Giáo án lớp 6 Vật lí - Tiết 1 - Bài 1: Đo độ dài (Tiếp)

Giáo án lớp 6 Vật lí - Tiết 1 - Bài 1: Đo độ dài (Tiếp)

 Kiến thức :

 Xác định được GHĐ , ĐCNN của dụng cụ đo

 Nắm được một số dụng cụ đo độ dài và cộng dụng của chúng .

 Kỹ năng :

 Biết ước lượng gần đúng độ dài của vật cần đo .

 Biết đo độ dài của một số vật thông thường .

 Biết tính giá trị trung bình của các kết quả đo .

 Biết sử dụng thước đo phù hợp với vật cần đo .

 

doc 4 trang Người đăng levilevi Lượt xem 811Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 6 Vật lí - Tiết 1 - Bài 1: Đo độ dài (Tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 24/08/2008 Ngày dạy: 6A: 26/08/2008
 6B: 26/08/2008
	Chương I . CƠ HỌC 
Tiết 1
Bài 1: ĐO ĐỘ DÀI
I./ Mục đích , yêu cầu : 
	Kiến thức : 	
 Xác định được GHĐ , ĐCNN của dụng cụ đo 
	Nắm được một số dụng cụ đo độ dài và cộng dụng của chúng .
	Kỹ năng :	
 Biết ước lượng gần đúng độ dài của vật cần đo .
	Biết đo độ dài của một số vật thông thường .
	Biết tính giá trị trung bình của các kết quả đo .
	Biết sử dụng thước đo phù hợp với vật cần đo .
	Thái độ :	
 Rèn luyện tính cẩn thận , ý thức hợp tác trong hoạt động thu thập 
 thông tin trong nhóm .
II./ Đồ dùng dạy học :
	Các nhóm : 	
 1 thước kẻ có ĐCNN là 1mm , 1 thước dây có ĐCNN là 1 mm , 1 thước 
 cuộn có ĐCNN là 0,5 cm , 1 bảng ghi kết quả đo độ dài 1.1 .
Cả lớp : 	
 Tranh vẽ to thước kẻ có GHĐ 20cm và ĐCNN là 2mm , 1 tranh vẽ 
 thước kẹp Panme, 1 Tranh vẽ to bảng ghi kết quả 1.1, bảng phụ ghi câu C1
III./ Các bước lên lớp :
1./ Ổn định lớp .
2./ Kiểm tra bài cũ :
3./ Bài mới .
Vào bài mới : (5’)
GV hướng dẫn về môn vật lý , cách học môn vật lý 6 và giới thiệu sơ lược về nội dung của chương I .
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS 
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1 : Đặt vấn đề . (3’)
 - Gọi 1 HS đọc tình huống trong SGK . HS trả lời câu hỏi trong SGK 
 - GV : Trong tiết học hôm nay , các em sẽ được nghiên cứu các kiến thức về đo độ dài để tránh được những sai sót như tình huống trong SGK .
Hoạt động 2 : Ôn lại một số đơn vị đo độ dài . (5’)
 - GV : Trong cuộc sống hằng ngày , người ta thường sử dụng đơn vị gì để đo chiều dài , chiều rộng , chiều cao của một căn phòng ?
 - GV : Ngoài đơn vị mét ra , người ta còn sử dụng các đơn vị đo độ dài khác như mm, cm , dm ,km . Dựa vào các kiến thức đã học , yêu cầu HS hoàn thành câu C.1 (Gọi 1 HS lên bảng làm bài)
Hoạt động 3 : Ước lượng độ dài (10’)
- GV : Nêu tầm quan trọng của việc ước lượng độ dài .
- Gọi HS đọc câu C2 , GV hướng dẫn HS làm câu C2 , Yêu cầu HS thực hiện (2 phút)
 - GV : Theo dõi và hướng dẫn cho HS phương pháp đo chính xác .
 - Yêu cầu HS so sánh độ chênh lệch giữa ước lượng và độ dài thực tế đo bằng thước . 
 - GV khen những nhóm ước lượng gần đúng nhất .
 - GV yêu cầu HS làm câu C3 : ước lượng độ dài của gang tay của mình và kiểm tra lại bằng thước .( 2 phút)
 - GV : Tiếp theo chúng ta sẽ nghiên cứu các dụng cụ để đo độ dài . 
Hoạt động 4 : Tìm hiểu các dụng cụ đo độ dài .(5’)
 - Yêu cầu HS quan sát hình 1.1 SGK và trả lời câu C4 .
- GV : Khi sử dụng 1 dụng cụ đo độ dài bất kì , ta cần phải biết GHĐ và ĐCNN của dụng cụ đo .
 - GHĐ và ĐCNN của thước là gì ?
 - GV : Treo hình vẽ thước kẻ to trên bảng , Yêu cầu HS cho biết GHĐ và ĐCNN của thước . 
 - GV : Tuỳ theo vật cần đo mà ta chọn thước đo có GHĐ và ĐCNN cho phù hợp . 
 - Yêu cầu HS lần lượt làm câu C5, C6 , C7 theo nhóm 
 - GV nhận xét bài làm của các nhóm 
- GV : Tuỳ theo hình dạng và kích thước mà người ta sử dụng các dụng cụ đo khác nhau . Treo hình và giới thiệu thước kẹp Panme.
Hoạt động 5 : Đo độ dài (15’)
- Yêu cầu HS đọc phần 2 
- GV hướng dẫn cho HS cách đo , cách tính kết quả trung bình .
- GV : Theo dõi và hướng dẫn HS thực hiện , uốn nắn những động tác sai 
 - GV nhận xét kết quả thực hành 
 - HS đọc tình huống trong SGK và trả lời câu hỏi 
- HS : Mét .
 - HS lên bảng điền vào bảng phụ ghi câu C1
 - Những HS khác nhận xét , bổ sung
 - Các nhóm HS thực hiện đánh dấu độ dài ước lượng trên mép bàn và kiểm tra bằng thước .
 - HS nêu lên độ dài ước lượng ; độ dài thực tế đo bằng thước và so sánh 2 độ dài này
 - HS ước lượng độ dài của gang tay của mình và kiểm tra lại bằng thước
 - HS quan sát hình 1.1 SGK và trả lời câu C4 .
 - HS : .
 - HS : ..
 - HS hoạt động nhóm trả lời câu C5 , C6 , C7 vào phiếu học tập nộp 
 - HS đọc và tự nghiên cứu phần 2
 - HS thực hành , thu kết quả 
I./ Đơn vị đo độ dài :
 1./ Ôn lại một số đơn vị đo độ dài:
C1:
1 m = 10 dm;	1m = 100 cm
1cm = 10mm;	1km= 1000m
2./ Ước lượng độ dài :
C2: SGK
C3: SGK
II./ Đo độ dài :
 1./ Tìm hiểu dụng cụ đo độ dài :
 C4 : Thợ mộc dùng thước cuộn , HS dùng thước kẻ , cô bán vải dùng thước mét 
+ GHĐ của thước là độ dài lớn nhất được ghi trên thước .
+ ĐCNN của thước là độ dài giữa 2 vạch chia liên tiếp trên thước .
C6: SGK
C7: Thước dây .
 2./ Đo độ dài :
 SGK
3./ Cũng cố :	
 + Để đo chiều dài của một vật bằng thước ta phải chú ý điều gì ?
4./ Dặn dò : 	
 + Về nhà xem lại bài và học thuộc phần ghi chú .
	+ Làm các bài tập 1.2.1 đến 1.2.6 trong SBT
	+ Xem trước Bài 2 : “ĐO DỘ DÀI (tt)”

Tài liệu đính kèm:

  • doc6.1.doc