Giáo án môn Hình học lớp 6 - Tuần 7 - Tiết 7 - Bài 6: Đoạn thẳng

Giáo án môn Hình học lớp 6 - Tuần 7 - Tiết 7 - Bài 6: Đoạn thẳng

- Biết định nghĩa đoạn thẳng, vẽ đoạn thẳng, nhận dạng đoạn thẳng cắt đoạn thẳng, cắt tia.

- Biết mô tả hình vẽ bằng các cách diễn đạt khác nhau.

- Rèn tính cẩn thận, chính xác khi đọc hình, vẽ hình.

II. CHUẨN BỊ:

- GV: Thước thẳng, bảng phụ.

- HS: Soạn trước bài, thước kẻ.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 

doc 3 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1015Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hình học lớp 6 - Tuần 7 - Tiết 7 - Bài 6: Đoạn thẳng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7 Ngày soạn: 05..11. 2008
Tiết 7 Ngày dạy: 14. 11. 2008
 Bài 6.: ĐOẠN THẲNG
I. MỤC TIÊU:
Biết định nghĩa đoạn thẳng, vẽ đoạn thẳng, nhận dạng đoạn thẳng cắt đoạn thẳng, cắt tia.
Biết mô tả hình vẽ bằng các cách diễn đạt khác nhau.
Rèn tính cẩn thận, chính xác khi đọc hình, vẽ hình.
II. CHUẨN BỊ:
GV: Thước thẳng, bảng phụ.
HS: Soạn trước bài, thước kẻ.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định:
2. KTBC: (Xen trong qua trình dạy bài mới)
3. Bài mới: 
ĐVĐ: Gọi một HS lên bảng
 - Vẽ điểm A và điểm B?
 - Đặt mép thước đi qua hai điểm A, B. Dùng phấn (viết chì) vạch theo mép thước từ A đến B.
 - Hình chúng ta vừa vẽ được gọi là đoạn thẳng AB. Vậy đoạn thẳng AB là gì? Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Đoạn thẳng AB là gì?
? Hình bạn vừa vẽ được có bao nhiêu điểm? Đó là những điểm nào?
? Và hình đó được gọi là đoạn thẳng AB. Vậy theo em thế nào là đoạn thẳng AB?
? Hai điểm A, B được gọi là gì của đoạn thẳng AB?
? Còn cách nào khác để gọi tên cho đoạn thẳng AB không?
- GV treo bảng phụ bài tập:
? Cho 2 điểm M, N. Vẽ đường thẳng MN?
?Trên hình vừa vẽ có đoạn thẳng nào? Dùng phấn màu tô đậm đoạn thẳng đó?
? Vẽ đoạn EF thuộc đường thẳng MN. Trên hình có những đoạn thẳng nào?
? Em có nhận xét gì về các đoạn thẳng đó với đường thẳng MN?
? Như vậy đoạn thẳng là gì của đường thẳng chứa nó?
- Hình trên gồm có điểm A, điểm B và tất cả các điểm nằm giữa A và B
* Đoạn thẳng AB là hình gồm điểm A, điểm B và tất cả các điểm nằm giữa A và B
- Hai điểm A, B gọi là hai (đầu) mút của đoạn thẳng AB.
- Đoạn thẳng AB còn gọi là đoạn thẳng BA.
Bài tập: 
(HS đứng tại chổ trả lời) 
Trên hình có các đoạn:
MN, ME, MF, EN, EF, NF
* Nhận xét: Đoạn thẳng là một phần của đường thẳng chứa nó.
2. Đoạn thẳng cắt đoạn thẳng, cắt tia, cắt đường thẳng:
- GV vẽ hình
- Yêu cầu HS quan sát và nhận dạng xem đâu là đoạn thẳng cắt đoạn thẳng, đoạn thẳng cắt tia, đoạn thẳng cắt đường thẳng và tìm giao điểm trong mỗi trường hợp.
- Đây là các trường hợp thường gặp, ngoài ra còn có một số trường hợp khác: (GV vẽ hình, yêu cầu học sinh tìm giao điểm)
? Quan sát hình sau và cho biết đoạn thẳng AB có cắt đường thẳng xy không: 
- GV treo bảng phụ bài 36 SGK. Yêu cầu cá nhân HS hoàn thành các câu hỏi của bài.
Đoạn thẳng AB và CD cắt nhau tại giao điểm I
Đoạn thẳng AB cắt tia Ox tại E
Đoạn thẳng AB cắt đường thẳng xy tại K
* Ngoài ra giao điểm có thể trùng với đầu mút của đoạn thẳng hoặc trùng với gốc của tia.
- Đoạn thẳng AB cắt đường thẳng xy 
Bài 36: (SGK/116)
Đường thảng a không đi qua đầu mút của đoạn thẳng nào.
Đường thẳng a cắt các đoạn: AB, AC.
Đường thẳng a không cắt đoạn BC
Củng cố:
Yêu cầu HS đứng tại chỗ làm bài tập 33,35/115,116 SGK:
HS
Bài 33/115 SGK:
a. Điểm R, điểm S; R và S; R và S
b. Điểm P, Điểm Q và tất cả các điểm nằm giữa P và Q
Bài 35/116 SGK:
d. Điểm M hoặc trùng với điểm A, hoặc nằm giữa hai điểm A và B, hoặc trùng với điểm B
Hướng dẫn về nhà:
Học bài và làm các bài tập: 34, 37, 35, 38, 39 SGK/116
Các bài tập cần vẽ hình trước rồi dựa vào hình vẽ trả lời các câu hỏi của bài.
Soạn trước bài: “Độ dài đoạn thẳng”

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 8.doc