Giáo án lớp 6 môn Sinh học - Tuần 1 - Tiết 1 - Bài 1: Đặc điểm của cơ thể sống

Giáo án lớp 6 môn Sinh học - Tuần 1 - Tiết 1 - Bài 1: Đặc điểm của cơ thể sống

. Kiến thức

- Học sinh nêu được đặc điểm chủ yếu của cơ thể sống.

- Phân biệt vật sống và vật không sống.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng tìm hiểu đời sống hoạt động của sinh vật.

3. Thái độ

- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, yêu thích môn học.

II. CHUẨN BỊ:

- Tranh ảnh về một vài nhóm sinh vật, sử dụng hình vẽ 2.1 SGK.

III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG

1. Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số.

- Làm quen với học sinh.

 

doc 191 trang Người đăng levilevi Lượt xem 857Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 6 môn Sinh học - Tuần 1 - Tiết 1 - Bài 1: Đặc điểm của cơ thể sống", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 1 
Tiết: 1
Ngày Dạy: / / 
Bài 1: Đặc điểm của cơ thể sống
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Học sinh nêu được đặc điểm chủ yếu của cơ thể sống.
- Phân biệt vật sống và vật không sống.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng tìm hiểu đời sống hoạt động của sinh vật.
3. Thái độ
- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ:
- Tranh ảnh về một vài nhóm sinh vật, sử dụng hình vẽ 2.1 SGK.
III. Tiến trình bài giảng
1. ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số.
- Làm quen với học sinh.
- Chia nhóm học sinh.
2.Kiểm tra bài cũ
3.Bài mới
	Mở đầu như SGK.
Hoạt động 1: Nhận dạng vật sống và vật không sống
Mục tiêu: HS nhận dạng vật sống và vật không sống qua biểu hiện bên ngoài.
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- GV cho học sinh kể tên một số; cây, con, đồ vật ở xung quanh rồi chọn 1 cây, con, đồ vật đại diện để quan sát.
- GV yêu cầu học sinh trao đổi nhóm (4 người hay 2 người) theo câu hỏi.
- Con gà, cây đậu cần điều kiện gì để sống?
- Cái bàn có cần những điều kiện giống như con gà và cây đậu để tồn tại không?
- Sau một thời gian chăm sóc đối tượng nào tăng kích thước và đối tượng nào không tăng kích thước?
- GV chữa bài bằng cách gọi HS trả lời.
- GV cho HS tìm thêm một số ví dụ về vật sống và vật không sống.
- GV yêu cầu HS rút ra kết luận.
- HS tìm những sinh vật gần với đời sống như: cây nhãn, cây cải, cây đậu... con gà, con lợn ... cái bàn, ghế.
- Chọn đại diện: con gà, cây đậu, cái bàn.
- Trong nhóm cử 1 người ghi lại những ý kiến trao đổi, thống nhất ý kiến của nhóm.
- Yêu cầu thấy được con gà và cây đậu được chăm sóc lớn lên còn cái bàn không thay đổi.
- Đại diện nhóm trình bày ý kiến, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Kết luận:
- Vật sống: lấy thức ăn, nước uống, lớn lên, sinh sản.
- Vật không sống: không lấy thức ăn, không lớn lên, không sinh sản.
Hoạt động 2: Đặc điểm của cơ thể sống
Mục tiêu: HS thấy được đặc điểm của cơ thể sống là trao đổi chất để lớn lên.
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- GV cho HS quan sát bảng SGK trang 6, GV giải thích tiêu đề của cột 2 và cột 6 và 7.
- GV yêu cầu HS hoạt động độc lập, GV kẻ bảng SGK vào bảng phụ.
- GV chữa bài bằng cách gọi HS trả lời, GV nhận xét.
- GV hỏi:- qua bảng so sánh hãy cho biết đặc điểm của cơ thể sống?
- HS quan sát bảng SGK chú ý cột 6 và 7.
- HS hoàn thành bảng SGK trang 6.
- 1 HS lên bảng ghi kết quả của mình vào bảng của GV, HS khác theo dõi, nhận xét, bổ sung.
- HS ghi tiếp các VD khác vào bảng.
Kết luận:
 - Đặc điểm của cơ thể sống là:
 + Trao đổi chất với môi trường.
 + Lớn lên và sinh sản.
4. Củng cố
 - GV cho HS trả lời câu hỏi 1 và 2 SGK.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
 - Học bài và trả lời câu hỏi SGK
 - Chuẩn bị: 1 số tranh ảnh về sinh vật trong tự nhiên.
= *=*=*=**=*=*=*=Tuần: 1Tiết: 2
Ngày Dạy: / / 
Bài: Nhiệm vụ của sinh học
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Phõn biệt được vật sống và vật khụng sống qua nhận biết từ một số đối tượng.
- Nờu được những đặc điểm chủ yếu của cơ thể sống, lớn lờn, vận động, sinh sản, cảm ứng. 
	- Nờu được cỏc nhiệm vụ của sinh học núi chung và của Thực vật học núi riờng.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng so sánh.
- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh. kĩ năng hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức yêu thiên nhiên và môn học.
II. CHUẨN BỊ:
- Tranh phóng to về quang cảnh tự nhiên có 1 số động vật và thực vật khác nhau. Tranh về đại diện 4 nhóm sinh vật chính (hình 2.1 SGK).
III. Tiến trình bài giảng
1. ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ
Cõu hỏi: - Đặc điểm chung của mọi cơ thể sống?
3. Bài mới
	Mở bài: Như SGK hay dùng tranh ảnh về nhiều loài sinh vật để vào bài.
Hoạt động 1: Sinh vật trong tự nhiên
Mục tiêu: HS nắm được giới sinh vật đa dạng, sống ở nhiều nơi và có liên quan đến đời sống con người.
a. Sự đa dạng của thế giới sinh vật
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- GV: yêu cầu HS làm bài tập mục s trang 7 SGK.
- Qua bảng thống kê em có nhận xét về thế giới sinh vật? (gợi ý: Nhận xét về nơi sống, kích thước? Vai trò đối với người? ...)
- Sự phong phú về môi trường sống, kích thước, khả năng di chuyển của sinh vật nói lên điều gì?
- HS hoàn thành bảng thống kê trang 7 SGK (ghi tiếp 1 số cây, con khác).
- Nhận xét theo cột dọc, bổ sung có hoàn chỉnh phần nhận xét.
- Trao đổi trong nhóm để rút ra kết luận: sinh vật đa dạng.
 b. Các nhóm sinh vật
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- Hãy quan sát lại bảng thống kê có thể chia thế giới sinh vật thành mấy nhóm?
- HS có thể khó xếp nấm vào nhóm nào, GV cho HS nghiên cứu thông tin SGK trang 8, kết hợp với quan sát hình 2.1 SGK trang 8.
- Thông tin đó cho em biết điều gì?
- Khi phân chia sinh vật thành 4 nhóm, người ta dựa vào những đặc điểm nào?
( Gợi ý: 
+ Động vật: di chuyển
+ Thực vật: có màu xanh
+ Nấm: không có màu xanh (lá)
+ Vi sinh vật: vô cùng nhỏ bé)
- HS xếp loại riêng những ví dụ thuộc động vật hay thực vật.
- HS nghiên cứu độc lập nội dung trong thông tin.
- Nhận xét; sinh vật trong tự nhiên được chia thành 4 nhóm lớn: vi sinh vật, nấm, thực vật và động vật.
- HS khác nhắc lại kết luận này để cả lớp cùng ghi nhớ.
Kết luận:
- Sinh vật trong tự nhiên được chia thành 4 nhóm lớn: vi sinh vật, nấm, thực vật và động vật. 
Hoạt động 2: Nhiệm vụ của sinh học
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK trang 8 và trả lời câu hỏi:
- Nhiệm vụ của sinh học là gì?
- GV gọi 1-3 HS trả lời.
- GV cho 1 học sinh đọc to nội dung: nhiệm vụ của thực vật học cho cả lớp nghe.
- HS đọc thông tin SGK từ 1-2 lần, tóm tắt nội dung chính để trả lời câu hỏi.
- HS nghe rồi bổ sung hay nhắc lại phần trả lời của bạn.
- HS nhắc lại nội dung vừa nghe.
Kết luận:
- Nhiệm vụ của sinh học.
- Nhiệm vụ của thực vật học (SGK trang 8)
4. Củng cố
 - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
 - Thế giới sinh vật rất đa dạng được thể hiện như thế nào?
 - Người ta đã phân chia sinh vật trong tự nhiên thành mấy nhóm? hãy kể tên các nhóm?
 - Cho biết nhiệm vụ của sinh học và thực vật học?
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
 - Học bài và trả lời câu hỏi SGK
 - Ôn lại kiến thức về quang hợp ở sách ‘Tự nhiên xã hội” của tiểu học.
 = *=*=*=**=*=*=*=
Tuần: 1
Tiết: 3
Ngày Dạy: / / 
Bài: Đặc điểm chung của thực vật
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nờu được cỏc đặc điểm chung của thực vật và sự đa dạng phong phỳ của chỳng
- Trỡnh bày được vai trũ của thực aatj tạo nờn chất hữu cơ (thức ăn) cung cấp cho đời sụng con người và động vật.
- Tìm hiểu sự đa dạng phong phú của thực vật.
2. Kĩ năng
3. Thái độ
- Giáo dục lòng yêu tự nhiên, bảo vệ thực vật.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tranh ảnh.
- HS: Sưu tầm tranh ảnh các loài thực vật sống trên Trái Đất. Ôn lại kiến thức về quang hợp trong sách “Tự nhiên xã hội” ở tiểu học.
III. Tiến trình bài giảng
1. ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ
 - Kể tên một số sinh vật sống trên cạn, dưới nước và ở cơ thể người?
 - Nêu nhiệm vụ của sinh học?
3. Bài mới
Hoạt động 1: Sự phong phú đa dạng của thực vật
Mục tiêu: HS thấy được sự đa dạng và phong phú của thực vật.
TUẦN 2 – TIẾT 3
NS : 28/8/2010
ND : 30/8/2010
 Bài 3: Có phải tất cả thực vật đều có hoa
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Phân biệt được đặc điểm thực vật cú hoa và thực vật khụng cú hoa dựa vào đặc điểm của cơ quan sinh sản (hoa, quả).
- Phân biệt cây 1 năm và cây lâu năm.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh. Nờu được cõy cú hoa và cõy khụng cú hoa
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức học tập,bảo vệ chăm sóc thực vật.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tranh ảnh.
- HS: Sưu tầm tranh ảnh các loài thực vật sống trên Trái Đất. Ôn lại kiến thức về quang hợp trong sách “Tự nhiên xã hội” ở tiểu học.
III. Tiến trình bài giảng
1. ổn định tổ chức : Kiểm tra sĩ số. (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ : (5 phút)
 - Nêu đặc điểm chung của thực vật?
 - Thực vật ở nước ta rất phong phú, nhưng vì sao chúng ta cần phải trồng thêm và bảo vệ chúng?
3. Bài mới
Hoạt động 1: Thực vật có hoa và thực vật không có hoa (20 phút)
Mục tiêu:
- HS nắm được các cơ quan của cây xanh có hoa.
- Phân biệt cây xanh có hoa và cây xanh không có hoa.
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- Yêu cầu HS hoạt động cá nhân để tìm hiểu các cơ quan của cây cải.
- GV đưa ra câu hỏi sau:
+ Rễ, thân, lá, là.............
+ Hoa, quả, hạt là...............
+ Chức năng của cơ quan sinh sản là.........
+ Chức năng của cơ quan sinh dưỡng là............
- Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm để phân biệt thực vật có hoa và thực vật không có hoa.
- GV theo dõi hoạt động của các nhóm, có thể gợi ý hay hướng dẫn nhóm nào còn chậm...
- GV chữa bài bảng 2 bằng cách gọi HS của các nhóm trình bày.
- GV lưu ý HS cây dương xỉ không có hoa nhưng có cơ quan sinh sản đặc biệt.
- GV nêu câu hỏi: Dựa vào đặc điểm có hoa của thực vật thì có thể chia thành mấy nhóm?
- GV cho HS đọc mục và cho biết: - - Thế nào là thực vật có hoa và không có hoa?
- GV chữa nhanh bằng cách đọc kết quả đúng để HS giơ tay, tìm hiểu số lượng HS đã nắm được bài.
- GV dự kiến một số thắc mắc của HS khi phân biệt cây như: cây thông có quả hạt, hoa hồng, hoa cúc không có quả, cây su hào, bắp cải không có hoa...
- HS quan sát hình 4.1 SGK trang 13, đối chiếu với bảng 1 SGK trang 13 ghi nhớ kiến thức về các cơ quan của cây cải.
+ Có hai loại cơ quan: cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản.
- HS đọc phần trả lời nối tiếp luôn câu hỏi của GV (HS khác có thể bổ sung).
+ Cơ quan sinh dưỡng.
+ Cơ quan sinh sản.
+ Sinh sản để duy trì nòi giống.
+ Nuôi dưỡng cây.
- HS quan sát tranh và mẫu của nhóm chú ý cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản.
- Kết hợp hình 4.2 SGK trang 14 rồi hoàn thành bảng 2 SGK trang 13.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Đại diện của nhóm trình bày ý kiến của mình cùng với giới thiệu mẫu đã phân chia ở trên.
- Các nhóm khác có thể bổ sung, đưa ra ý kiến khác để trao đổi.
- Dựa vào thông tin trả lời cách phân biệt thực vật có hoa vớ thực vật không có hoa.
- HS làm nhanh bài tập s SGK trang 14.
Kết luận:
- Thực vật có 2 nhóm: thực vật có hoa và thực vật không có hoa.
Hoạt động 2: Cây một năm và cây lâu năm(12 phút) 
Mục tiêu: HS phân biệt được cây 1 năm và cây lâu năm.
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- GV viết lên bảng 1 số cây như: 
Cây lúa, ngô, mướp gọi là cây một năm.
Cây hồng xiêm, mít, vải gọi là cây lâu năm.
- Tại sao người ta lại nói như vậy?
- GV hướng cho HS chú ý tới việc các thực vật đó ra hoa kết quả bao nhiêu lần trong vòng đời.
- GV cho HS kể thêm 1 số cây loại 1 năm và lâu năm.
- HS thảo luận nhóm, ghi lại nội dung ra giấy.
Có thể là: lúa sốn ... 
- Nấm mốc làm hỏng thức ăn, đồ dùng.
- Nấm độc gây ngộ độc, rối loạn tiêu hoá, làm tê liệt hệ thần kinh.
4. Củng cố
- GV củng cố lại nội dung bài.
- Yêu cầu HS nhắc lại tầm quan trọng và tác hại của nấm.
- Đánh giá giờ.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc trước bài: Địa y
Tuần 33
Tiết 65
Ngày soạn:
Ngày dạy: 
Bài 52: Địa y
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
Khi học xong bài này HS:
- Nhận biết được địa y trong tự nhiên qua đặc điểm về hình dạng, màu sắc và nơi mọc.
- Hiểu được thành phần cấu tạo của địa y.
- Hiểu được thế nào là hình thức sống cộng sinh.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật.
II. Đồ dùng dạy và học
- Tranh phóng to địa ý.
- Tranh hình dạng và cấu tạo của địa y.
III. Tiến trình bài giảng
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Nêu tầm quan trọng và tác hại của nấm?
3. Bài mới
Hoạt động 1: Quan sát hình dạng, cấu tạo của địa y
Mục tiêu: 	HS nhận dạng địa ý trong tự nhiên
	Hiểu được cấu tạo của địa y
	Giải thích được thế nào gọi là sống cộng sinh.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Yêu cầu HS quan sát mẫu, tranh hình 52.1; 52.2 và trả lời câu hỏi:
+ Mẫu địa y em lấy ở đâu?
+ Nhận xét hình dạng bên ngoài của địa y?
+ Nhận xét về thành phần cấu tạo của địa y?
- GV cho HS trao đổi với nhau.
- GV bổ sung chỉnh lý (nếu cần)
- Tổng kết lại hình dạng, cấu tạo của địa y.
- Yêu cầu HS đọc thông tin trang 171 và trả lời câu hỏi:
+ Vai trò của nấm và tảo trogn đời sống địa y?
+ Thế nào là hình thức sống cộng sinh?
- GV cho HS thảo luận, tổng kết lại khái niệm cộng sinh.
- HS hoạt động nhóm, quan sát mẫu địa y mang đi, đối chiếu với hình 51.1 và trả lời câu hỏi các ý 1,2. Yêu cầu nêu được:
+ Nơi sống
+ Thuộc dạng địa y nào. Mô tả hình dạng.
- Quan sát hình 52.2, nhận xét về cấu tạo,yêu cầu nêu được:
Cấu tạo gồm tảo và nấm.
- Gọi 1-2 nhóm khác bổ sung.
- HS tự đọc thông tin và trả lời câu hỏi. Yêu cầu nêu được:
+ Nấm cung cấp muối khoáng cho tảo
+ Tảo quang hợp, tạo chất hữu cơ và nuôi sống hai bên.
- Nêu khái niệm cộng sinh: là hình thức sống chung giữa hai cơ thể sinh vật (cả hai bên đều có lợi).
- 1-2 HS trình bày, lớp bổ sung.
Kết luận:
- Hình dạng: Có hình vảy hoặc hình cành.
- Cấu tạo gồm những sợi nấm xen kẽ các tế bào tảo.
Hoạt động 2: Vai trò
Mục tiêu: HS nắm được vai trò của nấm.
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- Yêu cầu HS đọc thông tin mục 2 và trả lời câu hỏi:
+ Địa y có vai trò gì trong tự nhiên?
- GV tổ chức thảo luận lớp, tổng kết lại vai trò của địa y.
- HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi. Yêu cầu nêu được:
+ Tạo thành đất
+ Là thức ăn của hươu Bắc Cực
+ Là nguyên liệu chế nước hoa, phẩm nhuộm
- 1-2 HS trình bày, các HS khác nhận xét, bổ sung.
Kết luận:
Địa y có vai trò:
+ Tạo thành đất
+ Là thức ăn của hươu Bắc Cực
+ Là nguyên liệu chế nước hoa, phẩm nhuộm
4. Củng cố
- GV củng cố lại nội dung bài.
- Yêu cầu HS nhắc lại cấu tạo và vai trò của địa y.
- Đánh giá giờ.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Ôn tập các phần đã học để chuẩn bị nội dung ôn tập giờ sau.
Tiết 66
Ngày soạn:
Ngày dạy: 
Ôn tập
I. Mục tiêu
Khi học xong bài này HS:
- Củng cố, ôn tập các kiến thức đã học.
- Nhận biết rõ các đặc điểm có trên tranh liên quan đến thực tế.
- Có kĩ năng quan sát, so sánh, nhận biết.
- Có thái độ yêu thích môn học.
II. Phương tiện
- GV: Tranh ảnh có liên quan đến nội dung ôn tập.
- HS: Sự chuẩn bị theo nội dung đã dặn.
III. Tiến trình bài giảng
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Kết hợp khi ôn.
3. Bài mới
* Các hoạt động của GV và HS
- GV hướng dẫn HS ôn tập theo từng nội dung từng chương của bài
- GV có thể dựa vào các câu hỏi cuối nộidung từng bài để yêu cầu HS trả lời và kết hợp gọi HS lên chỉ trên tranh hoặc cho HS ôn tập theo nội dung chương.
* Tiến hành
Chương VII: Quả và hạt
- Các loại quả:
+ Quả khô
+ Quả mọng
- Hạt và các bộ phận của hạt
- Phát tán của quả và hạt
- Những điều kiện cần cho hạt nảy mầm
- Tổng kết về cây có hoa
Chương VIII: Các nhóm thực vật
- Tảo
- Rêu – cây rêu
- Quyết – cây dương xỉ
- Hạt trần – cây thông
- Hạt kín, đựac điểm của thực vật hạt kín
- Lớp 2 lá mầm, 1 lá mầm
- Phân loại thực vật
- Sự phát triển của giới thực vật
- Nguồn gốc cây trồng
( Ôn lại đặc điểm cấu tạo, điều kiện sống)
Chương IX: Vai trò của thực vật 
- Thực vật : 	+ Đối với môi trường
	+ Đối với động vật
	+ Đối với von người
- Sự đa dạng của thực vật
Chương X: Vi khuẩn- Nấm - Địa y
- Đặc điểm cấu tạo
- Kích thước
- Nơi sống
- Vai trò
- Gọi từng HS lên bảng trả lời câu hỏi, HS khác nhận xét.
- GV nhận xét các câu trả lời của HS và chốt lại kiến thưc.
4. Củng cố
- GV củng cố lại nội dung bài.
- Nhấn mạnh các kiến thức trọng tâm.
- Đánh giá giờ.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Hướng dẫn HS ôn tập.
- Chuẩn bị nội dung kiểm tra học kì II.
Ngày soạn:
Tiết 67:
Bài : kiểm tra học kì ii
A. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần nắm.
- HS tự đánh giá lại những kiến thức đã học
- Rèn luyện cho hs kĩ năng diễn đã, trình bày
- Giáo dục tính trung thực cho hs
B. Phương pháp:
	Kiểm tra (trắc nghiệm và tự luận)
C. Chuẩn bị:
 GV: Đề
 HS: Học bài
D. Tiến trình lên lớp:
 I. ổn định: 1’
	6A:
	6B:
 II. Bài cũ: 5’
 III. Bài mới:
 1. Đặt vấn đề:
	Hôm nay chúng ta làm bài kiểm tra viết 1 tiết, nhằm đánh giá lại những kiến thức đã học.
 2. Triển khai bài:
A. Đề kiểm tra:
 I. Trắc nghiệm: (4 điểm)
Câu 1: Chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
1, Tảo là thực vật bậc thấp vì:
	a, Cơ thể có cấu tạo đơn bào hay đa bào
	b, Cơ quan sinh sản hữu tính đơn bào
	c, chưa có thân, lá, rễ thật; hầu hết sống ở nước
	d, Tất cả các câu trên
2, Đặc điểm sinh sản của các cây thuộc ngành hạt kín là:
	a, Sinh sản bằng hạt
	b, Hạt nằm trong quả
	c, Nhị và nhụy là 2 bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa
	d, Tất cả các câu trên
Câu 2: Hãy lựa chọn nội dung cột (B) phù hợp với nội dung cột (A) rồi điền vào cột trả lời trong bảng sau:
Cột A
Các ngành TV
Cột B
Đặc điểm
Trả lời
1, Các ngành Tảo
2, Ngành rêu
3, Ngành dương xĩ
4, Ngành hạt trần
5, Ngành hạt kín
a) Đã có rễ, thân, lá. Sống ở cạn là chủ yếu. Chưa có hoa, quả. Sinh sản bằng hạt nằm trên lá noãn hở.
b) Có thân, rễ, lá thật. Sống ở cạn là chủ yếu. Có hoa, quả, hạt. Hạt nằm trong quả
c) Chưa có thân, lá, rễ. Sống ở nước là chủ yếu
d) Thân không phân nhánh, rễ giã. Sống ở nơi ẩm ướt. Sinh sản bằnh bào tử.
e) Đã có rễ, thân, lá, có mạch dẫn. Sinh sản bằng bào tử. Cây con mọc ra từ nguyên tản sau quá trình thụ tinh.
1,..........................
2,..........................
3,..........................
4,..........................
5,..........................
II. Tự luận: (6 điểm)
Câu 1: 
 Thực vật bậc cao gồm những nhóm nào ? Đặc điểm chung của thực vật bậc cao ?
Câu 2:
 Nấm có những đặc điểm sinh học nào ? Nêu vai trò của nấm đối với đời sống con người Câu 3:
 Thực vật nước ta rất phong phú và đa dạng, nhưng hiện nay đang bị cạn kiệt dần, trước tình hình đó chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ và khôi phục chúng ?
Ngày soạn:
Tiết 68, 69, 70:
Bài : Tham quan thiên nhiên
A. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần nắm.
- Xỏc định được nơi sống của một số thực vật, sự phõn bố của cỏc nhúm thực vật chớnh. Quan sỏt đặc điểm hỡnh thỏi để nhận biết đại diện của một số ngành thực vật hạt kớn như: Rờu, quyết, hạt trần, hạt kớn( Phõn biệt cõy một lỏ mầm và cõy hai lỏ mầm).Củng cố và mở rộng kiến thức về tớnh đa dạng và thớch nghi của thực vật trong những điều kiện sống cụ thể của mụi trường.
- Rốn kĩ năng quan sỏt thực hành, kĩ năng làm việc độc lập và theo nhúm.
- Giỏo dục lũng yờu thiờn nhiờn, bảo vệ cõy cối.
B. Phương pháp:
	Hoạt động nhúm, Đàm thoại, Nghiờn cứu tỡm tũi.
C. Chuẩn bị:
 GV: - Địa điểm.
 - Dự kiến phõn cụng nhúm, nhúm trưởng.
 HS: - ễn tập kiến thức cú liờn quan.
 - Chuẩn bị dụng cụ theo nhúm.
 + Dụng cụ đào đất.
 + Tỳi nilụng trắng.
 + kộo cắt cõy.
 + Kẹp ộp tiờu bản.
 + Panh, kớnh lỳp.
 + Nhón ghi tờn cõy(theo mẫu)
 - Kẻ sẵn bảng theo mẫu sgk (tr173).
D. Tiến trình lên lớp:
 I. ổn định: 1’
	6A:
	6B:
 II. Bài cũ: 5’
 III. Bài mới:
 1. Đặt vấn đề:
	Phần mở bài trong sỏch giỏo khoa
 2. Triển khai bài:
Hoạt động thầy trò
Nội dung
- Giỏo viờn nờu yờu cầu hoạt động theo nhúm 
- Nội dung quan sỏt :
+ Quan sat hỡnh thỏi của thực vật, nhận xột đặc điểm thớch nghi của thực vật.
+ Nhận dạng thực vật, xếp chỳng thành nhúm.
+ Thu thập vật mẫu.
- Ghi chộp ngoài thiờn nhiờn : GV chỉ dẫn cỏc yờu cầu phải ghi chộp .
- Cỏch thực hiện 
+ quan sỏt rễ, thõn, lỏ, hoa, quả.
+ Quan sỏt hỡnh thỏi của cỏc cõy sống ở cỏc mụi trường: cạn, nước .
+ Lấy mẫu cho vào tỳi ni lon : lưu ý học sinh khi lấy mẫu gồm cỏc bộ phận :
 * Hoa hoặc quả :
 * Cành nhỏ( đối với cõy )
 * Cõy ( đối với cõy nhỏ )
( buộc nhón tờn cõy để trỏnh nhầm lẫn và giỏo viờn nhắc nhở học sinh chỉ lấy mẫu ở cõy mọc dại ) .
- GV yờu cầu học sinh xỏc định tờn một số cõy quen thuộc.
- Xỏc định vị trớ phõn loại : 
+ Tới lớp : đối với thực vật hạt kớn .
+ Tới ngành : đối với cỏc ngành rờu, dương xỉ , hạt trần 
- GV yờu cầu HS ghi chộp ngay những điều quan sỏt được và thống kờ vào bảng kẻ sẵn .
HĐ 2:
1. Quan sỏt ngoài thiờn nhiờn.
Quan sỏt hỡnh thỏi một số thực vật.
b. Nhận dạng thực vật , xếp chỳng vào nhúm .
Ghi chộp - kết luận :
2. Quan sỏt nội dung tự chọn
3. Thảo luận toàn lớp.
- Gv yờu cầu HS cú thể quan sỏt theo một trong 3 nội dung.
+ Quan sỏt biến dạng của rể, thõn, lỏ.
+ Quan sỏt mối quan hệ giữa thực vật với thức vật và giữa thực vật với động vật.
+ Nhận xột về sự phõn bố của thực vật trong khu vực tham quan.
- Thực hiện:
GV phõn cụng cỏc nhúm lựa chon nội dung quan sỏt.
 VD: Quan sỏt mối quan hệ , nghiờn cứu cỏc vấn đề sau :
 + Hiện tượng cõy mọc trờn cõy : rờu , lưỡi mốo tai chuột .
 + Hiện tượng cõy búp cổ : cõy si , cõy đa, cõy đề mọc trờn cõy gỗ to.
 + Qs TV sống ký sinh : tầm gửi , dõy tơ hồng.
 + Qs hoa thụ phấn nhờ sõu bọ
Từ đú rỳt ra nhận xột về mối quan hệ TV với TV và TV với ĐV.
HĐ 3:
 - GV tập trung lớp.
 - Yờu cầu đại diện cỏc nhúm trỡnh bày kết quả quan sỏt được.
 Nhúm khỏc bổ sung.
- GV giải đỏp cỏc thắc mắc của HS.
.- GV yờu cầu HS viết bỏo cỏo thu hoạch theo mẫu SGK .
 IV. Kiểm tra, đánh giá: 5’
 - GV nhận xột tinh thần, ý thức tham gia buỏi thực hành.
 - GV nhận xột đỏnh giỏ cỏc nhúm, tuyờn dương cỏc nhúm cú kết quả tốt .
V. Dặn dò: 1’
	 - Nhắc nhở HS hoàn thiện bỏo cỏo thu hoạch.
 - Tập làm mẫu cõy khụ theo hướng dẫn SGK

Tài liệu đính kèm:

  • docGA S6 1011.doc