I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức: Hiểu được khái niệm mạch điện, sơ đồ nguyên lí, sơ đồ lắp đặt.
2. Kỹ năng : Đọc được một số sơ đồ đơn giản.
3. Thái độ : Nghiêm túc nghiên cứu bài, vận dụng được vào thực tế để vẽ được sơ đồ nguyên lí sơ đồ lắp đặt.
II. CHUẨN BỊ
1. GV: Một sơ đồ mạch điện đơn giản đã được lắp sẵn. Bảng kí hiệu trong sơ điện.
2. HS: Cá nhân đọc trước bài 56 – 57
Tiết 50 S: /4/2011 G: /4/2011 VẼ SƠ ĐỒ NGUYÊN LÍ, SƠ ĐỒ LẮP ĐẶT CỦA MẠCH ĐIỆN. MỤC TIÊU : Kiến thức: Hiểu được khái niệm mạch điện, sơ đồ nguyên lí, sơ đồ lắp đặt. Kỹ năng : Đọc được một số sơ đồ đơn giản. Thái độ : Nghiêm túc nghiên cứu bài, vận dụng được vào thực tế để vẽ được sơ đồ nguyên lí sơ đồ lắp đặt. CHUẨN BỊ GV: Một sơ đồ mạch điện đơn giản đã được lắp sẵn. Bảng kí hiệu trong sơ điện. HS: Cá nhân đọc trước bài 56 – 57 TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Ổn định tổ chức : Kiểm tra bài cũ : (5p) - Tại sao người ta dùng dây chì để bảo vệ mạch điện khỏi sự cố ngắn mạch? - Tại sao trong mạng điện, cầu chì được lắp đặt trước các thiết bị khác như cầu dao, công tắc, ổ điện? Đáp án : Dây chì rễ nóng chảy khi dây chì đứt làm ngắt mạch điện, đảm bảo an toàn cho mạch điện, thiết bị điện. Cầu chì thường được lắp trước các thiết bị cầu dao, công tắc ổ điện để bảo vệ ngắn mạch trong các thiết bị đó và cả mạch điện. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH Hoạt động 1. Tìm hiểu sơ đồ mạch điện. (5p) GV: cho HS q/s H55.1 a và b. HS: thảo luận nhóm, vận dụng kiến thức đã học môn vật lí 7, trả lời các câu ỏi sau: 1. Tại sao cần dùng một sơ điện để biểu thị một mạch điện? 2. H55.1 cho biết mạch điện gồm những phần tử nào? 3. Những phần tử đó trong sơ đồ điện được biểu thị bằng gì? GV: kết luận về sơ đồ điện. Hoạt động 2. Phân tích sơ đồ điện. (12p) GV: cho HS làm bài tập nhỏ về ký hiệu quy ước trong sơ đồ điện. HS: lên bảng gắn những phần thiếu lên bảng ký hiệu mà GV đã chuẩn bị sẵn. HS: thảo luận theo nhóm: Phân loại các ký hiệu theo từng nhóm sau: +Nhóm ký hiệu nguồn điện. +Nhóm ký hiệu dây dẫn điện. +Nhóm ký hiệu thiết bị điện. +Nhóm ký hiệu đồ dùng điện. GV: Chốt lại kiến thức, vẽ sơ đồ nguyên lí, sơ đồ lắp đặt làm như thế nào (III) Hoạt động 3. Vẽ sơ đồ điện. (18p) GV: Cho HS q/s H55.2 và H55.3. HS: thảo luận nhóm: 1. Thế nào là mối liên hệ về điện giữa các phần tử? 2. Thế nào là biểu thị vị trí, cách lắp đặt giữa các phần tử trong mạch điện? GV: KL về đặc điểm của sơ đồ nguyên lý và sơ đồ lắp đặt, so sánh 2 sơ đồ để thấy rõ sự khác nhau của chúng. HS: Thảo luận nhóm làm bài tập nhỏ trang 191. GV: Phân tích và chỉ ra sơ đồ nào trong H55.4 là sơ đồ nguyên lý và sơ đồ lắp đặt NỘI DUNG I. Sơ đồ điện là gì? - Là hình biễu diễn quy ước của một mạch điện, mạng điện hoặc hệ thống điện. Hình 55.1a Hình 55.1b II.Phân loại sơ đồ điện 1.Sơ đồ nguyên lý - Đặc điểm: chỉ nêu lên mối liên hệ về điện của các phần tử. - Công dụng: Dùng để tìm hiểu nguyên lý làm việc của các mạch điện. 2.Sơ đồ lắp đặt - Đặc điểm: Biểu thị rõ vị trí, cách lắp đặt của các phần tử. - Công dụng: Dùng để dự trù vật liệu, lắp đặt, sửa chữa mạch điện. III. Vẽ sơ đồ. 1. Sơ đồ nguyên lí. (Hình 55.2 ) 2. Sơ đồ lắp. (Hình 55.3) Hình 55.2 Hình 55.3 Củng cố. (3p) GV + HS : Nhắc lại kiến thức Khái niệm sơ đồ nguyên lí, sơ đồ lắp đặt. Sự khác nhau giữa sơ đồ nguyên lí, sơ đồ lắp đặt. Cách vẽ sơ đồ nguyên lí sơ đồ lắp đặt. Hướng dẫn: (2p) HS: Về nhà vẽ sơ đồ nguyên lí, sơ đồ lắp đặt gồm hai cầu chì, một công tắc, một ổ cắm, một bóng điện. Ôn lại kiến thức: Đồ dùng điện cơ, điên quang, máy biến áp một pha, điện năng, mạng điện trong nhà. Giờ sau ôn tập.
Tài liệu đính kèm: