Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tiết 21 và 22 - Năm học 2012-2013 - Đỗ Viết Cường

Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tiết 21 và 22 - Năm học 2012-2013 - Đỗ Viết Cường

1) Mục tiêu.

a) Về kiến thức

- Nguyên nhân nhà Lý sụp đổ và nhà Trần thành lập.

- Việc nhà Trần thành lập đã góp phần củng cố chế độ quân chủ trung ương tập quyền vững mạnh thông qua việc sửa đổi pháp luật thời Lý.

b) Về kỹ năng

- Đánh giá các thành tựu xây dựng nhà nước pháp luật thời Trần.

c) Về thái độ

- Tự hào về lịch sử dân tộc, ý thức tự lập, tự cường của ông cha ta thời Trần

2) Chuẩn bị của GV và HS.

a) Chuẩn bị cuả GV

- Bộ máy nhà nước thời Trần.

b) Chuẩn bị của HS

- Học bài cũ đọc trước bài mới.

3. Tiến trình bài dạy

a) Kiểm tra bài cũ (5 phút)

- Nêu những đặc điểm về tình hình văn hóa, xã hội thời Lý.

* Đặt vấn đề vào bài mới: Nhà Lý khi mới thành lập, vua quan rất chăm lo đến sự phát triển đất nước, đời sống nhân dân. Vì vậy, nhân dân hăng hái tham gia sản xuất và đạt nhiều thành tựu rực rỡ, nhưng đến cuối thế kỷ XII, nhà Lý đã đi xuống đến mức trầm trọng. (1 phút)

 

doc 6 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 259Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tiết 21 và 22 - Năm học 2012-2013 - Đỗ Viết Cường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 31.10.2012
Ngày dạy: 08.11.2012 Dạy lớp: 7A
Ngày dạy: 07.11.2012 Dạy lớp: 7B
Ngày dạy:....................Dạy lớp:....................
Tiết 21 – Bài 12: 
ĐỜI SỐNG KINH TẾ, VĂN HOÁ (TT)
1) Mục tiêu.
a) Về kiến thức
- Thời Lý có sự phân hóa mạnh về giai cấp và các tầng lớp trong xã hội .
- Văn hóa giáo dục phát triển mạnh, hình thành văn hóa Thăng Long.
b) Về kỹ năng
- Rèn luyện kĩ năng lập bảng so sánh, vẽ sơ đồ.
c) Về thái độ
- Giáo dục lòng tự hào truyền thống văn hiến của dân tộc, ý thức xây dựng nền văn hóa dân tộc.
2) Chuẩn bị của GV và HS.
a) Chuẩn bị cuả GV
- Sơ đồ phân hoá XH .
b) Chuẩn bị của HS
- Học bài cũ đọc trước bài mới.
3. Tiến trình bài dạy
a) Kiểm tra bài cũ (5 phút)
- Nhà Lý đã làm gì để đẩy mạnh SXNN?
- Hãy nêu tình hình TCN, Thương nghiệp ở thời Lý? .
* Đặt vấn đề vào bài mới: Bên cạnh việc phát triển kinh tế thì văn hóa xã hội thời Lý cũng đạt được nhiều thành tựu rực rỡ.bài học hôm nay cho ta thấy rõ điều đó. (1 phút)
b) Dạy nội dung bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: (17 phút)
II. Sinh hoạt xã hội, văn hoá .
1. Những thay đổi về mặt xã hội.
GV treo sơ đồ tổ chức xã hội thời Lý.
? XH thời Lý có các tầng lớp cư dân nào? 
 ? So với thời Đinh - Tiền Lê sự phân biệt giai cấp ở thời Lý như thế nào? (Sâu sắc hơn, địa chủ ngày càng tăng , nông dân bị phân hoá, nông dân tá điền bị bóc lột càng nhiều).
? Do đâu địa chủ ngày càng tăng?( Hoàng tử , công chúa, quan lại nhà nước phong cấp RĐ -> ĐC; 1 số dân thường có tiền mua ruộng, có nhiều RĐ -> ĐC).
? Nông dân bị phân hoá ntn?
(Nd có tiền mua RĐ, giàu có -> ĐC; nd thường nhận RĐ công làng xã có nghĩa vụ đối với nhà nước; nd nghèo kk có RĐ nhận RĐ của ĐC cày cấy nộp tô cho ĐC -> nd tá điền .)
? Tầng lớp thấp nhất trong XH là ai? 
? Nêu đời sống của các tầng lớp thống trị và bị trị?( G/c thống trị có thế lực KT, Ctrị sống sung sướng – G /c bị trị: nd, thợ TC, thương nhân nộp thuế làm nghĩa vụ cho nhà vua, c/s vất vả; nô tì phục vu g/c thống trị, cực khổ)
- Xã hội: gồm 2 tầng lớp:
+ Giai cấp thống trị : Vua ,Quan , Địa chủ) 
+ Giai cấp bị trị : Nông dân, Thợ Thủ Công, Thương nhân, Nô tì 
- Xã hội có sự thay đổi:
+ Địa chủ ngày càng nhiều .
+ ND có sự phân hoá 
+ Nô tì tầng lớp thấp nhất XH .
Hoạt động 2: (18 phút)
II. Sinh hoạt xã hội, văn hoá .
2. Giáo dục và văn hóa.
HS: đọc “ 1070...làm sư”. 
? Văn Miếu được XD năm nào? để làm gì?
(XD: 1070 - Thờ Khổng Tử, làm nơi dạy học cho các con Vua).
GV: Văn Miếu XD 9/1070 chiều dài 350m chiều ngang 75 m . 
? Việc mở khoa thi đầu tiên có ý nghĩa ntn? (Tuyển chọn được người tài làm quan ) .
GV : 1076 nhà Lý mở Quốc Tử Giám 
 (Nơi được coi là trường học đầu tiên của nước ta) Lúc đầu chỉ cho con em vua, quí tộc học về sau mở rộng những người học giỏi cũng được học .
HS: Liên hệ ngày nay .
? Văn học thời Lý phát triển ra sao?
? Đạo Phật có vị trí ntn dưới thời Lý? (Sùng bái S, đề cao, phát triển)
? Nêu dẫn chứng chứng tỏ đạo phật rất phát triển? (Vua Lý sai dựng chùa, tháp, tô tượng, đúc tượng, đúc chuông, dịch kinh phật, soạn sách phật – Lý Công Uẩn XD 8 ngôi chùa, cho phép 1000 người ở Thăng Long làm sư)
HS: quan sát H24, 25. – GV gt : Tượng phật A di đà nằm ở chùa Phật Tích (Bắc Ninh) XD TKVII-> X tượng đúc bằng vàng - Chùa 1 cột (Diên Hựu) XD 1049 thời vua Lý Thái Tông . 
? Kể tên các loại hình VH dân và các môn thể thao được nhân dân ưu thích? 
HS: Liên hệ H /đ VH thể thao hiện nay .
HSQS ảnh Tháp Báo Thiên, Chùa 1 cột ...N /x các công trình kiến trúc? (Qui mô lớn Q, trình độ điê4u khắc tinh vi )
- HS QSH 26: hình rồng thời Lý -N/ xét
( Hình Rồng thời Lý mình trơn toàn thân uốn khúc . Hình rồng nhà lý được coi là hình tượng nghệ thuật độc đáo.)
a. Giáo dục: 
- 1070 nhà Lý xây dựng văn miếu. 
- 1075 khoa thi đầu tiên được mở. 
- 1076 quốc tử giám được thành lập.
 - Văn học chữ Hán bước đầu phát triển .
b.Văn hóa:
- Đạo phật rất phát triển. 
- Hoạt động văn hoá dân gian: Ca hát nhảy múa, đá cầu, đua thuyền phát triển.
- Các ngành nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc rất phát triển nhiều công trình có quy mô lớn và mang tính dân tộc độc đáo: Tháp Chương Sơn(Nam Định), chuông chùa Trùng Quang(Bắc Ninh), hình Rồng 
c) Củng cố, luyện tập (3 phút)
- Trình bày những thay đổi xã hội dưới thời Lý.
- Nêu những thành tựu văn hóa thời Lý. 
- Kể tên một vài công trình kiến trúc thời Lý. 
d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1 phút)
- Học bài, trả lời câu hỏi SGK 
- Học ôn, chuẩn bị giờ sau làm BT LS 
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
	.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 03.11.2012
 Ngày dạy: 09.11.2012 Dạy lớp: 7A
Ngày dạy: 09.11.2012 Dạy lớp: 7B
Ngày dạy:....................Dạy lớp:....................
CHƯƠNG III: 
NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI TRẦN (THẾ KỶ XIII - XV)
Tiết 22 - Bài 13: 
NƯỚC ĐẠI VIỆT Ở THẾ KỶXIII
1) Mục tiêu.
a) Về kiến thức
- Nguyên nhân nhà Lý sụp đổ và nhà Trần thành lập. 
- Việc nhà Trần thành lập đã góp phần củng cố chế độ quân chủ trung ương tập quyền vững mạnh thông qua việc sửa đổi pháp luật thời Lý. 
b) Về kỹ năng
- Đánh giá các thành tựu xây dựng nhà nước pháp luật thời Trần.
c) Về thái độ
- Tự hào về lịch sử dân tộc, ý thức tự lập, tự cường của ông cha ta thời Trần
2) Chuẩn bị của GV và HS.
a) Chuẩn bị cuả GV
- Bộ máy nhà nước thời Trần.
b) Chuẩn bị của HS
- Học bài cũ đọc trước bài mới.
3. Tiến trình bài dạy
a) Kiểm tra bài cũ (5 phút)
- Nêu những đặc điểm về tình hình văn hóa, xã hội thời Lý. 
* Đặt vấn đề vào bài mới: Nhà Lý khi mới thành lập, vua quan rất chăm lo đến sự phát triển đất nước, đời sống nhân dân. Vì vậy, nhân dân hăng hái tham gia sản xuất và đạt nhiều thành tựu rực rỡ, nhưng đến cuối thế kỷ XII, nhà Lý đã đi xuống đến mức trầm trọng. (1 phút)
b) Dạy nội dung bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: (7 phút)
I. Nhà Trần thành lập.
1 . Nhà Lý sụp đổ.
? Nhà Lý thành lập khi nào? 
GV : Nhà Lý lên ngôi 1009 trải qua 8 đời vua nhưng đến đời vua thứ 9 nhà Lý ngày càng suy yếu .
? Vì sao nhà Lý suy yếu?
GV : Đời vua thứ 8 Lý Huệ Tông chỉ sinh được cvon gái mắc bệnh cuồng lên phải nhường ngôi cho con gái là Lý Chiêu Hoàng, lợi dụng các quan trong triều tranh chấp quyền hành, quan lại bên dưới quấy nhiễu bóc lột ND, K0 chăm lo SX
? Việc làm trên đã dẫn đến hậu quả gì? 
GV : 1 số thế lực ở các ĐP đánh giết lẫn nhau chống triều đình, 1 số nước phía nam đem quân cướp phá.
? Trước tình đó nhà lý phải làm gì?
GV : Nhà Lý dựa vào các thế lực họ Trần để chống lại lực lượng nổi loạn – nhân cơ hội đó nhà Trần buộc vua Lý nhường ngôi cho Trần Cảnh . (Trần Cảnh là chồng của Lý Chiêu)
- Cuối TK XII, quan lại nhà Lý ăn chơi sa đọa, không chăm lo đời sống nhân dân. 
- Hạn hán lụt lội xảy ra liên miên, nhân dân cực khổ nhiều nơi nổi dậy đấu tranh.
-12/1226 Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh -> Nhà Trần thành lập.
Hoạt động 2: (18 phút)
I. Nhà Trần thành lập.
2. Nhà Trần củng cố chế độ phong kiến tập quyền.
? Sau khi lên nắm quyền nhà Trần đã làm gì? (Dẹp yên nội loạn, xây dựng bộ máy nhà nước). 
GV: treo sơ đồ bộ máy nhà nước .
? Bộ máy nhà nước nhà Trần được tổ chức như thế nào? 
Thaùi thöôïng hoaøng
(Vua)
Quan voõ
Quan vaên
12 Loä
Phuû
Chaâu
Huyeän
Xaõ
? Nhà Trần đã đặt thêm 1 số các cơ quan và 1số chức quan nào? Nêu nhiệm vụ của các cơ quan và chứcquan đó? 	
? Nhận xét tổ chức bộ máy nhà Trần? 
 (Quy củ, chặt chẽ và đầy đủ hơn)
? So với bộ máy nhà nước thời Lý bộ máy nhà nước thời Trần có gì khác ? 
(Vua nhường ngôi cho con sớm tự xưng làThái Thượng Hoàng, các chức quan đại thần do người trong họ nắm giữ, đặt thêm 1 số chức quan và 1 số cơquan, cả nước chia làm 12 lộ)
- Bộ máy nhà nước tổ chức theo CĐ quân chủ chuyên chế Tư tập quyền .
Chia làm 3 cấp 
+ Triều đình 
+ Các đơn vị hành chính trung gian từ lộ đến phủ, huyện, châu . 
+ Cấp hành chính cơ sở: xã .
- Đặt thêm 1 số các cơ quan: Quốc sử viện, Thái y viện, Tôn thất phủ và 1số chức quan: Hà đê sứ, khuyến nông sứ, đồn điền sứ . 
- Thực hiện chế độ Thái Thượng Hoàng .
Hoạt động 2: (10 phút)
I. Nhà Trần thành lập.
3. Pháp luật thời Trần.
? Nhà Trần ban hành bộ luật gì?
? So sánh hình luật thời Trần với Hình thư thời Lý?
? Việc Vua đặt chuông lớn ở thềm cung điện nói lên điều gì? (Mối quan hệ giữa vua quan và ND có sự khác biệt nhưng chưa sâu sắc, dân gõ chuông khi cần)
- Ban hành bộ luật mới: Quốc Triều Hình luật 
- Xác định lại những điều ban hành dưới thời Lý và có bổ sung, xác nhận và bảo vệ quyền tư hữu tài sản, quy định cụ thể việc mua bán ruộng đất. 
- Đặt cơ quan Thẩm Hình Viện để xử kiện.
c) Củng cố, luyện tập (3 phút)
- Nhà Trần được thành lập trong hoàn cảnh nào? 
- Vẽ lại sơ đồ bộ máy nhà nước thời Trần.
d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1 phút)
- Học bài, soạn phần II bài 13. 
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
	.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 21-22.doc