I- MỤC TIÊU
• Kiến thức cơ bản: HS biết độ dài đoạn thẳng là gì?.
• Kĩ năng cơ bản: - HS biết sử dụng thước đo độ dài để đo đoạn thẳng.
- Biết so sánh hai đoạn thẳng.
• Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận khi đo.
II- CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
• GV: Thước thẳng chia khoảng; thước dây, thước xích, thước gấp đo độ dài.
• HS: Thước thẳng có chia khoảng; một số loại thước đo độ dài mà em có.
III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Ghi bảng
Hoạt động 1: TIẾP CẬN KHÁI NIỆM ĐỘ DÀI ĐOẠN THẲNG (5 ph)
GV yêu cầu HS trả lời:
- Đoạn thẳng AB là gì?
Gọi 2 HS lên bảng thực hiện:
- Vẽ một đoạn thẳng, có đặt tên.
- Đo đoạn thẳng đó.
- Viết kết quả đo bằng ngôn ngữ thông thường và bằng ký hiệu.
- GV yêu cầu một HS nêu cách đo.
* Em có nhận xét gì về bài làm của bạn? - 1 HS đứng tại chỗ trả lời
- Hai HS thực hiện trên bảng.
- Cả lớp làm trên vở nháp.
- Một HS đọc kết quả đo của 2 bạn trên bảng.
- Ba HS dưới lớp đọc kết quả đo đoạn thẳng của mình.
HS ghi bài + trả lời câu hỏi.
Hoạt động 2 ĐO ĐOẠN THẲNG (15 ph)
GV: a) Dụng cụ:
- Dụng cụ đo đoạn thẳng?
- GV giới thiệu 1 vài lợi thước.
b) Đo đoạn thẳng AB:
- Cho đoạn thẳng AB, đo độ dài của nó?
- Nêu rõ cách đo?
* Cho 2 điểm A; B ta có thể xác định ngay khoảng cách AB. Nếu A = B ta nói khoảng cách AB = 0.
* Khi có một đoạn thẳng thì tương ứng với nó sẽ có mấy độ dài? Độ dài đó là số dương hay âm?
GV nhấn mạnh:
- Mỗi đoạn thẳng có một độ dài. Độ dài đoạn thẳng là một số dương.
- Độ dài và khoảng cách có khác nhau không?
- Đoạn thẳng và độ dài đoạn thẳng khác nhau như thế nào?
- Củng cố:Thực hiện đo chiều dài, chiều rộng cuốn vở các em, rồi đọc kết quả. - Dụng cụ thường là thước thẳng có chia khoảng.
HS bổ sung:
- Thước cuộn, thước gấp, thước xích.
Cách đo:
+ Đặt cạnh của thước đi qua hai điểm A; B. Sao cho vạch số 0 trùng với điểm A.
+ Điểm B trùng với một vạch nào đó trên thước, chẳng hạn vạch 56mm, ta nói:
- Độ dài AB (hoặc độ dài BA) bằng 56mm kí hiệu AB = 56mm (BA = 56mm).
- Hoặc "khoảng cách giữa hai điểm A và B bằng 56mm".
- Hoặc "A cách B một khoảng bằng 56mm".
- Học sinh đọc nhận xét trong SGK.
HS trả lời:
- Độ dài đoạn thẳng là số dương khoảng cách có thể bằng 0.
- Đoạn thẳng là hình còn độ dài đoạn thẳng là một số.
Tiết 8 §7. ĐỘ DÀI ĐOẠN THẲNG I- MỤC TIÊU Kiến thức cơ bản: HS biết độ dài đoạn thẳng là gì?. Kĩ năng cơ bản: - HS biết sử dụng thước đo độ dài để đo đoạn thẳng. - Biết so sánh hai đoạn thẳng. Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận khi đo. II- CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH GV: Thước thẳng chia khoảng; thước dây, thước xích, thước gấp đo độ dài. HS: Thước thẳng có chia khoảng; một số loại thước đo độ dài mà em có. III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Ghi bảng Hoạt động 1: TIẾP CẬN KHÁI NIỆM ĐỘ DÀI ĐOẠN THẲNG (5 ph) GV yêu cầu HS trả lời: - Đoạn thẳng AB là gì? Gọi 2 HS lên bảng thực hiện: - Vẽ một đoạn thẳng, có đặt tên. - Đo đoạn thẳng đó. - Viết kết quả đo bằng ngôn ngữ thông thường và bằng ký hiệu. - GV yêu cầu một HS nêu cách đo. * Em có nhận xét gì về bài làm của bạn? - 1 HS đứng tại chỗ trả lời - Hai HS thực hiện trên bảng. - Cả lớp làm trên vở nháp. - Một HS đọc kết quả đo của 2 bạn trên bảng. - Ba HS dưới lớp đọc kết quả đo đoạn thẳng của mình. HS ghi bài + trả lời câu hỏi. Hoạt động 2 ĐO ĐOẠN THẲNG (15 ph) GV: a) Dụng cụ: - Dụng cụ đo đoạn thẳng? - GV giới thiệu 1 vài lợi thước. b) Đo đoạn thẳng AB: - Cho đoạn thẳng AB, đo độ dài của nó? - Nêu rõ cách đo? * Cho 2 điểm A; B ta có thể xác định ngay khoảng cách AB. Nếu A = B ta nói khoảng cách AB = 0. * Khi có một đoạn thẳng thì tương ứng với nó sẽ có mấy độ dài? Độ dài đó là số dương hay âm? GV nhấn mạnh: - Mỗi đoạn thẳng có một độ dài. Độ dài đoạn thẳng là một số dương. - Độ dài và khoảng cách có khác nhau không? - Đoạn thẳng và độ dài đoạn thẳng khác nhau như thế nào? - Củng cố:Thực hiện đo chiều dài, chiều rộng cuốn vở các em, rồi đọc kết quả. - Dụng cụ thường là thước thẳng có chia khoảng. HS bổ sung: - Thước cuộn, thước gấp, thước xích. Cách đo: + Đặt cạnh của thước đi qua hai điểm A; B. Sao cho vạch số 0 trùng với điểm A. + Điểm B trùng với một vạch nào đó trên thước, chẳng hạn vạch 56mm, ta nói: - Độ dài AB (hoặc độ dài BA) bằng 56mm kí hiệu AB = 56mm (BA = 56mm). - Hoặc "khoảng cách giữa hai điểm A và B bằng 56mm". - Hoặc "A cách B một khoảng bằng 56mm". - Học sinh đọc nhận xét trong SGK. HS trả lời: - Độ dài đoạn thẳng là số dương khoảng cách có thể bằng 0. - Đoạn thẳng là hình còn độ dài đoạn thẳng là một số. Hoạt động 3: SO SÁNH HAI ĐOẠN THẲNG (12 ph) - Thực hiện đo độ dài của chiếc bút chì và bút bi của em. Cho biết hai vật này có độ dài bằng nhau không? - Để so sánh 2 đoạn thẳng ta so sánh độ dài của chúng. + Cả lớp thực hiện yêu cầu sau: - Đọc SGK (trong 3 phút) và cho biết thế nào là hai đoạn thẳng bằng nhau, đoạn thẳng này dài hơn (hay ngắn hơn) đoạn thẳng kia? Cho ví dụ và thể hiện bằng kí hiệu. - GV vẽ hình 40 lên bảng. ?1 - Cho HS làm SGK. - Làm BT 42 SGK. - Kết luận gì về các cặp đoạn thẳng sau: a) AB = 5cm. CD = 4cm. b) AB = 3cm. CD = 3cm. c) AB = a (cm). CD = b (cm). với a; b > 0. ?3 ?2 - Làm SGK nhận dạng một số thước. - Làm SGK kiểm tra xem 1 inh sơ bẳng khoảng bao nhiêu mm. HS thực hiện đo và gọi hai em cho biết kết quả. Cả lớp đọc SGK trong 3 phút sau đó một HS trả lời câu hỏi. Một HS lên bảng viết kí hiệu (AB = CD EG > CD Hay AB < EG) ?1 - Cả lớp làm SGK. Một HS đọc kết quả. - Làm bài tập 42 SGK. a) AB = 5cm Þ đoạn thẳng AB CD = 4cm dài hơn (lớn hơn) 4cm<5cm đoạn thẳng CD (AB > CD) b) AB = 3cm CD = 3cm Þ AB = CD. c) Nếu a > b Þ AB > CD nếu a = b Þ AB = CD ?2 nếu a < b Þ AB < CD - Cả lớp làm Sau 1 phút một HS trả lời. - Một HS đọc kết quả: 1 inh sơ = 2,54cm = 25,4mm Hoạt động 4: CỦNG CỐ (10 ph) Bài tập 1: Cho các đoạn thẳng sau: a) Hãy xác định độ dài của các đoạn thẳng. b) Sắp xếp độ dài của các đoạn thẳng theo thứ tự tăng dần. Bài tậ p 2: Bài 43 trong SGK. - “Đường từ nhà em đến trường là 800m tức là khoảng cách từ nhà em đến trường là 800m” câu nói này đúng hay sai? HS: Câu nói này sai, vì đường từ nhà em đến trường không thẳng. Hoạt động 5: HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (3 ph) - Nắm vững nhận xét về độ dài đoạn thẳng, cách đo đoạn thẳng, cách so sánh hai đoạn thẳng. * Về nhà làm bài tập 40; 44; 45 SGK.
Tài liệu đính kèm: