Giáo án Lớp Chồi - Chủ đề: Nghề nghiệp - Nguyễn Thị Phương

Giáo án Lớp Chồi - Chủ đề: Nghề nghiệp - Nguyễn Thị Phương

I. Phát triển thể chất

* Dinh dưỡng và sức khỏe

 -Thực hiện được một số vận động: chạy nhanh, bật xa và phối hợp nhịp nhàng các bộ phận cơ thể khi thể hiện vận động: đi trên ghế thể dục; tung bóng lên cao; đập bắt bóng tại chỗ.

 - Có khả năng phối hợp tay - mắt, cử động của bàn tay, ngón tay để gấp giấy làm đồ chơi, sử dụng kéo, xếp chồng các khối vuông nhỏ bằng các ngón tay.

* Vận động:

 - Biết phối hợp thực hiện các vận động cơ bản: chạy đổi hướng theo vật chuẩn, ném xa bằng một tay, đi khuỵu gối, bò chui qua cổng ; Thực hiện một số vận động khéo léo của bàn tay, ngón tay.

II. Phát triển nhận thức:

* Khám phá khoa học:

 - Trẻ biết có nhiều nghề khác nhau và nhận ra sự khác nhau, giống nhau của các nghề qua tên gọi, qua một số đặc điểm nổi bật về trang phục, đồ dùng, sản phẩm, lợi ích của các nghề với đời sống, sự phát triển của đất nước.

* Làm quen với toán:

 - Đếm đến 3, nhận biết số 3, nhận ra sự khác nhau về số lượng trong phạm vi 3.

 - Biết đặc điểm nổi bật của hình chữ nhật, sự khác nhau, giống nhau giữa hình vuông, tròn, tam giác. Nhận ra các hình trong thực tế.

 - So sánh nhận ra sự khác nhau về kích thước của 3 đối tượng.

III. Phát triển ngôn ngữ:

 - Biết gọi tên một số nghề, gọi tên một số đồ dùng, dụng cụ, sản phẩm của các nghề khác nhau.

 - Đọc thơ, kể lại chuyện đã được nghe có nội dung liên quan đến chủ đề và về một số nghề quen thuộc

 - Mạnh dạn trong giao tiếp và trả lời được câu hỏi về một số nghề; ( Ai? Nghề gì? Cái gì? Để làm gì? Làm như thế nào?)

 - Biết kể hoặc nói về những điều đã quan sát được qua thực tế, qua tranh, ảnh. liên quan đến các nghề.

IV. Phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội:

 - Biết lợi ích của các nghề là làm ra các sản phẩm phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày, phục vụ cho xã hội; ( Lúa, gạo, vải, quần áo, đồ dùng phục vụ giải trí ).

 - Biết quý trọng các sản phẩm do người lao động làm ra, có ý thức tiết kiệm và giữ gìn đồ dùng, đồ chơi, các vật dụng trong gia đình, lớp học

 - Có cử chỉ, lời nói kính trọng, lễ phép đối với người lớn và yêu quý các cô, bác làm các nghề khác nhau.

V. Phát triển thẩm mỹ:

* Tạo hình:

 - Biết thể hiện những cảm xúc khác nhau qua cử chỉ, lời nói trước vẻ đẹp phong phú của các loại đồ dùng, đồ chơi, sản phẩm cảu các nghề.

 - Thể hiện vui thích khi tham gia hoạt động tạo hình, có thể vẽ, nặn, xé, dán tạo ra một số sản phẩm tạo hình thể hiện một số hiểu biết về một số nghề đơn giản.

 * Âm nhạc:

 - Hát và vận động nhịp nhàng theo nhịp điệu của bài hát và thể hiện cảm xúc.

 

doc 19 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 1715Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp Chồi - Chủ đề: Nghề nghiệp - Nguyễn Thị Phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ
CHỦ ĐỀ: NGHỀ NGHIỆP
SỐ TUẦN: 5 TUẦN.
Từ ngày tháng đến ngày tháng năm 2010.
I.MỤC TIÊU
I. Phát triển thể chất
* Dinh dưỡng và sức khỏe
 -Thực hiện được một số vận động: chạy nhanh, bật xa và phối hợp nhịp nhàng các bộ phận cơ thể khi thể hiện vận động: đi trên ghế thể dục; tung bóng lên cao; đập bắt bóng tại chỗ.
 - Có khả năng phối hợp tay - mắt, cử động của bàn tay, ngón tay để gấp giấy làm đồ chơi, sử dụng kéo, xếp chồng các khối vuông nhỏ bằng các ngón tay.
* Vận động:
 - Biết phối hợp thực hiện các vận động cơ bản: chạy đổi hướng theo vật chuẩn, ném xa bằng một tay, đi khuỵu gối, bò chui qua cổng ; Thực hiện một số vận động khéo léo của bàn tay, ngón tay.
II. Phát triển nhận thức:
* Khám phá khoa học:
 - Trẻ biết có nhiều nghề khác nhau và nhận ra sự khác nhau, giống nhau của các nghề qua tên gọi, qua một số đặc điểm nổi bật về trang phục, đồ dùng, sản phẩm, lợi ích của các nghề với đời sống, sự phát triển của đất nước.
* Làm quen với toán:
 - Đếm đến 3, nhận biết số 3, nhận ra sự khác nhau về số lượng trong phạm vi 3.
 - Biết đặc điểm nổi bật của hình chữ nhật, sự khác nhau, giống nhau giữa hình vuông, tròn, tam giác. Nhận ra các hình trong thực tế.
 - So sánh nhận ra sự khác nhau về kích thước của 3 đối tượng. 
III. Phát triển ngôn ngữ:
 - Biết gọi tên một số nghề, gọi tên một số đồ dùng, dụng cụ, sản phẩm của các nghề khác nhau.
 - Đọc thơ, kể lại chuyện đã được nghe có nội dung liên quan đến chủ đề và về một số nghề quen thuộc
 - Mạnh dạn trong giao tiếp và trả lời được câu hỏi về một số nghề; ( Ai? Nghề gì? Cái gì? Để làm gì? Làm như thế nào?)
 - Biết kể hoặc nói về những điều đã quan sát được qua thực tế, qua tranh, ảnh.. liên quan đến các nghề.
IV. Phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội:
 - Biết lợi ích của các nghề là làm ra các sản phẩm phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày, phục vụ cho xã hội; ( Lúa, gạo, vải, quần áo, đồ dùng phục vụ giải trí).
 - Biết quý trọng các sản phẩm do người lao động làm ra, có ý thức tiết kiệm và giữ gìn đồ dùng, đồ chơi, các vật dụng trong gia đình, lớp học
 - Có cử chỉ, lời nói kính trọng, lễ phép đối với người lớn và yêu quý các cô, bác làm các nghề khác nhau.
V. Phát triển thẩm mỹ: 
* Tạo hình:
 - Biết thể hiện những cảm xúc khác nhau qua cử chỉ, lời nói trước vẻ đẹp phong phú của các loại đồ dùng, đồ chơi, sản phẩm cảu các nghề.
 - Thể hiện vui thích khi tham gia hoạt động tạo hình, có thể vẽ, nặn, xé, dán tạo ra một số sản phẩm tạo hình thể hiện một số hiểu biết về một số nghề đơn giản.
	* Âm nhạc:
 - Hát và vận động nhịp nhàng theo nhịp điệu của bài hát và thể hiện cảm xúc.
MẠNG NỘI DUNG
- Biết tên gọi của một số nghề ( Xây dựng, Công an, Bưu điện, Ngân hàng)
- Biết công việc, đồ dùng, trang phục, sản phẩm của các nghề, nơi làm việc
- Bé biết công việc của các chú BĐ, trang phục, đồ dùng của các chú bộ đội, sản phẩm các chú bộ đội.
- Biết tên một số đơn vị, ( doanh trại), một số quy định của bộ đội.( Kỷ luật quân đội). Các binh chủng ( Hải quân, không quân...)
- Bé biết tên gọi của những người làm nghề: Thầy giáo, cô giáo.
- Công việc ( dạy học), đồ dùng( Sách, bút, phấn), sản phẩm( học sinh ngoan học giỏi), nơi làm việc;( Trường học, lớp học.)
Cháu yêu cô chú công nhân.
Ngày hội của cô giáo.
Bé yêu chú Bộ đội
NGHỀ NGHIỆP
Làng nghề quê em	
Bé tập làm bác sỹ
Biết một số nghề phổ biến, gần gũi của địa phương.( Dệt vải, làm chổi chít, Chăn nuôi, trồng trọt)
- Biết ý nghĩa của các nghề, dụng cụ, sản phẩm của các nghề.
- Công việc của nghề y,( khám bệnh, kê đơn, điều trị), các chức danh của nghề( Y tá, y sỹ, Bác sỹ, Dược sỹ).
- Trang phục của nghề y ( áo blus trắng, mũ có chữ +); dụng cụ ( Ống nghe, bơm kim tiêm, máy móc chiếu chụp, siêu âm).
- Nơi làm việc của các y bác sỹ( Bệnh viện, Trạm xá).
MẠNG HOẠT ĐỘNG
* Khám phá khoa học:
- Quan sát các hình ảnh về một số nghề gần gũi, quen thuộcThảo luận, trò chuyện, đàm thoại, tìm hiểu phân biệt một số đặc điểm nổi bật, mối liên quan giữa các nghề trong cuộc sống hàng ngày.
- Chơi “ Ai đoán đúng” ; “ Thi xem ai nhanh” 
* LQVT: 
- Đếm nhóm đồ vật có số lượng 7( đếm vẹt), đếm theo khả năng của trẻ.
- Nhận biết số lượng trong phạm vi 3, nhận biết số 3, so sánh sắp xếp thứ tự trong phạm vi 3; So sánh nhận biết các loại hình, nhận dạng các hình qua thực tế.
- Chơi “ Ai nhanh hơn”; “ Kể đủ 3 đồ dùng”
- Trẻ kể về nghề nghiệp của cha mẹ của người thân, hàng xóm của bé, suy nghĩ về ước mơ của bé sau này.
- Nghe đọc thơ, kể chuyện về chủ đề: Món quà của cô giáo; đọc đồng dao “ nhớ ơn”
- Trò chơi; Ai nhanh hơn: chọn đúng đồ dùng
- Xem, đọc chuyện tranh, làm sách tranh về chủ đề
Phát triển nhận thức
Phát triển ngôn ngữ
NGHỀ NGHIỆP
Phát triển thể chất
Phát triển thẩm mỹ
Phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội
- Nhận biết mối quan hệ giữa các nghề với nhau, lợi ích của các nghề đối với cuộc sống hàng ngày.
- Thể hiện tình cảm biết ơn những người lao động.
- thể hiện một số công việc, các thao tác của một số nghề. 
* DD và sức khỏe:
- Biết các loại thực phẩm các mon ăn bổ dưỡng cho người làm việc.
- Nhận biết một số dụng cụ, nơi nguy hiểm và không chơi gần những nơi đó.
* Vận động: 
- Củng cố các vận động bò thấp chui qua cổng, ném trúng đích, ném xa..
- Thực hiện một số vận động chạy 15m, đi trên ghế thể dục, tung bóng lên cao và bắt bóng..
- Chơi; Kéo co; Lăn bóng; Ai ném xa
* Âm nhạc: 
- Nghe hát vận động theo nhạc bài hát Cô giáo; cháu yêu cô chú công nhân
* Tạo hình: Vẽ, năn, tô màu, cắt, dánmột số hình ảnh, dụng cụ,trang phục, sản phẩm về các nghề.
 -Cùng cô làm đồ dùng phục vụ cho các hoạt động khi thực hiện chủ đề.
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ.
	Chủ đề nhánh: NGÀY HỘI CỦA CÔ GIÁO ?
 Thực hiện từ ngày 15 tháng 11 đến ngày 19 tháng 11 năm 2010
	I. Yêu cầu:
 - Biết nghề giáo viên có các cấp học khác nhau: mầm non,Tiểu học,Trung học cơ sở, Trung học phổ thông, Công việc của cô giáo mầm non là chăm sóc dậy dỗ trẻ nên người
 - Biết nghề giáo viên là nghề dạy học, sản phẩm của họ là học sinh được lên lớp, chuyển lớp...
 - Biết được nơi làm việc dụng cụ, trang phục của nghề giáo viên.
 - Biết thể hiện công việc của cô giáo thông qua giờ chơi.
 - Biết được ngày 20 - 11 hàng năm là ngày hội của những người làm nghề dạy học. Từ đó thể hiện sự kính trọng, quan tâm, biết ơn của mình đối với thầy cô giáo của mình.
 - Hứng thú tham gia vào các hoạt động do cô hướng dẫn.
 - Biết cùng làm bưu thiếp tặng cô nhân ngày 20 - 11.
II. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN TRONG TUẦN.
 Thứ
Các 
hoat
động
 Thứ hai
Thứ ba
Thứ tư
Thứ năm
Thứ sáu
Đón trẻ, trò chuyện
- Đón trẻ vào lớp, gợi cho trẻ chú ý vào sự thay đổi của lớp, về mảng tranh chủ điểm.
- Trò chuyện về tên chủ đề lớn, chủ đề nhánh, về nội dung của chủ đề khám phá trong tuần.
Thể dục sáng- điểm danh
 Tập kết hợp với bài hát “ Tập chải răng”
* Điểm danh: Cho trẻ điểm danh theo tổ, trẻ kiểm tra xem tổ mình vắng bạn nào. Cô tổng hợp và báo ăn.
Hoạt động có chủ đích
KPKH
 Trò chuyện về nghề dạy học
- Đọc thơ “ Cô giáo”
PTTC
Ném trúng đích thẳng đứng 
- Chơi kéo co.
PTNN
 - Thơ “ Bó hoa tặng cô”.
 - Chơi “ Mèo đuổi chuột”
PTNT
 Đếm đến 3- nhận biết nhóm có 3 đối tượng- nhận biết số 3.
PTTM
Hát: Cô giáo miền xuôi.
Nghe: Cô giáo ; 
Chơi Tai ai tinh.
Hoạt động ngoài trời.
Quan sát một số dụng cụ của giáo viên.( Phấn, bút, bảng..)
Chơi: Tai ai tinh.
- Quan sát tranh, ảnh về hoạt động của cô giáo.
- Trò chơi; Rồng rắn.
 Chơi tự do
- Quan sát tranh: Trường Tiểu học.
Chơi: Kéo co - Chơi theo ý thích.
Quan sát các cô chế biến món ăn.
Chơi: Hãy trả lời đúng- thả đỉa ba ba.
Đi dạo quanh sân trường.
Trò chơi về đúng nhà.
Chơi theo ý thích.
Hoạt động góc
PV: Cô giáo - Gia đình đưa con đến lớp học - Cửa hàng đồ dùng học tập, sách báo, tranh chuyện
XD ; Xây trường mẫu giáo ( Khuôn viên, vườn cây xanh)
TH ; Vẽ, nặn cô giáo, đồ dùng dạy học của cô giáo; làm bưu thiếp tặng cô ngày 20 - 11.
AN: Hát múa các bài về cô giáo.
Khám phá: Xếp, dán đồ dùng dạy học của cô giáo, chọn, phân loại đồ dùng của cô giáo mầm non.
Thư viện: Đọc chuyện về chủ đề, xem tranh chuyện về các hoạt động của cô giáo.
Chăm sóc nuôi dưỡng
Rèn và nhắc trẻ tự rửa mặt, rửa tay trước và sau khi ăn.
Giúp trẻ biết đa dạng các loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe, các chất bổ dưỡng giúp có đủ sức khỏe để làm việc.
Hoạt động chiều
GDTM:
Vẽ hoa tặng cô ngày 20-11. Nghe đọc thơ “ Mẹ và cô”
Nghe kể lại chuyện “ Học trò của cô chim khách.
Hướng dẫn trẻ chơi trò chơi
Chơi theo các góc. 
Làm quen bài hát “ Mùa xuân cô nuôi dạy trẻ”.
Sinh hoạt văn nghệ cuối tuần.
Bình xét bé ngoan
Trả trẻ
 Cho trẻ đọc một số bài thơ về Cô giáo - Rèn các kỹ năng ngồi học, kỹ năng cầm bút tô, vẽ
 Nhân xét cuối ngày. Chuẩn bị tư trang cá nhân cho trẻ ra về.
 Trao đổi cùng phụ huynh về tình hình của trẻ, và những thay đổi nếu có.
Ý KIẾN BAN GIÁM HIỆU Ngày 10 tháng 11 năm 2010
 Người lập kế hoạch
 Nguyễn Thị Phương
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRONG TUẦN
Chủ đề nhánh: NGÀY HỘI CỦA CÔ GIÁO .
 Thứ 2 ngày 15 tháng 11 năm 2010
HOẠT ĐỘNG 1.
	Yêu cầu:
 - Trẻ hiểu được nghề dạy học là một nghề cao quý trong xã hội.
 - Trẻ hiểu được công việc hàng ngày của giáo viên nói chung và giáo viên mầm non nói riêng.
 - Sắp xếp được trình tự công việc hàng ngày của giáo viên mầm non qua các trò chơi.
 - Rèn cho trẻ khả năng chú ý ghi nhớ có chủ định.
 - Giáo dục trẻ yêu quý, kính trọng các thầy cô giáo.
 	Chuẩn bị : 
 - Các tranh vẽ hình ảnh: Cô giáo đón trẻ vào lớp; Cô giáo đang 
dạy học; Cô giáo đang cho trẻ ăn và ngủ. 
 - Một số tranh vẽ trình tự công việc hàng ngày của cô giáo	, một số dụng cụ của nghề dạy học, đất nặn, trống lắc giấy bút cho trẻ hoạt động.
Tiến trình tổ chức hoạt động:
 	Hoạt động 1: 
 - Cho trẻ hát theo đĩa bài hát “Cô giáo” . Trò chuyện về bài hát.
 - Bài hát nói về ai? Có ai biết gì về cô giáo không hãy kể cho các bạn của mình nghe... 
	Hoạt động 2:
 * Quan sát tranh theo nhóm trao đổi và thảo luận về nội dung tranh..
 Các bạn vừa quan sát tranh gì? Ai có thể lên giới thiệu bức tranh của nhóm mình vừa quan sát?
 - Nhóm 1 lên giới thiệu: “ Tôi thưa các bạn nhóm tôi vừa thảo luận tranh cô giáo đang đón các bạn vào lớp, Bạn nhỏ quay lại chào Mẹ
 - Có bạn nào còn có ý kiến bổ sung cho tổ của bạn không?
 ( Cô tổng hợp luôn: Tổ 1 đã quan sát rất kỹ, đây là hình ảnh cô giáo đang đón các bạn vào lớp, các bạn thấy có giống với việc cô giáo của lớp mình không? Đây cũng là 1 công việc hàng ngày mà cô giáo đến lớp thường làm đấy..)
 Tiếp tục cho tổ khác lên giới thiệu tranh của nhóm mình tương tự n ... ẩn bị: Tranh minh họa nội dung bài thơ, Một số hình ảnh của cô giáo khi đến lớp.
	Tổ chức thực hiện:
	Hoạt động 1: Trò chyện về chủ đề đang tìm hiểu, về cô giáo cảu mình.
 - Trong tháng 11 này có một ngày rất ý nghĩa với các cô giáo đó là ngày gì?
 - Ngày tết của cô giáo thì các bạn sẽ làm gì để tặng cho cô giáo của mình?
 	Hoạt động 2: 
 - Hàng năm cứ vào ngày này, các bạn nhỏ thường tự mình làm những món quà nhỏ để tặng cô giáo, có bạn ra chợ mua hoa về tặng cô, có những bạn nhỏ ở nông
thôn không có điều kiện mua hoa đã ra vườn nhà hái những đóa hoa trong vườn 
về để tặng cô giáo của mình. Cảm nhận được tình cảm chân thành mộc mạc đó của các bạn nhỏ, nhà thơ Ngô Quân Miện đã sáng tác bài thơ “ Bó hoa tặng cô “ để nói về điều đó đấy, các bạn hãy nghe cô đọc bài thơ này nhé.
 - Đọc cho trẻ nghe toàn bộ bài thơ, nhắc lại tên bài thơ, tên tác giả.
 Trích dẫn và đàm thoại: Bài thơ vừa rồi có tên là gì? Ai là tác giả của bài thơ?
 - Các bạn nhỏ đã làm gì để tặng cô giáo? 
 - Vào ngày gì mà các bạn lại tặng hoa cho cô giáo? 
 - Bó hoa của các bạn có những hoa gì? ( 20- 11; Chúng em đi hái hoa, mang về tặng cô giáo...thành 1 bó vừa xinh.)
 - Các bạn thấy sao khi tặng hoa cho cô giáo? ( Hồi hộp, chẳng nói được câu nào..).
 - Cô giáo có vui không? Tình cảm của cô giáo đối với các bạn như nào? ( Sao em hồi hộp thêđến hết).
 - Bài thơ muốn nhắc nhở chúng mình điều gì? 
 Bài thơ muốn nhắc chúng mình hãy luôn ghi nhớ công ơn của các cô giáo đã chăm sóc dạy dỗ cho chúng mình nên người, cô giáo luôn mong muốn chúng mình chăm ngoan, học giỏi, nghe lời cô giáo, nghe lời bố mẹ, ông bà
 - Cho trẻ đọc toàn bộ bài thơ cùng cô, rồi đọc theo các hình thức ( tổ , nhóm, cá nhân, nhóm bạn trai, bạn gái)
	Hoạt động 3: Để chúc mừng ngày tết của các cô giáo, chúng mình hãy múa hát tặng các côCho trẻ hát múa “ Cô giáo”.
	Hoạt động 4: Nhận xét giờ hoạt động cho trẻ ra chơi.
Đánh giá cuối buổi:
 Thứ 5 ngày 28 tháng 10 năm 2010
Chủ đề nhánh: Ngày hội của cô giáo.
ĐẾM ĐẾN 3 - NHẬN BIẾT NHÓM CÓ 3 ĐỐI TƯỢNG - NHẬN BIẾT SỐ 3.
Yêu cầu:
 - Trẻ biết đếm đến 3, nhận biết nhóm đồ vật có số lượng 3, nhận biết số 3.
 Luyện kỹ năng đếm, nhận xét , so sánh, khả năng quan sát ghi nhớ có chủ
 định cho trẻ.
 Rèn cho trẻ sự tập trung chú ý, thói quen học tập nghiêm túc.
 	Chuẩn bị: 
 Mỗi trẻ một rổ đựng thẻ số từ 1 - 3; 3 bông hoa, 3 cái chậu. Đồ dùng của cô tương tự của trẻ nhưng có kích thước lớn hơn.
 Một số bài hát, bài thơ về chủ đề.
Tổ chức thực hiện:
 	Ổn định: Hát “ Bạn có biết tên tôi”. Trò chuyện.
 Bài hát vừa rồi có ở chủ đề nào? Hãy cùng trò chuyện về cô giáo, về công việc cô giáo của chúng mình thường làm.
 Cho trẻ tự kể về những điều trẻ nhìn thấy về công việc của cô giáo của lớp, của trường.
 Cô giáo đến lớp có phải làm nhiều việc không? Các bạn sẽ làm gì để cô giáo của mình luôn vui...
	Hoạt động 1:Ôn đếm đến 2.
 - Hãy vỗ tay cho cô 2 tiếng và cùng đếm to ( 1 - 2), cho trẻ nghiêng đầu, dậm chân, nhích vai, đếm đồ dùng quanh lớp có số lượng 2. Các bạn rất giỏi,Cô đã chuẩn bị nhiều đồ dùng cho các bạn, tổ 1 lấy đồ chơi bên tay phải của cô, tổ 2 phía trước mặt của cô, tổ 3 phía tay trái của cô. Hãy nhanh tay đến lấy và về chỗ ngồi.
 	 Hoạt động 2: Đếm đến 3 - nhận biết nhóm đồ vật có số lượng trong phạm vi 3 - nhận biết số 3.
 - Quan sát xem cô chuẩn bị đồ dùng gì cho các bạn? Có ai nhớ trong tháng 11 này có một ngày quan trọng với các cô giáo đó là ngày gì? ( ngày 20 - 11 là ngày tết của các cô giáo ạ). Cho đọc bài thơ “ Bó hoa tặng cô”
 - Các bạn có muốn cô kể chuyện nữa không?
 - Đặt rổ sang phía phải và lằng nghe nhé.
 Dựa vào nội dung một câu chuyện kể cho trẻ nghe, “ Sắp đến ngày tết của các cô giáo rồi lớp của Tùng Lâm vẫn chưa biết chuẩn bị gì để tặng cho các cô giáo của mình, cả lớp bàn nhau ,  cuối cùng cậu ta quyết định về nhà xin mẹ những cái chậu để đem đến trồng hoa vào ( xếp chậu theo hàng ngang từ trái sang, cho trẻ thực hiện theo cô). Lâm còn nhanh chân chạy ra chợ mua hoa đem về trồng ( xếp hoa lên trên chậu tương ứng 1- 1). Hãy đếm xem Lâm mua được mấy cây hoa? Đếm xem có mấy chậu? Có mấy chậu Mấy cây hoa?Quan sát 2 nhóm này ai có nhận xét gì không?Nhóm chậu và nhóm hoa như nào? Nhóm nào nhiều, nhóm nào ít? ( Hai nhóm không bằng nhau, nhóm chậu nhiều hơn nhóm hoa, nhóm hoa ít hơn nhóm chậu.)
 Có bạn nào có nhận xét khác không?
 Hỏi thêm 2 - 3 trẻ để trẻ nêu ý kiến?
 Bây giờ làm cách nào để cho 2 nhóm bằng nhau? ( thêm 1 cây hoa.)
 Có còn cách nào khác cách đó không? ( Bớt đi 1 cái chậu).
 Cho trẻ thực hiện ( thêm vào 1 cây hoa), cho trẻ đếm 2 nhóm trên bảng và của trẻ.
 Xung quanh lớp có rất nhiều nhóm đồ dùng bạn nào tinh mắt lên tìm và đếm.
 Hỏi trẻ về số lượng của các nhóm đồ dùng. 
 Tất cả các nhóm đều có mấy? ( có 3 ạ), sẽ tương ứng với mấy ngón tay? Các bạn đếm bằng ngón tay xem, mấy ngón tay? ( 3 ngón tay).
 Bây giờ cô không muốn chúng mình đếm bằng ngón tay mà sử dụng số cho các nhóm, nếu vậy sẽ phải tìm số mấy nhỉ?
 Ai đã biết sô 3 lên tìm giúp cho cô? Đây có đúng là số 3 không? Vì sao con biết đây là số 3? Con nhìn thấy số 3 ở đâu?...
 Giới thiệu cấu tạo số 3, phát âm cho trẻ nghe và cho trẻ phát âm nhiều lần, tìm số và đặt vào các nhóm. 
 Các bạn rất vui vì ngày mai sẽ tặng cho mỗi lớp 1 chậu hoa để làm quà tặng cho cô giáo, chắc các cô sẽ vui lắm đấy.
 Cô cũng thấy rất cảm động về tình cảm của các bạn dành cho cô giáo của mình, bây giờ chúng mình hãy chơi trò chơi cùng cô nhé
 Hoạt động 3: Ôn đếm số lượng trong phạm vi 3 - nhận biết số 3:
 Cho chơi tìm số xung quanh lớp.
 Chơi ai cảm nhận giỏi: Cho trẻ đứng lên trên, quay lưng lại phía các bạn, cô viết số lên lưng trẻ yêu cầu trẻ nói đúng số cô viết
 Chơi tìm nhóm bạn.
	Hoạt động 4: Hát múa “ Cô giáo” và chuyển hoạt động khác.
Đánh giá cuối buổi:
 Thứ 6 ngày 19 tháng 11 năm 2010
Chủ đề nhánh:Ngày hội của cô giáo.
 NDTT: Hát 
 Yêu cầu:
 - Hát đúng lời, đúng nhịp của bài hát, hiểu nội dung của bài hát, nói đúng tên bài hát, tên tác giả.
 - Biết vỗ tay theo nhịp, nhún theo nhịp của bài hát. Hứng thú tham gia vào hoạt động.
 - Luyện thính giác, cảm nhận âm thanh, đoán đúng âm thanh của các dụng cụ âm nhạc khi chơi trò chơi.
 - Giáo dục trẻ có thái độ yêu quý, kính trọng cô giáo, nghe lời cô chăm ngoan, học giỏi.
	Chuẩn bị:
 - Phách, xắc xô, dụng cụ cho trẻ biếu diễn.
 - Một số đồ dùng dạy học của cô giáo.
 - Giấy, bút màu cho trẻ.
	Tổ chức thực hiện:
 	Ổn định: Cho trẻ đọc bài thơ “ Cô giáo của em”.
 - Trò chuyện về nội dung bài thơ, 
 - Bài thơ nói về ai? Cô giáo của chúng mình như nào?
 - Cô giáo dạy chúng mình những gì?...
 Tổng hợp lại các nhận xét của trẻ.
	Hoạt động 1: Hát và vận động “ Cô giáo miền xuôi”
 - Các cô giáo có mặt ở khắp mọi nơi trên đất nước, ở đâu có người sinh sống là ở đó có mặt của các cô giáo, cô giáo từ dưới xuôi mang cái chữ đến tận những bản làng xa xôi. Cảm nhận được sự vất vả của cô giáo đem cái chữ đến cho các bạn nhỏ vùng cao, nhạc sỹ Mộng Lân đã sáng tác bài hát “ Cô giáo miền xuôi” để nói về điều đó, các bạn hãy nghe cô hát nhé.
 Hát cho trẻ nghe toàn bộ bài hát, nói tên bài hát tên tác giả.
 Hát lại kết hợp minh họa động tác.
 Cho cả lớp cùng hát với cô 2 - 3 lần.
 Cho từng tổ hát và vận động theo nhạc, hai tổ còn lại vỗ tay ( xắc xô, phách) cho tổ bạn thể hiện.
 Luân phiên giữa các nhóm bạn trai, bạn gái
	Hoạt động 2: Nghe hát “ Cô giáo”
 Hát cho trẻ nghe 2 lần, nói tên tác giả, tác phẩm, kết hợp cho nghe qua đĩa, cô vận động theo bài hát, khuyến khích trẻ hát và vận động cùng cô.
	Hoạt động 3: Chơi “ Tai ai tinh”
 Vẽ một vòng tròn giữa lớp, trong vòng tròn đặt 1 cái bàn, trên bàn để các đồ dùng, dụng cụ cô giáo thường dùng, lắc xắc xô chậm trẻ đi ngoài vông kết hợp hát bài “ Cô giáo miền xuôi; Cô giáo”. Khi cô lắc xắc xô to và nhanh trẻ phải chạy nhanh vào vòng và nhặt cho mình một đồ dùng, nêu ai không nhặt được sẽ phải nhảy lò cò và ra ngoài 1 vòng chơi.
 Khuyến khích trẻ chú ý lắng nghe cho tinh để không phải nhảy lò cò. Động viên trẻ kịp thời cho trẻ hứng thú.
	Hoạt động 4: Để cảm ơn cô giáo miền xuôi, chúng mình hãy về góc ngồi vẽ quà để tặng cho cô giáo nhé.
	Đánh giá cuối buổi:
HOẠT ĐỘNG GÓC
 Chủ đề nhánh: Ngày hội của cô giáo
 Thực hiện từ ngày 15 tháng 11 đến ngày 19 tháng 11 năm 2010
	Nội dung chơi.
 - Góc phân vai: Cô giáo - Gia đình đưa con đến lớp học - Cửa hàng đồ dùnghọc tập, sách báo, tranh chuyện.
 - Xây dựng: Xây trường mẫu giáo,( Khuôn viên, vườn cây xanh).
 - Tạo hình: Vẽ cô giáo, nặn đồ dùng dạy học, làm bưu thiếp tặng cô ngày 20 - 11.
 - Âm nhạc: Hát múa các bài hát về cô giáo.
 - Khám phá: Xếp, dán đồ dùng dạy học của cô giáo, chọn, phân loại đồ dùng của cô giáo mầm non và cô giáo tiểu học.
 - Thư viện: Đọc chuyện về chủ đề, xem tranh chuyện về các hoạt động của cô giáo.
	Yêu cầu: 
 - Biết sử dụng đa dạng các nguyên vật liệu để xây dựng được trường học, có các phòng hoạt động, ( phòng họp, nơi nghỉ ngơi cho các cô giáo, phòng học của các lớp).
 - Biết chơi theo các nhóm, thảo luận với nhóm về công việc của nhóm, bầu người điều khiển nhóm, có sự liên kết giữa các nhóm với nhau.
 - Biết thể hiện tính cách của mẹ, của cô giáo đối với con và với trò của mình.
 - Biết sử dụng các nguyên liệu để tạo ra sản phẩm nghệ thuật( Đồ dùng dạy học, bưu thiếp tặng cô).
 Sắp xếp được công việc hàng ngày của cô giáo.
	Chuẩn bị:
 Các nguyên liệu, học liệu, đồ dùng, đồ chơi phục vụ giờ chơi của trẻ.
 Nơi trưng bày các sản phẩm trẻ làm ra.
 Các nguyên vật liệu dùng thay thế.
	Tổ chức hoạt động:
 Hát múa “ Cô giáo miền xuôi”, trò chuyện về chủ đề đang khám phá.
 	 * Thỏa thuận: 
 - Ai nhắc lại tên các góc của lớp mình?
 - Với chủ đề này hôm nay chúng mình sẽ chơi những góc nào?
 - Bạn nào có thể nhắc lại yêu cầu của giờ chơi ?
 - Các bạn hãy chọn góc chơi, bạn chơi cho nhóm mình, mang ảnh đến dán vào góc mình đã chọn.
	* Quá trình chơi: 
 - Cho trẻ về góc chơi như đã thỏa thuận. Yêu cầu trẻ về nhóm tự phân công công việc cho nhau.
 - Cô đi đến các nhóm gợi ý chủ đề chơi cho trẻ
 Các bạn định xây gì? Cần những nguyên vật liệu gì? Những thứ đó các bạn làm thế nào mà có?...
 Tiếp tục đi đến các nhóm khác để gợi ý cho trẻ.
	* Kết thúc quá trình chơi:
 Cô nhận xét các nhóm chỉ ra cho trẻ những mặt cần bổ sung, những mặt làm được.
 Tập trung trẻ đến nhóm chính, yêu cầu trẻ nêu nhận xét của mình, về nhóm của bạn, chỉ ra những điểm chưa được cần phải bổ sung
 Cô tổng hợp nhận xét của trẻ. Khen động viên những nhóm chơi tốt, khuyến khích những nhóm chơi chưa đạt theo yêu cầu
	* Đánh giá cuối buổi: 

Tài liệu đính kèm:

  • docchu de nghe nghiep.doc