Giáo án lớp 8 môn Ngữ văn - Tuần 4 - Tiế 16, 17: Chuyện người con gái Nam Xương

Giáo án lớp 8 môn Ngữ văn - Tuần 4 - Tiế 16, 17: Chuyện người con gái Nam Xương

. Kiến thức

- Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong một tác phẩm truyện truyền kỳ.

- Hiện thực về số phận của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ cũ và vẻ đẹp truyền thống.

- Sự thành công của tác giả về nghệ thuật kể chuyện.

- Mối liên hệ giữ tác phẩm và truyện Vợ Chàng Trương.

2. Kĩ năng

- Vận dụng kiến thức đã học để đọc - hiểu tác phẩm viết theo thể loại truyền kỳ.

- Cảm nhận được những chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm tự sự có nguồn gốc dân gian.

 

doc 26 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1712Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 8 môn Ngữ văn - Tuần 4 - Tiế 16, 17: Chuyện người con gái Nam Xương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 04
Tiết 16,17
Ngày soạn: 11/09/2011
Ngày dạy: ............... 
 	CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG
A.	MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong một tác phẩm truyện truyền kỳ.
- Hiện thực về số phận của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ cũ và vẻ đẹp truyền thống.
- Sự thành công của tác giả về nghệ thuật kể chuyện.
- Mối liên hệ giữ tác phẩm và truyện Vợ Chàng Trương.
2. Kĩ năng
- Vận dụng kiến thức đã học để đọc - hiểu tác phẩm viết theo thể loại truyền kỳ.
- Cảm nhận được những chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm tự sự có nguồn gốc dân gian.
- Kể lại được truyện.
B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
*Thầy:- Sưu tầm toàn tác phẩm “Truyền kì mạn lục”(bản dịch TV)
 -Kho tàng truyện cổ tích VN(Nguyễn Đổng Chi)
 -Đọc thêm về tác giả sgv T43, tham khảo bài viết của Phạm Minh Trí (TGTT 2006)
 -Vẽ tranh :Mẹ con và cái bóng
 *Trò: - Đọc trước bài ở nhà,soạn bài vào vở
 - Tài liệu về tác giả Nguyễn Dữ
C.	CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
	1. Ổn định tổ chức:
	2. Kiểm tra bài cũ: ( 3 phút)
 * Nêu nội dung và nghệ thuật của văn bản “Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em” ?
 ( Bảo vệ quyền lợi, chăm lo đến sự phát triển của trẻ em là một trong những nhiệm vụ có ý nghĩa hàng đầu của từng quốc gia và của cộng đồng quốc tế. Đây là vấn đề liên quan trực tiếp đến tương lai của một đất nước, của toàn nhân loại.)
	3. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS.
Phương pháp: Thuyết trình.
Thời gian: 2 phút.
 “ Chuyện người con gái Nam Xương “ là truyện thứ 16 trong số 20 truyện của “ Truyền kì Mạn lục” . Có thể nói qua câu chuyện cảm động này, Nguyễn Dữ đã gửi gắm vào tác phẩm tất cả tâm tư, tình cảm và khát vọng của người trí thức có lương tri trước nhứng vấn đề lớn của thời đại, của con người.
Ngày nay ở xã Chân lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam vẫn còn đền thờ Vũ Nương bên sông Hoàng Giang. Vậy Vũ Nương là ai? Nàng có phẩm chất gì đáng quý? Sốphận của nàng phải chăng chính là số phận của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến mà nhà thơ Nguyễn Du đã từng dau đớn thốt lên: 
 “Đau đớn thay phận đàn bà
 Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”
Để trả lời được những câu hỏi đó mời các em tìm hiểu bài học.	
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung về văn bản
Mục tiêu: HS nắm được những nét chính về tác giả, tác phẩm.
Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, thuyết trình.
Thời gian: 12 phút.
Hoạt động dạy-học
Nội dung cần đạt
I. Tìm hiểu chung
 Giới thiệu về tác giả Nguyễn Dữ ?
- Bổ sung: Nguyễn Dữ là con của Nguyễn Tướng Phiên (Tiến sĩ năm Hồng Đức thứ 27, đời vua Lê
Thánh Tông 1946). Sống trong thời kì các tập đoàn Lê, Mạc, Trịnh ( Từ 1527- 1775) tranh giành quyền lực, ông làm quan một năm rồi cáo về ở ẩn.
1. Tác giả.
- Nguyễn Dữ sống ở thế kỉ XVI, người huyện Trường Tân, nay là huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. Tuy học rộng, tài cao nhưng Nguyễn Dữ tránh vòng danh lợi, chỉ làm quan một năm rồi về sống ẩn dật ở quê nhà. Sáng tác của Nguyễn Dữ thể hiện cái nhìn tích cực của ông đối với VHDG.
- Ông là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm, 
Em hiểu gì về truyện “Truyền kỳ mạn lục”?
* “Chuyện người con gái Nam Xương” có nguồn gốc từ truyện cổ tích “Vợ chàng Trương” 
-> Văn bản là sự tái tạo, sáng tạo nghệ thuật của tác giả.
2. Tác phẩm
- “Truyền kỳ mạn 
- “Chuyện người con gái Nam Xương” là một trong hai mươi truyện của “Truyền kì mạn lục”.
- Ý nghĩa về nhan đề tác phẩm “Truyền kì mạn lục”
- Nguồn gốc của các truyện trong tác phẩm.
- Nhân vật mà Nguyễn Dữ lựa chọn để kể ( những người phụ nữ, trí thức ).
- Hình thức nghệ thuật ( viết bằng chữ Hán, sáng tạo lại câu chuyện dân gian...)
- Hướng dẫn HS tự tìm hiểu các từ khó.
 Phương thức biểu đạt chính của văn bản ?
GV :Đặc trưng của văn bản tự sự trung đại VN nổi bật là :cách xây dụng tình huống truyện như kịch, các tình tiết tiêu biểu xoay quanh các nhân vật chính chứ không phải ở ngôn từ.
->Cái bi kịch đau đớn trong đời thường là cái bi kịch của niềm tin trong quan hệ vợ chồng
3. Đọc- Tìm hiểu chú thích- Bố cục:
-Thể loại : Truyền kì
-PTBĐ: TS+BC+MT
 Câu chuyện kể về ai?
-Nhân vật: Vũ Nương
Tìm đại ý của truyện?
 Đại ý:
Câu chuyện kể về số phận oan nghiệt của người phụ nữ có nhan sắc đức hạnh dưới chế độ phong kiến. Tác phẩm cũng thể hiện ước mơ ngàn đời của nhân dân là người tốt bao giờ cũng được đền trả xứng đáng, dù chỉ là một thế giới huyền bí.
Về sự việc gì ?
- Câu chuyện kể về số phận 
oan nghiệt của người phụ nữ có 
nhan sắc, có đức hạnh dưới chế độ
 phong kiến, chỉ vì một lời nói 
ngây thơ của 
con trẻ mà bị nghi ngờ, bị sỉ 
nhục, bị đẩy đến bước đường 
cùng -> Tự kết liễu cuộc đời
 mình. Tác phẩm còn thể hiện mơ ước ngàn 
đời của nhân dân: Người tốt bao 
giờ cũng được đền trả xứng đáng, 
dù chỉ là ở một thế giới huyền bí.
 Truyện có thể chia làm mấy đoạn ? Nêu ý từng đoạn ?
- Truyện chia làm ba đoạn:
+ Đ1: Từ đầu đến “lo liệu như cha mẹ đẻ mình” -> Cuộc hôn nhân giữa Trương Sinh và Vũ Nương, sự xa cách và phẩm hạnh của nàng.
+ Đ2: Tiếp đến “ đã qua rồi” -> Nỗi oan khuất và cái chết bị thảm của Vũ Nương.
+ Đ3: Còn lại -> Vũ Nương được giải oan.
Còn có cách chia bố cục nào khác?
*Chia 2 cảnh lớn:
 Khi ở nhân gian
 Khi dưới thuỷ cung 
Hoạt động 3: Tìm hiểu chi tiết 
Mục tiêu: HS hiểu, cảm thụ được giá trị nội dung và nghệ thuật tác phẩm.
Phương pháp: Vấn đáp tìm tòi; thuyết trình; đọc sáng tạo tái hiện hình tượng.
Thời gian: 60 phút.
II. Đọc- hiểu văn bản:
Đọc từ đầu đến “muôn dặm quan san”
ND phần này nói lên điều gì?
Hạnh phúc ấy do người khác mang lại hay từ đâu?
1.Vũ Nương ở nhân gian:
a/Nhân vật Vũ Nương.
Giới thiệu nv
 Thời gian hạnh phúc
(do chính nàng tạo ra)
 Nhân vật Vũ Nương được miêu tả trong những tình huống nào ?
-> Trong bốn tình huống: Khi ở nhà,khi lấy chồng, khi xa chồng, khi bị chồng nghi oan.
 Phần đầu văn bản, tác giả giới thiệu Vũ 
Nương là người như thế nào ?Câu văn nào khái quát điều đó?
Nhận xét cách tả của t/g về nhân vật chính?
Trong cuộc sống vợ chồng, nàng đã xử sự như thế nào trước tính hay ghen của Trương Sinh ?
*Khi ở nhà:
 -Là người con gái đẹp người đẹp nết
- Tính nết thuỳ mịlại thêm tư dung tốt đẹp.(tả tính tình và nhan sắc-ngắn gọn)
*Khi lấy chồng.
- Giữ gìn khuôn phép, không từng để vợ chồng phải đến thất hoà. 
*Khi xa chồng :Khi tiễn chồng đi lính.
H: Lời dặn của Vũ Nương khi tiễn chồng đi lính có ý nghĩa gì ?
Điều đó cho thấy tính cách gì của nàng?
Nhận xét cách dùng từ,câu văn trong đoạn lời nói này?
 “Chẳng dám mong
 được đeo ấn phong hầuchỉ xin ngày về mang hai chữ bình yên.”
 Cảm thông trước nỗi vất vả, gian lao mà chồng chịu đựng, nói lên nỗi nhớ nhung của mình.
-Cách dùng h/a ước lệ,câu văn biền ngẫu->sự đằm thắm ân tình,không ham danh vọng của người vợ khi phải xa chồng.
Khi xa chồng: Vũ Nương đã thể hiện những phẩm chất nào ?
Đọc đoạn văn này.Nêu ND,NT câu văn?
- Chăm sóc, nuôi dạy con chu đáo
- Thuốc thang, chăm sóc mẹ chồng ốm ân cần
- Hết lời thương xót, phàm việc ma chay tế lễ cho mẹ chồng.
-Nỗi nhớ chồng da diết
- “Ngày qua...
- Phát hiện.:Cách dùng h/a ước lệ,mượn cảnh thiên nhiên để chỉ sự chảy trôi của thời gian
 Lời cuối cùng của bà mẹ Trương Sinh đã giúp ta hiểu thêm điều gì về 
Vũ Nương ?
- Nhân cách và công lao của nàng đối với gia đình nhà chồng
-> Cách đánh giá xác đáng và khách quan.
Qua ba tình huống vừa tìm hiểu em đánh giá như thế nào về đức hạnh của Vũ Nương ?
Theo em nếu xét các đức tính cần có theo quan niệm PK xưa kia của người phụ nữ (tam tòng tứ đức)thì nàng Vũ Nương đã có đủ chưa?
GV:Giải thích thêm về “tam tòng tứ đức”
=> Người phụ nữ đảm đang, tháo vát, hiếu thảo, thuỷ chung, hết lòng vun đắp cho cuộc sống gia đình.=> Người phụ nữ đảm đang, tháo vát, hiếu thảo, thuỷ chung, hết lòng vun đắp cho cuộc sống gia đình.
-Hội tụ đủ Công, Dung, Ngôn, Hạnh.
GV:Như vậy nàng Vũ Nương được giới thiệu là người phụ nữ hiền thục,lo toan tình nghĩa vẹn cả đôi bề,nàng cũng như bao phụ nữ khác khát khao cs hp bình dị,đó cũng là lẽ tự nhiên chính đáng.Vậy điều gì đã đến với nàng khi chồng trở về? 
Nếu kể về nỗi oan trái của VN thì em tóm tắt ntn?
Giọng văn đoạn này ntn?
 Tính cách của Trương Sinh được giới thiệu như thế nào ?
 Khi Trương Sinh đi lính trở về, tâm trạng của chàng ra sao ?
Chồng Vũ Nương nghi ngờ điều gì về vợ ?
-Sau khi chồng đi lính,Vũ Nương sinh con đặt tên là Đản ->Trương Sinh trở về nghe con trẻ nói cho rằng vợ hư->không nghe lời biện minh đánh mắng vợ đuổi đi->Vũ Nương trẫm mình xuống sông
-Giọng văn ngậm ngùi,đều đều,không háo hức vui tươi 
-> Nặng nề, đau buồn vì mẹ mất
Nghi ngờ lòng chung thuỷ của vợ.
*Thắt nút của câu truyện: cái bóng lặng im trên vách
+ Nhân vật Trương Sinh.
- Con nhà giàu, ít học, có tính đa nghi.
Cái cách anh ta gây đau khổ cho VN là gì?
GV:nhân vật Trương Sinh trong truyện là con nhà giàu nhưng không có học,có tính ghen tuông mù quáng có cách sử sự hồ đồ độc đoán thô bạo chả thế sau này vua Lê Thánh Tông đã viết “Khá trách chàng Trương khéo phũ phàng”
 Em đánh giá gì về cách xử sự đó ?
Phân tích giá trị tố cáo trước hành động của nhân vật này?
Hãy nhận xét NT XD tình huống truyện của t/g?
-> Vì Trương Sinh tin vào lời nói của đứa con nhỏ,không nghe lời vợ và hàng xóm phân trần –thắt nút truyện rất khéo tính kịch dâng cao trào 
 -> Cách xử sự hồ đồ, độc đoán, vô ơn 
- Cố chấp, nông nổi,vũ phu, gia trưởng. 
Lời tố cáo chế độ phụ quyền .
Nghệ thuật thắt mở nút của truyện đặc sắc. 
Hình ảnh cái bóng có ý nghĩa gì không?
*Chi tiết mở nút: cái bóng lặng im trên vách là biểu tượng 2 mặt:gieo hoạ và giải hoạ->đóng dấu sâu vào lịch sử chế độ nam quyền thời pk cái bi kịch đau đớn của gia đình :Bi kịch mất lòng tin.
	GV:Vũ Nương dùng cái bóng để dỗ con ,cho nguôi nỗi nhớ chồng->mang tai hoạ.Cái bóng xuất hiện lần 2 lại để giải oan cho nàng .Thầy Vũ Hiền Lương đã có bài thơ
 “ Bóng gieo oan rồi bóng lại giải oan
 Con người thực cả 2 đều đau khổ
 Chuyện đời xưa ngàn năm sau còn nhớ
 Bởi mỗi người đều có bóng mang theo”
Hay, Phạm Công Trứ:
 Chỉ vì tin lời con trẻ
 Cho nên mất vợ rõ buồn chàng Trương
 Chuyện người con gái Nam Xương
 Xin là sách gối đầu giường lứa đôi... 
Em có suy nghĩ gì về cách được giải oan của VN?
GV :Đem lại cho truyện thấm đẫm tính nhân văn sâu sắc và tính hiện thực cao .Vì thế người đời gội là “Thiên cổ kì bút
-đứa con chỉ vào chính bóng của cha-người trực tiếp gây ra nỗi oan nghiệt tấn bi kịch gia đình-cái bóng lặng im nhưng nói ... gọi hs đọc?
Nêu lại nội dung chính của bài?
Trong bài có câu “Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế”. Từ “kinh tế” trong bài thơ có ý nghĩa gì?
1.
*Phong thái ung dung đường hoàng,khí phách kiên cường bất khuất vượt lên hoàn cảnh tù ngục của người chí sĩ cách mạng PBC
-> Kinh tế (nói tắt của kinh bang tế thế ) : Trị nước, cứu đời.
 Ngày nay nghĩa đó của từ “kinh tế” còn được dùng không ? Vì sao ?
-> Không. Ngày nay chúng ta dùng từ kinh tế với nghĩa : Toàn bộ hoạt động của con người trong lao động sản xuất, trao đổi, phân phối, sử dụng của cải vật chất làm ra.
Qua đó em rút ra nhận xét gì về nghĩa của từ ngữ? Nó có còn nguyên vẹn nghĩa theo thời gian không?
-nghĩa cũ mất đi,nghĩa mới hình thành
-> Nghĩa của từ ngữ có thể thay đổi ( cùng với sự phát triển của xã hội ).
Từ vựng không ngừng được bổ sung, phát triển.
Gọi 1 hs đọc bài thơ a,b-chú ý các từ in đậm
2. 
 Xác định nghĩa của từ “xuân” và “tay” trong các ví dụ trên ? Cho biết nghĩa nào là nghĩa gốc, nghĩa nào là nghĩa chuyển ?
 Nghĩa chuyển của từ “xuân” (vd a), “tay” (vd b) được hình thành theo phương thức chuyển nghĩa nào?
- Giải nghĩa: (tra từ điển)
+ xuân1 -> mùa chuyển từ đông sang hạ,mùa mở đầu 1 năm-> nghĩa gốc 
+ xuân2 -> tuổi trẻ->nghĩa chuyển => chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ(giống nhau)
+Tay1: bộ phận của cơ thể người->nghĩa gốc
+ Tay2: chuyên hoạt động hay giỏi về một môn, một nghề nào đó(kẻ buôn người)->nghĩa chuyển theo
 phương thức hoán dụ 
GV đưa bài tập thêm 
VD :Ngày ngày mặt trời...(1)
 Thấy một mặt trời...(2)
* Hướng dẫn HS phân biệt phép tu từ ẩn dụ, hoán dụ với phương thức chuyển nghĩa ẩn dụ, hoán dụ.
- mặt trời...(2) :dùng biện pháp nghệ thuật ẩn dụ dựa vào mối quan hệ giống nhau giữa 2 đối tượng theo cảm nhận của nhà thơ chứ không phải là hiện tượng phát triển nghĩa của từ vì nó không làm phát triển nghĩa của từ trong từ điển. 
Nghĩa chuyển được đưa vào sử dụng cố định trong từ điển
Từ việc tìm hiểu VD trên hãy nêu các 
phương thức phát triển từ ngữ ?
Hai phương thức chủ yếu phát triển nghĩa từ ngữ : ẩn dụ, hoán dụ.
- Một trong những cách phát triển từ vựng tiếng Việt là biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ trên cơ sở nghĩa gốc của chúng.
- Có hai phương thức chủ yếu biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ: phương thức ẩn dụ và phương thức hoándụ.
Từ ví dụ 1, 2 rút ra nhận xét gì về sự biến đổi và phát triển nghĩa từ ngữ?
* Rút ra ghi nhớ.
- Đọc ghi nhớ.
Hoạt động 3: Luyện tập
Mục tiêu: 
Nhận biết nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ
Nhận biết các phương thức phát triển nghĩa của từ
Xác định nghĩa của từ trong cụm từ và câu
Tìm các ví dụ về nghĩa của từ nhiều nghĩa
Phân biệt phép ẩn dụ tu từ và phương thức ẩn dụ trong việc tạo nghĩa mới của từ.
Phương pháp: Vấn đáp giải thích, thảo luận nhóm.
Thời gian: 15 phút.
II. Luyện tập:
Bài tập 1: Xác định nghĩa của từ “ chân “ trong các trừơng hợp cụ thể
Ở câu nào , từ “chân” dùng với nghĩa gốc?
Ở câu nào, từ “chân” dùng với nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ
Ở câu nào , từ “ chân” được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức hoán dụ
Bài tập 1:
Từ “ Chân “ được dùng với nghĩa gốc.
“Chân” được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức hoán dụ
“Chân” được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ
“ Chân “ được dùng theo phương thức vơi nghĩa ẩn dụ
Bài tập 2 Hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiểu bài tập
Bài tập2:
Dựa vào định nghĩa của từ “ trà” thì những cách dùng ấy được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ
Bài tập 3: 
Hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiểu bài tập
Bài tập 3
Trong các trường hợp này từ “ đồng hồ” được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ
Bài tập 4: Hãy tìm những ví dụ để chứng minh rằng các từ: hội chứng, ngân hàng, sốt, vua là những từ nhiều nghĩa
Bài tập 4:
Hội chứng: Tập hợp nhiều triệu chứng cùng xuất hiện của bệnh
Nghĩa chuyển: Ví dụ: Lạm phát, thất nghiệp là hội chứng của tình trạng suy thoái kinh tế
Ngân hàng: Tổ chức kinh tế hoạt động trong lãnh vực kinh doanh, quản lí các nghiệp vụ tiền tệ, tín dụng
Nghĩa chuyển: ví dụ: ngân hàng đề thi, ngan hàng máu.
Sốt: Tăng nhiệt độ cơ thể lên qua mức bình thường do bệnh
Nghĩa chuyễn: : ví dụ: cơn sốt đất, cơn sốt hàng hoá
Vua: Người đứng đầu nhà nước quân chủ.
Nghĩa chuyển : ví dụ: vua dầu hoả, vua ô tô, vua bóng đá
Hoạt động 4: Hướng dẫn tự học 
Mục tiêu: HS khái quát và khắc sâu kiến thức vừa được học.
Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, thuyết trình.
Thời gian: 5 phút.
 a. Bài vừa học:
 	 Đọc một số từ trong từ điển và xác định nghĩa gốc, nghĩa chuyển của từ đó. Chỉ ra trình tự trình bày nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ trong từ điển.
Bài sắp học
 Soạn bài: LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ
Đọc và tìm hiểu các tình huống trong phần I.
Rút ra ghi nhớ
Tiết 20
Ngày soạn: 11/09/2011
Ngày dạy: ...............
LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
- 1. Kiến thức 
- Các yếu tố của thể loại tự sự (nhân vật, sự việc, cốt truyện,)
- Yêu cầu cần đạt của một văn bản tóm tắt tác phẩm tự sự.
2. Kĩ năng
- Tóm tắt cần đạt của một văn bản tóm tắt theo các mục đích khác nhau.
B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ
 *Thầy: Đọc kĩ những lưu ý
 -Kết hợp tóm tắt văn bản tự sự lớp 8
 *Trò: học lại bài cũ
C.	CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
 Ổn định tổ chức:
Kiểm tra bài cũ( 3 phút)
 * Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự ? Mục đích của việc tóm tắt văn bản tự sự (là kể lại 1 cốt truyện để người đọc hiểu được nội dung cơ bản của tp ấy) 
	* Khi tóm tắt cần chú ý điều gì?
 -phải căn cứ vào những yếu tố quan trọng nhất của tp đó là sv và nv chính (cốt truyện và nv chính)
 -Trung thành với vb,không thêm bớt
 -Bảo đảm tính hoàn chỉnh : mở-kết
 - Bảo đảm tính cân đối :dành cho nv chính nhiều hơn
 Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.
Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS.
Phương pháp: Thuyết trình.
Thời gian: 2 phút
 Bài học nhằm giúp học sinh tiếp tục hình thành kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự để phục vụ trực tiếp cho việc đọc – hiểu một số tác phẩm văn xuôi trung đại theo tinh thần tích hợp.
Giới thiệu bài : Như vậy văn bản tự sự là những văn bản phản ánh cuộc sống bằng cách kể lại các sự việc theo một chuỗi liên tục có quá trình,có các mối liên hệ với nhau nhằm bộc lộ ý nghĩa ,phơi bày mâu thuẫn khắc hoạ hình tượng các nhân vật, và việc học xong các văn bản tự sự( VBTS) chúng ta cần tóm tắt được nội dung các văn bản đó là rất cần thiết.
 Hoạt động 2: Sự cần thiết của việc tóm tắt văn bản tự sự
Mục tiêu: - Mục đích của việc tóm tắt VBTS
 - Yêu cầu của việc tóm tắt VBTS
Phương pháp: Vấn đáp giải thích, minh hoạ, thảo luận.
Thời gian: 10 phút.
Hoạt động dạy-học
Nội dung cần đạt
I. Sự cần thiết của việc tóm tắt văn bản tự sự
Củng cố kiến thức:
Mục đích của việc tóm tắt VBTS:
+ Dùng để trao đổi vấn đề liên quan đến tác phẩm được tóm tắt
+ Dùng để lưu trữ tài liệu học tập
+ Dùng để giới thiệu tác phẩm tự sự
Yêu cầu của việc tóm tắt VBTS:
+ Văn bản tóm tắt phải bảo đảm ngắn gọn, phù hợp với mục đích sử dụng
+ Các sự việc chính trong truyện được tóm tắt phải được tổ chức thành một chỉnh thể thống nhất, dễ theo dõi, trung thành với cốt truyện.
+ Ngôn ngữ văn bản tóm tắt cần cô đọng với từ ngữ có tính khái quát, câu văn có khả năng bao quát nhiều sự kiện.
- Gọi HS đọc các tình huống.
 Trong cả ba tình huống trên, người ta đều phải tóm tắt văn bản. Vì sao ?Mục đích của việc tóm tắt các vb trên là gì?
* Thảo luận.
-Tóm tắt: Một bộ phim,một câu chuyện,một TPVH =>là các VBTS
 Nếu tóm tắt không đúng yêu cầu thì dẫn đến tình trạng gì?
- Người nghe không hiểu được nội dung câu chuyện.
Hãy rút ra nhận xét về sự cần thiết phải tóm tắt văn bản tự sự ?
GV: trong thực tế không phải lúc nào chúng ta cũng có thời gian, điều kiện trực tiếp xem hoặc đọc nguyên văn vb,vì vậy tóm tắt VBTS là nhu cầu tất yếu do cuộc sống đặt ra
-> Giúp người đọc, người nghe nắm được nội dung chính của văn bản.
 Hãy tìm hiểu và nêu lên các tình huống khác trong cuộc sống mà em theo cần phải vận dụng kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự ?
- Trao đổi -> Trả lời.
-VD:-lớp trưởng báo cáo cho GVCN về...
*Chú bộ đội kể về trận đánh...
*Người đi đường kể lại một vụ tai nạn...
Hoạt động 3 : Thực hành tóm tắt một văn bản tự sự
Mục tiêu: Thực hành tóm tắt một văn bản tự sự
Phương pháp: Thảo luận nhóm, thuyết trình
Thời gian: 15 phút.
GV :Treo bảng phụ ghi 7 sự việc-gọi hs đọc to
 Các sự việc chính đã nêu đầy đủ chưa? Có thiếu sự việc nào quan trọng không ?
 Tại sao đó là sự việc quan trọng cần phải nêu ?
* Đó là sự việc cần bổ sung hoàn chỉnh trước khi viết văn bản tóm tắt.
Các sự việc nêu trên sắp xếp hợp lí chưa?
II. Thực hành tóm tắt một văn bản tự sự:
-> Các sự việc chính đã nêu khá đầy đủ. Tuy vậy vẫn thiếu một sự việc quan trọng ( Sau khi vợ tự vẫn, một đêm Trương Sinh ngồi cùng đứa con trai, người con chỉ chiếc bóng và bảo đó là cha nó ).
-> Sự việc này đã giúp Trương Sinh hiểu ra vợ mình đã bị oan chứ không phải đợi đến khi Phan Lang kể lại Trương Sinh mới biết (như sự việc thứ 7 trong sgk).
-bổ sung vào sau sự việc thứ 6
Hướng dẫn hs viết tóm tắt vb theo các sự việc nêu trên
Gọi 1,2 em đọc bài
-hs viết theo nhóm bàn (y/c 20 dòng-đủ các sv) -6 p
* Nhận xét.
-> Rút ra ghi nhớ
- Đọc yêu cầu bài tập 2.
* Tóm tắt miệng -> Nhận xét. 
Từ phần I, II hãy cho biết sự cần thiết của việc tóm tắt văn bản tự sự ? Yêu cầu của việc tóm tắt ?
Hoạt động 4 : Luyện tập
Mục tiêu: 
Lựa chọn các văn bản tóm tắt một tác phẩm cho phù hợp với mục đích sử dụng
Lựa chọn các sự việc trong một tác phẩm truyện cho một văn bản tóm tắt
Sắp xếp các sự kiện trong một tác phẩm theo một trật tự phù hợp
Tóm tắt một tác phẩm dưới dạng đề cương
Lựa chọn từu ngữ, câu văn phù hợp để hoàn chỉnh văn bản tóm tắt
Phương pháp: Thảo luận nhóm, thuyết trình
Thời gian: 10 phút.
II. Luyện tập:
HS làm việc theo nhóm.
Bài tập1: Tóm tắt một văn bản tự sụ trong chương trình lớp 8. (Lão Hạc)
Bài tập 2: Tóm tắt miệng về một câu chuyện xảy ra trong cuộc sống mà em đã được nghe hoặc đã chứng kiến
Hoạt động 5: Hướng dẫn tự học 
Mục tiêu: HS khái quát và khắc sâu kiến thức vừa được học.
Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, thuyết trình.
Thời gian: 5 phút.
a. Bài vừa học:
	- Rút gọn hoặc mở rộng một văn bản tóm tắt theo mục đích sử dụng
	- Tóm tắt một tác phẩm vừa đọc với mục đích:
	+ Giới thiệu cho bạn bè cùng biết
	+ Dựa vào bài văn nghị luận về một tác phẩm làm dẫn chứng cho một nhận xét về đặc điểm cốt truyện.
b. Bài sắp học
	Soạn bài: Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh. 
Xác nhận của BGH 	 Tổ chuyên môn nhận xét 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 04- 3 cột.doc