Giáo án môn GDCD Lớp 7 (Đúng chuẩn)

Giáo án môn GDCD Lớp 7 (Đúng chuẩn)

A. mục tiêu

1. Kiến thức: Giúp HS hiểu:

 - Thế nào là yêu thương mọi người.

 - Biểu hiện của yêu thương mọi người.

 - ý nghĩa của yêu thương mọi người.

2. Thái độ:

 - HS có thái độ quan tâm đến mọi người xung quanh.

 - Ghét thái độ thờ ơ lạnh nhạt.

 - Lên án hành vi độc ác với con người.

3. Kĩ năng:

 - Biết sống có tình thương biết xây dựng tính đoàn kết yêu thương mọi người từ trong gia đình đến mọi người xung quanh.

B. phương pháp:

 - Thảo luận nhóm, đóng vai, diễn giải đàm thoại

c. chuẩn bị:

 - Bài tập các tình huống, kể chuyện, tục ngữ ca dao, bài tập tình huống

d. tiến trình bài dạY:

1. ổn định tổ chức:

 - Kiểm tra sỹ số:

2. Kiểm tra bài cũ:

 a) Câu hỏi:

 ? Thế nào là đạo đức và kỷ luật?

 b) Đáp án:

 - HS trả lời theo nội dung bài học.

 3. Bài mới:

 b. Các hoạt động dạy – học:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt

*) Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện đọc

a) Mục tiêu:

- Giúp HS khai thác ND truyện đọc và từ đó rút ra NDBH về lòng yêu thương con người.

b) Cách tiến hành:

- GV: Cho HS đọc truyện SGK.

- HS: Đọc truyện. 1. Truyện đọc:

"BácHồ đến thăm người nghèo"

a. Đọc:

b. Kết luận:

 

doc 92 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 629Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn GDCD Lớp 7 (Đúng chuẩn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: .
Ngày giảng: .
Bài 4 – Tiết 4:
đạo đức và kỉ luật
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp HS hiểu:
	- Thế nào là đạo đức kỉ luật.
	- Mối quan hệ giữa đạo đức và kỉ luật.
	- ý nghĩa rèn luyện đạo đưc và kỉ luật.
2. Thái độ:
	- HS có thái độ tôn trọng kỉ luật.
3. Kĩ năng:
	- HS biết tự đánh giá hành vi của mình và người khác.
B. phương pháp:
	- Thảo luận nhóm, đóng vai, nêu và giải quýêt vấn đề, diễn giải, đàm thoại
c. chuẩn bị:
	- Truyện kể, tục ngữ ca dao, danh ngôn, bài tập tìn huống
d. các hoạt động dạy và học
1. ổn định tổ chức:
	- Kiểm tra sỹ số:.
2. Kiểm tra bài cũ:
	a. Câu hỏi:
	? Thế nào là từ trọng? ý nghĩa của lòng tự trọng? Cho ví dụ?
	b. Đáp án:
	- HS trả lời theo NDBH.
3. Bài mới:
	a. Dẫn vào bài:
	GV: Đưa tình huống:
	Vào lớp đã được 15 phút. Cả lớp đang lắng nghe cô giáo giảng bài. Bỗng bạn Nam chạy vào lớp sững lại nhìn cô giáo. Cô ngừng giảng bài cả lớp giật mình ngơ ngác. Bình tâm trở lại cô giáo yêu cầu Nam lùi lại phiá cửa lớp và cô quay lại nói với cả lớp: Các em có suy nghĩ gì về hành vi của Nam ? 
	- HS: suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
	cách ứng xử của Nam 
	+ Đạo đức: không chào cô giáo, không xin phép
	+ Kỉ luật đi học muộn
	- GV: nhận xét và chuyển tiếp vào bài hôm nay...
	b. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
*) Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung truyện đọc
a) Mục tiêu:
- Giúp HS tìm hiểu nội dung truyện đọc trong SGK, từ đó hình thành nên NDBH.
b) Cách tiến hành:
- GV: Mời 1 em đọc truyện
- HS: Theo dõi, tự đọc SGK
- GV: Giúp HS khai thác truyện đọc
? Kỉ luật lao động đối với nghề của anh Hùng như thế nào?
? Khó khăn trong nghề của anh Hùng là gì?
? Việc làm nào của anh Hùng thể hiện kỉ luật lao động và quan tâm đến mọi người?
c) Kết luận:
? Qua phân tích truyện đọc cho biết anh Hùng là người như thế nào?
1. Truyện đọc:
a) Đọc:
b) Kết luận:
đức tính của anh Hùng: 
- Có tính kỉ luật
- Có đạo đức
1.
- huấn luyện kĩ thuật
- an toàn lao động
- dây bảo hiểm
- thừng lớn 
- cưa tay
- cưa máy
2.
- dây điện, dây điện thoại quảng cáo chằng chịt
- khảo sát trước
- có lệnh công ty mới được chặt
- trực 24/24h
- làm suốt ngày đêm mưa rét
- vất vả
- thu nhập thấp
3.
- không đi muộn về sớm
- vui vẻ hoàn thành nhiệm vụ
- sẵn sàng giúp đỡ đồng đội
- nhận việc khó khăn
- được mọi người tôn trọng yêu quý
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
*) Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học
a) Mục tiêu:
- Giúp HS hình thành khái niệm thế nào là đạo đức và kỷ luật.
- Phân biệt đạo đức và kỷ luật.
- Mối quan hệ giữa đạo đức và kỷ luận.
b) Các tiến hành:
GV: chia nhóm thảo luận
1. Đạo đức là gì? Biểu hiện cụ thể trong cuộc sống?
2. Kỉ luật là gì? biểu hiện cụ thể trong cuộc sống?
3. Để trở thành người có đạo đức vì sao chúng ta phải tuân theo kỉ luật?
- HS: Trao đổi nhóm, ghi vào giấy
- GV: Yêu cầu HS cử đại diện trình bày
- HS: Nhận xét tự do trình bày ý kiến
- GV: Kết lụân ghi tóm tắt lên bảng
- HS: Trao đổi, ghi kết luận vào vở
- GV: Đặt câu hỏi cho HS giỏi: câu hỏi nhóm 3 có thể thay bằng câu hỏi khác được không?
- HS: trả lời
- GV: Cho HS giải thích câu tục ngữ: Muốn tròn phải có vuông, muốn vuông phải có thước để kết luận phần này.
- HS: Tự bộc lộ suy nghĩ 
*) Hoạt động 3: Luyện tập củng cố.
a) Mục tiêu:
- Củng cố kiến thức đã học của HS.
b) Cách tiến hành:
2. Nội dung bài học:
a) Khái niệm đạo đức và kỷ luật:
b) Mối quan hệ giữa đạo đức và kỷ luật:
3. Luyện tập:
Nội dung: trong những hành vi dưới đây, hành vi nào vừa mang tính đạo đức, vừa mang tính kỉ luật?
1. Không nói chuyện trong lớp
2. Không quay cóp trong khi thi
3. Luôn giúp đỡ bạn bè khi khó khăn
4. Tích cực tham gia các hoạt động của trường, lớp
5. Rất hối hận khi làm việc gi sai trái
6. Không hút thuốc lá, không uống rượu
7. Làm bài đầy đủ trước khi đến lớp
- HS làm việc cá nhân
- GV chữa bài tập trên máy chiếu 
- GV cho HS đóng vai theo tình huống gợi ý sau:
- 1 HS đi học muộn đầu tóc rối, quần áo xộc xệch, đi dép lê, dáng vẻ hốt hoảng phản ứng của cô giáo và các bạn
- Cô giáo trong giờ sinh hoạt lớp nêu gương tốt và phê bình HS chưa có ý thức kỉ luật.
- GV: Hướng dẫn làm bài tập c SGK – 14
- GV: Yêu cầu đọc kĩ bài tập. Đặt giả thiết và kết luận từ đó đánh giá hành vi của bạn Tuấn
- Hoàn cảnh khó khăn
- Tuấn thường xuyên phải đi làm thêm
- Thỉnh thoảng nghỉ tham gia hoạt động lớp
- Tuấn nghỉ có báo cáo
- Giải pháp giúp đỡ
c) Kết luận:
Đạo đức và kỉ luật có ý nghĩa quan trọng trong học tập, lao động lối sống của mỗi thành viên. Thiếu đạo đức kỉ luật sẽ ảnh hưởng đến công việc chung và sẽ bị xã hội lên án. Khi còn là HS trong nhà trường chúng ta phải tự giác rèn luyện góp phần cho sự bình yên của mỗi gia đình xã hội.
4. Củng cố:
	- GV: Phát phiếu học tập.
? Nêu hành vi trái ngược với kỉ luật của một số bạn HS hiện nay?
	- HS: Làm nhanh ra phiếu.
	- GV: Gọi HS đọc phiếu trả lời, ghi kêt quả lên bảng.
	- GV: Nhận xét và cho điểm.
5. Hướng dẫn HS học bài ở nhà và chuẩn bị cho bài sau:
	- Về nàh hoàn thành các bài tập đã chữa trên lớp vào vở.
	- Sưu tầm câu tục ngữ ca dao về đạo đức và kỷ luật.
	- Học bài theo nội dung bài học trong SGK.
	- Đọc và tìm hiểu trước ND bài tiếp theo: "Yêu thương con người".
E. RÚT KINH NGHIỆM	 	
Thời gian:.......................................................................................................................................................................................................
Nội dung:...........................................................................................................................................................................................................
Phương pháp:...................................................................................................................................................................................................
Phương tiện:.......................................................................................................................................................................................................
Tổ chức lớp:............................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn:..
Ngày giảng:..
Bài 5 – Tiết 5
yêu thương con người
(Tiết 1)
A. mục tiêu
1. Kiến thức: Giúp HS hiểu:
	- Thế nào là yêu thương mọi người.
	- Biểu hiện của yêu thương mọi người.
	- ý nghĩa của yêu thương mọi người.
2. Thái độ:
	- HS có thái độ quan tâm đến mọi người xung quanh.
	- Ghét thái độ thờ ơ lạnh nhạt.
	- Lên án hành vi độc ác với con người.
3. Kĩ năng:
	- Biết sống có tình thương biết xây dựng tính đoàn kết yêu thương mọi người từ trong gia đình đến mọi người xung quanh.
B. phương pháp:
	- Thảo luận nhóm, đóng vai, diễn giải đàm thoại
c. chuẩn bị:
	- Bài tập các tình huống, kể chuyện, tục ngữ ca dao, bài tập tình huống
d. tiến trình bài dạY:
1. ổn định tổ chức:
	- Kiểm tra sỹ số: 
2. Kiểm tra bài cũ:
	a) Câu hỏi: 
	? Thế nào là đạo đức và kỷ luật?
	b) Đáp án:
	- HS trả lời theo nội dung bài học.
	3. Bài mới:
	b. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
*) Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện đọc
a) Mục tiêu:
- Giúp HS khai thác ND truyện đọc và từ đó rút ra NDBH về lòng yêu thương con người.
b) Cách tiến hành:
- GV: Cho HS đọc truyện SGK.
- HS: Đọc truyện.
1. Truyện đọc:
"BácHồ đến thăm người nghèo"
a. Đọc:
b. Kết luận:
? Bác Hồ đến thăm gia đình chị Chín thời gian nào?
- Bác đến thăm gia đình chị vào tối 30 Tết Nhâm dần.
? Em nhận xét gì về khoảng thời gian này?
? Hoàn cảnh gia đình chị nưh thế nào?
- Hoàn cảnh gia đình chị Chín: chồng mất, có 3 con nhỏ, con lớn vừa đi học vừa chăm em, bán rau, bán lạc rang
? Những cử chỉ và lời nói thể hiện sự quan tâm yêu thương của bác đối với gia đình chị?
- Bác âu yếm đến bên các cháu, xoa đầu, trao quà tết, hỏi thăm việc làm cuộc sống của mẹ con chị.
? Thái độ của chị đối với Bác Hồ như thế nào?
- Chị xúc động rơm rớm nước mắt.
? Ngồi trên xe về Phủ Chủ tịch thái độ của Bác như thế nào? Theo em Bác nghĩ gì?
- Bác đăm chiêu suy nghĩ:
+ Bác nghĩ đến việc đề xuất với lãnh đạo thành phố cần quan tâm đến mẹ con chị Chín và những người gặp khó khăn. Bác thương và lo cho mọi người.
à Bác đã thể hiện đức tính lòng yêu mọi người
? Những suy nghĩ và hành động của Bác thể hiện những đức tình gì?
- HS: tự bộc lộ suy nghĩ.
- GV: Gọi HS trình bày câu trả lời.
c) Kết luận: Dù phải gánh vác việc nước nặng nề nhưng Bác vẫn luôn quan tâm đến hoàn cảnh khó khăn của người dân. Tình cảm yêu thương con người vô bờ bến của Bác là tấm gương sáng để chúng ta noi theo
à Bác đã thể hiện đức tính lòng yêu mọi người
*) Hoạt động 2: Nội dung bài học
a) Mục tiêu:
- Giúp HS nắm được khái niệm của yêu thương con người và các biểu hiện của yêu thương con người trong cuộc sống, từ đó có lòng yêu thương mọi người...
b) Cách tiến hành:
- GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu thế nào là yêu thương con người qua thảo luận nhóm
Nội dung: 
? Thế nào là lòng yêu thương con người?
- Là quan tâm giúp đỡ người khác.
- Làm những điều tốt đẹp.
- Giúp người khác khi họ gặp khó khăn.
- GV: Yêu cầu HS nêu ví dụ.
- HS: Lấy ví dụ.
2. Nội dung bài học:
a. Khái niệm lòng yêu thương người:
(SGK)
4. Củng cố:
	- GV củng cố theo ND bài học.
5. Hướng dẫn HS học bài ở nhà và chuẩn bị cho bài sau:
	- Học bài theo nội dung bài học. 
	- Lấy ví dụ về lòng yêu thương con người và các biểu hiện trái với yêu thương con người trong cuộc sống.
E. RÚT KINH NGHIỆM	 	
Thời gian:.......................................................................................................................................................................................................
Nội dung:...........................................................................................................................................................................................................
Phương pháp:...................................................................................................................................................................................................
Phương tiện:.......................................................................................................................................................................................................
Tổ chức lớp:...................... ... HS tiếp thu phần này, trứơc hết cho HS tái hiện kiến thức bài 17. GV chiếu trên máy nội dung Điều 119 và Điều 10 Hiến pháp nước cộng hoà XHCN VN năm 1992
HĐND: là cơ quan quyền lực của nhà nước ở địa phương, do nhân dân điạ phương bầu ra và được nhân dân địa phương giao nhiệm vụ: 
- bảo đảm thi hành nghiêm chỉnh hiến pháp và pháp luật tại địa phương
- quyết định về kế hoạch phát triển kinh tế văn hoá, giáo dục, an ninh ở địa phương
GV: hỏi:
1. HĐND xã, phưởng, thị trấn do ai bầu ra?
2. HĐND có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
HS: trao đổi ý kiến
GV: nhận xét, kết luận
GV: chiếu lên máy nội dung Điều 12 hiến pháp năm 1992
UBND là cơ quan chấp hành của HĐND do HĐND bầu ra, là cơ quan hành chính nhà nước địa phương, chịu trách nhiệm chấp hành hiến pháp, pháp luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐND 
GV: đặt câu hỏi
1. UBND xã phường thị trấn do ai bầu ra?
2. UBND có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
HS tự do trình bày ý kiến
GV: nhận xét tóm tắt nội dung, bổ sung
HS: đọc lại nội dung: nhiệm vụ quyền hạn của HĐND và UBND 
GV: chốt lại phần này và cho HS làm bài tập sau:
Bài tập: xác định nhiệm vụ, quyền hạn nào sau đây thuộc về HĐND và UBND xã, phường, thị trấn?
- Quyết định chủ trương, biện pháp xây dựng và phát triển địa phương
- Giám sát thực hiện nghị định của UBND
- Thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo địa phương
- Quản lí hành chính địa phương
- Tuyên truyền giáo dục pháp luật
- Thực hiện nghĩa vụ quân sự
- Bảo vệ tự do bình đẳng
- Thi hành pháp luật
- Phòng chống tệ nạn xã hội ở địa phương
HS: tự bộc lộ suy nghĩ
GV: nhận xét, kết luận
1. Nhiệm vụ của HĐND xã, phường, thị trấn
HĐND xã, phường, thị trấn do nhân dân xã, phường, thị trấn trực tiếp bầu ra
Nhiệm vụ và quyền lợi:
Quyết định những chủ trương và biện pháp quan trọng ở điạ phương như xây dựng KT- XH, củng cố quốc phòng an ninh, không ngừng cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân địa phương, làm tròn nghĩa vụ của địa phương với cả nước
 Giám sát hoạt động của thường trực HĐND, UBND xã phường, thị trấn giám sát thực hiện nghị quyết của HĐND xã phường và các lĩnh vực kinh tế, xã hội, đời sống
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của UBND xã, phường, thị trấn
- UBND xã phường, thị trấn do HĐND xã, phường, thị trấn bầu ra 
- Nhiệm vụ và quyền hạn:
. quản lý nhà nước ở các địa phương trên các lĩnh vực
. tuyên truyền và giáo dục pháp luật
. đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội
. phòng chống thiên tai, bảo vệ tài sản
. chống tham nhũng, tệ nạn xã hội
E. RÚT KINH NGHIỆM	 	
Thời gian:.......................................................................................................................................................................................................................
Nội dung:.........................................................................................................................................................................................................................
Phương pháp:..............................................................................................................................................................................................................
Phương tiện:.................................................................................................................................................................................................................
Tổ chức lớp:....................................................................................................................................................................................................................
–—˜™–— & –—˜™–—
Soạn ngày:
Dạy ngày:
Lớp:
tiết 	Bài 18( tiếp theo )
bộ máy nhà nước cấp cơ sở ( xã phường, thị trấn)
a. mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
Giúp HS hiểu được
- Bộ máy nhà nước cấp cơ sở (xã, phường thị trấn) gồm có những cơ quan nào?
- nhiệm vụ quyền hạn của các cơ quan đó?
2. Thái độ:
- Hình thành ở HS ý thức tự giác rèn luyện thực hiện chính sách của Đảng, nhà nước và quy định của địa phương
- Có ý thức tôn trọng giữ gìn an ninh, trật tự công cộng và toàn xã hội ở địa phương
3. Kĩ năng:
- Xác định đúng cơ quan nhà nước địa phương có chức năng giải quyết công việc của cá nhân gia đình
- Tôn trọng ý kiến và việc làm của cán bộ địa phương 
- Giúp đỡ tạo điều kiện cho cán bộ địa phương hoàn thành nhiệm vụ
B. Phương pháp
- Nếu có điều kiện tổ chức tham quan cơ sở kinh tế, văn hoá địa phương
- Tổ chức nghe nói chuyện về kế hoạch phát triển KT- VH- XH địa phương
- Thảo luận
- Tổ chức trò chơi
C. Phương tiện dạy và học:
- SGK, SGV giáo dục công dân 7
- Hiến pháp nước CHXHCN VN năm 1992
- Luật tổ chức HĐND và UBND 
- băng hình tranh ảnh về bầu cử
- Sơ đồ bộ máy nhà nước cấp cơ sở
D. Hoạt động dạy và học:
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới:
Hoạt động 4:
hệ thống hoá nội dung chính của bài học
Kết hợp kiến thức bài 17 và phần học ở tiết 1 bài 18, gv hướng dẫn HS thảo luận, rút ra nội dung bài học
Câu hỏi:
1. HĐND và UBND xã, phường, thị trấn là cơ quan chính quyền thuộc cấp nào?
2. HĐND xã, phường thị trấn do ai bầu ra và có nhiệm vụ gì?
3. UBND xã, phường, thị trấn do ai bầu ra và có nhiệm vụ gì?
4. Trách nhiệm của công dân đối với bộ máy nhà nước cấp cơ sở xã, phường, thị trấn ntn?
GV: phân công
nhóm 1: câu 1
nhóm 2: câu 2
nhóm 3: câu 3
nhóm 4: câu 4
Vì sao câu hỏi đã chuẩn bị kĩ và đã được học nên gv cho thời gian thảo luân ngắn
HS: trả lời 
GV: nhận xét, bổ sung ý kiến
HS: ghi vào vở
Để liên hệ nội dung bài học, gv cho HS làm bài tập sau:
Nội dung: Những hành vi nào sau đây góp phần xây dựng nơi em ở?
- chăm chỉ học tập
- chăm chỉ lao động giúp đỡ gia đình và làm nghề truyền thống
- giữ gìn môi trường
- tham gia luật nghĩa vụ quân sự khi đủ tuổi
- phòng chống tệ nạn xã hội
HS: tự do trả lời
GV: nhận xét, cho điểm, củng cố kiến thức
I. Nội dung bài học:
- HĐND và UBND xã, phường, thị trấn là cơ quan chính quyền cấp cơ sơe
- HĐND xã, phường, thị trấn do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước dân về:
. ổn định kinh tế
. nâng cao đời sống
. củng cố quốc phòng an ninh
- UBND do HĐND bầu ra có nhiệm vụ:
. chấp hành nghị quyết của HĐND 
. là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương
- HĐND và UBND là cơ quan nhà nước của nhân dân do dân, vì dân, chúng ta cần:
. tôn trọng và bảo vệ
. làm tròn trách nhiệm và nghĩa vụ đối với nhà nứơc
. chấp hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật 
. quy định của chính quyền địa phương
Hoạt động 5:
luyện tập củng cố và làm bài tập sgk
Phần bài tập này gv tổ chức theo nhóm gv cho bài tập sgk và bài tập bổ sung
Bài tập 1: Em hãy chọn các mục A tương ứng với mục B
A: việc cần giải quyết
1. đăng kí hộ khẩu
2. khai báo tạm trú
3. khai báo tạm vắng
4. xin giấy khai sinh
5. sao giấy khai sinh
6. xác nhận lý lịch
7. xin sổ y bạ khám bệnh
8. xác nhận bảng điểm học tập
9. đăng kí kết hôn
B. Cơ quan giải quyết
1. công an
2. trường học
3. trạm y tế, bệnh viện
4. Trạm y tế (Bệnh viện )
Câu 2: em hãy chọn ý đúng 
Bạn An kể tên các cơ quan nhà nước cấp cơ sở như sau:
a. HĐND xã, phường, thị trấn
b. UBND xã, phường, thị trấn
c. Trạm y tế
Câu 2 : Em hãy chọn ý đúng
Bạn An kể tên các cơ quan nhà nước cấc cơ sở như sau; 
a. HĐND xã (phường Thị trấn)
b. UBND xã (phường, Thị trấn).
c. Trạm y tế xã( phường thị trấn).
d. Công an xã ( phường, Thị trấn)
e. Ban văn hoá xã( phường Thị trấn)
f. Đoàn TNCSHCM xã ( phường, Thị trấn0
g. Mặt trận tổ quốc xã( phường, Thị trấn )
h. Hợp tác xã dệt thảm len
i. hợp tác xã nông nghiệp
j. Hội cựu chiến binh
k. Trạm bơm
Câu 3: Em hãy chọn ý đúng
Em An 16 tuổi đi xe phân khối lớn, rủ bạn đua xe, lạng lách, đánh võng, bị cảnh sát giao thông huyện bắt giữ. Gia đình em An nhờ ông chủ tịch xã xin bảo lãnh và để UBND xã xử lý.
a. Việc làm của gia đình en An đúng hay sai?
b. Vi phạm của An xử lý như thế nào?
Phần thảo luận này, các nhóm gắp thăm câu hỏi và chuản bị. nhóm trưởng trình bày câu trả lời của nhóm
HS: cảc lớp nhận xét
Đáp án 
- A1,A4, A5, A6, A9- B2
- A2, A3, B1
- A8, B3
- A7, B4
Đáp án:
+ A1, A4, A5, A6, A9 - B2
+ A2, A3 - B1
+ A8 - B3
+ A7 - B4
Câu 2: a, b, d, e
Câu 3: 
- Việc làm của gia đình bạn An là sai.
- Vi phạm của bạn An là do cơ quan cảnh sát giao thông xử lý theo quy định của pháp luật
Hoạt động 6
củng cố rèn luyện kỹ năng
Hoạt động này Gv có thể tổ chức cho HS chơi trò chơi sắm vai thành tiểu phẩm:
- Tệ nạn xã hội xảy ra tại địa phương ( số đề, bạo lực, rượu
- Thực hiện sinh đẻ có kế hoạch
- Giải quyết công việc cá nhân, gia đình với các cơ quan địa phương, không đúng chức năng
HS: thể hiện theo phần tự chọn
GV: Kết luận: HĐND và UBND xã( phường, thị trấn) là cơ quan chính quyền nhà nước cấp cơ sở trong hệ thống bộ máy nhà nước. Nhà nước của dân , do dân, vì dân. với chức năng nhiệm vụ quyền hạn của mình các cơ quan cấp cơ sở thực hiện tốt đường lối chính sách của Đảng, pháp luật nhà nước để mang lại cuộc sống tươi đẹp hơn cho nhân dân. Với ý nghĩa đó chúng ta phải chống lại thói quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng của một số quan chức địa phương để phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động. như vậy chúng ta đã góp phần nhỏ bé vào công cuọcc đổi mới của của quê hương.
5. Dặn dò
- làm các bài tập trong SGK
- Tìm hiểu lịch sử truyền thống que hương ta.
E. RÚT KINH NGHIỆM	 	
Thời gian:.......................................................................................................................................................................................................................
Nội dung:.........................................................................................................................................................................................................................
Phương pháp:..............................................................................................................................................................................................................
Phương tiện:.................................................................................................................................................................................................................
Tổ chức lớp:....................................................................................................................................................................................................................
–—˜™–— & –—˜™–—

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an GDCD 7 dung chuan.doc