MỤC TIÊU:
1.1/. Kiến thức:
- Giúp HS biết được nội dung cơ bản của quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.
- Giúp HS hiểu được ý nghĩa của quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.
Bài 16- Tiết 28: Tuần 28: Ngày dạy: QUYỀN ĐƯỢC PHÁP LUẬT BẢO HỘ VỀ TÍNH MẠNG, THÂN THỂ, SỨC KHỎE, DANH DỰ VÀ NHÂN PHẨM (2 TIẾT) 1/. MỤC TIÊU: 1.1/. Kiến thức: - Giúp HS biết được nội dung cơ bản của quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. - Giúp HS hiểu được ý nghĩa của quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. 1.2/. Kĩ năng: - Biết xử lí các tình huống phù hợp với quy định của pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. - Biết bảo vệ thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. 1.3/. Thái độ: - Có thái độ tôn trọng tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người khác, đồng thời phản đối những hành vi xâm phạm thân thể, tính mạng, danh dự, nhân phẩm của công dân. 2/. TRỌNG TÂM: - Giúp HS biết được nội dung cơ bản của quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. 3/. CHUẨN BỊ: 3.1/. Giáo viên: Giáo án điện tử- Sách giáo khoa- Sách chuẩn kiến thức, kĩ năng- Sách giáo viên- Sách thiết kế- Tư liệu tham khảo- Hiến pháp 1992- Bộ luật hình sự 1999- Tình huống- Phiếu học tập. 3.2/. Học sinh: Tập- Sách giáo khoa- Sách bài tập tình huống- Tài liệu tham khảo- Bảng phụ- Trang phục sắm vai. 4/. TIẾN TRÌNH: 4.1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện: - Kiểm diện: 6A1: 6A2: 6A3: 6A4: 4.2/ Kiểm tra miệng: - Câu 1: Em hãy nêu trách nhiệm của gia đình đối với việc học tập của con em? - Câu 2: Qua truyện đọc em hãy cho biết vì sao ông Hùng gây nên cái chết cho ông Nở? - GV: Gọi HS lên bảng trình bày. - HS: Cả lớp theo dõi nhận xét. - GV: Nhận xét, cho điểm. 4.3/ Bài mới: - Hoạt động của Giáo Viên - Học Sinh. - Nội dung bài học. - Hoạt động 1: Vào bài. - GV: Chiếu một đoạn phim về vi phạm thân thể của người khác. - HS: Theo dõi, quan sát việc xâm phạm đến thân thể của người khác. - GV: Nêu câu hỏi. (?) Em hãy nhận xét nội dung đoạn phim trên. - HS: Phát biểu ý kiến. - GV: Chốt ý vào bài. =>Hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu nội của bài học về quyền đươc pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khẻo, danh dự và nhân phẩm là như thế nào? ( GV giải thích bảo hộ là che chở, bảo vệ) Hoạt động 2: Khai thác nội dung của truyện đọc. - GV: Gọi 1 HS đọc câu truyện trong SGK/52. - GV: Nhận xét phần đọc bài của HS. - GV: Hướng dẫn HS hội ý theo nhóm. ( 2 phút) - Nhóm 1,2: Vì sao ông Hùng gây nên cái chết cho ông Nở? Hành vi của ông Hùng có phải cố ý không? - Nhóm 3,4: Việc ông Hùng bị khởi tố chứng tỏ điều gì? - HS: Trao đổi, cử đại diện trình bày. Cả lớp theo dõi. - HS: Cả lớp nhận xét, tranh luận. - GV: Nhận xét, chốt ý=> Rút ra bài học. Việc ông Hùng bẫy chuột là việc làm xâm hại đến tính mạng con người. - GV: Chuyển ý sang hoạt động 3. Pháp luật bảo về tính mạng con người ngoài ra pháp luật còn bảo hộ về thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của con người. - Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài học. - GV: Chiếu nội dung Hiến pháp 1992 điều 71 SGK/53. Yêu cầu HS đọc to. (?) Điều 71 của Hiến pháp qui đinh điều gì. - HS: Trao đổi, nêu ý kiến về điều 71. - GV: Chốt ý. Tiếp tục nêu câu hỏi. (?) Thế nào là quyền được pháp luật bảo hộ về thân thể. - HS: Nêu ý kiến cá nhân. - GV: Chốt ý, chiếu nội dung ý 1. - GV: Tiếp tục chiếu tình huống TK/120. - HS: Đọc tình huống. * Kĩ thuật chia nhóm: - GV: Chia lớp làm 4 nhóm thảo luận trong 2 phút. - GV: Chiếu câu hỏi. - Nhóm 1: Nhận xét về cách ứng xử của Sơn? Sơn đã vi phạm điều gì? - Nhóm 2: Nhận xét về cách ứng xử của Nam? Nam đã vi phạm điều gì? - Nhóm 3: Nếu là một trong hai bạn, em sẽ xử sự như thế nào? - Nhóm 4: Nếu là bạn cùng lớp của Sơn và Nam em sẽ làm gì? - HS: Thảo luận theo nhóm. Cử đại diện các nhóm trình bày. - HS: Cả lớp theo dõi nhận xét. - GV: Nhận xét, tuyên dương, cho điểm các nhóm. - GV: Tiếp tục mở rộng=> Nếu sự việc trầm trọng hơn sẽ bị xử lí theo pháp luật. - GV: Tiếp tục giới thiệu cho HS Điều 121, 122, 104- Bộ luật hình sự SGV/ 99, 100. - GV: Nêu câu hỏi. (?) Qua các qui định trên công dân còn được pháp luật bảo vệ về những quyền nào nữa. - HS: Phát biểu ý kiến. - GV: Chốt ý. (?) Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm là như thế nào. - HS: Phát biểu ý kiến. - GV: Chốt ý ghi bài lên bảng. - HS: Ghi bài vào tập. - GV: Tiếp tục chiếu đoạn clip và một số hình ảnh cho HS quan sát, nhận xét. (?) Những việc làm xâm phạm đến tính mạng, thân thể của người khác thì pháp luật xử lý như thế nào. - HS: Trao đổi ý kiến trong 1 phút. - HS: Cử đại diện phát biểu ý kiến. - GV: Chốt ý ghi bảng. - HS: Ghi bài vào vở. - GV: Yêu cầu HS nhắc lại nội dung vừa học. => Mọi việc làm xâm hại đến tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm người khác điều bị pháp luật trừng trị nghiêm khắc. - GV: Diễn giảng. Nghiêm khắc không phải là phạt nặng mà là phạt đúng người, đúng tội, xử lý đúng theo qui định của pháp luật. Ví dụ: Tội cố ý gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của người khác. - Tỉ lệ thương tật từ 11 đến 30%. Phạt cải tạo không giam dữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. - Tỉ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người thì bị phạt tù từ 5 năm đến 15 năm. - Phạm tội đến chết nhiều người hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì phạt tù từ 10 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân. - GV: Cho HS liên hệ, nêu ví dụ về việc vi phạm luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, danh dự và nhân phẩm của con người mà em biết. (?) Thái độ của các em ra sao trước những sự việc đó. - HS: Bày tỏ thái độ của mình. - GV: Kết luận chuyển ý. I/ TÌM HIỂU TRUYỆN ĐỌC: - Truyện đọc: Một bài học. SGK/52. I/ NỘI DUNG BÀI HỌC: 1/. Nội dung cơ bản của quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân: + Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Không ai được quyền xâm phạm đến thân thể người khác. Việc bắt giữ người phải theo đúng qui định của pháp luật. + Công dân được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. Có nghĩa là mọi người phải tôn trọng sức khỏe danh dự và nhân phẩm của người khác. Nếu vi phạm sẽ bị xử lí theo qui định của pháp luật. 4.4/ Câu hỏi, bài tập củng cố: - Câu hỏi: Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm là như thế nào? - Đáp án: Công dân được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. Có nghĩa là mọi người phải tôn trọng sức khỏe danh dự và nhân phẩm của người khác. Nếu vi phạm sẽ bị xử lí theo qui định của pháp luật. * Kĩ thuật tư vấn chuyên gia: - Tổ chức cho HS chơi trò chơi: “ Đến trung tâm tư vấn pháp luật”. - GV: Chuẩn bị các câu hỏi và cây hoa. - HS: Cử một HS giỏi làm luật sư. - HS: Đại diện 4 nhóm lên hái hoa, trả lời câu hỏi. - HS: Luật sư nhận xét. ( Có đáp án sẵn) - Trò chơi kết thúc. - GV: Chốt ý, nhận xét, cho điểm các nhóm. Tổng kết tiết 1. 4.5/ Hướng dẫn HS tự học: * Đối với bài học tiết này: - Về nhà học thuộc bài. Nắm kĩ những qui định của pháp luật. - Tìm hiểu việc một số HS vi phạm ở trường, ở địa phương. * Đối với bài học tiết học tiếp theo: - Chuẩn bị bài 16: “ QUYỀN ĐƯỢC PHÁP LUẬT BẢO HỘ TÍNH MẠNG, THÂN THỂ, SỨC KHỎE, DANH DỰ VÀ NHÂN PHẨM”(Tiếp theo). * Chú ý: + Tìm hiểu về ý nghĩa của quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. + Tiếp tục tìm về tính nhân đạo của nhà nước. + Chuẩn bị trang phục nhóm 2 sắm vai. 5./ RÚT KINH NGHIỆM: - Nội dung:... - Phương pháp: ... - Sử dụng đồ dùng trang thiết bị dạy học: .. HIỆU TRƯỞNG
Tài liệu đính kèm: