Giáo án môn Hoạt động ngoài giờ lên lớp 6 - Chủ điểm của tháng 12: Uống nước nhớ nguồn

Giáo án môn Hoạt động ngoài giờ lên lớp 6 - Chủ điểm của tháng 12: Uống nước nhớ nguồn

1. NHẬN THỨC

- Học sinh nhận thức được truyền thống tốt đẹp của dân tộc, của quân đội ta.

2. THÁI ĐỘ TÌNH CẢM

- Tự hào, kính trọng biết ơn anh bộ đội.

3. KỸ NĂNG, HÀNH VI

- Biết trân trọng, giữ gìn và phát huy các truyền thống đó.

B. CÁC LOẠI HOẠT ĐỘNG TRONG THÁNG

Tuần Một, Hội vui học tập.

Tuần Hai, Truyền thống cách mạng quê hương.

Tuần Ba, Nghe nói chuyện về ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam

và ngày quốc phòng toàn dân 22 - 12

Tuần Bốn, Hát về anh bộ đội cụ Hồ.

 

doc 11 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1302Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hoạt động ngoài giờ lên lớp 6 - Chủ điểm của tháng 12: Uống nước nhớ nguồn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÊN CHỦ ĐIỂM 
A. MỤC TIÊU GIÁO DỤC
1. NHẬN THỨC
- Học sinh nhận thức được truyền thống tốt đẹp của dân tộc, của quân đội ta.
2. THÁI ĐỘ TÌNH CẢM
- Tự hào, kính trọng biết ơn anh bộ đội.
3. KỸ NĂNG, HÀNH VI
- Biết trân trọng, giữ gìn và phát huy các truyền thống đó.
B. CÁC LOẠI HOẠT ĐỘNG TRONG THÁNG
Tuần Một, Hội vui học tập.
Tuần Hai, Truyền thống cách mạng quê hương.
Tuần Ba, Nghe nói chuyện về ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam 
và ngày quốc phòng toàn dân 22 - 12
Tuần Bốn, Hát về anh bộ đội cụ Hồ.
C.CÁC LOẠI HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ
I. TUẦN 1
Ngày thiết kế: 2/ 12/ 2008
Ngày thực hiện: 7/ 12/ 2008
HOẠT ĐỘNG 1 
1.Yêu cầu giáo dục Giúp học sinh:
a. Nhận thức
- Ôn tập, củng cố bổ sung và mở rộng kiến thức đã học trên lớp, cùng trao đổi kinh nghiệm và phương pháp học tập tốt.
b. Thái độ tình cảm
- Gây hứng thú học tập.
c. Kỹ năng, hành vi
- Rèn luyện tác phong chững chạc, tư duy mạch lạc, sáng tao và rèn luyện trí thông minh.
2.Nội dung và hình thức hoạt động
a, Nội dung
- Câu hỏi ôn tập một số môn.
- Các bài toán vui các câu đố khoa học, về các hiện tượng trong đời sống và tự nhiên.
- Trao đổi kinh nghiệm và phương pháp học tập tốt.
b, Hình thức hoạt động
- Các câu hỏi, câu đố và câu hỏi phụ có liên quan (đáp án các câu hỏi, câu đố trên) các nhóm sẽ trả lời đầy đủ các câu đố các bài toán vui đó.
3.Chuẩn bị hoạt động
a, Phương tiện hoạt động
- Câu hỏi, câu đố và đáp án.
- GVCN đề nghị giáo viên bộ môn có liên quan, giúp đỡ chuẩn bị các câu hỏi, bài toán vui và đáp án.
- Chuẩn bị một vài tiết mục văn nghệ.
- Phân công học sinh khá, giỏi trình bày kinh nhgiệm học tập.
b, Về tổ chức
- GVCN họp các bộ lớp và phân công:
+ Dẫn chương trình: Hồng Diễm
+ Mời đại biểu: Văn Hải
+ Thư kí: Thị Hiệp
+ Trang trí: Tổ 1.
4.Tiến hành hoạt động:
Người
thực hiện
Nội dung hoạt động 
Thời lượng
Dẫn chương trình Hồng Diễm
a. Khởi động
- Bài hát: Những cháu ngoan Bác Hồ
Chúng ta đã từng nghe câu nói: ” Học mà chơi, chơi mà học”, chính vì lẽ này, hôm nay lớp 6A5, tổ chức buổi sinh hoạt, nhằm ôn tập lại các kiến thức đã học của các môn học, đồng thời khuyến khích tinh thần học tập tốt để chuẩn bị cho các bài kiểm tra học kì sắp tới, đó chính là lí do của buổi sinh hoạt hôm nay của lớp chúng ta.
- Đến tham dự buổi sinh hoạt hôm nay, tôi xin trân trọng kính giới thiệu có cô GVCN lớp và toàn thể các bạn học sinh lớp 6A5.
5P
Dẫn chương trình Hồng Diễm
b. Cuộc thi 
- Để mở màn chương trình hoạt động hôm nay, xin mời tiết mục văn nghệ của tổ 3.
- Thể hiện tiết mục văn nghệ của tổ mình.
- Cảm ơn các bạn đã mở nàm cho hoạt động hôm nay bằng tiết mục văn nghệ thật đặc sắc.
- Để biết được những thành công của các bạn học khá giỏi, xin mời các bạn học giỏi lên trao đổi kinh nghiệm học tập
- Trao đổi kinh nghiệm học tập.
- Cảm ơn các bạn đã mang lại những kinh nghiệm quí báu cho buổi hoạt động hôm nay.
- Tiếp theo tôi xin giới thiệu nội dung của cuộc thi hôm nay: 
+ Cuộc thi hôm nay gồm có ba phần
* Phần thứ nhất: Trả lời nhanh, ở phần thi này mỗi đội trả lời nhanh 5 câu hỏi ở các lĩnh vực, trong vòng 2 phút, mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm.
* Phần thứ hai: Trả lời câu đố, mỗi đội sẽ trả tìm câu trả lời cho một câu đố và một bài toán, mỗi câu trả lời đúng sẽ được 20 điểm.
* Phần thứ ba: Thi nghệ thuật, mỗi đội sẽ biểu diễn hai tiết mục văn nghệ và tiết mục văn nghệ sẽ chấm theo thang điểm 10 của ba giám khảo.
+ Kết thúc cuộc thi, đội nào có tổng số điểm nhiêàu nhất, sẽ vô địch.
- Để chuẩn bị cho các phần thi, mời đại diện của ba đội lên bốc thăm lược cho cuộc thi.
- Các đội cử một bạn đại diện cho tổ, lên bốc thăm lược cho cuộc thi cho đội mình.
- Các đội chuẩn bị, bây giờ là phần thi thứ nhất, xin phép được bắt đầu: (Nêu câu hỏi nhanh cho các đội trả lời)
- Mời thư kí ghi điểm cho các đội.
- Qua phần thi thứ nhất các đội có số điểm như sau:
- Tiếp theo sau đây là phần thứ hai, mời đội chuẩn bị (nêu câu hỏi)
- Thảo luận trong tổ trong vòng 2 phút và trả lời câu hỏi.
- Nêu đáp án và mời cố vấn cho điểm cho các đội.
- Nêu đáp án và cho điểm.
- Tiếp theo là chương trình nghệ thuật của các tổ, để cuộc thi hôm nay diễn ra công bằng, xin mời ban giám khảo là đại diện của các tổ, ( Mỗi tổ 1 người)
- Ban giám khảo về chỗ làm việc và chấm điểm công khai.
- Cuộc thi này cũng đã đến hồi kết, để biết được kết quả hôm nay.. tôi xin thông báo ngay cho các bạn, đội vô địch là
35P
5. Kết thúc hoạt động: (Thời gian 5 phút)
- Người dẫn chương trình (DCT).
+ Mời một bạn trong lớp nhận xét kết quả về tiết học hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
+ Thay mặt lớp, người dẫn chương trình (DCT) xin cảm ơn lời nhận xét của bạn. 
+ Mời Giáo viên chủ nhiệm (GVCN) phát biểu ý kiến, góp ý bổ sung.
6. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG THEO CHỦ ĐIỂM
Loại Tốt.,Loại Khá...,Loại TB.., Loại Yếu
II. TUẦN 2
Ngày thiết kế: 2/ 12/ 2008
Ngày thực hiện: 7/ 12/ 2008
HOẠT ĐỘNG 2 
1.Yêu cầu giáo dục Giúp học sinh:
a. Nhận thức
- Hiểu được nét cơ bản về truyền thống cách mạng và truyền thống bảo vệ và xây dựng quê hương mình.
b. Thái độ tình cảm
- Có ý thức tự hào về quê hương, đất nước và thêm yêu tổ quốc.
c. Kỹ năng, hành vi
- Biết giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó.
2.Nội dung và hình thức hoạt động
a, Nội dung
- Những truyền thống kiên cường, bất khuất trong đấu tranh cách mạng chống ngoại xâm bảo vệ tổ quốc.
- Những thành tựu xây dựng, đổi mới quê hương em hiện nay.
- Những bài báo, bài ca, bài thơ viết về quê hương.
b, Hình thức hoạt động
	Sưu tầm tìm hiểu và trình bày kết quả sưu tầm, tìm hiểu về truyền thống cách mạng quê hương em.
3.Chuẩn bị hoạt động
a, Phương tiện hoạt động
- Những tư liệu sưu tầm được như: sách, báo, thơ ca, tranh ảnhvề truyền thống cách mạng ở quê hương.
- Phấn, bảng, giấy màu trng trí.
- Một số tiết mục văn nghệ.
b, Về tổ chức
- GVCN nêu nội dung, yêu cầu của hoạt động, hướng dẫn học sinh sưu tầm, tìm hiểu sách báo, tranh ảnh, thơ ca về truyền thống quê hương.
- Phân công các tổ trưởng đôn đốc, nhắc nhở và tập hợp các tư liệu sưu tầm được từ các tổ viên.
- Các tổ tập hợp tư liệu thu thập được, phân loại và phân công tổ viên trình bày kết quả sưu tầm được về các mặt .
- GVCN họp các bộ lớp và phân công:
*Dẫn chương trình: Thành Công
*Chương trình văn nghệ: Ngọc Ân
*Mời đại biểu: Thu Hà
*Thư kí: Lệ Hằng
*Trang trí: Tổ trực và ban văn thể của lớp.
4.Tiến hành hoạt động
Người
thực hiện
Nội dung hoạt động 
Thời lượng
a. Khởi động
- Bài hát: “Chiến sĩ nhỏ Điện Biên”
Bài hát “Quê hương “ có câu “quê hương nếu ai không nhớ sẽ không lớn nổi thành người”. Đúng như vậy ai cũng có quê hương, xứ sở, cội nguồn nhất là nơi mình được sinh ra và lớn lên, nơi chôn nhau cắt rốn. Mỗi chúng ta muốn lớn lên thành người, muốn thành người có ích cho xã hội thì trước hết phải yêu lấy quê mình, phải hiểu được truyền thống cách mạng hào hùng của quê mình. Để biết thêm được các truyền thống cách mạng vẻ vang đó của quê hương, hôm nay lớp 6A5 tổ chức buổi sinh hoạt, đó chính là lí do của buổi sinh hoạt hôm nay.
Đến tham dự buổi sinh hoạt hôm nay, tôi xin trân trọng kính giới thiệu có GVCN và toàn thể tập thể lớp 6A5.
b. Báo cáo kết quả sưu tầm
- Sau một thời gian tìm hiểu hết sức khẩn trương và đầy lòng nhiệt tình về các tư liệu về truyền thống cách mạng của vê hương và những thành tựu đổi mới quê hương trong thời gian qua của các tổ, các cá nhân. Sau đây tôi xin mời các đại diện của các tổ lên trình bày phần tìm hiểu của mình.
Cử đại diêïn lên báo cáo kết quả sưu tầm của tổ, nhóm mình.
Vừa qua đai diện của các tổ đã báo cáo các kết quả sưu tầm được trong thời gian qua. Xin chân thành cảm ơn các bạn và cảm ơn nhiều về sự cố gắng của các bạn trong thời gian qua để mang lại cho buổi sinh hoạt hôm nay của chúng ta có thêm những hiểu biết quí báu về truyền thống cách mạng của quê hương.
Vậy qua truyền thống cách mạng của quê hương như vậy, bạn có suy nghĩ gì và làm gì để xây dựng quê hương chúng ta ngày càng giàu đẹp hơn?
Các cá nhân đại diện cho lớp phát biểu cảm nghĩ của mình.
Xin chân thành cảm ơn các bạn đã có những ý kiến những suy nghĩ xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp hơn.
Ngọc Ân
Thành Công
c. Văn nghệ 
- Xin mời GVCN phát biểu ý kiến.
Phát biểu ý kiến, nhận xét buổi sinh hoạt, tinh thần tham gia của học sinh. Động viên học sinh học tập tốt và tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội của địa phương.
Cảm ơn thầy.
Tiếp sau đây là chương trình văn nghệ, xin mời bạn Ngọc Aân lên điều khiển.
Điều khiển chương trình văn nghệ.
Tuyên bố kết thúc hoạt động
5. Kết thúc hoạt động: (Thời gian 5 phút)
- Người dẫn chương trình (DCT).
+ Mời một bạn trong lớp nhận xét kết quả về tiết học hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
+ Thay mặt lớp, người dẫn chương trình (DCT) xin cảm ơn lời nhận xét của bạn. 
+ Mời Giáo viên chủ nhiệm (GVCN) phát biểu ý kiến, góp ý bổ sung.
+ Thay mặt lớp, người dẫn chương trình (DCT) xin cảm ơn lời nhận xét và lời góp ý chân thành của Giáo viên chủ nhiệm (GVCN)./.
III. TUẦN 3
Ngày thiết kế: 2/ 12/ 2008
Ngày thực hiện: 7/ 12/ 2008
HOẠT ĐỘNG 3
1.Yêu cầu giáo dục Giúp học sinh:
a. Nhận thức
- Hiểu được ý nghĩa ngày thành lập QĐND Việt Nam và ngày Quốc phòng toàn dân 22 – 12 trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
b. Thái độ tình cảm
- Biết ơn, tự hào về sự trưởng thành và lớn mạnh của Quân đội Nhân dân Việt Nam cũng như lực lượng quốc phòng của nước ta.
c. Kỹ năng, hành vi
- Rèn luyện kỹ năng trình bày, biết lắng nghe, biết phân tích tổng hợp và chọn lọc thông tin.
2. Nội dung và hình thức hoạt động
a, Nội dung
- Nội dung và ý nghĩa ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và ngày Quốc phòng toàn dân 22.12. 
- Các chặn đường vẻ vang của Quân đội và Lực lượng vũ trang nói chung.
b, Hình thức hoạt động
- Nghe và nói chuyện.
- Hỏi và trao đổi.
- Văn nghệ.
3.Chuẩn bị hoạt động
a, Phương tiện hoạt động
- Các tư liệu về Quân đội Nhân dân Việt Nam và Lực lượng vũ trang nhân dân.
- Bản đồ, sơ đồ, tranh ảnh liên quan.
- Phấn, trang trí tiêu đề.
b, Về tổ chức:
- GVCN nêu chủ đề hoạt động, yêu cầu mọi học sinh tìm đọc trước các tư liệu về truyền thống Quân đội nhân Nhân dân Việt Nam và Lực lượng vũ trang nói chung.
- GVCN họp các bộ lớp và phân công:
* Dẫn chương trình: Mân Hạnh
* Chương trình văn nghệ: Ngọc Ân
* Mời đại biểu: Thu Hà
* Thư kí: Lệ Hằng
* Trang trí: Tổ trực và ban văn thể của lớp.
4.Tiến hành hoạt động
Người
thực hiện
Nội dung hoạt động 
Thời lượng
Mân Hạnh
a. Khởi động
- Bài hát: “Chiến sĩ nhỏ Điện Biên”
Hoà chung trong khí thế thi đua lâïp thành tích chào mừng ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và ngày quốc phòng toàn dân 22.12. Nhằm nắm và tìm hiểu được sự hy sinh to lớn, những chiến công to lớn của những anh hùng áo lính. Hôm nay lớp 6A1 tổ chức buổi nói chuyện về ngày truyền thống Quân đội nhân dân Việt Nam, đó chính là lí do buổi sinh hoạt hôm nay.
Đến tham dự buổi sinh hoạt hôm nay, tôi xin trân trọng kính giới thiệu có GVCN lớp và toàn thể học sinh lớp 6A5.
b. Nói chuyện và thảo luận về truyền thống QĐND Việt Nam
- Sau đây xin mời GVCN lớp lên báo cáo tóm tắt về truyền thống Quân đội nhân dân Việt Nam.
Trình bày tóm tắt về truyền thống vẻ vang, anh hùng bất khuất của Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Cảm ơn thầy đã cho chúng em biết những truyền thống vẻ vang của Bộ đội ta.
Bây giờ đến phần câu hỏi thảo luận, mời các tổ chuẩn bị bút và giấy để ghi câu hỏi.
1, Quân đội nhân dân Việt Nam được thành lập vào ngày tháng năm nào? Ở đâu? Do ai chỉ huy?
2, Sau khi thành lập, Đội đã lập nên những chiến công nào?
3, Bạn hãy phát biểu cảm tưởng về ngày QĐND Việt Nam?
4, Bản thân các bạn làm gì để xứng đáng với truyền thống đó?
Yêu cầu các tổ thảo luận các câu hỏi sau trong vòng 10 phút và cử đại diện trình bày.
Các tổ thảo luận và cử đại diện trình bày.
Thảo luận trong tổ và cử đại diện trình bày.
Cảm ơn các tổ đã trình bày xong bài của mình. Xin mời giáo viên chủ nhiệm chấm bài viết hay nhất.
Nêu lên bài hay nhất. Tuyên dương tinh thần tham gia tích cực của các nhóm.
Cảm ơn thầy. Tiếp theo sau đây là chương trình văn nghệ, mời các tiết mục văn nghệ của các tổ đã chuẩn bị
Các tổ trình bày các tiết mục văn nghệ đã chuẩn bị trước.
c. Trò chơi 
- Xin chào các bạn! chúng ta lại gặp nhau trong chương trình “Đấu trường 36”, chủ đề hôm nay là “ Lich sử”. Phần thi hôm nay cũng có 10 câu hỏi cho các bạn cần vượt qua và một phần câu chìa khoá để cho các bạn loạt vào vòng đặc biệt trả lời. Ai trả lời được tất cả 10 câu hỏi này sẽ được phần quà có giá trị của ban tổ chức trò chơi. Tuy nhiên, những ai không vượt qua đủ 10 câu hỏi cũng đừng buồn vì các bạn cũng có cơ hội nhận được các phần quà của ban tổ chức tuỳ vào số câu hỏi mà các bạn trả lời được.
Dù các bạn đã biết luật chơi của trò chơi này, nhưng trước khi trò chơi bắt đầu tôi xin nhắc lại luật chơi: “Phần thi có 10 câu hỏi, khi trả lời câu hỏi phải dùng bảng con, sau khi được nghe câu hỏi 30 giây sau phải giơ bảng trả lời câu hỏi. Ai đưa bảng chậm hay trả lời sai thì không được tham gia trả lời cho câu hỏi tiếp theo và được nhận phần quà tương ứng với câu hỏi của mình trả lời. Những ai vượt qua hết 10 câu hỏi sẽ là người thắng cuộc trong trò chơi này và được tham gia vào vòng đặc biệt. Vòng đặc biệt là các bạn phải sắp lại từ chìa khoá từ các từ trong ô đã được tìm thấy, ai thắng cuộc trong vòng đặc biệt sẽ được phần quà đặc biệt của ban tổ chức.”.
Bây giờ xin bắt đầu trò chơi:
1, Bác Hồ quê ở đâu? (I)
2, Cụ thân sinh của Bác Hồ tên là gì? ( Y)
3, Khẩu hiệu “ Nhằm thẳng quân thù mà bắn” do ai nói?(V)
4, Kim Đồng tên thật là gì?( Ê)
5, Năm 938 ai đã đánh thắng quân Nam Hán ở sông Bạch Đằng? (G)
6, Chiến thắng Điện Biên Phủ vào ngày tháng năm nào?(N)
7, Ngày 30.04.1975 là ngày gì? (G)
8, Ngô Mây quê ở đâu? (P)
9, Hoàng đế Quang Trung còn có tên là gì? (N,U) 
10, Người con gái miền đất đỏ, giặc đem ra pháp trường vẫn hiên ngang ca hát? (Õ,Á)
Từ chìa khóa của hôm nay là:
I
Y
V
Ê
G
N
G
P
N
U
Õ
Á
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Câu hỏi hướng dẫn từ chìa khoá: 
Đây là một Đại tướng của Việt Nam.
Ông đã chỉ huy hai cuộc kháng chiến thần thánh chống thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ?
Ông họ Võ
V
Õ
N
G
U
Y
Ê
N
G
I
Á
P
Người chiến thắng trong cuộc thi hôm nay là:..
Tôi xin tuyên bố kết thúc hoạt động hôm nay.
5. Kết thúc hoạt động: (Thời gian 5 phút)
- Người dẫn chương trình (DCT).
+ Mời một bạn trong lớp nhận xét kết quả về tiết học hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
+ Thay mặt lớp, người dẫn chương trình (DCT) xin cảm ơn lời nhận xét của bạn. 
+ Mời Giáo viên chủ nhiệm (GVCN) phát biểu ý kiến, góp ý bổ sung.
+ Thay mặt lớp, người dẫn chương trình (DCT) xin cảm ơn lời nhận xét và lời góp ý chân thành của Giáo viên chủ nhiệm (GVCN)./.
6. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG THEO CHỦ ĐIỂM
Loại Tốt.,Loại Khá...,Loại TB.., Loại Yếu
IV. TUẦN 4
Ngày thiết kế: 2/ 12/ 2008
Ngày thực hiện: 7/ 12/ 2008
HOẠT ĐỘNG 4
1.Yêu cầu giáo dục Giúp học sinh:
a. Nhận thức
- Biết và hiểu thêm các bài hát về anh bộ đội cụ Hồ, về truyền thống cách mạng của quê hương, đất nước. Qua đó động viên học sinh phát huy phong trào văn nghệ của lớp.
b. Thái độ tình cảm
- Tự hào và yêu mến anh bộ đội cụ Hồ, tự hào về truyền thống cách mạng của dân tộc.
c. Kỹ năng, hành vi
- Bồi dưỡng kỹ năng, phong cáh thể hiện các tiết mục văn nghệ và tính mạnh dạn, tự tin.
2. Nội dung và hình thức hoạt động
a, Nội dung
- Những bài thơ, bài hát, về anh bộ đội cụ Hồ, về quê hương đất nước do học sinh sưu tầm hoặc sáng tác.
b, Hình thức
- Biểu diễn văn nghệ của lớp.
3. Chuẩn bị hoạt động
a, Phương tiện hoạt động 
- Những tiết mục văn nghệ đã được chuẩn bị theo các nhóm, tổ, cá nhân.
- Trang phục biểu diễn (nếu có)
- Bản giới thiệu chương trình biểu diễn cho người điều khiển chương trình văn nghệ.
b, Về tổ chức
- GVCN yêu cầu mỗi tổ chuẩn bị vài tiết mục văn nghệ.
- Đội văn nghệ của lớp chuẩn bị các tiết mục văn nghệ và làm hạt nhân cho buổi biểu diễõn văn nghệ.
- Cử người dẫn chương trình: Mân Hạnh
- Xây dựng chương trình hoạt động.
- Các đội văn nghệ có kế hoạch luyện tập.
- Trang trí : Tổ trực và đội văn thể.
- Mời đại biểu: Thu Hà
4. Tiến hành hoạt động
Người
thực hiện
Nội dung hoạt động 
Thời lượng
a. Khởi động
*”Màu áo chú bộ đội”
*Ngày nay chúng ta sống trong hoà bình, nagỳ nay chúng ta được đến trường, số vui vẻ đó chính là nhờ công ơn của những người đã hy sinh xương máu của mình để cho lá cờ tổ quốc thêm đỏ hơn chính vì lí do đó, hôm nay đội văn nghệ của lớp 6A5, tổ chức biểu diễn các tiết mục văn nghệ phần nào đem tấm lòng thành của mình, đó chíh lag lí do của buổi sinh hoạt hôm nay.
Đến tham dự buổi sinh hoạt hôm nay, tôi xin trân trong kính giới thiệu có GVCN và toàn thể tập thể lớp 6A1.
b. Văn nghệ
- Để cuộc thi hôm nay diễn ra một cách công bằng, xin mời BGK là đại diện của ba tỏ lên phía bàn Giám khảo.
Lên phía bàn BGK và thông bào thang điểm cho các tiết mục văn nghệ.
*Để giúp cho BGK công điểm, xin mời bạn Thu Hà lên phía trước bàn thư kí.
* Mời các tiết mục văn nghệ của các đội lần lượt thể hiện
*Mời ban giám khảo chấm điểm cho tưng tiết mục văn nghệ
Mời thư kí thông báo kết quả.
Thông báo kết quả
Mời GVCN tặng quà và nhận xét
Tặng quà cho các đội và nhận xét buổi hoạt động.
Tuyên bố kết thúc hoạt động.
5. Kết thúc hoạt động: (Thời gian 5 phút)
- Người dẫn chương trình (DCT).
+ Mời một bạn trong lớp nhận xét kết quả về tiết học hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
+ Thay mặt lớp, người dẫn chương trình (DCT) xin cảm ơn lời nhận xét của bạn. 
+ Mời Giáo viên chủ nhiệm (GVCN) phát biểu ý kiến, góp ý bổ sung.
+ Thay mặt lớp, người dẫn chương trình (DCT) xin cảm ơn lời nhận xét và lời góp ý chân thành của Giáo viên chủ nhiệm (GVCN)./.
6. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG THEO CHỦ ĐIỂM
Loại Tốt.,Loại Khá...,Loại TB.., Loại Yếu

Tài liệu đính kèm:

  • docNGLL LOP SAU - T 12.doc