- Nắm chắc, hiểu sâu các bước giải bài toán bằng cách lập phươngtrình
- HS biết cách lập bảng biểu diễn các đại lượng trong bài toán theo ẩn số đã chọn để đơn giản trong việc lập phương trình
- Rèn luyện kỹ năng giải bài toán bằng cách lập phương trình trong đó lưu ý nhất bước lập phương trình
II. Chuẩn Bị:
- Bài tập luyện tập
- Ôn lại kiến thức về giải phương trình.
III. Tiến Trình Dạy Học:
Tuần: 25 Ngày soạn: 30/01/2010 Tiết: 51 Ngày dạy: 02/02/2010 GIẢI BÀI TOÁN BẰNG CÁCH LẬP PHƯƠNG TRÌNH I. Mục Tiêu: - Nắm chắc, hiểu sâu các bước giải bài toán bằng cách lập phươngtrình - HS biết cách lập bảng biểu diễn các đại lượng trong bài toán theo ẩn số đã chọn để đơn giản trong việc lập phương trình - Rèn luyện kỹ năng giải bài toán bằng cách lập phương trình trong đó lưu ý nhất bước lập phương trình II. Chuẩn Bị: - Bài tập luyện tập - Ôn lại kiến thức về giải phương trình. III. Tiến Trình Dạy Học: 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Nội dung bài dạy: Hoạt Động Giáo Viên Hoạt Động Học Sinh Nội Dung Trong thực tế ta thường bắt gặp nhiều đại lượng biến đổi phụ thuộc lẫn nhau . Nếu ta ký hiệu một trong các đại lượng ấy l x thì các đại lượng khác có thể được biểu diễn dưới dạng một biểu thức của biến x. Công viẹc đó gọi là biểu diễn một đại lượng bởi một biểu thức chứa ẩn .Đó là một việc hết sức quan trọng trong việc giải bài toán bằng cách lập phương trình . GV ghi mục 1 và yêu cầu HS biểu thị các biểu thức ở ?1 ,?2 Gọi đại diện từng dãy trả lời biểu thức tương ứng . Ta đi vào nội dung chính của bài học hôm nay . GV giới thiệu bài toán cổ ở ví dụ 2 . Hướng dẫn HS phân tích và chọn ẩn Trong bài toán này có hai đại lượng chưa biết cần tìm đó là số gà và số chó và các đại lượng đã cho là: Số gà + số chó =36 Số chân gà + số chân chó = 100 Nếu ta chọn x là số gà,khi đó: ?x phải thoả mãn điều kiện gì ? ?Số chân gà được biểu diển theo biểu thức nào ? ?Số chó được biểu diễn theo biểu thức nào ? ?Số chân chó được biểu diễn theo biểu thức nào ? Kết hợp với đề bài là tổng số chân gà và chân chó là 100 khi đó ta có phương trình nào ? Giải phương trình vừa nhận đựơc ? Bài toán như trên gọi là bài toán giải bằng cách lập phương trình . ?Tóm tắt các bước giải bài toán trên ? GV nhận xét , bổ sung và hoàn thiện các bước giải . Đưa bước giải lên bảng phụ và gọi HS nhắc lại . Học sinh thực hiện Trả lời theo hướng dẫn của GV . 0<x<36 2x 36-x 4(36-x) 2x + 4(36-x) =100 HS đứng tại chỗ nêu các bước giải . Học sinh quan sat và ghi bài. 1. Biểu diễn một đại lượng bởi biểu thức chứa ẩn. ?1 a) 180x(m) b) (km/h) ?2 a) 500 + x b) 10x + 5 2. Ví dụ về giải bài toán bằng cách lập phương trình. Gọi x là số gà .ĐK 0<x<36 Số chân gà là : 2x Số chó :36-x Só chân chó : 4(36-x) Theo đề bài ta có phương trình : 2x + 4(36-x) = 100 2x + 144 –4x =100 -2x = -44 x = 22 thoả mãn ĐK Vậy: Số gà là 22 (con) Số chó là : 36 – 22 = 14 (con) *Tóm tắt các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình : Bước1 : Lập phương trình : - Chọn ẩn số và đặt điều kiện thích hợp cho ẩn số . - Biểu diễn các đại lượng chưa biết theo ẩn và các đại lượng đã biết . - Lập phương trình biểu thị mối quan hệ giữa các đại lượng . Bước2 : Giải phương trình . Bước 3 : Trả lời (kiểm tra xem các nghiệm của phương trình ,nghiệm nào thoả mãn điều kiện của ẩn , nghiệm nào không , rồi kết luận ) 4. Củng cố: ?3 5. Hướng dẫn về nhà: - Học thuộc các bước giải toán bằng cách lập phương trình. - Làm các bài tập còn lại - Chuẩn bị tiết sau luyện tập IV. Rút Kinh Nghiệm Và Bổ Sung: Tuần: 25 Ngày soạn: 30/01/2010 Tiết: 52 Ngày dạy: 02/02/2010 LUYỆN TẬP I. Mục Tiêu: - Củng cố khắc sâu kiến thức về giải bài toán bằng cách lập phương trình - Vận dụng để làm bài tập - Rèn luyện kỹ năng lập và giải phương trình - Rèn luyện tư duy phân tích tổng hợp để tìm mối liên quan giữa các đại lượng để lập phương trình – buớc quan trọng nhất II. Chuẩn Bị: Bài tập luyện tâp Ôn lại kiến thức cũ. III. Tiến Trình Dạy Học: 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: - Nêu các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình. 3. Nội dung bài dạy: Hoạt Động Giáo Viên Hoạt Động Học Sinh Bài 34: Yêu cầu học sinh dọc bài và thực hiện Trong bài toán có mấy đối tượng? Ta chọn đối tượng nào làm ẩn? Mẫu số hơn tử số mấy đơn vị? Ta cộng cả tử và mẫu là bao nhiêu và được phân số mới như thế nào? Thỏa mãn điều kiện không? Bài 35: Yêu cầu học sinh dọc bài và thực hiện Trong bài toán có mấy đối tượng? Ta chọn đối tượng nào làm ẩn? Số học sinh giỏi ở học kỳ I là bao nhiêu? Số học sinh giỏi học kỳ II là bao nhiêu và bằng bao nhiêu phần trăm học sinh cả lớp? Thỏa điều kiện không? Học sinh thực hiện Gọi x là tử số x + 3 là mẫu số ( x ≠ -3, x Z) ta có phương trình: (thỏa) Vậy phân số cần tìm: Học sinh thực hiện. Gọi x (hs) là số học sinh cả lớp (xZ, 0 < x) Số học sinh giỏi HKI: Số học sinh giỏi HKII: Ta có phương trình (Thỏa ĐK) Số học sinh lớp 8A là 40 học sinh. 4. Củng cố: - Bài tập 36sgk. 5. Hướng dẫn về nhà: - Xem lại các bài tập đã làm - Học thuộc quy tắc - Chuẩn bị bài tiếp theo. IV. Rút Kinh Nghiệm Và Bổ Sung:
Tài liệu đính kèm: