1. Kiến thức
- Mô tả được hiện tượng nở vì nhiệt của chất rắn.
- Nhận biết được các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
- Nêu được ví dụ về các vật khi nở vì nhiệt, nếu bị ngăn cản thì gây ra lực lớn.
2. Kĩ năng
- Vận dụng kiến thức về sự nở vì nhiệt để giải thích được một số hiện tượng và ứng dụng thực tế.
I. Chuẩn bị
01 quả cầu kim loại, 01 vòng kim loại, 01 đèn cồn, 01 một chậu nước
II. Hoạt động dạy – học
1. Giới thiệu nội dung của chương
Cho HS đọc phần giới thiệu chương để biết được nội dung chính nghiên cứu trong chương nhiệt học.
Chương II: Tiết 21: Ngày soạn: 14/1/2011 Ngày dạy: 19/1/2011 Mục tiêu 1. Kiến thức - Mô tả được hiện tượng nở vì nhiệt của chất rắn. - Nhận biết được các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. - Nêu được ví dụ về các vật khi nở vì nhiệt, nếu bị ngăn cản thì gây ra lực lớn. Kĩ năng - Vận dụng kiến thức về sự nở vì nhiệt để giải thích được một số hiện tượng và ứng dụng thực tế. Chuẩn bị 01 quả cầu kim loại, 01 vòng kim loại, 01 đèn cồn, 01 một chậu nước Hoạt động dạy – học Giới thiệu nội dung của chương Cho HS đọc phần giới thiệu chương để biết được nội dung chính nghiên cứu trong chương nhiệt học. Bài mới Đặt vấn đề Tháp Epphen ở Pari, thủ đô nước Pháp là tháp bằng thép nổi tiếng thế giới. Tháp Epphen là tháp cao 320m do kỹ sư người Pháp Eifelt thiết kế. Tháp được xây dưng năm 1889 tại quảng trường Mars. Các phép đo chiều cao tháp vào ngày 1/1/1890 và ngày 1/7/1890 cho thấy, trong vòng 6 tháng tháp cao hơn 10 cm. Tại sao có sự kỳ lạ đó? Chẳng lẽ một cái tháp bằng thép lại có thể “lớn lên” được hay sao? Bài mới Hoạt động 1: Thí nghiệm về sự nở vì nhiệt của chất rắn . Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Yêu cầu HS đọc nội dung thí nghiệm SGK và cho biết các dụng cụ và các bước tiến hành thí nghiệm. Hướng dẫn HS làm thí nghiệm theo các bước, mô tả hiện tượng xảy ra. Yêu cầu HS trả lời C1, C2. Đọc SGK, trình bày về dụng cụ và các bước tiến hành TN. Làm thí nghiệm và mô tả hiện tượng xảy ra. Trả lời C1, C2. Thí nghiệm Trước khi hơ nóng quả cầu lọt qua vòng kim loại. Sau khi hơ nóng quả cầu không lọt qua vòng kim loại. Sau khi nhúng quả cầu hơ nóng vào nước lạnh quả cầu lọt qua vòng kim loại. C1: Vì quả cầu nở ra khi nóng lên. C2: Vì quả cầu co lại khi lạnh đi. Hoạt động 2: Rút ra kết luận Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hướng dẫn HS làm C3, C4. Làm C3, C4. Kết luận C3: a. Thể tích của quả cầu tăng khi quả cầu nóng lên b. Thể tích quả cầu giảm khi quả cầu lạnh đi. C4: Các chất rắn khác nhau, nở vì nhiệt khác nhau. Nhôm nở nhiều nhất, rồi đến đồng, sắt. Hoạt động 3: Vận dụng Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hướng dẫn HS làm C5, C6, C7. Làm C5, C6, C7. Vận dụng C5: Phải nung nóng khâu vì khi được nung nóng khâu nở ra dễ lấp vào cán. Khi nguội đi khâu co lại xiết chặt vào cán. C6: Nung nóng vòng kim loại. C7: Vào mùa hè, nhiệt độ tăng lên, thép nở ra, nên thép dài ra và cao lên. 3. Củng cố Cho học sinh nhắc lại nội dung phần ghi nhớ. Hướng dẫn về nhà Học sinh xem trước bài học 19. Bài tập về nhà: Bài tập 18.1; 18.2; 18.3. Rút kinh nghiệm Ký duyệt , ngày 17 Tháng 1 năm 2011 Giáo án tuần 21 Tổ phó Nguyễn Thị Dung Tiết 22: Ngày soạn: 19/1/2011 Ngày dạy: 26/1/2011 Mục tiêu Kiến thức : Trình bày được sự nở vì nhiệt của chất lỏng. Tìm được ví dụ thực tế về sự nở vì nhiệt của chất lỏng. Giải thích được một số hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất lỏng. Kỹ năng: Làm được thí nghiệm H19.1 & 19.2 Chuẩn bị 01 bình thuỷ tinh đáy bằng, 01 ống thuỷ tinh có thành dầy và nút cao su có đục lỗ. 01 Chậu thuỷ tinh hoặc nhựa 01 phích nước nóng Hai bình thuỷ tinh có nút cao su, nước nóng , gói màu. Tiến trình dạy – học Kiểm tra bài cũ Yêu cầu h/s nêu kết luận về sự nở vì nhiệt của chất rắn, chữa bài 18.4, 18.3. Bài mới Đặt vấn đề Giống SGK. Bài mới Hoạt động 1: Làm thí nghiệm Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Yêu cầu HS đọc nội dung thí nghiệm SGK và cho biết các dụng cụ và các bước tiến hành thí nghiệm. Hướng dẫn HS làm thí nghiệm theo các bước, mô tả hiện tượng xảy ra. Yêu cầu HS trả lời C1, C2, C3 Đọc SGK, trình bày về dụng cụ và các bước tiến hành TN. Làm thí nghiệm và mô tả hiện tượng xảy ra. Trả lời C1, C2, C3. 1.Thí nghiệm Mực nước màu trong ống thủy tinh dâng lên. C1: Mực nước dâng lên vì nước nóng lên, nở ra. C2: Mực nước hạ xuống vì lạnh đi, co lại. Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi C3: Các chất lỏng khác nhau, nở vì nhiệt khác nhau. Hoạt động 2: Rút ra kết luận Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hướng dẫn HS làm C4. Làm C4. 2. Kết luận C4: a) Thể tích của nước trong bình tăng khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. b) Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt không giống nhau. Hoạt động 3: Vận dụng Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hướng dẫn HS làm C5, C6, C7. Làm C5, C6, C7. Vận dụng C5: Khi đun, nước nóng lên, nở ra. Nếu đổ thật đầy ấm nước sẽ tàn ra ngoài. C6: Để tránh được tình trạng bật nắp khi nước đựng trong chai nở vì nhiệt. C7: Thể tích chất lỏng ở hai bình tăng lên như nhau nên ống có tiết diện nhỏ hơn thì chiều cao của cột chất lỏng lớn hơn. 3. Củng cố Cho học sinh nhắc lại nội dung phần ghi nhớ. Hướng dẫn về nhà Học sinh xem trước bài học 20. Bài tập về nhà: Làm BT trong SBT. Rút kinh nghiệm Ký duyệt , ngày 24 Tháng 1 năm 2011 Giáo án tuần 22 Tổ phó Nguyễn Thị Dung
Tài liệu đính kèm: