Giáo án lớp 6 môn Vật lí - Bài 1, 2 đến bài 30

Giáo án lớp 6 môn Vật lí - Bài 1, 2 đến bài 30

MỤC TIÊU BÀI DẠY

1- Kiến thức: Biết cách xác định GHĐ và ĐCNN của dụng cụ đo.

2- Kĩ năng: - Biết ước lượng gần đúng một số độ dài cần đo.

- Đo độ dài trong một số tình huống thông thường.

- Biết tính giá trị trung bình các kết quả đo.

3. Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận, ý thức hợp tác làm việc trong nhóm.

II- CHUẨN BỊ

1- Giáo viên: - Tranh vẽ to một thước kẻ có GHĐ 20cm và ĐCNN 2mm.

 

doc 81 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1048Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 6 môn Vật lí - Bài 1, 2 đến bài 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:.......................
Ngày giảng:......................
ChươngI: Cơ học
Bài 1,2: Đo độ dài
I- Mục tiêu bài dạy
1- Kiến thức: Biết cách xác định GHĐ và ĐCNN của dụng cụ đo.
2- Kĩ năng: - Biết ước lượng gần đúng một số độ dài cần đo. 
- Đo độ dài trong một số tình huống thông thường.
- Biết tính giá trị trung bình các kết quả đo.
3. Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận, ý thức hợp tác làm việc trong nhóm.
II- Chuẩn bị 
1- Giáo viên: - Tranh vẽ to một thước kẻ có GHĐ 20cm và ĐCNN 2mm.
- Bảng phụ bảng 1.1: Bảng kết quả đo độ dài (SGK-T8).
- Phiếu học tập cho mỗi nhóm.
- Nội dung phiếu học tập:
Câu 1: Giới hạn đo của thước là:
A. độ dài nhỏ nhất giữa hai vạch chia trên thước.
B. độ dài lớn nhất giữa hai vạch chia trên thước.
C. độ dài lớn nhất có thể đo được bằng thước.
D. độ dài nhỏ nhất có thể đo được bằng thước.
Câu 2: Trong các thước dưới đây, thước nào thích hợp nhất để đo độ dài sân trường em?
A. Thước thẳng có GHĐ 1m và ĐCNN 1mm.
B. Thước cuộn có GHĐ 5m và ĐCNN 5mm.
C. Thước dây có GHĐ 150cm và ĐCNN 1mm.
D. Thước thẳng có GHĐ 1m và ĐCNN 1cm.
Câu 3: Nên chọn thước nào sau đây để đo chu vi miệng cốc? 
A. Thước thẳng có GHĐ 1,5m và ĐCNN 1cm.
B. Thước kẻ có GHĐ 30cm và ĐCNN 1mm.
C. Thước dây có GHĐ 1m và ĐCNN 1mm.
D. Thước thẳng có GHĐ 1m và ĐCNN 1mm.
Câu 4: Trước khi đo độ dài của một vật ta nên ước lượng giá trị cần đo để:
A. Chọn thước có GHĐ lớn hơn độ dài cần đo để chỉ đo một lần.
B. Chọn thước có GHĐ nhỏ hơn độ dài cần đo để chỉ đo nhiều lần.
C. Chọn thước có GHĐ bằng độ dài cần đo.
D. Chọn thước phù hợp nhằm tránh sai số trong khi đo.
- Đáp án - biểu điểm phiếu học tập:
Câu 1 (2,5 điểm): B
Câu 2 (2,5 điểm): B 
Câu 3 (2,5 điểm): C
Câu 4 (2,5 điểm): D
2- Học sinh: mỗi nhóm : - 1 thước kẻ có ĐCNN đến mm
- 1 thước dây hoặc thước mét có ĐCNN đến 0,5cm
- 1 bảng 1.1: Bảng kết quả đo độ dài
3- Gợi ý ứng dụng CNTT: hình ảnh, đoạn video về một số vật cần đo độ dài và các loại thước đo thường sử dụng trong đời sống. Giới thiệu về đơn vị: inch, hải lý...
4- Nội dung ghi bảng:
Tiết 1: Đo độ dài
I- Đơn vị đo độ dài
1- Ôn lại một số đơn vị đo độ dài
- Đơn vị đo độ dài: mét (m)
2- Ước lượng độ dài
II- Đo độ dài
1- Tìm hiểu dụng cụ đo dộ dài
- GHĐ.
- ĐCNN.
2- Đo độ dài
a- Chuẩn bị
b- Tiến hành đo
III- Tổ chức các hoạt động học tập
	Hoạt động 1: (3 phút) Tổ chức tình huống học tập 
Hoạt động của HS
Trợ giúp của GV
- Nghe GV đặt vấn đề.
- Dự đoán câu trả lời:
+ Gang tay của hai chị em không giống nhau.
+ Độ dài gang tay trong mỗi lần đo khác nhau, cách đặt tay không chính xác.
+ Đếm số gang tay đo được không chính xác.
- Cho HS quan sát tranh vẽ (SGK-T6)
- Đặt câu hỏi: 
+ Tại sao đo độ dài của cùng một đoạn dây, mà hai chị em lại có kết quả khác nhau?
+ Để khỏi tranh cãi, hai chị em cần phải thống nhất với nhau về điều gì?
	Hoạt động 2: (10 phút) Ôn lại và ước lượng độ dài của một số đơn vị đo độ dài
Hoạt động của HS
Trợ giúp của GV
- Trả lời câu hỏi: Hãy nêu những đơn vị đo chiều dài mà em biết?
- Trả lời câu C1.
- HS từng bàn ước lượng 1m trên mép bàn.
- Dùng thước để kiểm tra.
- Cá nhân HS thực hiện câu C3.
- Ghi nhớ thêm một số đơn vị đo độ dài khác:
1 inh (inch) = 2,54 cm.
1 ft (foot) = 30,48 cm.
1 dặm = 1,6 km
1 hải lý = 1,7 km
- Đặt câu hỏi.
- Cho HS thực hiện trả lời câu hỏi C1.
- Yêu cầu HS thực hiện C2.
- Có thể thông báo: kết quả ước lượng và kết quả kiểm tra càng nhỏ thì khả năng ước lượng càng tốt.
- Giới thiệu thêm một số đơn vị đo độ dài của Anh.
	Hoạt động 3: (8 phút) Tìm hiểu dụng cụ đo độ dài 
Hoạt động của HS
Trợ giúp của GV
- Quan sát hình vẽ 1.1 (SGK-T7) và trả lời câu C4.
- Trả lời câu hỏi: 
+ Hãy cho biết sự khác nhau giữa các loại thước trên? 
+ GHĐ và ĐCNN của một thước là gì?
- Trả lời nhanh các câu C5, C6, C7.
- Yêu cầu HS trả lời câu C4.
- Sau khi HS trả lời GV đưa ra các loại thước vừa nêu. 
- Đặt câu hỏi.
- Treo tranh vẽ to thước, yêu cầu HS xác định GHĐ và ĐCNN của thước.
- Yêu cầu HS trả lời C5, C6, C7.
	Hoạt động 4: (15 phút) Đo độ dài 
Hoạt động của HS
Trợ giúp của GV
- Tiếp thu nhiệm vụ cần nghiện cứu: đo chiều dài bàn học và bề dày cuốn sách vật lý 6.
- Tìm hiểu dụng cụ thực hành.
- Trả lời câu hỏi: Ta cần tiến hành đo theo những bước nào?
- Thảo luận các bước tiến hành:
+ Ước lượng độ dài. 
+ Xác định GHĐ và ĐCNN.
+ Tiến hành đo 3 lần và tính giá trị trung bình.
- Phân công nhau tiến hành thực hành đo và ghi kết quả.
- Báo cáo kết quả của nhóm 
- Thảo luận kết quả thực hành.
- Nêu yêu cầu.
- Treo bảng 1.1 (SGK-T8) hướng dẫn HS đo độ dài và ghi kết quả.
- Chia nhóm, phát dụng cụ thực hành. 
- Đặt câu hỏi.
- Quan sát và hướng dẫn các nhóm thực hiện. 
- Điều khiển HS thảo luận và nhận xét.
Bài 2: Đo độ dài (tiếp theo)
Câu 1: Để làm giảm sai số trong khi đo độ dài của một vật, ta phải:
A. Ước lượng độ dài cần đo để chọn thước đo thích hợp.
B. Đặt thước dọc theo độ dài cần đo và một đầu của vật đúng vạch số 0 của thước.
C. Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước.
D. Thực hiện cả A, B và C.
Câu 2: Một bạn dùng thước đo độ dài có ĐCNN là 1cm để đo chiều dài bàn học. Trong các cách ghi kết quả sau, cách ghi nào đúng?
A. 1,2m B. 12dm C. 120cm D. 120,0cm
Câu 3: Một bạn đo độ dài một vật là 50,1cm. ĐCNN của thước dùng để đo là: 
A. 0,1cm B. 1cm C. 0,2cm D. 0,05cm 
Câu 4: (Bài 1-2.10/SBT-T6)
* Trả lời: ..............................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
- Đáp án - biểu điểm phiếu học tập:
Câu 1 (2 điểm): D
Câu 2 (2,5 điểm): C 
Câu 3 (2,5 điểm): A
Câu 4 (3 điểm): Đặt 2 vỏ bao diêm tiếp xúc với hai bên quả bóng bàn và song song với nhau. Dùng thước đo khoảng cách giữa hai bao diêm.
2- Học sinh: mỗi nhóm: - 1 quả bóng bàn
- 1 thước kẻ GHĐ 20cm, ĐCNN 1mm
- 2 vỏ bao diêm
3- Gợi ý ứng dụng CNTT: hình ảnh, đoạn video về một số nguyên nhân dẫn tới sai số trong khi đo và cách khắc phục. Đoạn video mô tả cách đo độ dài rất lớn (khoảng cách từ Trái đất đến mặt trời) 
	4- Nội dung ghi bảng:
Tiết 1: Đo độ dài (tiếp theo)
I- Cách đo độ dài
1- Trả lời câu hỏi
2- Rút ra kết luận
+ C6: a) (1): độ dài
 b) (2): GHĐ
 (3): ĐCNN
 c) (4): dọc theo
 (5): ngang bằng với
 d) (6): vuông góc
 e) (7): gần nhất 
II- Vận dụng
III- Tổ chức các hoạt động học tập
	Hoạt động 1: (5 phút) Kiểm tra bài cũ
Hoạt động của HS
Trợ giúp của GV
- 1 HS trả lời câu hỏi: Kể tên dụng cụ đo độ dài và đơn vị đo độ dài hợp pháp là đơn vị nào?
+ Chữa bài tập 1-2.1 (SBT-T4)
- 1 HS trả lời câu hỏi: GHĐ và ĐCNN của thước đo là gì?
+ Chữa bài tập 1-2.3 (SBT-T4)
- HS ở dưới lớp theo dõi và nhận xét, sửa chữa vào vở nếu sai.
- GV đặt câu hỏi.
- Gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi và làm bài tập
- Cho HS nhận xét và sửa chữa.
	Hoạt động 2: (15 phút) Thảo luận về cách đo độ dài 
Hoạt động của HS
Trợ giúp của GV
- Thảo luận nhóm để trả lời câu C1 đến C5.
- Đại diện nhóm trình bày câu trả lời theo sự điều khiển của GV.
- Nghe GV đánh giá kết quả ước lượng độ dài câu C1.
- Trả lời câu hỏi: 
+ Em đã chọn dụng cụ đo nào? Tại sao?
+ Em đặt thước đo như thế nào?
+ Em đặt mắt nhìn như thế nào để đọc kết quả đo?
+ Nếu đầu cuối của vật không ngang bằng với vạch chia thì đọc kết quả đo như thế nào?
- Thống nhất câu trả lời.
- Yêu cầu HS nhớ lại phần thực hành đo độ dài, thảo luận theo nhóm để trả lời các câu hỏi C1 đến C5.
- Đánh giá kết quả ước lượng.
- Có thể hỏi: Tại sao không dùng thước kẻ để đo chiều dài bàn học?
- Nhận xét câu trả lời.
	Hoạt động 3: (8 phút) Hướng dẫn HS rút ra kết luận 
Hoạt động của HS
Trợ giúp của GV
- Cá nhân HS hoàn thành câu C6
- Thảo luận toàn lớp để thống nhất kết quả và ghi vở.
- Nêu quy tắc đo độ dài.
- Cho HS làm câu C6.
- Điều khiển HS thảo luận nhóm để rút ra kết luận.
	Hoạt động 4: (7 phút) Vận dụng 
Hoạt động của HS
Trợ giúp của GV
- Quan sát hình 2.1, 2.2, 2.3 và làm câu C7, C8, C9.
- Đại diện HS trả lời trước lớp.
- HS khác nhận xét và trả lời bổ sung nếu cần thiết.
- Lần lượt treo tranh vẽ hình 2.1, 2.2, 2.3 yêu cầu HS làm câu C7, C8, C9.
- Cho HS trả lời và thống nhất kết quả.
	Hoạt động 5: (8 phút) Củng cố 
Hoạt động của HS
Trợ giúp của GV
- Đọc phần ghi nhớ trong SGK.
- Nhận phiếu học tập, trả lời các câu hỏi trong phiếu.
- Có thể làm thí nghiệm minh hoạ bài 1-2.10 (SBT-T6)
- Tự đánh giá kết quả qua việc chấm kết quả của bạn.
- Phát phiếu học tập và giao việc cho HS.
- Hướng dẫn HS làm thí nghiệm.
- Nêu đáp án, biểu điểm cho HS tự chấm kết quả lẫn nhau. 
	Hoạt động 6: (2 phút) Hướng dẫn về nhà
Hoạt động của HS
Trợ giúp của GV
- Học bài và làm bài tập 1-2.1, 1-2.3, 1-2.4, 1-2.5, 1-2.6 (SBT-T4, 5). 
- Làm câu C10 và đọc phần có thể em chưa biết.
- Mỗi nhóm chuẩn bị 2 khăn khô.
- Kẻ bảng kết quả đo thể tích chất lỏng (SGK-T14)
- Giao bài tập về nhà cho HS.
- Nhắc nhở HS chuẩn bị bài sau.
IV- Rút kinh nghiệm
	- GV nhận xét, đánh giá giờ học.
Ngày soạn:.......................
Ngày giảng:......................
Bài 3: đo thể tích chất lỏng
I- Mục tiêu bài dạy
1- Kiến thức: - Kể tên được một số dụng cụ thường dùng để đo thể tích chất lỏng.
- Củng cố đơn vị đo thể tích.
2- Kĩ năng: Biết xác định thể tích của chất lỏng bằng dụng cụ đo thường dùng.
3. Thái độ: Nghiêm túc, cẩn thận, trung thực, có ý thức hợp tác theo nhóm.
II- Chuẩn bị 
1- Giáo viên: - Tranh vẽ to hình 3.3, 3.4, 3.5 (SGK-T13)
- Bảng 3.1: Bảng kết quả đo thể tích chất lỏng (SGK-T14)
- 2 bình chứa một lượng nước bằng nhau nhưng hình dạng khác nhau
- Vài loại chai lọ, ca đong, bình chia độ
- Phiếu học tập cho mỗi nhóm
- Nội dung phiếu học tập:
Câu 1: Thể tích nước trong chai còn gần bằng 100cm3, hãy chọn bình chia độ thích hợp nhất trong các bình chia độ dưới đây để đo thể tích của lượng nước đó?
A. Bình 250ml có vạch chia tới 25ml.
B. Bình 150ml có vạch chia tới 5ml.
C. Bình 100ml có vạch chia tới 5ml.
D. Bình 100ml có vạch chia tới 2ml.
Câu 2: Người ta đã đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ có ĐCNN 0,5cm3. Hãy chỉ ra cách ghi kết quả đúng trong những trường hợp dưới đây:
A. V1 = 20,2cm3 C. V1 = 20,5cm3 
B. V2 = 20,50cm3 D. V1 = 20cm3 
Câu 3: Kết quả đo thể tích của một chất lỏng là 15,4cm3. ĐCNN của bình chia độ dùng để đo thể tích đó là:
A. 0,1cm3  ... iêng trong thời gian đó?
+ Khi nước sôi, đường biểu diễn có dạng như thế nào? 
- Hướng dẫn HS vẽ đường biểu diễn.
- Cho HS phân tích đường biểu diễn và rút ra nhận xét.
	Hoạt động 4: (2 phút) Hướng dẫn về nhà
Hoạt động của HS
Trợ giúp của GV
- Học bài và làm bài tập 28-29.4, 28-29.6 (SBT-T33, 34).
- Trả lời câu hỏi C1 đến C4 (Bài 29-SGK-T87).
- Kẻ bảng 28.1 (SGK-T86), chuẩn bị 1 tờ giấy kẻ ô vuông.
- Giao bài tập về nhà cho HS.
- Nhắc nhở HS chuẩn bị cho bài sau.
IV- Rút kinh nghiệm
	- GV nhận xét, đánh giá giờ học.
Ngày soạn:.......................
Ngày giảng:......................
bài 29: Sự sôI (tiếp theo)
I- Mục tiêu bài dạy
1- Kiến thức: - Nhận biết được hiện tượng và các đặc điểm của sự sôi. 
2- Kĩ năng: - Vận dụng được kiến thức về sự sôi để giải thích một số hiện tượng đơn giản có liên quan đến các đặc điểm của sự sôi.
3- Thái độ: Cẩn thận, trung thực, có tinh thần hợp tác theo nhóm.
II- Chuẩn bị
1- Giáo viên: - 1 bộ dụng cụ thí nghiệm về sự sôi 
- Phiếu học tập cho mỗi nhóm.
- Nội dung phiếu học tập:
Câu 1: Trong các đặc điểm bay hơi sau đây, đặc điểm nào là của sự sôi?
A. Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào. 
B. Chỉ xảy ra trên mặt thoáng của chất lỏng. 
C. Chỉ xảy ra trong lòng chất lỏng.
D. Chỉ xảy ra ở một nhiệt độ xác định của chất lỏng.
Câu 2: Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của chất lỏng có đặc điểm gì? Hãy chọn kết luận đúng.
A. Tăngdần. C. Không thay đổi.
B. Giảm dần. D. Có lúc tăng, có lúc giảm.
Câu 3: Chỉ ra kết luận không đúng trong các kết luận sau:
A. Mỗi chất lỏng sôi ở nhiệt độ nhất định. Nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ sôi. 
B. Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của chất lỏng không thay đổi. 
C. Các chất lỏng khác nhau có nhiệt độ sôi khác nhau.
D. Mỗi chất lỏng sôi ở nhiệt độ bất kì.
Câu 4: Nhận xét nào sau đây là đúng?
A. Càng lên cao, nhiệt độ sôi của chất lỏng càng giảm. 
B. Càng lên cao, nhiệt độ sôi của chất lỏng càng tăng. 
C. Nhiệt độ sôi của chất lỏng không phụ thuộc vào độ cao. 
D. Nhiệt độ sôi của chất lỏng phụ thuộc vào khối lượng của chất lỏng.
- Đáp án - biểu điểm phiếu học tập:
Câu 1 (2,5 điểm): D
Câu 2 (2,5 điểm): C
Câu 3 (2,5 điểm): D
Câu 4 (2,5 điểm): A
2- Học sinh: mỗi nhóm: - Bảng 28.1 (SGK-T86) đã hoàn thành
3- Gợi ý ứng dụng CNTT: đoạn video về sự phụ thuộc của nhiệt độ sôi vào bản chất và áp suất.
	4- Nội dung ghi bảng:
Tiết 33: Sự sôi (tiếp theo)
II- Nhiệt độ sôi
1- Trả lời câu hỏi
2- Rút ra kết luận
+ C6: a) (1): 100oC
(2): nhiệt độ sôi
b) (3): không thay đổi
c) (4): bọt khí
(5): mặt thoáng
- Kết luận: + Mỗi chất lỏng sôi ở nhiệt độ nhất định. Nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ sôi. 
+ Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của chất lỏng không thay đổi. 
III- Vận dụng
III- Tổ chức các hoạt động học tập
	Hoạt động 1: (5 phút) Mô tả lại thí nghiệm về sự sôi
Hoạt động của HS
Trợ giúp của GV
- Quan sát bộ thí nghiệm bố trí trên bàn GV.
- Đại diện nhóm mô tả lại thí nghiệm về sự sôi.
- Các nhóm khác theo dõi và tham gia góp ý kiến.
- Thảo luận nhóm về kết quả thí nghiệm ở bài trước và trả lời câu C1 đến C4.
- Cá nhân HS tự chữa vào vở.
- Yêu cầu HS mô tả lại thí nghiệm về sự sôi.
- Tổ chức HS thảo luận nhóm trả lời câu C1 đến C4.
	Hoạt động 2: (5 phút) Rút ra kết luận
Hoạt động của HS
Trợ giúp của GV
- Thảo luận trả lời câu C5, C6.
- Thống nhất câu trả lời. 
- Quan sát bảng 29.1 (SGK-T87) và trả lời câu hỏi:
+ Em có nhận xét gì về nhiệt độ sôi của các chất khác nhau?
+ Trong thời gian sôi nhiệt độ của chất lỏng có đặc điểm như thế nào?
- Rút ra đặc điểm của sự sôi và ghi vở.
- Trả lời câu hỏi:
+ Sự sôi là gì?
+ So sánh sự sôi và sự bay hơi?
- Yêu cầu HS trả lời câu C5, C6.
- Giới thiệu về nhiệt độ sôi của một số chất lỏng.
- Đặt câu hỏi thảo luận.
- Chốt lại kết luận.
- Đặt câu hỏi.
	Hoạt động 3: (10 phút) Củng cố, vận dụng
Hoạt động của HS
Trợ giúp của GV
- Đọc phần ghi nhớ trong SGK.
- Thảo luận nhóm trả lời câu C7, C8, C9.
- Nhận phiếu học tập, trả lời các câu hỏi trong phiếu.
- Tự đánh giá kết quả qua việc chấm kết quả của bạn.
- Cho HS thảo luận nhóm trả lời câu C7, C8, C9.
- Gợi ý câu C7: Nhiệt độ của hơi nước đang sôi có đặc điểm gì? 
- Gợi ý câu C8: Nước sôi ở nhiệt độ bao nhiêu? Thuỷ ngân có nhiệt độ sôi là bao nhiêu?
- Phát phiếu học tập và giao việc cho HS.
- Nêu đáp án, biểu điểm cho HS tự chấm kết quả lẫn nhau. 
	Hoạt động 4: (2 phút) Hướng dẫn về nhà
Hoạt động của HS
Trợ giúp của GV
- Học bài và làm bài tập 28-29.2, 28-29.3, 28-29.5, 28-29.7, 28-29.8 (SBT-T33, 34).
- Đọc phần có thể em chưa biết.
- Ôn tập để chuẩn bị kiểm tra học kỳ.
- Trả lời các câu hỏi 1 đến 9 (SGK-T89)
- Giao bài tập về nhà cho HS.
- Nhắc nhở HS chuẩn bị cho bài sau.
IV- Rút kinh nghiệm
	- GV nhận xét, đánh giá giờ học.
Ngày soạn:.......................
Ngày giảng:......................
Bài 30: Tổng kết chương Ii: nhiệt học
I- Mục tiêu bài dạy
1- Kiến thức: Nhắc lại được kiến thức cơ bản có liên quan đến sự nở vì nhiệt và sự chuyển thể của các chất 
2- Kĩ năng: Vận dụng được một cách tổng hợp những kiến thức đã học để giải thích hiện tượng có liên quan .
3- Thái độ: Cẩn thận, nghiêm túc, có ý thức tự giác, yêu thích môn học.
II- Chuẩn bị
1- Giáo viên: - Nội dung ôn tập.
- Đèn chiếu (hoặc bảng phụ).
- Phiếu học tập cho mỗi nhóm.
- Nội dung phiếu học tập số 1:
Câu 1: Trong các cách sắp xếp dưới đây cho các chất nở vì nhiệt từ ít tới nhiều, cách sắp xếp nào đúng?
A. Rắn - khí - lỏng. C. Rắn - lỏng - khí. 
B. Lỏng - rắn - khí. D. Lỏng - khí - rắn. 
Câu 2: Nhiệt kế nào trong các nhiệt kế sau đây có thể dùng để đo nhiệt độ của hơi nước đang sôi? 
A. Nhiệt kế rượu. C. Nhiệt kế thuỷ ngân. 
B. Nhiệt kế y tế. D. Cả ba loại trên đều không dùng được. 
Câu 3: Tại sao trên đường ống dẫn hơi phải có những đoạn được uốn cong. Hãy vẽ lại hình của đoạn ống này khi đường ống nóng lên, lạnh đi?
* Trả lời: ..............................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
- Đáp án phiếu học tập số 1:
Câu 1: C 
Câu 2: C 
Câu 3: Để khi có hơi nóng chạy qua ống, ống có thể nở dài mà không bị ngăn cản. 
- Nội dung phiếu học tập số 2:
Câu 4: Hãy sử dụng các số liệu trong bảng 30.2 (SGK-T90) để trả lời các câu hỏi sau đây?
a) Chất nào có nhiệt độ nóng chảy cao nhất?
..........................................................................................................................................
b) Chất nào có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất?
..........................................................................................................................................
c) Tại sao có thể dùng nhiệt kế rượu để đo những nhiệt độ thấp tới -50oC. Có thể dùng nhiệt kế thuỷ ngân để đo những nhiệt độ này không? Tại sao?
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
- Đáp án phiếu học tập số 2:
Câu 4: a) Sắt
b) Rượu
c) + Vì ở nhiệt độ này rượu vẫn ở thể lỏng.
 + Không, vì ở nhiệt độ này thuỷ ngân đã đông đặc.
2- Học sinh: - ôn tập kiến thức
- Bút dạ, giấy trong (hoặc bảng)
	3- Gợi ý ứng dụng CNTT: sơ đồ tổng hợp các kiến thức cơ bản đã học. 
	4- Nội dung ghi bảng:
Tiết 35: Tổng kết chương Ii: nhiệt học
I- Ôn tập (SGK-T89)
II- Vận dụng
III- Trò chơi ô chữ
III- Tổ chức các hoạt động học tập
	Hoạt động 1: (15 phút) Ôn tập 
Hoạt động của HS
Trợ giúp của GV
- Cá nhân HS lần lượt trả lời câu hỏi đã chuẩn bị: 
1) Thể tích của các chất thay đổi như thế nào khi nhiệt độ tăng, khi nhiệt độ giảm?
2) Trong các chất rắn, lỏng, khí chất nào nở vì nhiệt nhiều nhất, chất noà nở vì nhiệt ít nhất?
3) Tìm một thí dụ chứng tỏ sự co dãn vì nhiệt khi bị ngăn cản có thể gây ra những lực rất lớn?
4) Nhiệt kế hoạt động dựa trên hiện tượng nào? Hãy kể tên và nêu công dụng của các nhiệt kế thường gặp trong đời sống?
5) Điền vào điền chấm chấm trong sơ đồ tên gọi của các sự chuyển thể ứng với các chiều mũi tên? (SGK-T89)
6) Các chất khác nhau có nóng chảy và đông đặc ở cùng một nhiệt độ xác định không? Nhiệt độ này gọi là gì?
7) Trong thời gian nóng chảy, nhiệt độ của chất rắn có tăng không khi ta vẫn tiếp tục đun?
8) Các chất lỏng có bay hơi ở cùng một nhiệt độ xác định không? Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào những yếu tố nào?
9) ở nhiệt độ nào thì một chất lỏng, cho dù có tiếp tục đun vẫn không tăng nhiệt độ? Sự bay hơi của chất lỏng ở nhiệt độ này có đặc điểm gì?
- HS khác có thể sửa chữa (nếu cần thiết).
- Chiếu các câu hỏi phần ôn tập.
- Chia nhóm để trả lời câu hỏi:
+ Nhóm 1: Câu 1, 2, 3
+ Nhóm 2: Câu 4, 5, 6
+ Nhóm 3: Câu 7, 8, 9
+ Nhóm 4: Câu 10, 11, 12, 13
- Cho HS nhận xét trả lời bổ sung nếu cần thiết. 
- Chiếu đáp án cho HS đối chiếu, sửa chữa.
	Hoạt động 2: (15 phút) Vận dụng
Hoạt động của HS
Trợ giúp của GV
- Nhận phiếu học tập.
- Thảo luận và trả lời các câu hỏi trong phiếu bài tập.
- Thảo luận trả lời bổ sung. 
- Thảo luận, trả lời câu hỏi 5: Bình đúng.
- Thống nhất câu trả lời.
- Phát phiếu học tập và đề nghị HS thảo luận để trả lời các câu hỏi.
- Chiếu đáp án cho HS đối chiếu.
- Đặt câu hỏi.
	Hoạt động 3: (15 phút) Trò chơi Ô chữ
Hoạt động của HS
Trợ giúp của GV
- Tìm hiểu nội dung trò chơi.
- Chia lớp làm 4 nhóm. 
- Từng nhóm chọn hàng ngang số mấy, GV đọc câu hỏi tương ứng.
- Mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm, trả lời đúng từ hàng dọc được 40 điểm.
- Đại diện các nhóm lên trả lời hàng ngang mà nhóm mình chọn sau khi thảo luận.
- Chiếu bảng Ô chữ.
- Nêu yêu cầu. 
- Lưu ý mỗi câu chỉ được suy nghĩ 30 giây.
- Nhận xét và tuyên dương nhóm xuất sắc nhất.
	Hoạt động 4: (1 phút) Hướng dẫn về nhà
Hoạt động của HS
Trợ giúp của GV
- Ôn tập kiến thức.
- Vận dụng kiến thức vào thực tế.
- Giao nhiệm vụ cho HS.
IV- Rút kinh nghiệm
	- GV nhận xét, đánh giá giờ học.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LY 6 2012.doc