Giáo án môn Hình học Lớp 6 - Tiết 8: Độ dài đoạn thẳng (bản 2 cột)

Giáo án môn Hình học Lớp 6 - Tiết 8: Độ dài đoạn thẳng (bản 2 cột)

I\ Mục tiêu:

-Biết độ dài đoạn thẳng là gì?

-Biết sử dụng các loại thước để đo độ dài các đoạn thẳng.

-Biết so sánh hai đoạn thẳng thông qua đo chúng.

II\ Chuẩn bị:

-GV: Các loại thước đo : thước thẳng, thước cuộn, thước gấp, thước xích.

-HS: thước thẳng,bút.

III\ Hoạt động dạy học:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

HOẠT ĐỘNG 1: KIỂM TRA BÀI CŨ

Cho hai điểm A và B hãy vẽ đoạn thẳng AB

Sau đó đo đoạn thẳng AB nêu cách đo.

HS nêu cách đo đoạn thẳng

HOẠT ĐỘNG 2: ĐO ĐOẠN THẲNG

Với cách đó ta luôn đo được độ dài mọi đoạn thẳng.

Do đó mỗi đoạn thẳng đều có một độ dài. Độ dài đoạn thẳng là một số dương.

Chú ý : đơn vị độ dài : cm,mm,dm,m

-Độ dài đoạn thẳng AB là 4 cm. Ta kí hiệu AB=4 (cm)

Ngoài ra ta còn nói: khoảng cách giữa hai điểm A và B là 4 cm.

Nếu A và B trùng nhau thì khoảng cách giữa A và B là?

Phân biệt:

-Đoạn thẳng và độ dài đoạn thẳng.

-Độ dài đoạn thẳng và khoảng cách giữa hai điểm.

Hai điểm A và B trùng nhau thì khoảng cách giữa chúng là 0.

-Đoạn thẳng là một hình còn độ dài đoạn thẳng là một số.

-Độ dài đoạn thẳng là số lớn hơn 0 còn khoảng cách giữa hai điểm có thể bằng 0.

 

doc 3 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 435Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hình học Lớp 6 - Tiết 8: Độ dài đoạn thẳng (bản 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 8 : ĐỘ DÀI ĐOẠN THẲNG
I\ Mục tiêu:
-Biết độ dài đoạn thẳng là gì? 
-Biết sử dụng các loại thước để đo độ dài các đoạn thẳng.
-Biết so sánh hai đoạn thẳng thông qua đo chúng.
II\ Chuẩn bị:
-GV: Các loại thước đo : thước thẳng, thước cuộn, thước gấp, thước xích.
-HS: thước thẳng,bút.
III\ Hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HOẠT ĐỘNG 1: KIỂM TRA BÀI CŨ
Cho hai điểm A và B hãy vẽ đoạn thẳng AB
Sau đó đo đoạn thẳng AB nêu cách đo.
HS nêu cách đo đoạn thẳng
HOẠT ĐỘNG 2: ĐO ĐOẠN THẲNG
Với cách đó ta luôn đo được độ dài mọi đoạn thẳng.
Do đó mỗi đoạn thẳng đều có một độ dài. Độ dài đoạn thẳng là một số dương.
Chú ý : đơn vị độ dài : cm,mm,dm,m
-Độ dài đoạn thẳng AB là 4 cm. Ta kí hiệu AB=4 (cm)
Ngoài ra ta còn nói: khoảng cách giữa hai điểm A và B là 4 cm.
Nếu A và B trùng nhau thì khoảng cách giữa A và B là?
Phân biệt:
-Đoạn thẳng và độ dài đoạn thẳng.
-Độ dài đoạn thẳng và khoảng cách giữa hai điểm.
Hai điểm A và B trùng nhau thì khoảng cách giữa chúng là 0.
-Đoạn thẳng là một hình còn độ dài đoạn thẳng là một số.
-Độ dài đoạn thẳng là số lớn hơn 0 còn khoảng cách giữa hai điểm có thể bằng 0.
HOẠT ĐỘNG 3: SO SÁNH HAI ĐOẠN THẲNG
Dựa vào đâu để so sánh hai đoạn thẳng.
Cho HS quan sát hình vẽ 
Khi đó ta nói:
-Hai đoạn thẳng AB và CD có cùng độ dài và kí hiệu: AB=CD
-Đoạn thẳng CD ngắn hơn đoạn thẳng EF và kí hiệu là: CD<EF.
-Đoạn thẳng EF dài hơn đoạn thẳng AB và kí hiệu là là: EF>AB
Cho HS làm bài ?1
Dựa vào độ dài của chúng
Ta đo được: AB=4cm; CD=4cm; EF=6cm
 HS thực hiện
HOẠT ĐỘNG 4: QUAN SÁT CÁC DỤNG CỤ ĐO ĐỘ DÀI
GV cho HS quan sát các loại thước rồi cho HS gọi tên của chúng.
Ở Việt Nam thường dùng thước có đơn vị là (cm) Còn ở Châu Mỹ dùng thước có đơn vị là (Inch) 
So sánh giữa Inch và cm 
1 inch = 2,54 cm
HOẠT ĐỘNG 5: CỦNG CỐ
BÀI TẬP 43,44 SGK:
Yêu cầu HS đo và so sánh các đoạn thẳng trong hình vẽ.
HS thực hiện đo va2 so sánh.
HƯỚNG DẪN CÔNG VIỆC Ở NHÀ
Học bài theo SGK
Làm các bài tập 40; 42; 45 sgk

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 8.doc