1. Kiến thức:
- Học sinh phát biểu được định nghĩa đường tròn.
- Học sinh nhớ được các khái niệm cung và dây cung.
- HS nhớ được cách so sánh hai đoạn thẳng bằng compa.
2. Kỹ năng:
- Học sinh vẽ được đường tròn, nhận biết được một điểm nằm trên, nằm trong hay nằm ngoài đường tròn.
- Sử dụng được compa để so sánh hai đoạn thẳng
Ngày soạn: 23. 02. 2010 Ngày giảng: 6B: 25. 02. 2010 6A: 27. 02. 2010 Tiết 25 đường tròn A. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Học sinh phát biểu được định nghĩa đường tròn. - Học sinh nhớ được các khái niệm cung và dây cung. - HS nhớ được cách so sánh hai đoạn thẳng bằng compa. 2. Kỹ năng: - Học sinh vẽ được đường tròn, nhận biết được một điểm nằm trên, nằm trong hay nằm ngoài đường tròn. - Sử dụng được compa để so sánh hai đoạn thẳng. 3. Thái độ: Cẩn thận, có ý thức liên hệ thực tế. b. đồ dùng dạy học 1. Giáo viên: Compa, bảng phụ. 2. Học sinh: Compa. c. phương pháp Vấn đáp, luyện tập. d. tổ chức giờ học *) Hoạt động khởi động (5’) - Mục tiêu: Học sinh làm được bài tập áp dụng công thức cộng đoạn thẳng. - Cách tiến hành: +) Yêu cầu HS lên bảng làm bài tập: Cho điểm M nằm trên đoạn thẳng AB, biết AB = 8 cm, AM = 3 cm. Tính MB = ? +) Đáp án: Ta có: AM + MB = AB nên MB = AB – AM = 8 – 3 = 5 (cm). Hoạt động 1. Tìm hiểu về đường tròn và hình tròn (10’) - Mục tiêu: HS phát biểu được định nghĩa đường tròn; Mô tả được khái niệm hình tròn. - Đồ dùng: Bảng phụ, compa. - Cách tiến hành: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò *) Giáo viên vẽ đường tròn (O) lên bảng. - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Đường tròn (O : R) là gì ? - GV nhận xét, chốt lại. *) GV sử dụng bảng phụ giới thiệu với HS về điểm nămg trong, nằm trên và nằm ngoài đường tròn. *) Hình tròn là gì ? GV nhận xét, chốt lại. 1. Đường tròn và hình tròn - HS vẽ hình vào vở. - HS phát biểu định nghĩa đường tròn. Định nghĩa (Tr. 89). - HS theo dõi, lắng nghe. +) Điểm N nằm trong đường tròn (O). +) Điểm M nằm trên đường tròn (O). +) Điểm P nằm ngoài đường tròn (O). HS nêu khái niệm hình tròn. Hoạt động 2. Tìm hiểu về cung và dây cung (10’) - Mục tiêu: HS mo tả được thế nào là cung và dây cung của đường tròn. - Đồ dùng: Bảng phụ. - Cách tiến hành: *) Giáo viên treo bảng phụ và giới thiệu về cung và dây cung. 2. Cung và dây cung - Phần đường tròn từ A đến B gọi là 1 cung tròn. - Đoạn thẳng CD là 1 dây cung. Dây AB đi qua tâm gọi là đường kính. Hoạt động 3. Tìm hiểu một công dụng khác của compa (8’) - Mục tiêu: HS nhớ được cách so sánh hai đoạn thẳng bằng compa. - Đồ dùng: Compa. - Cách tiến hành: *) Yêu cầu HS nêu các bước so sánh hai đoạn thẳng bằng compa. - GV chốt lại và làm mẫu cho HS quan sát. 3. Một công dụng khác của compa. - HS thực hiện theo yêu cầu: HS theo dõi, lắng nghe. Hoạt động 4. Củng cố (8’) - Mục tiêu: HS làm được các bài tập áp dụng. - Cách tiến hành: *) Yêu cầu HS nhắc lại các kiến thức: - Định nghĩa đường tròn, khái niệm hình tròn. - Khái niệm cung và dây cung. *) Yêu cầu HS làm bài tập - HS thực hiện. e. tổng kết, hd về nhà (4’) +) Giáo viên chốt lại các kiến thức. +) Giao BTVN: 31, 32. +) Yêu cầu HS chuẩn bị bài cho tiết sau: Luyện tập.
Tài liệu đính kèm: