIỆU THƯ BÁC
I. MỤC TIÊU 
- Giúp HS hiểu được sự quan tâm chăm lo của Bác đối với thế hệ trẻ và nội dung ý nghĩa lời dạy của Bác trong thư gửi học sinh cả nước nhân ngày khai trường năm học đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà 9/1945 và thư gửi nghành giáo dục ngày 16/10/1968.
- Có thái độ học tập đúng đắn, quyết tâm học tập rèn luyện tốt theo lời dạy của Bác Hồ kính yêu.
II. CÁC KNS CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG HOẠT ĐỘNG
- Kĩ năng lắng nghe, phản hồi tích cực về bài giới thiệu thư Bác.
- Kĩ năng trình bày ý tưởng về thực hiện lời dạy của Bác.
III. CÁC PP/KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG 
- Thảo luận
- Trình bày 1 phút
- Đặt câu hỏi tích cực.
- Tìm kiếm xử lí thông tin
IV. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN 
- Chuẩn bị hai bức thư của Bác Hồ để đọc trước lớp
- Chuẩn bị câu hỏi thảo luận
V. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
 NỘI DUNG
- Bác Hồ : hai tiếng thiêng liêng ấy đã in đậm trong trái tim mỗi người Việt Nam. Người đã dành chọn cuộc đời mình cho độc lập tự do của dân tộc. Sinh thời dù bận trăm công nghìn việc nhưng Bác luôn dành sự quan tâm đặc biệt, tình yêu thương vô bờ bến đối với thanh thiếu niên và nhi đồng.
- Lắng nghe
1. Khám phá
+ Giới thiệu bạn: Lớp phó học tập đọc thư cho cả lớp nghe.
+ Hướng dẫn thảo luận.
Tổ 1, câu 1: Bác khuyên học sinh phải làm gì?
Tổ 2, câu 2: Những câu nào trong thư cần chú ý nhất? Vì sao?
Tổ 3, câu 3: Suy nghĩ về nhiệm vụ học tập của mình?
- GV tổng kết ý kiến trao đổi, nhắc nhở qua thư của Bác gửi cho hs nhân ngày khai trường đầu tiên có ý nghĩa rất lớn, là nguồn động viên khích lệ cho các em, động viên cổ vũ cho các em để các em xác định thái độ học tập của mình một cách đúng đắn, tìm phương pháp học phù hợp để nâng cao kết quả học tập
- Văn nghệ: hát tập thể, cá nhân.
- Tiến hành thảo luận.
- Cử đại diện trình bày kết quả.
- Trình bày theo các tiết mục đã chuẩn bị.
2. Kết nối
GV: GV: Với vai trò là một học sinh trong thời đại mới em cần phải làm gì để thực hiện theo lời dạy của Bác?
- Trình bày.
3. Thực hành/luyện tập
GV: Về nhà mỗi em hãy xây dựng cho mình kế hoạch học tập theo lời dạy của Bác?
4. Vận dụng
*****************************************************************
Ngày soạn: ......................
Lớp dạy: 6A Tiết (theo TKB):..Ngày dạy:../9/2011. Sĩ số:.Vắng:
Lớp dạy: 6B Tiết (theo TKB):..Ngày dạy:../9/2011. Sĩ số:.Vắng:
Lớp dạy: 6C Tiết (theo TKB):..Ngày dạy:../9/2011. Sĩ số:.Vắng:
 Chủ điểm tháng 10: Chăm ngoan học giỏi
 Tiết 4:
 TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM HỌC TẬP Ở CẤP THCS
I. MỤC TIÊU 
Biết được những kinh nghiệm học tập tốt
Tự tin, chủ động học hỏi và vận dụng kinh nghiệm tốt để đạt kết quả cao trong học tập.
II. CÁC KNS CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG HOẠT ĐỘNG
- Kĩ năng tự tin khi trao đổi kinh nghiệm của bản thân với các bạn trong lớp.
- Kĩ năng tự nhận xét đúng đắn về bản thân, đánh giá đúng về bản thân khi trao đổi kinh nghiệm.
- Kĩ năng trình bày suy nghĩ về kinh nghiệm học tập
III. CÁC PP/KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG 
- Thảo luận
- Tranh luận
- Hỏi và trả lời.
IV. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN 
Bản báo cáo về kinh nghiệm học tập của các bạn và trao đổi của giáo viên .
Các báo cáo về kinh nghiệm học tập từng bộ môn.
Một số tiết mục văn nghệ. 
V. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
 NỘI DUNG
GV: Các em thân mến! Học tập luôn là vấn đề hàng đầu đối với học sinh chúng ta. Nhưng để học tập có hiệu quả chúng ta phải có phương pháp và những phương pháp học tập có hiệu quả được rút ra từ chính những trải nghiệm thực tế. Ở cấp THCS này lượng kiến thức ở các môn học tăng lên rất nhiều. Vì vậy hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau trao đổi về những kinh nghiệm học tập của mình.
- Lắng nghe
1. Khám phá
Người dẫn chương trình lần lượt mời báo cáo viên lên báo cáo kinh nghiệm học tập của mình.
- Trao đổi thảo luận giao lưu
- GV tổng kết rút ra bài học kinh nghiệm học tập tốt ở trường THCS.
Để học tập tốt tuỳ thuộc vào đặc t ... ơi giáo dục
- Biểu đạt sáng tạo
- Thảo luận
- Trình bày 1 phút 
IV. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN 
- Hai bức thư Bác Hồ gửi học sinh nhân ngày khai trường năm 1945 và thư Bác Hồ gửi cho nghành Giáo dục năm 1968.
- Bản đăng kí thi đua của tổ được trình bày trên giấy Ao
- Bản giao ước thi đua chung của cả lớp: các chỉ tiêu phấn đấu, các biện pháp.
- Bản giao ước thi đua của lớp cũng được thể hiện trên giấy Ao.
- Các câu hỏi thảo luận.
- Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ.
V. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
 NỘI DUNG
Trò chơi “Tôi xin giao ước thi đua” 
- Luật chơi: Lớp đứng thành vòng tròn, mỗi người khi có bóng sẽ nói to một giao ước thi đua. Người có bóng sẽ nói: Ví dụ: Tôi xin giao ước thi đua học giỏi môn Ngữ văn; hoặc tôi xin giao ước thi đua học giỏi toàn diện tất cả các môn, tôi xin giao ước thi đua không đi học muộn, không nói chuyện riêng trong giờ học...nghĩa là tùy thuộc vào mỗi người giao ước khắc phục một điểm yếu hay phát huy một điểm mạnh nào của bản thân để vươn lên. Sau khi nói xong câu giao ước thi đua sẽ tung bóng cho người khác. Lưu ý không tung bóng cho một người hai lần.
- Trò chơi cứ tiếp diễn cho đến hết giờ hoặc không con người để tung bóng.
- Kết thúc trò chơi, Giáo viên cho học sinh bình luận về các giao ước thi đua của nhau. Sau đó kết luận để chuyển tiếp sang giai đoạn hoạt động tiếp theo.
- Lắng nghe
- Xếp đội hình và thực hiện trò chơi
1. Khám phá 
Hoạt động 1: Giao ước thi đua
- Giáo viên lần lượt mời đại diện các tổ lên trình bày giao ước thi đua.
- Bản giao ước thi đua của tổ được trình bày trên giấy khổ to và được treo trên bảng, đại diện của tổ trình bày giao ước thi đua của tổ.
- Sau khi học sinh đại diện tổ trình bày, Giáo viên hỏi ý kiến các tổ viên của tổ đó có ý kiến hoặc bổ sung thêm. Các học sinh khác của lớp có thể phát biểu ý kiến về bản giao ước thi đua của tổ bạn ( ví dụ các chỉ tiêu phấn đấu còn thấp, hoặc nội dung chưa đầy đủ...)
- Sau khi các tổ đã trình bày, Giáo viên kết luận và mời lớp trưởng lên trình giao ước thi đua của lớp.
Hoạt động 2: Thảo luận kế hoạch hành động
- Lớp trưởng nêu cách thưc tiến hành trao đổi thảo luận theo chủ đề " Làm thế nào để học tập tốt ". Yêu cầu mỗi bạn khi phát biểu ý kiến không đọc báo cáo đã viết sẵn, mà dùng lời để trao đổi , tranh luận một cách tự nhiên 
- Lớp trưởng lần lượt nêu các vấn đề để lớp trao đổi thảo luận . Ví dụ " Làm thế nào để học tốt môn Toán " , " Làm thế nào để học tốt môn Ngữ văn " ? Lớp ta học yếu nhất môn nào ? ....
- Sau mỗi vấn đề được nêu lên , lớp phó phụ trách học tập kết hợp với lớp trưởng điều khiển lớp thảo luận , trao đổi. Có thể lấy tinh thần xung phong hoặc chỉ định các học sinh chọn làm hạt nhân phát biểu ý kiến 
- Lớp trưởng hoặc lớp phó phụ trách học tập tổng kết , tóm tắt từng vấn đề hoặc cụm vấn đề đã được trao đổi thảo luận , nhất trí cao 
- Với những vấn đề hoặc tình huống khó xử , lớp trưởng mời giáo viên cố vấn giải đáp. 
 Văn nghệ 
- Người điều khiển chương trình giới thiệu một vài tiết mục văn nghệ 
- Các bạn có tiết mục văn nghệ ( đơn ca , song ca , ngâm thơ ... ) lần lượt lên trình 
- Lên trình bày giao ước
- Lớp trưởng lên trình bày giao ước thi đua. 
Bản giao ước thi đua của lớp thể hiện ý chí phấn đấu của tổ, của mọi học sinh trong lớp
2. Kết nối 
- Giáo viên nêu câu hỏi “Bạn hãy nêu các nội dung chính trong bản giao ước thi đua của tổ bạn và cả lớp, theo bạn những chỉ tiêu thi đua nào là quan trọng nhất đối với lớp ta?”
- Yêu cầu trình bày ngắn gọn trong 1 phút
- Cho một vài bạn trình bày
3. Thực hành
- Giáo viên giao nhiệm vụ cho mỗi học sinh về nhà, căn cứ vào giao ước thi đua của tổ và lớp hãy xây dựng kế hoạch cho riêng mình.
- Hoàn thành kế hoạch này trong một tuần và nộp cho lớp trưởng để quản lý theo dõi.
4. Vận dụng
Ngày soạn: ......................
Lớp dạy: 6A Tiết (theo TKB):..Ngày dạy:../9/2011. Sĩ số:.Vắng:
Lớp dạy: 6B Tiết (theo TKB):..Ngày dạy:../9/2011. Sĩ số:.Vắng:
Lớp dạy: 6C Tiết (theo TKB):..Ngày dạy:../9/2011. Sĩ số:.Vắng:
Chủ điểm tháng 12: Uống nước nhớ nguồn
Tiết 7:
 HỘI VUI HỌC TẬP
I. MỤC TIÊU 
- Hiểu rõ truyền thống cách mạng của quê hương và ý nghĩa của truyền thống đó đối với sự phát triển của quê hương, gia đình với bản thân .
 - Tự hào về quê hương , biết ơn các thế hệ cha anh đã hy sinh xương máu để bảo vệ , xây dựng quê hương .
 - Tự giác học tập tốt , rèn luyện tốt , tích cực tham gia phong trào hoạt động của địa phương , góp phần bảo vệ và phát huy truyền thống cách mạng của quê hương 
II. CÁC KNS CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG HOẠT ĐỘNG
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về các nội dung có liên qua đến Hội vui học tập (về các kiến thức một vài môn học, các thông tin kinh tế - xã hội...).
- Kĩ năng giải quyết vấn đề khi tham gia trả lời các câu hỏi của Hội vui học tập cùng các đội thi và tìm ra những câu trả lời tốt nhất.
- Kĩ năng quản lí thời gian để trong thời gian ngắn các nhóm có thể tìm ra phương án trả lời đúng nhất.
III. CÁC PP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG 
- Động não
- Giải quyết vấn đề
- Hỏi và trả lời.
- Suy nghĩ-thảo luận cặp đôi- chia xẻ.
-Thảo luận.
IV. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
- Hệ thống các câu hỏi, câu đố, bài tập, tình huống, vấn đề...phục vụ cho việc ôn tập do lớp lựa chọn và xây dựng.
- Các phương tiện phục vụ cho hoạt động như: cây hoaddeer gài các bông hoa câu hỏi, giấy A4, bút màu... 
V. TIẾN TRÌNH HỌC TẬP
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
 NỘI DUNG
Giáo viên đặt vấn đề với học sinh: Hội vui học tập là dịp để các em thể hiện khả năng nắm, hiểu kiến thức các môn học của mình, đồng thời cũng giúp các em có điều kiện giao lưu thông qua các hình thức hoạt độngcụ thể. Đây là thời điểm ôn tập thi học kỳ I. Trên cơ sở các em đã và đang ôn tập thi học kỳ theo nhóm hoặc cá nhân, hôm nay lớp chúng ta cùng nhau tổ chức Hội vui học tập để các em tự trình bày hiểu biết của mình và cùng nhau giải quyết những băn khoăn, thắc mắc nảy sinh trong quá trình ôn tập.
 Giáo viên đề nghị học sinh bằng kiến thức và kinh nghiệm của mình hãy chuẩn bị tham gia trả lời các câu hỏi hoặc cùng nhau giải quyết thắc mắc...
- Lắng nghe
1. Khám phá 
Trò chơi “Hái hoa”
 Giáo viên phổ biến cách thức thi như sau: Trên cây hoa là những bông hoa câu hỏi có liên quan đến nội dung ôn tập của một vài môn học (Ngữ văn, Toán, Sinh học, Tiếng Anh, Vật lí...) và có xen kẽ một số câu về vui chơi văn nghệ. 
Nếu không trả lời được thì người khác sẽ giành quyền trình bày suy nghĩ của mình thật ngắn gọn trong 1 phút. Nếu hái được bông hoa câu hỏi đòi hỏi phải thảo luận trong tổ hoặc nhóm thì nhóm hoặc tổ tiến hành trao đổi trong khoảng thời gian nhanh nhất.
 Sau đó cử đại diện trình bày kết quả thảo luận.
Giáo viên mời hai học sinh tham gia hoạt động Hỏi – đáp. Một em hái hoa còn một em trả lời câu hỏi. Em được hái hoa đọc to câu hỏi cho cả lớp cùng biết. Người trả lời trình bày suy nghĩ của mình. Các thành viên khác có thể chia sẻ ý kiến nếu chưa thấy thỏa mãn.
- Lắng nghe
- Đại diện từng tổ sẽ lên hái hoa, đọc to câu hỏi cho cả lớp cùng biết và được phép suy nghĩ trong 1 phút, sau đó trả lời.
2. Kết nối 
Thi xử lí tình huống :
 Đó là những tình huống nảy sinh trong quá trình ôn tập hoặc khi đang trong phòng thi. Giáo viên đưa ra một vài tình huống cụ thể như:
- Trong khi ôn tập môn Sinh học, bạn A không chịu học mà lại nói rằng: “Tớ sẽ làm phao trả lời các câu hỏi. Bạn nào thích thì đến tớ sẽ cung cấp cho”. Trong tình huống này, bạn sẽ giải quyết như thế nào?
- Giả sử trong giờ thi môn Ngữ văn, bạn B đã cho bạn nhìn bài để chép vì câu hỏi đó khó quá. Liệu bạn có chép không?
 Với mỗi tình huống đưa ra, người điều khiển yêu cầu lớp trình bày cách giải quyết của mình. Mọi thành viên trong lớp đều có thể đưa những cách giải quyết khác nhau. Sau đó giáo viên phát biểu ý kiến. Giáo viên có thể định gướng cách giải quyết cho từng tình huống cụ thể.
 Học sinh có thể đưa ra các tình huống trong học tập hằng ngày để các bạn tiếp tục tham gia giải quyết các tình huống đó.
3. Thực hành/ luyện tập
Giáo viên yêu cầu học sinh tiếp tục về nhà suy nghĩ và tự mình xây dựng các câu hỏi, bài tập cho Hội vui học tập tiếp theo.
Giáo viên đánh giá chung về tinh thần thái độ tham gia của học sinh trong lớp cũng như trong tổ
4. Vận dụng
Ngày soạn: ......................
Lớp dạy: 6A Tiết (theo TKB):..Ngày dạy:../9/2011. Sĩ số:.Vắng:
Lớp dạy: 6B Tiết (theo TKB):..Ngày dạy:../9/2011. Sĩ số:.Vắng:
Lớp dạy: 6C Tiết (theo TKB):..Ngày dạy:../9/2011. Sĩ số:.Vắng:
 Chủ điểm tháng 12: Uống nước nhớ nguồn
Tiết 8
TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG QUÊ HƯƠNG 
I. MỤC TIÊU
- Giúp hs hiểu những nét cơ bản về truyền thống cách mạng, truyền thống bảo vệ và xây dựng quê mình.
- Có ý thức tự hào về quê hương đất nước, thêm yêu tổ quốc.
- Biết giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó.
II. CÁC KNS CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG HOẠT ĐỘNG
- Kĩ năng xác định / tìm kiếm các lựa chọn về truyền thống cách mạng quê hương.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin khi tìm hiểu về truyền thống cách mạng quê hương
- Kĩ năng trình bày suy nghĩ về truyền thống cách mạng quê hương.
III. CÁC PP/KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG 
- Trình bày tích cực
- Làm việc nhóm nhỏ
- Hỏi và trả lời
- Suy nghĩ - thảo luận cặp đôi - chia sẻ.
IV. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN 
- Các tư liệu (sách báo, thơ ca, tranh ảnh, bản tin...) nói về truyền thống cách mạng quê hương.
- Một số tiết mục văn nghệ.
V. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
 NỘI DUNG
Bắt nhịp hát bài: Em yêu hòa bình
- Hát tập thể
1. Khám phá
Giáo viên nêu yêu cầu của hoạt động.
- Yêu cầu từng tổ lên trình bày kết quả tìm hiểu.
- Giáo viên gợi ý học sinh quan sát các sản phẩm đó và hỏi: “ Đã bao giờ các em được nhìn thấy những hình ảnh này về quê hương mình chưa?”.
- Sau khi mời một vài học sinh phát biểu, Giáo viên nêu yêu cầu tiếp theo: Vậy để hiểu rõ hơn truyền thống cách mạng của quê hương thì sau đây đại diện từng tổ sẽ lên trình bày kết quả của tổ mình.
- Những truyền thống kiên cường bất khuất trong đấu tranh chống ngoại xâm.
- Những thành tựu trong xây dựng đổi mới ở quê hương em hiện nay.
- Những bài hát, bài thơ, bài ca viết về quê hương.
- Lắng nghe, thực hiện
- Từng tổ lên trình bày kết quả tìm hiểu về truyền thống cách mạng quê hương. Sản phẩm thu được thể hiện dưới nhiều dạng khác nhau như: hình ảnh các anh hùng liệt sĩ của quê hương, các bài viết về cuộc đấu tranh anh dũng của những người con quê hương, các bức ảnh phẩn ánh tinh thần chiến đấu dũng cảm của những người dân quê mình...
- Trả lời

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an hdng 6.doc