Giáo án Vật lí lớp 6 - Cương I: Cơ học

Giáo án Vật lí lớp 6 - Cương I: Cơ học

1/ Kiến thức :

 - Biết đo độ dài trong một số tình huống thường gặp.

 - Biết đo thể tích V theo phương án bình tràn.

 - Nhận dạng tác dụng của lực F như đẩy hoặc kéo vật.

 - Mô tả kết quả tác dụng của lực như làm vật biến dạng hoặc làm vật biến đổi chuyển động.

 - chỉ ra được hai lực cân bằng khi chúng cùng tác dụng vào một vật đang đứng yên.

 - Nhận biết biểu hiện của lực đàn hồi như là lực do vật bị biến dạng đàn hồi tác dụng lên vật gây ra biến dạng.

 - Phân biết khối lượng m và trọng lượng P.

 

doc 3 trang Người đăng levilevi Lượt xem 990Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí lớp 6 - Cương I: Cơ học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH CHƯƠNG I : CƠ HỌC 
 I/ MỤC TIÊU :
	1/ Kiến thức :
	- Biết đo độ dài trong một số tình huống thường gặp.
	- Biết đo thể tích V theo phương án bình tràn.
	- Nhận dạng tác dụng của lực F như đẩy hoặc kéo vật.
	- Mô tả kết quả tác dụng của lực như làm vật biến dạng hoặc làm vật biến đổi chuyển động.
	- chỉ ra được hai lực cân bằng khi chúng cùng tác dụng vào một vật đang đứng yên.
	- Nhận biết biểu hiện của lực đàn hồi như là lực do vật bị biến dạng đàn hồi tác dụng lên vật gây ra biến dạng.
	- Phân biết khối lượng m và trọng lượng P.
	- Trong điều kiện thông thường khối lượng của vật không thay đổi nhưng trọng lượng thì có thể thay đổi chút ít tuỳ theo vị trí của vật đối với trái đất.
	- Biết đo khối lượng của vật bằng cân đòn và các loại cân khác 
	- Biết xác định khối lượng riêng D cuả vật đơn vị (Kg/m3) và trọng lượng riêng (d) của vật, đơn vị (N/m3).
	- Biết sử dụng ròng rọc, đòn bẩy, mặt phẳng nghiêng để đổi hướng của lực hoặc dùng lực nhỏ để thắng lực lớn.
	2/ Kỹ năng :
	- Rèn luyện kĩ năng thí nghiệm thực hành.
	- Kĩ năng tìm hiểu, phát hiện vấn đề cần nghiên cứu.
II/ THỜI LƯỢNG :
	- 18 Tiết : từ tiết 1 đến tiết 18.
	- Gồm 1 tiết thực hành (tiết 13).
	- 02 Tiết kiểm tra (trong đó có 01 tiết kiểm tra học kỳ).
	- 01 Tiết ôn tập, 14 tiết lý thuyết.
 Ngày soạn : 27/09/06 ; ngày dạy : 29/09/06
Tuần 1	CHƯƠNG I : CƠ HỌC 
Tiết 1 
	Bài 1 : ĐO ĐỘ DÀI 
I/ MỤC TIÊU: 
	1/ Kiến thức :
	- Xác định GHĐ và ĐCNN của dụng cụ đo.
	2/ Kĩ năng :
	- Ước lượng gần đúng một số độ dài cần đo.
	- Đo độ dài trong một số tình huống thông thường.
	- Biết tính giá trị trung bình các kết quả đo.
	3/ Thái độ :
	- Rèn luyện tính cẩn thận, ý thức hợp tác làm việc trong nhóm.
II/ CHUẨN BỊ :
	1/ Đồ dùng dạy học :
	a) GV : Chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh :
	- Tranh vẽ to, thước kẻ có GHĐ 20cm và ĐCNN là 2cm.
	- Tranh vẽ to bảng kết quả 1.1.
	- 1 Thước kẻ có GHĐ 20cm và ĐCNN 1mm, 1 thước cuộn, 1 thước thẳng.
	b) HS : Xem trước bài học Đo độ dài.
	2/ Kiểm tra bài cũ : Không kiểm tra.
III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH.
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HOẠT ĐỘNG CŨA GV
NỘI DUNG
10’
10’
15’
HĐ1: Ôn lại và ước lượng độ dài của một số đơn vị đo.
- HS đổi đơn vị độ dài như C1 (cá nhân) như SGK yêu cầu.
- tập ước lượng độ dài của 1 mét theo nhóm bàn.
- Cá nhân tìm hiểu đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước Việt Nam.
- Tập ước lượng cá nhân độ dài một gan tay của minh và tìm cách kiểm tra.
- HS lắng nghe và ghi nhận (HĐ cá nhân).
HĐ2:Tìm hiểu dụng cụ đo độ dài.
- Làm việc cá nhân trả lời câu hỏi và thực hành xác định GHĐ và ĐCNN của một số thước đo độ dài theo hướng dẫn của GV 
- Cá nhân làm C4,C5, C6, C7 vào vở.
- Học sinh nói được GHĐ Và ĐCNN của thước.
HĐ3: Đo độ dài (Hoạt động nhóm).
- Phân công nhau làm công việc trong nhóm.
- Thực hành đo độ dài và thi kết quả vào bảng 1.1(SGK)
- GV hướng dẫn HS ôn lại đơn vị đo độ dài : m, dm, cm, mm .
- C2 Ước lượng độ dài của 1m : Yêu cầu học sinh từng bàn quyết định , đánh dấu độ dài ước lượng 1m trên bàn học và dùng thước kiểm tra.
- GV thông báo sự khác nhau giữa độ dài ước lượng và độ dài kiểm tra của nhóm nào càng nhỏ thì nhóm đó có khả năng ước lượng tốt.
- C3 Học sinh tập ước lượng độ dài 1 gang tay.
GV giới thiệu thêm một số đơn vị đo độ dài cùa Anh như inch, 1inch = 2,54cm; 1 foot = 30,48cm, kết hợp đơn vị năm ánh sáng 1n.a.s = 9461km
Yêu cầu HS quan sát hình 1.1 SGK và trả lời câu hỏi C4.
- Treo tranh vẽ to thước dài 20cm và có ĐCNN 2mm yêu cầu HS xác định GHĐ và ĐCNN của thước này -> định nghĩa.
- Giới thiệu cách xác định GHĐ và ĐCNN của một số thước.
GV : Dùng kết quả đã vẽ hướng dẫn HS đo độ dài và ghi kết quả vào bảng 1.1.
- Chú ý tình huống đo độ dài (bề dày) cuốn sách vật lý 6 và hướng dẫn cụ thể cách tìm giá trị trung bình : l = (l1+l2+l3)/3.
I/ ĐƠN VỊ ĐỘ DÀI 
Đơn vị đo độ dài trong hệ thống đơn vị đo lường hợp pháp của nước Việt Nam là mét (kí hiệu m).
II/ ĐO ĐỘ DÀI 
1/ Tìm hiểu dụng cụ.
- Để đo độ dài người ta dùng thước.
- GHĐ của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước.
- ĐCNN của thước là độ dài giữa hai vạch liên tiếp trên thước.
2/ Đo độ dài 
VI/ PHỤ CHÚ :
	- Học sinh về nhà đọc trước mục I bài 2 để chuẩn bị cho tiết học sau.
	- Về nhà học bài và làm bài tập 1.2.1 -> 1.2.6
V/ NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ, RÚT KINH NGHIỆM 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao An ly6 0986965651.doc