Giáo án lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần 1 - Tiết 1, 2: Phong cách Hồ Chí Minh

Giáo án lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần 1 - Tiết 1, 2: Phong cách Hồ Chí Minh

1. Kiến thức

 - Cách làm bài thuyết minh về một thử đồ dùng ( cái quạt, cái bút, cái kéo, )

 - Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuẩt trong thuyết minh.

2. Kỹ năng

 - Xác định yêu cầu của đề bài thuyết minh về một đồ dùng cụ thể.

 - Lập dàn ý chi tiết và viết phần Mở bài cho bài văn thuyết minh (có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật) về một đồ dùng.

B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:

1. Giáo viên: - “Đức tính giản dị của Bác Hồ” (lớp 7)

- Những lời thơ về Bác

- Tranh ảnh, bài viết về nơi ở, và nơi làm việc của Bác

 

doc 29 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1379Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần 1 - Tiết 1, 2: Phong cách Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 01
Tiết 01,02
Ngày soạn: 20/08/2011
Ngày dạy: ..../08/2011 
 Phong cách Hồ Chí Minh 
 - Lê Anh Trà -
A.	MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
 - Cách làm bài thuyết minh về một thử đồ dùng ( cái quạt, cái bút, cái kéo,)
 - Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuẩt trong thuyết minh.
2. Kỹ năng
 - Xác định yêu cầu của đề bài thuyết minh về một đồ dùng cụ thể.
 - Lập dàn ý chi tiết và viết phần Mở bài cho bài văn thuyết minh (có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật) về một đồ dùng.
B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
1. Giáo viên: - “Đức tính giản dị của Bác Hồ” (lớp 7)
- Những lời thơ về Bác
- Tranh ảnh, bài viết về nơi ở, và nơi làm việc của Bác
 - Cuốn sách “Bác Hồ kính yêu”
2. Học sinh: - Đọc bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ”
- Đọc tác phẩm và xem kĩ phần chú thích
- Trả lời các câu hỏi trong “Đọc hiểu VB” (Trang 8 SGK)
 - Sưu tầm tranh ảnh, bài viết về nơi ở và làm việc của Bác.
C.	CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
	1. Ổn định tổ chức:
	2. Kiểm tra bài cũ: ( ... phút)
	3. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS.
Phương pháp: Thuyết trình.
Thời gian: 3 phút.
Giới thiệu bài: Bác Hồ của chúng ta không những là nhà yêu nước, nhà cách mạng vĩ đại mà Người còn là một trong 3 bậc tài danh được công nhận là Danh nhân văn hoá Thế giới.Vẻ đẹp văn hoá chính là nét nổi bật trong phong cách HCM. Ở các lớp dưới các em đã được tìm hiểu một số văn bản viết về Hồ Chí Minh, giờ hôm nay với văn bản, Phong cách Hồ Chí Min,h chúng ta sẽ hiểu rõ hơn phong cách sống và làm việc của Bác.
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung về văn bản
Mục tiêu: HS nắm được những nét chính về tác giả, tác phẩm.
Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, thuyết trình.
Thời gian: 12 phút.
Hoạt động dạy-học
Nội dung cần đạt
Hãy giới thiệu về tác giả Lê Anh Trà ?
I/ Tìm hiểu chung
Tác giả: Lê Anh Trà
Hãy nêu cách đọc văn bản ?
Tác phẩm.
Trích trong "Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị", nhân dịp 100 năm ngày sinh của Bác Hồ
- GV đọc mẫu
 Hướng dẫn HS tìm hiểu các chú thích 2, 3, 5, 6, 7, 9, 10 ?
VB được viết theo thể loại nào?
-Thuộc văn bản nhật dụng
PTBĐ chính của vb?
-PTBĐ:tự sự +nghị luận
Văn bản có thể chia làm mấy phần ? Nêu nội dung từng phần ?
3. Đọc- Tìm hiểu chú thích- Bố cục:
- P1 ( Từ đầu ...” rất hiện đại” ) : Sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại của HCM.
- P2 (còn lại) : Nét đẹp trong lối sống HCM.
Em hãy nêu chủ đề của văn bản.
Chủ đề:
	Văn bản đề cập đến vấn đề : sự hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.
Hoạt động 3: Tìm hiểu chi tiết 
Mục tiêu: HS hiểu, cảm thụ được giá trị nội dung và nghệ thuật tác phẩm.
Phương pháp: Vấn đáp tìm tòi; thuyết trình; đọc sáng tạo tái hiện hình tượng.
Thời gian: 60 phút.
Thế nào là “cuộc đời đầy truân chuyên”?
Dựa vào những hiểu biết cuộc đời hoạt động của Bác ,em hãy tóm tắt ngắn gọn quá trình ra đi tìm đường cứu nước của Người?
-1 em phát biểu-em khác bổ sung (Năm 1911 Người ra đi với 2 bàn tay trắng,sang các nước Pháp, Đức, Thái Lan...làm đủ mọi nghề,đến Liên Xô Người gặp CN Mác Lê Nin...)
II. Đọc- hiểu văn bản:
1. Sự tiếp thu văn hoá nhân loại của Hồ Chí Minh:
 Những tinh hoa văn hoá nhân loại đến với HCM trong hoàn cảnh nào ?
- Trong cuộc đời hoạt động CM, HCM đã đi qua nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều nền văn hoá.
H: Để có được vốn tri thức sâu rộng ấy, Người đã làm những gì?
- Tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay đồng thời phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản.
 Động lực nào đã giúp Người tiếp thu vốn tri thức của nhân loại ?
- Những ảnh hưởng quốc tế đã nhào nặn với cái gốc dân tộcTrở thành một nhân cách Việt Nam
Em hiểu như thế nào về sự “nhào nặn” của nguồn văn hoá quốc tế và văn hoá dân tộc của Bác? 
?Nhận xét nghệ thuật sử dụng trong đoạn văn này?
- Đó là sự đan xen kết hợp bổ sung sáng tạo hài hoà hai nguồn văn hoá trong tri thức văn hoá HCM.
-Dùng NT )( kết hợp kể với lời bình
 Từ đó em hiểu gì về vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh ? 
GV: Đó là kiểu mẫu của tinh thần tiếp nhận văn hoá ở HCM: biết thừa kế và phát triển các giá trị văn hoá.
-Dùng NT )( kết hợp kể với lời bình -> HCM tiếp thu tinh hoa văn hoá dựa trên nền tảng văn hoá dân tộc.
à Sự hiểu biết sâu, rộng về các dân tộc và văn hoá thế giới nhào nặn nên cốt cách văn hoá dân tộc Hồ Chí Minh.
 Theo dõi phần hai, nêu nội dung chính 
2. Nét đẹp trong lối sống Hồ Chí Minh:
 Ơ cương vị lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước, Chủ tịch HCM có lối sống như thế nào?
Em có nhận xét gì về lối sống ấy của Người?
- Nơi ở, nơi làm việc: nhà sàn...đơn sơ
- Trang phục: quần áo bà ba nâu, áo trấn thủ, đôi dép lốpgiản dị.
GV: yêu cầu hs treo tranh sưu tầm về nơi ở,nơi làm việc của Bác-gv đưa ra tranh về khu nhà sàn-Phủ Chủ Tịch (Hà Nội)
- Tư trang: vài chiếc va li con.
- Ăn uống: cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối cháo hoa... Đạm bạc
Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để nói về lối sống của Bác ? Tác dụng ?
- Nghệ thuật đối lập -làm nổi bật vẻ đẹp trong lối sống của Bác.-> Giản dị và thanh cao.
Vì sao có thể nói lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao ?
Đây không phải lối sống khắc khổ của những người tự vui trong cảnh nghèo cũng không phải tự thần thánh hoá làm cho khác người - Đây là lối sống có văn hoá đã trở thành quan niệm thẩm mỹ: cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên.
Sống có văn hoá
Em đã học văn bản nào nói về lối sống giản dị của Bác ? Kể thêm một vài câu chuyện về lối sống giản dị của Bác?
GV:Kể câu chuyện ..... 
-“Đức tính giản dị của Bác Hồ”, “Ngắm trăng”, “Tức cảnh Pác Bó”...
Ở phần cuối văn bản, tác giả đã so sánh lối sống của Bác với Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm. Theo em có điểm gì giống và khác giữa lối sống của Bác và các vị hiền triết ?
+ Giống: Giản dị, thanh cao.
+ Khác: Bác gắn bó chia sẻ khó khăn cùng nhân dân, cùng CM.
* Lối sống của Bác rất dân tộc, rất Việt Nam tạo ra phong cách HCM.
* Lối sống của Bác rất dân tộc, rất Việt Nam tạo ra phong cách HCM.
Phong cách Hồ Chí Minh là sự giản dị trong lối sống, sinh hoạt hằng ngày, là cách di dưỡng tinh thần, thể hiện một quan niệm thẩm mĩ cao đẹp.
Hoạt động 4: Tổng kết
Mục tiêu: HS khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.
Phương pháp: Tổng kết, khái quát.
Thời gian: 5 phút.
III/ Tổng kết:
Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để làm nổi bật vẻ đẹp phong cách HCM ?
Nghệ thuật: 
Sử dụng ngôn ngữ trang trọng.
Vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt tự sự, biểu cảm, lập luận.
Vận dụng các hình thức so sánh, các biện pháp nghệ thuật đối lập.
Từ việc tìm hiểu văn bản “Phong cách HCM”, hãy nêu nội dung v/b ?
Ý nghĩa văn bản:
Bằng cách lập luận chặt chẽ, chứng cứ xác thực, tác giả Lê Anh Trà đã cho thấy cốt cách văn hoá Hồ Chí Minh trong nhận thức và trong hành động. Từ đó đặt ra một vấn đề của thời kì hội nhập: tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, đồng thời phải ghĩư gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.
Hoạt động 5: Hướng dẫn tự học 
Mục tiêu: HS khái quát và khắc sâu kiến thức vừa được học.
Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, thuyết trình.
Thời gian: 5 phút.
a. Bài vừa học:
	- Tìm đọc một số mẩu chuyện về cuộc đời hoạt động của Bác Hồ.
	- Tìm hiểu nghĩa của một số từ Hán Việt trong đoạn trích.	
b. Bài sắp học
	Soạn bài:Các phương châm hội thoại. 
Tuần 01	
Tiết 01,02
Ngày soạn: 20/08/2011
Ngày dạy: ..../08/2011 
PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
 Lê Anh Trà 
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
Giúp HS:
1/ Kiến thức.
- Nắm được một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và trong sinh hoạt.
- Hiểu được ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
- Bước đầu hiểu được đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể.
2/ Kĩ năng.
Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc
 văn hóa 
dân tộc.
 -Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực
 văn hóa, lối sống. 
3/ Thái độ.
Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, có ý thức tu dưỡng rèn luyện theo gương Bác. 
B/ CHUẨN BỊ :
- GV: Soạn giáo án,tranh ảnh, mẩu chuyện về cuộc đời của Bác.
- HS: Trả lời các câu hỏi ở SGK.
C/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG.
1/ Ôn định lớp.
2/ Kiểm tra bài cũ.
 3/Bài mới
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS.
Phương pháp: Thuyết trình.
Thời gian: 3 phút.
Hồ Chí Minh không chỉ là nhà yêu nước, nhà cách mạng vĩ đại mà còn là danh nhân văn hoá thế giới (Người được UNESCO phong tặng danh hiệu này năm 1990). Vẻ đẹp văn hoá chính là nét nổi bật trong phong cách Hồ Chí Minh.
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung về văn bản
Mục tiêu: HS nắm được những nét chính về tác giả, tác phẩm.
Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, thuyết trình.
Thời gian: 12 phút.
Hoạt động dạy-học
Nội dung cần đạt
GV nêu vài nét về tác giả 
I/ Tìm hiểu chung
1-Tác giả
Lê Anh Trà - Nguyên Viện trưởng viện văn hoá Việt Nam
Sinh ngày 02 tháng 4 năm 1927(1922-gia phả)
Năm mất: 1999
Quê quán: xã Phổ Minh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi
Dân tộc: Kinh
Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam
Học vị: Tiến sĩ
Năm cấp bằng: 1965
Năm được phong PGS: 1984
Năm được phong GS: 1991 
Một số tác phẩm
Nguyễn Bỉnh Khiêm - nhà thơ triết lý (viết cùng Lê Trọng Khánh) - Nxb. Văn hóa1957.
Giáo dục thẩm mỹ và xây dựng con người mới Việt Nam - Nxb. Sự thật 1982.
Mấy đặc điểm văn hóađồng bằng sông Cửu Long - Chủ biên - Viện Văn hóa xuất bản 1984.
Thỏa mãn nhu cầu văn hóa và nâng cao thị hiếu thẩm mỹ, 1986.
Đường lối văn hóavăn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam - đồng chủ biên (giáo trình đại học), Bộ Văn hoá, 1987.
Đường vào văn hóa (Tuyển tập chọn lọc), Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam & Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật xuất bản 1993.
Hồ Chí Minh, tác gia, tác phẩm, nghệ thuật ngôn từ, viết chung, Nxb. Giáo dục, 1997.
Nhiều công trình khoa học đã công bố trên các tạp chí khoa học chuyên ngành.
Khen thưởng, giải thưởng 
Huân chương kháng chiến chống Pháp hạng nhì
Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng nhất
Huy hiệu chiến sĩ văn hóa
Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng.
GV:Bản sắc văn hóa dân tộc kết tinh những giá trị tinh thần mang tính truyền thồng cảu dân tộc.trong thời kì hội nhập ngày nay, vấn đề giữ gìn, bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc ngày càng trở nên có ý nghĩa
Xuất xứ tác phẩm có gì đáng chú ý ?
"Phong"là vẻ bề ngoài,"cách"là cách thức để trưng bày ra,là cá tính của mỗi người."Phong Cách"là sự trưng bày những tính cách của bên trong tâm hồn bạn,thông qua vẻ vẻ bề ngoài của bạn.
 Phong là là thói quen , nề nếp , cách là cách sống . Vậy phong cách là cách sống đã trở thành nề nế ... y soạn: 20/08/2011
Ngày dạy: ..../08/2011 
LUYỆN TẬP
Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Cách làm bài thuyết minh về một thử đồ dùng ( cái quạt, cái bút, cái kéo,)
- Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuẩt trong thuyết minh.
2. Kĩ năng
- Xác định yêu cầu của đề bài thuyết minh về một đồ dùng cụ thể.
- Lập dàn ý chi tiết và viết phần Mở bài cho bài văn thuyết minh (có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật) về một đồ dùng.
B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ
 - Giáo viên: Đọc kĩ lưu ý sgv
 -Tìm thêm một số tư liệu liên quan đến đề bài bổ sung(cái quạt,cái nón)
 - Học sinh: Trả lời câu hỏi 
 -Ôn các kiến thức lí thuyết vừa học
C.	CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
 Ổn định tổ chức:
Kiểm tra bài cũ( 3 phút)
 Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.
Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS.
Phương pháp: Thuyết trình.
Thời gian: 2 phút
 Hoạt động 2: Củng cố kiến thức
Mục tiêu: Lí thuyết về văn thuyết minh
Phương pháp: Vấn đáp giải thích, minh hoạ.
Thời gian: 10 phút.
Hoạt động dạy-học
Nội dung cần đạt
- Bài văn thuyết minh về một thứ đồ dùng
 có mục đích gì?
- Hãy nêu một số BPNT trong văn bản thuyết minh?
Củng cố kiến thức:
Bài văn thuyết minh về một thứ đồ dùng có mục đích giới thiệu công dụng, cấu tạo, chủng loại, lịch sử của đồ dùng đó.
Một số BPNT trong văn bản thuyết minh như tự thuật, kể chuyện, hỏi đáp theo lối nhân hoá... có tác dụng làm cho bài viết hấp dẫn, sinh động.
Hoạt động3 : Luyện tập
Mục tiêu: 
Xác định yêu cầu của một đề bài thuyết minh cụ thể.
Lập dàn ý chi tiết và viết phần Mở bài.
Trình bày dàn ý trước lớp.
Tìm BPNT để viết phần Mở bài trong dàn ý nêu trên.
Phương pháp: Thảo luận nhóm, thuyết trình
Thời gian: 25 phút.
II. Luyện tập:
H/dẫn HS lập dàn ý, viết phần mở bài trong đề văn TM có sử dụng một số biện pháp ngh/th.
Đề bài 1: Hãy thuyết minh về chiếc quạt.
dàn bài chi tiết :
1. mở bài : 
_ dẫn dắt nêu vấn đề (có thể dẫn bằng một câu thơ nói về quạt hoặc từ câu chuyện cổ tích thằng bờm ) 
_ giới thiệu chung về cái quạt ( từ xa xưa quạt đã ttrở thành một ngườibạn thân thiết trong đời sống của con người việt nam ...) 
2. thân bài : 
_ nêu nguồn gốc , xuất xứ ( đã có từ rất lâu đời ...)
_ phân loại ( có nhiều loại quạt : từ quạt mo -> quạt giấy ->quạt thủ công bằng nan tre -> hiện đại nhất là quạt điện . ngoài racòn nhiều loại quạt đồ chơi của trẻ em hay dùng trang trí trong nhà.....) 
_ nêu đặc điểm riêng của từng loại quạt ( làm bằng những vật liệu gì , hình dáng , kích thước ra sao , cấu tạo chính ...) 
_ công dụng : dùng để tạo gió quạt mát cho con người , dùng để trangtrí , dùng làm dụng cụ ca múa hát , đồ chơi , những cô gái trẻ nướcngoài còn dùng quạt làm duyên trong những ngày lễ ...) 
_ ý nghĩa : là vật dụng quan trọng , hữu ích , mang lại nguồn lợi nhuận trong kinh doanh ...
kết bài : 
_ nêu lại ý nghĩa chính 
_ nêu cảm nghĩ của bạn thân 
* Lưu ý: dàn ý phải đảm bảo bố cục ba phần, chi tiết và phải dự kiến cách sử dụng biện pháp nghệ thuật trong bài thuyết minh (Tự thuật về mình, phỏng vấn các loại quạt, thăm một nhà sưu tầm các loại quạt)
1. Mở bài: - Giới thiệu về quạt. (Định nghĩa quạt là một dụng cụ ntn ? )
2. Thân bài:
- Giới thiệu họ nhà quạt đông đúc và có nhiều loại.
- Cấu tạo, công dụng, cách bảo quản ( gặp người biết bảo quản thì như thế nào ? Người không biết bảo quản thì như thế nào ?
Ngày xưa quạt giấy còn là sản phẩm mỹ thuật)
3. Kết bài: Bày tỏ thái độ với quạt
 Hãy đọc đoạn MB cho đề văn thuyết minh về cái quạt.
- Hai hs nhận xét.
THUYẾT MINH VỀ CÁI QUẠT 
Bài 1 :Cây quạt là vật dụng có từ rất lâu đời màtổ tiên loài người đã tạo ra. Cây quạt xuất hiện từ khi con người bắt đầu biết mặc...quần áo (do nóng bức mà phải quạt cho... mát). Cây quạtđơn giản nhất chính là bàn tay của của chúng ta đó (trời nóng vẫy vẫy tay cho mát ý). Nguyên lý hoạt động của cây quạt vô cùng đơn giản đó là tạo ra những dòng không khí chuyển động liên tục (còn gọi là gió). Khi gió tiếp xúc với da con người thì sẽ mang đi một phần nhiệt lượng trênbề mặt da, do đó ta cảm thấy mát khi quạt.
Cây quạt ngoài tác dụng quạt mát ra còn có nhiều tác dụng khác, như làmvật trang trí (quạt phong thủy, quạt thư pháp), làm vũ khí (các thưsinh trong các tiểu thuyết kiếm hiệp vẫn hay dùng ý).
Cách làm một cây quạt cũng khá đơn giản:
Nếu bạn thích là quạt nan theo kiểu truyến thống thì chuẩn bị nguyên liệu: gồm 8-12 thanh tre vót mỏng, giấy, kéo, keo dán.
xếp các thanh tre lại, thanh nọ chồng lên thanh kia rồi dùi 1 lỗ xuyên qua đầu mút các thanh, cố định chúng bằng 1 cái trục sao cho chúng dễdàng tách ra thành hình nan quạt và dễ dàng khi xếp lại.
Tách các nan quạt ra, ướm 2 tờ giấy lên và cắt thành hình cung theomong muốn, dùng keo dán 2 tờ giấy vừa cắt lên 2 mặt của các nan quạtsao cho các nan quạt được tách đều nhau. Vậy là bạn đã có 1 cái quạtđơn giản có thể mở ra gập vào. Tùy theo sở thích bạn có thể vẽ hoa hòe,trang trí, tua rua... cái quạt của mình cho thật đẹp
Bài 2:
Cội nguồn của chiếc quạt giấy Việt nam bắt nguồn từ những làng quê sau lũy tre xanh.
Và cũng từ cây tre thân thuộc -chiếc quạt giấy đơn giản và dung dị đãra đời.xét về mặt giá trị ,đương nhiên là để làm mát cho người đờitrong những ngày hè oi ả,lặng lẽ đi vào đời sống tinh thần của dân tộcta.
Quạt có thể là chiếc ô che nắng ngoài trời,thướt tha trên chiếu chèomềm mại uốn lượn với các cô gái quan họ giao duyên.Trong tay các thi sỹxa xưa ,quạt bỗng trở nên như có ai thổi hồn thơ vào đó.Những vần thơmượt mà như làn gió thoảng từ chiếc quạt bay ra làm nức nở bao người.
Từ ngàn xưa ,trên các làng quê đã có nhiều nghệ nhân làm quạt.Nhiềunhất là ở vùng quê bắc bộ.Đã có nhiều làng nghề làm quạt phát triển gắnbó cùng với những thăng trầm của quê hương.
Ngày nay song hành cùng chiếc quạt giấy cổ truyền còn có các loại hiệnđại,phong phú hơn.nhưng hình ảnh chiếc quạt giấy vẫn cứ tồn tại trongđời sống tinh thần và tâm linh của con người và đồng quê Việt Nam.
Bài 3:
Những ngày hè oi bức, vật giúp con người xua bớt đi cái nóng khó chịu đem lại những làn gió mát mẻ chính là chúng tôi, anh em họ hàng nhà quạt. Chúng tôi có mặt ở khắp mọi nơi trên mọi miền tổ quốc để thực hiện cái nhiệm vụ cao cả đáng tự hào ấy !
Họ hàng chúng tôi khá đông nào là: quạt mo, quạt giấy, quạt nan rồi quạt điện...
Ngoài việc tạo ra những làn gió mát thì chúng tôi còn được sử dụng vào nhiều công dụng khác như trang trí, làm đồ chơi cho trẻ em, là vật làm duyên của các cô gái trong các lễ hội...
Anh em chúng tôi mỗi người có một tính cách, một đặc điểm khác nhau . Anh quạt điện mạnh mẽ năng động . Cô quạt mo hiền hậu, từ tốn . Em quạt nan vui tính, nhẹ nhàng . Còn tôi, quạt giấy thì được nhận xét là dịu dàng, thướt tha.
Trong tất cả các anh em thì có lẽ quạt điện là có cấu tạo phức tạp nhất, bao gồm :
- Động cơ điện.
- Trục động cơ.
- Cánh quạt.
- Công tắc quạt.
- Vỏ quạt.
Nói về quạt điện thì những điều trên chỉ là bao quát thôi, chứ gia đình anh ý còn có : quạt trần, quạt treo tường, quạt để bàn...
Quạt điện ra đời vào năm 1882 và Mỹ là những người đầu tiên phát minh ra anh quạt điện . Anh quạt điện đầu tiên 2 cánh được sản xuất bởi Cty Động cơ điện Croker and Curtis (C&C Company). Những cánh quạt ban đầu thường được làm bằng vải kiểu như Cối xay gió - địch thủ muôn đời của Đông Ki sốt. Nhờ sự hiện đại của nền công nghệ với đầy đủ chức năng nên anh ý rất được mọi người ưa chuộng .
Cô quạt mo hiền hậu, từ tốn là vật mà các bà các mẹ hay dùng để quạt cho con cháu vào những ngày hè oi ả với tất cả sự iu thương và trìu mến . Gợi lên vẻ đẹp thân thương của làng quê Việt Nam. Từ những bẹ cau khô tưởng chừng như không còn có ích lợi gì con người đã biến nó thành cô quạt mo dễ mến dùng để xua đi cái nóng khó chịu của mùa hè. Đầu tiên là một chiếc bẹ cau to đã khô, bỵ rụng xuống đất nhưng đẹp và không bị sâu, cắt phần lá đi chỉ để lại phần ôm lấy thân cau. Sau đó lấy cái cối đá đè lên, để khoảng 3-4 ngày rồi lấy ra sẽ được một tấm tầu cau phẳng phiu, tiếp đó dùng dao căt theo hình cái quạt. Để quạt không bị gãy phải gấp mép phía dưới, tức là phía tay cầm vậy là cô quạt mo nhà ta có hình dáng gần giống hình bầu dục. Đó cũng chính là sự ra đời của cô quạt mo.
Em quạt nan vui tính, nhẹ nhàng cũng được làm = cách rất đơn giản : chỉ cần 8-12 thanh tre vót nhọn, giấy, kéo, keo dán thì có thể dễ dàng tạo nên em ý. Đầu tiên là xếp các thanh tre lại, thanh tre nọ chồng lên thanh kja rồi dùi một lỗ xuyên qua đầu mút các thanh, cố định chúng = cái trục. Tách các nan ra, ướm 2 tờ giấy lên cắt 2 mặt của các nan quạt sao cho các nan được tách đều nhau vậy là đã được một em quạt nan quạt nan. Đấy, em quạt nan ra đời như thế đấy các bạn ạ !
Còn tôi, chiếc quạt giấy, tôi tự hào vì có được vị trí trong danh sách lịch sử nghệ thuật Việt. Cội nguồn của tôi bắt nguồn từ những làng quê sau lũy tre xanh. Từ cây tre thân thuộc đã tạo ra tôi, chiếc quạt giấy đơn giản và dung dị. Về mặt giá trị tôi làm mát cho con người và tôi lặng lẽ đi vào đời sống tinh thần của người Việt Nam. Tôi có thể là chiếc ô che nắng, thướt tha uốn lượn cùng các cô gái quan họ giao duyên. Trong tay các thi sĩ tôi được thổi hồn thơ vào đó. Những vần thơ mượt mà, sâu lắng. từ ngàn xưa, trên các làng quê có nhiều nghệ nhân tạo ra tôi và nhièu nhất là ở vùng quê bắc bộ.
Họ hàng nhà quạt chúng tôi là như thế, khá phong phú và đa dạng phải không các bạn. Chúng tôi luôn tự hào vì đã tạo được niềm vui cho con người và chúng tôi vui mừng vì được con người yêu quý, gìn giữ cho đến tận ngày 
 Hãy nhận xét dàn ý?
* Đề bài 2 : Hãy thuyết minh về chiếc bút.
- Lưu ý: Khi trình bày dàn ý cần dự kiến cách sử dụng biện pháp nghệ thuật.
I. Mở bài
- Đối tượng: Cây bút
- Lợi ích khái quát
II. Thân bài:
1. Nguồn gốc
2. Cấu tạo.
+ Ngòi
+ Ruột
+ Vỏ
+ Nắp.
3. Chủng loại
+ Bút mực
+ Bút bi
+ Bút chì
4. Công dụng:
+ Tạo lập văn bản
+ Vẽ (hình ảnh, phong cảnh hoạ)
5. Cách sử dụng
6. Cách bảo quản
III. Kết bài.
Khẳng định ý nghĩa thực tế.
*. Biện pháp NT:
+ Tự thuật
+ So sánh
+ Nhân hoá
+ Miêu tả
Hãy trình bày phần mở bài cho đề văn thuyết minh về chiếc bút ? (các nhóm viết trong 5 p )
GV:đọc đoạn văn mở bài mẫu
Hoạt động 4: Hướng dẫn tự học 
Mục tiêu: HS khái quát và khắc sâu kiến thức vừa được học.
Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, thuyết trình.
Thời gian: 5 phút.
a. Bài vừa học:
	Xác định và chỉ ra tác dụng của BPNT được sử dụng trong văn bản thuyết minh Họ nhà kim.
b. Bài sắp học:
 Soạn bài: Đấu tranh cho một thế giới hoà bình.
Xác nhận của BGH 	 Tổ chuyên môn nhận xét 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 01.doc