Giáo án lớp 6 Vật lí - Tiết 1 : Đo độ dài (tiếp)

Giáo án lớp 6 Vật lí - Tiết 1 : Đo độ dài (tiếp)

1. Biết xác định giới hạn đo(GHĐ), độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của dụng cụ đo.

2. Rèn luyện đựoc cá c kĩ năng sau đây :

_ Biết ước lượng gần đúng một số độ dài cần đo.

_ Đo đọ dài trong một số tình huống thông thường.

_ Biết tính giá trị trung bình các kết quả đo.

3. Rèn luyện tính cẩn thận, ý thức hợp tác làm việc trong nhóm.

II- CHUẨN BỊ :

 Cho mỗi nhóm HS :

 _ Một thước kẻ có ĐCNN đến mm.

 _ Một thước dây hặoc thước mét có ĐCNN đến 0,5cm.

 

doc 2 trang Người đăng levilevi Lượt xem 959Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 6 Vật lí - Tiết 1 : Đo độ dài (tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 24/08/2009
CHƯƠNG I:	CƠ HỌC 
Tiết 1 : 	ĐO ĐỘ DÀI
I- MỤC TIÊU:
Biết xác định giới hạn đo(GHĐ), độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của dụng cụ đo.
Rèn luyện đựoc cá c kĩ năng sau đây :
_ Biết ước lượng gần đúng một số độ dài cần đo.
_ Đo đọ dài trong một số tình huống thông thường.
_ Biết tính giá trị trung bình các kết quả đo.
Rèn luyện tính cẩn thận, ý thức hợp tác làm việc trong nhóm.
II- CHUẨN BỊ :
	Cho mỗi nhóm HS :
	_ Một thước kẻ có ĐCNN đến mm.
	_ Một thước dây hặoc thước mét có ĐCNN đến 0,5cm.
	_ Chép sẵn ra giấy hặoc vở ghi bảng 1.1 “ Bảng ghi kết quả đo độ dài “ ( có ghi rõ họ tên HS).
	Cho cả lớp :
	_ Tranh vẽ to một thước kẻ có GHĐ 20cm và ĐCNN 2mm ; tranh vẽ to bảng 1.1 (sgk)
III- TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
	Hoạt động 1: TỔ CHỨC TÌNH HUỐNG HỌC TẬP (7 phút) 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
- Giới thiệu chương.
- Cho HS quan sát tranh vẽ và trả lời câu hỏi đặt ra ở đầu bài.
--> đơn vị đo, thước đo của hai chị em không giống nhau.
- Gang tay của hai chị em không giống nhau...
	Hoạt động 2: ÔN LẠI VÀ ƯỚC LƯỢNG ĐỘ DÀI CỦA 1 SỐ ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI.(10 phút)
- Hãy nêu những đơn vị đo độ dài mà em biết?
- Đơn vị đo độ dài trong hệ thống đo lường hợp pháp của nước ta là gì? Kí hiệu?
- Y/c hs thực hiện trả lời C1. 
- Y/c hs nhận xét nd trả lời của bạn.
- GV giới thiệu thêm một vài đơn vị đo độ dài của nước Anh : inh, foot. Để đo những khoảng cách lớn trong vũ trụ dùng đơn vị đo là năm ánh sáng (nas)
- Ngoài ra người ta còn dùng đơn vị dặm, hải lí,...
- Tại sao trước khi đo ta thường phải ước lượng độ dài cần đo? (để chọn dcụ đo cho phù hơp)
- Y/c hs đọc C2 và thực hiện.
- Y/c hs đọc C3 và thực hiện.
- GV sửa cách đo của hs và khen những em có độ dài ước lượng gần giống độ dài đo được. 
- km, hm, dam, m, dm, cm, mm.
- Đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước Việt Nam là mét. Kí hiệu là (m).
- Hoạt động cá nhân trả lời C1-->thống nhất ghi vào vở BTVL6.
- 1 inh = 2,54cm(màn hình vô tuyến)
 1 foot = 30,48cm
 1 nas = 9461 tỉ km
- Ước lượng chiều dài bàn.
- Dùng thước để đo kiểm tra.
- NX giá trị ước lượng và giá trị đo.
- Ước lượng độ dài gang tay.
-Kiểm tra bằng thước. 
I. Đơn vị đo độ dài:
 1. Oân lại một số đơn vị đô độ dài:
- Các đơn vị đo độ dài thường dùng : km, hm, dam, m, dm, cm, mm.
- Đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước Việt Nam là mét (m).
 2. Ước lượng độ dài : (SGK)
	Hoạt động 3: TÌM HIỂU DỤNG CỤ ĐO ĐỘ DÀI (8 phút)
- Hãy quan sát hình 1.1 và sau đó trả lời C4.
(đưa ra cho hs xem các dụng cụ đo vừa nêu trên)
-Hãy cho biết sự khác nhau giữa các loại thước trên?
- Treo tranh vẽ to thước dài 20cm và có ĐCNN 2mm.
- Chỉ cho hs biết: 
Độ dài 20cm đgl GHĐ.
 Độ dài 2mm đgl ĐCNN.
- Vậy thế nào là GHĐ và ĐCNN của một thước? 
- Y/c hs trả lời C5, C6, C7.
-Người thợ mộc : dùng thước cuộn. 
- Bạn hs : dùng thước thẳng kẻ.
- Người bán vải : dùng thước thẳng. 
- Khác nhau về hình dạng và công dụng .
- Quan sát tranh và theo dõi.
- Đọc sgk và trả lời câu hỏi của gv.
- Ghi vở GHĐ & ĐCNN.
- Cá nhân trả lời C5, C6, C7 vào vở BTVL6.
II. Đo độ dài:
 1. Tìm hiểu dụng cụ đo độ dài 
 ä Khi dùng thước đo, cần biết giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của thước:
- Giới hạn đo (GHĐ):của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước.
- Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN)của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước. 
	Hoạt động 4: ĐO ĐỘ DÀI (15 phút)
- Y/c hs đọc và n/c các bước thực hành đo chiều dài bàn học và bề dày SGK vật lý 6 như h/d ở sgk.
- Phân công nhóm và phát dụng cụ thực hành.
-Y/c hs báo cáo kết quả.
- Các bước thực hành :
B1: ước lượng độ dài cần đo.
B2: xác định GHĐ và ĐCNN của thước .
B3: tiến hành đo 3 lần.
B4: ghi kết quả trung bình.
- Các nhóm làm việc xong trong 4 phút.
- Ghi kết quả vào bảng 1.1(trong vở BTVL6)
- Báo cáo kết quả.
- NX kq đo được với kq ước lượng. 
 2. Đo độ dài :
 a/ Chuẩn bị (sgk)
 b/ Tiến hành đo
(sgk)
	Hoạt động 5: VẬN DỤNG – CỦNG CỐ (5 phút)
Y/c hs đọc phần ghi nhớ.
Y/c hs làm BT từ 1-2.1 đến 1-2.3
Hướng dẫn chuẩn bị bài về nhà: BTVN làm từ bài 1-2.4 đến bài 1-2.6 và đọc kĩ bài 2 “Đo độ dài “(tt)

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 1.doc