I/ Mục tiêu:
* Kiến thức:
- Hs nắm được hình dáng người trong các tư thế ngồi, đi, chạy
* Kĩ năng:
- Hs vẽ được một vài dáng hoạt động cơ bản.
* Thái độ:
- Hs biết vận dụng kiến thức bài học vào các bài vẽ tranh.
II/ Chuẩn bị:
1. Đồ dùng dạy học:
1.1. Đối với giáo viên:
- Một số tranh ảnh các dáng người hoạt động , đi , đứng, chạy
- Hình gợi ý cách vẽ.
- Một số bài vẽ của học sinh và của họa sĩ.
1.2. Đối với học sinh:
- Một số tranh ảnh các dáng người đang hoạt động
- Giấy vẽ, bút chì ,tẩy, màu vẽ
2. Phương pháp:
- Trực quan, vấn đáp, gợi mở, thuyết trình, luyện tập
Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 27 Bài 27:Vẽ theo mẫu TẬP VẼ DÁNG NGƯỜI I/ Mục tiêu: * Kiến thức: - Hs nắm được hình dáng người trong các tư thế ngồi, đi, chạy * Kĩ năng: - Hs vẽ được một vài dáng hoạt động cơ bản. * Thái độ: - Hs biết vận dụng kiến thức bài học vào các bài vẽ tranh. II/ Chuẩn bị: 1. Đồ dùng dạy học: 1.1. Đối với giáo viên: - Một số tranh ảnh các dáng người hoạt động , đi , đứng, chạy - Hình gợi ý cách vẽ. - Một số bài vẽ của học sinh và của họa sĩ. 1.2. Đối với học sinh: - Một số tranh ảnh các dáng người đang hoạt động - Giấy vẽ, bút chì ,tẩy, màu vẽ 2. Phương pháp: - Trực quan, vấn đáp, gợi mở, thuyết trình, luyện tập III/ Tiến trình dạy học: Nội dung Hoạt động của giáo viên Tg Hoạt động của học sinh Bài 13:Vẽ theo mẫu TẬP VẼ DÁNG NGƯỜI I. Quan sát nhận xét II. Cách vẽ + Vẽ phác nét chính. + Vẽ các nét khái quát chu vi của hình dáng. + Vẽ thêm các nét chi tiết chính. III.Thực hành - Kiểm tra sĩ số - Kiểm tra đồ dùng học tập -Kiểm tra bài cũ * Hoạt động 1: Giới thiệu bài - Thầy đố các bạn biết: người ta lấy gì làm căn cứ để đo tỉ lệ cơ thể người? - Một người có tỉ lệ bao nhiêu thì được coi là người cao? người tầm thước? người thấp? - Dựa vào các kiến thức đó hôm nay chúng ta sẽ có một bài học rất thú vị, đó là tập vẽ dáng người. * Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh quan sát nhận xét. - Gv yêu cầu hs quan sát tranh “Sửa chữa cầu Hàm rồng” trang 153. Quan sát tranh em thấy những người công nhân có các dáng hoạt động nào? - Gv bổ sung: Trong 1 bức tranh nên có nhiều hình dáng thay đổi khác nhau để bức tranh thêm sinh động. - Tư thế các nhân vật khi đi, đứng, chạy có giống nhau không? - Vì sao không giống nhau? điều đó sẽ được minh chứng qua hình vẽ trang 154. - Em có nhận xét gì về các dáng ngồi, đi, cúi, đứng? + Tư thế của đầu,mình? Sự cử động của tay và chân? - Gv tóm tắt: Khi vẽ cần chọn các dáng người tiêu biểu. - Khi quan sát dáng người cần chú ý đến thế chuyển động của đầu, mình, chân ,tay. - Nắm bắt ngay nhịp điệu và sự lặp lại của mỗi động tác. *Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh cách vẽ. - Gv đưa ra hình minh họa cách vẽ dáng người: Em hãy rút ra cách tiến hành vẽ dáng người? * Hoạt động 4: Thực hành - Gv cho hs làm mẫu để các bạn vẽ ở một vài dáng : Ngồi, đi, đứng - GV đi quanh lớp hướng dẫn học sinh thực hành * Hoạt động 5: Đánh giá nhận xét - Gv yêu cầu hs nhắc lại kiến thức cách vẽ? - Gv treo một số bài vẽ của hs lên bảng, cho hs tự nhận xét bài vẽ cảu bạn về: Hình vẽ ,Tỉ lệ - Dặn dò: Luyện vẽ thêm ở nhà. Chuẩn bị cho bài 28 Minh họa truyện cổ tích 3’ 2’ 5’ 5’ 25’ 5’ - Lớp báo cáo - Người ta lấy chiều dài của khuôn mặt làm căn cứ để đo tỉ lệ cơ thể người. - Người cao;7- 7,5 đầu. - người tầm thước: 6,5 đầu. - người thấp: 6 đầu. - Hs ghi đầu bài. - Hs quan sát. - Có dáng đi, đứng, cúi, đẩy xe - Tư thế các nhân vật là không giống nhau, mỗi người một tư thế. - Hs chú ý. - Hs nhận xét: Tư thế của đầu, mình, chân, tay phụ thuộc vào dáng dứng của từng ngời. - Hs ghi nhớ. - Hs quan sát và trả lời câu hỏi: + Vẽ phác nét chính. + Vẽ các nét khái quát chu vi của hình dáng. + Vẽ thêm các nét chi tiết chính. - Lớp quan sát nhanh hình dáng của bạn làm mẫu. - vẽ phác nét chính chú ý vị trí, tỉ lệ của đầu mình, chân, tay cho phù hợp. - Vẽ nét chi tiết. - Hs làm bài dưới sự hướng dẫn của giáo viên. - Hs nhắc lại. - Hs tự nhận xét bài vẽ của bạn theo cảm nhận riêng.
Tài liệu đính kèm: