Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tuần 21

Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tuần 21

Tuần: 22

Tiết : 101 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG

(PHẦN TẬP LÀM VĂN)

I. Mục tiêu bài học:

- Giúp HS tự suy nghĩ về một hiện tượng thực tế ở địa phương.

- Từ đó viết bài văn trình bày vấn đề với suy nghĩ, kiến nghị của mình dưới các hình thức thích hợp: tự sự, miêu tả, nghị luận, thuyết minh.

II. Chuẩn bị:

- GV: Một số đề gợi ý có liên quan đến vấn đề môi trường ở địa phương

- HS: tìm hiểu môi trường địa phương theo hướng dẫn của gv

III. Tiến trình bài học

1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh

2. Bài mới:

 

doc 2 trang Người đăng thu10 Lượt xem 627Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tuần 21", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 22
Tiết : 101 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
(PHẦN TẬP LÀM VĂN)
I. Mục tiêu bài học:
- Giúp HS tự suy nghĩ về một hiện tượng thực tế ở địa phương.
- Từ đó viết bài văn trình bày vấn đề với suy nghĩ, kiến nghị của mình dưới các hình thức thích hợp: tự sự, miêu tả, nghị luận, thuyết minh.
II. Chuẩn bị:
- GV: Một số đề gợi ý có liên quan đến vấn đề môi trường ở địa phương
- HS: tìm hiểu môi trường địa phương theo hướng dẫn của gv
III. Tiến trình bài học
1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh
2. Bài mới:
Hoạt động thầy - trò
Nội dung
* Hoạt động 1: Giới thiệu nhiệm vụ, yêu cầu của chương trình.
- Yêu cầu: Viết bài nêu ý kiến riêng dưới dạng nghị luận về sự việc, hiện tượng nào đó ở địa phương.
? Hãy kể tên những sự việc, hiện tượng có ở địa phương. em?
HS thảo luận: Vấn đề môi trường; Đời sống văn hóa trong cộng đồng; Thành tựu; tệ nạn xã hội; Quyền trẻ em; Chăm sóc giúp đỡ gđ thương binh, liệt sĩ, bà mẹ Việt Nam anh hùng.
GV gợi ý: hãy chọn một vấn đề trong đời sống xã hội, một vấn đề đáng được quan tâm ở địa phương em.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn cách làm:
- Về nội dung:
+ Chọn một vấn đề trong đời sống xã hội.
+ Ý kiến nhận định của cá nhân phải rõ ràng, cụ thể, có lập luận, thuyết minh, thuyết phục.
+ Tuyệt đối không được nêu tên người, tên cơ quan, đơn vị cụ thể, có thật... sẽ làm phạm vi bài tập làm văn trở thành bài báo cáo, tường trình hay đơn khiếu nại.
- Về kết cấu:
+ Có đủ bố cục 3 phần: MB, TB, KB
+ Kết cấu chặt chẽ, lập luận rõ ràng, thuyết phục.
+ Bài viết khoảng 1500 chữ trở lại.
I. Yêu cầu:
Đề bài: Nêu ý kiến của em về một sự việc, hiện tượng nào đó (phổ biến) ở địa phương em.
Ví dụ: 
- Vấn đề môi trường.
- Đời sống nhân dân
- Thành tựu mới trong xây dựng
- Văn hóa trong đời sống cộng đồng
- Trách nhiệm của nhân dân
- Các tệ nạn xã hội.
II. Cách làm:
- Chọn một sự việc, hiện tượng cụ thể.
- Phải có dẫn chứng
- Không nói quá, nói giảm nói tránh
- Không ghi tên thật của các các nhân vật có liên quan đến sự việc vì sẽ làm mất tính chất bài văn.
3. Hướng dẫn học ở nhà:
- Chọn một sự việc, hiện tượng phổ biến ở địa phương để viết bài.
- Chú ý đọc kĩ phần " Cách làm" để viết bài đúng yêu cầu, tuần 25 nộp bài.
- Chuẩn bị bài: Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới
+ Sưu tầm tư liệu về tác giả Vũ Khoan
+ Tìm hiểu hệ thống luận điểm, luận cứ của bài; Điểm mạnh điểm yếu của con người VN...
 --------------------------------------------------------------
Tuần : 22
Tiết : 103 & 104 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5
I. Mục tiêu bài học: 
- Kiểm tra kĩ năng viết văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội ( vấn đề môi trường).
- Biết trình bày bố cục rõ ràng, chọn ý, diễn đạt lưu loát...
II. Chuẩn bị:
- GV: Chuẩn bị đề về môi trường
- HS: Ôn tập các cách làm bài văn nghị luận về SV, HT:
III. Tiến trình bài học:
1. Kiểm tra phần chuẩn bị của HS
2. Các hoạt động dạy – học:
* Hoạt động 1: GV chép đề lên bảng
 Đề bài: Một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng. Ngồi bên hồ dù là hồ dẹp nổi tiếng, người ta cũng tiện tay vứt rác xuống... em hãy đặt nhan đề cho hiện tượng ấy và viết bài văn nêu suy nghĩ của mình.
* Hoạt động 2: GV gợi ý làm bài
ĐÁP ÁN:
Ví dụ: Nhan đề : - Tiếng kêu cứu của môi trường
 - Hãy dừng tay ... vì môi trường
 - Nỗi đau của môi trường
A. Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề: Đời sống của chúng ta bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường.
- Hoàn cảnh: Cuộc sống hiện nay của loài người.
- Thực tế: nhiều người chưa có ý thức bảo vệ môi trường
B. Thân bài: 
- Xả rác bừa bãi làm ô nhiễm bầu không khí...
- Xả rác bừa bãi làm ô nhiễm nguồn nước sạch, làm chết các vi sinh vật...
- Làm mất vẻ mĩ quan nơi công cộng...
* Đánh giá: Những việc làm đó là thiếu ý thức với vấn đề bảo vê môi trường, chưa có trách nhiệm với cộng đồng, cần lên án phê phán.
C. Kết bài: 
- Nhận xét chung vấn đề đời sống con người sẽ bị tổn hại...
- Bài học: Rèn cho mình ý thức bảo vệ môi trường, tuyên trền cho mọi người làm theo...
* Hoạt động 3: Củng cố- dặn dò:
- GV nhận xét ý thức làm bài của HS
- Về xem lại bài viết (giấy nháp)
- Chuẩn bị bài: Các thành phần phần biệt lập (tt)
Kí duyệt
Ngày 25 tháng 01 năm 2010
Nguyễn Thị Hương
 ------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 22 Đmáy.doc