Hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học môn Địa lí, cấp THCS

Hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học môn Địa lí, cấp THCS

1. Mục tiêu của việc điều chỉnh nội dung dạy học

 Điều chỉnh nội dung dạy học để dạy và học phù hợp với chuẩn kiến thức kĩ năng và mục tiêu giáo dục, phù hợp với thời lượng dạy học và điều kiện thực tế các nhà trường.

 Điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng cắt giảm các nội dung quá khó, trùng lặp, chưa thật sự cần thiết đối với học sinh (HS), các câu hỏi, bài tập đòi hỏi phải khai thác quá sâu kiến thức lí thuyết, để giáo viên (GV), HS dành thời gian cho các nội dung khác, tạo thêm điều kiện cho GV đổi mới phương pháp dạy học theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông.

2. Thời gian thực hiện

Hướng dẫn này dựa trên sách giáo khoa (SGK) của Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam ấn hành năm 2011 và được áp dụng từ năm học 2011 - 2012. Nếu GV và HS sử dụng SGK của các năm khác thì cần đối chiếu với SGK năm 2011 để điều chỉnh, áp dụng phù hợp.

3. Hướng dẫn thực hiện các nội dung

Ngoài các nội dung đã hướng dẫn cụ thể trong văn bản, trong cột Hướng dẫn thực hiện ở các bảng dưới đây cần lưu ý thêm một số vấn đề sau:

Đối với các bài, các phần không dạy thì GV dùng thời lượng của các bài, các phần này dành cho các bài, các phần khác hoặc sử dụng để luyện tập, củng cố, hướng dẫn thực hành cho HS. Không ra bài tập và không kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS vào những nội dung được hướng dẫn là ”không dạy” hoặc ”đọc thêm”. Tuy nhiên, GV, HS vẫn có thể tham khảo các nội dung đó để có thêm sự hiểu biết cho bản thân.

Trên cơ sở khung phân phối chương trình của môn học, các sở GDĐT, phòng GDĐT chỉ đạo các trường và GV điều chỉnh phân phối chương trình chi tiết đảm bảo cân đối giữa nội dung và thời gian thực hiện, phù hợp với điều chỉnh nội dung dạy học dưới đây.

Toàn bộ văn bản này được nhà trường in sao gửi cho tất cả GV bộ môn.

 

doc 5 trang Người đăng vanady Lượt xem 1489Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học môn Địa lí, cấp THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC
MÔN ĐỊA LÍ, CẤP THCS
(Kèm theo Công văn số...../BGDĐT-GDTrH ngày tháng 8 năm 2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo)
1. Mục tiêu của việc điều chỉnh nội dung dạy học 
 Điều chỉnh nội dung dạy học để dạy và học phù hợp với chuẩn kiến thức kĩ năng và mục tiêu giáo dục, phù hợp với thời lượng dạy học và điều kiện thực tế các nhà trường. 
 Điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng cắt giảm các nội dung quá khó, trùng lặp, chưa thật sự cần thiết đối với học sinh (HS), các câu hỏi, bài tập đòi hỏi phải khai thác quá sâu kiến thức lí thuyết, để giáo viên (GV), HS dành thời gian cho các nội dung khác, tạo thêm điều kiện cho GV đổi mới phương pháp dạy học theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông. 
2. Thời gian thực hiện	
Hướng dẫn này dựa trên sách giáo khoa (SGK) của Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam ấn hành năm 2011 và được áp dụng từ năm học 2011 - 2012. Nếu GV và HS sử dụng SGK của các năm khác thì cần đối chiếu với SGK năm 2011 để điều chỉnh, áp dụng phù hợp. 
3. Hướng dẫn thực hiện các nội dung 
Ngoài các nội dung đã hướng dẫn cụ thể trong văn bản, trong cột Hướng dẫn thực hiện ở các bảng dưới đây cần lưu ý thêm một số vấn đề sau:
Đối với các bài, các phần không dạy thì GV dùng thời lượng của các bài, các phần này dành cho các bài, các phần khác hoặc sử dụng để luyện tập, củng cố, hướng dẫn thực hành cho HS. Không ra bài tập và không kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS vào những nội dung được hướng dẫn là ”không dạy” hoặc ”đọc thêm”. Tuy nhiên, GV, HS vẫn có thể tham khảo các nội dung đó để có thêm sự hiểu biết cho bản thân.
Trên cơ sở khung phân phối chương trình của môn học, các sở GDĐT, phòng GDĐT chỉ đạo các trường và GV điều chỉnh phân phối chương trình chi tiết đảm bảo cân đối giữa nội dung và thời gian thực hiện, phù hợp với điều chỉnh nội dung dạy học dưới đây. 
Toàn bộ văn bản này được nhà trường in sao gửi cho tất cả GV bộ môn.
a) Lớp 6
STT
Bài
Trang
Nội dung điều chỉnh
Hướng dẫn thực hiện
1
Bài 2. Bản đồ. Cách vẽ bản đồ
9
Cả bài
Không dạy
2
Bài 6. Thực hành. Tập sử dụng địa bàn và thước đo để vẽ sơ đồ lớp học 
20
Cả bài
Không dạy
3
Bài 7. Sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả
21
Câu hỏi 1 phần câu hỏi và bài tập
Không yêu cầu HS trả lời
4
Bài 8. Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời
25
Câu hỏi 3 phần câu hỏi và bài tập
Không yêu cầu HS trả lời
5
Bài 11. Thực hành: Sự phân bố các lục địa và đại dương trên bề mặt Trái Đất
34
Câu 3
Không yêu cầu HS làm
6
Bài 18. Thời tiết, khí hậu và nhiệt độ không khí
55
Câu hỏi 2 phần câu hỏi và bài tập
Không yêu cầu HS trả lời
7
Bài 19. Khí áp và gió trên Trái Đất 
58
Câu hỏi 3 phần câu hỏi và bài tập
Không yêu cầu HS trả lời
8
Bài 21. Thực hành: Phân tích biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa
65
Câu 2 và 3 
Không yêu cầu HS làm
	b) Lớp 7
STT
Bài
Trang
Nội dung điều chỉnh
Hướng dẫn thực hiện
1
Bài 1. Dân số
3
Mục 3. Sự bùng nổ dân số: từ dòng 9 đến dòng 12 "Quan sát..... Tại sao?"
Không dạy 
2
Bài 4. Thực hành: Phân tích lược đồ dân số và tháp tuổi
13
Câu 1
Không yêu cầu HS làm
3
Bài 5. Đới nóng. Môi trường xích đạo ẩm
15
Câu hỏi 4 phần câu hỏi và bài tập
Không yêu cầu HS trả lời
4
Bài 8. Các hình thức canh tác trong nông nghiệp ở đới nóng
26
Cả bài
Không dạy 
5
Bài 9. Hoạt động sản xuất nông nghiệp ở đới nóng
30
Câu hỏi 3 phần câu hỏi và bài tập
Không yêu cầu HS trả lời
6
Bài 12. Thực hành: Nhận biết đặc điểm môi trường đới nóng
39
Câu 2 và 3
Không yêu cầu HS làm
7
Bài 18. Thực hành: Nhận biết đặc điểm môi trường đới ôn hòa
59
Câu 2
Câu 3
Không yêu cầu HS làm
Không yêu cầu vẽ biểu đồ, GV hướng dẫn HS nhận xét và giải thích.
8
Bài 24. Hoạt động kinh tế của con người ở vùng núi
77
Cả bài
Không dạy
9
Bài 29. Dân cư, xã hội châu Phi
89
Mục 1. Lịch sử và dân cư; phần a: Sơ lược lịch sử 
Không dạy
10
Bài 43. Dân cư, xã hội Trung và Nam Mĩ
131
Mục 1. Sơ lược lịch sử 
Không dạy 
	c) Lớp 8
STT
Bài
Trang
Nội dung điều chỉnh
Hướng dẫn thực hiện
1
Bài 2. Khí hậu châu Á
7
Câu hỏi 2 phần câu hỏi và bài tập
Không yêu cầu HS trả lời
2
Bài 5. Đặc điểm dân cư, xã hội châu Á 
16
Câu hỏi 2 phần câu hỏi và bài tập
Không yêu cầu vẽ biểu đồ, GV hướng dẫn HS nhận xét
3
Bài 7. Đặc điểm phát triển kinh tế-xã hội các nước châu Á
21
Phần 1. Vài nét về lịch sử phát triển của các nước châu Á
Câu hỏi 2 phần câu hỏi và bài tập
Không dạy 
Không yêu cầu HS trả lời 
4
Bài 13. Tình hình phát triển kinh tế-xã hội khu vực Đông Á
44
Câu hỏi 2 phần câu hỏi và bài tập
Không yêu cầu HS trả lời
5
Bài 18. Thực hành: Tìm hiểu Lào và Cam-pu-chia
62
Mục 3. Điều kiện xã hội, dân cư
Mục 4. Kinh tế
Không yêu cầu HS làm
Không yêu cầu HS làm
6
Bài 19. Địa hình với tác động của nội, ngoại lực
66
Cả bài
Không dạy, HS tự tổng kết
7
Bài 20. Khí hậu và cảnh quan trên Trái Đất
70
Cả bài
Không dạy, HS tự tổng kết
8
Bài 21. Con người và môi trường địa lí
74
Cả bài
Không dạy, HS tự tổng kết
9
Bài 22. Việt Nam - Đất nước, con người
78
Câu hỏi 2 phần câu hỏi và bài tập
Không yêu cầu HS trả lời
10
Bài 23. Vị trí, giới hạn, hình dạng lãnh thổ Việt Nam
81
Câu hỏi 1 phần câu hỏi và bài tập
Không yêu cầu HS trả lời
11
Bài 26. Đặc điểm tài nguyên khoáng sản Việt Nam
96
Mục 2. Sự hình thành các vùng mỏ chính ở nước ta
Câu hỏi 3 phần câu hỏi và bài tập
Không dạy 
Không yêu cầu HS trả lời
12
Bài 41. Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ
140
Câu hỏi 3 phần câu hỏi và bài tập
Không yêu cầu HS trả lời
13
Bài 44. Thực hành: Tìm hiểu địa phương
153
Cả bài
 Hướng dẫn HS tìm hiểu lịch sử, địa lí địa phương theo dàn ý: 
1. Tên địa điểm, vị trí địa lí
2. Lịch sử phát triển
3. Vai trò ý nghĩa đối với địa phương
	d) Lớp 9
STT
Bài
Trang
Nội dung điều chỉnh
Hướng dẫn thực hiện
1
Bài 6. Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam
19
Mục I. Nền kinh tế nước ta trước thời kì đổi mới
Không dạy 
2
Bài 9. Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp, thủy sản
33
Câu hỏi 3 phần câu hỏi và bài tập
Thay đổi câu hỏi thành vẽ biểu đồ hình cột
3
Bài 12. Sự phát triển và phân bố công nghiệp
42
Mục II. Các ngành công nghiệp trọng điểm ; phần 3 : Một số ngành công nghiệp nặng khác 
Câu hỏi 3 phần câu hỏi và bài tập
Không dạy 
Không yêu cầu HS trả lời
4
Bài 41, 42, 43 Địa lí tỉnh (thành phố)
146, 148, 149
Cả bài
Gộp thời gian dạy 3 tiết còn 2 tiết : 
- Tiết 1 : Mục I, II, III
- Tiết 2 : Mục IV, V, VI
5
Bài 44. Thực hành : Phân tích mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên. Vẽ và phân tích biểu đồ cơ cấu kinh tế của địa phương
151
Cả bài
Không dạy
3.2. Hướng dẫn khung phân phối chương trình
	Trên cơ sở khung phân phối chương trình dưới đây, các cơ quan quản lí giáo dục ở địa phương xây dựng phân phối chương trình chi tiết cho từng học kì, các tiết ôn tập và kiểm tra sao cho phù hợp với đặc điểm giáo dục ở mỗi vùng miền.
	a) Lớp 6
- Tổng số : 26 bài : 22 bài lí thuyết + 4 bài thực hành.
- Học kì I : 19 tuần (1 tiết/tuần) kết thúc ở bài 14 : Địa hình bề mặt Trái Đất (tiếp theo).
- Học kì II : 18 tuần (1 tiết/tuần) : các bài còn lại.
b) Lớp 7 
- Tổng số : 59 bài : 49 bài lí thuyết + 10 bài thực hành.
- Học kì I : 19 tuần (2 tiết/tuần) kết thúc ở bài 33 : Các khu vực châu Phi (tiếp theo).
- Học kì II : 18 tuần (2 tiết/tuần) : các bài còn lại.
c) Lớp 8 
- Tổng số : 41 bài : 33 bài lí thuyết + 8 bài thực hành.
- Học kì I : 19 tuần (1 tiết/tuần) kết thúc ở bài 13 : Tình hình phát triển kinh tế-xã hội khu vực Đông Á.
- Học kì II : 18 tuần (2 tiết/tuần) : các bài còn lại.
d) Lớp 9 
- Tổng số : 42 bài : 32 bài lí thuyết + 10 bài thực hành.
	- Học kì I : 19 tuần (2 tiết/tuần) kết thúc ở bài 30 : Thực hành : So sánh tình hình sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên.
- Học kì II : 18 tuần (1 tiết/tuần) : các bài còn lại./.
_________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docNoi dung giam tai mon Dia li.doc