Giáo án lớp 6 môn Vật lí - Tiết 01 đến tiết thứ 35

Giáo án lớp 6 môn Vật lí - Tiết 01 đến tiết thứ 35

- Biết xác định giới hạn đo, độ chia nhỏ nhất của dụng cụ đo

- Rèn kỹ năng: Biết ước lượng gần đúng 1 số độ dài cần đo, đo độ dài trong một số tình huống thông thường, biết tính giá trị trung bình kết quả đo.

- Rèn tính cẩn thận, ý thức hợp tác làm việc theo nhóm.

II. Chuẩn bị:

GV: tranh vẽ phóng to về một thước kẻ có GHĐ là 20cm và có ĐCNN 2mm.

HS: Mỗi nhóm 1 thước dây, thước một có ĐCNN đến 0.5cm, mỗi HS có 1 thước kẻ có ĐCNH 1mm.

III. Tổ chức hoạt động dạy và học:

1. Tổ chức: 6A 6B 6C

 2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra

 

doc 106 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1180Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 6 môn Vật lí - Tiết 01 đến tiết thứ 35", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1:
ĐO ĐỘ DÀI
Ngày sọan: 15/08/12
Ngày dạy:....
Chương 1: CƠ HỌC
I. Mục tiêu:
- Biết xác định giới hạn đo, độ chia nhỏ nhất của dụng cụ đo
- Rèn kỹ năng: Biết ước lượng gần đúng 1 số độ dài cần đo, đo độ dài trong một số tình huống thông thường, biết tính giá trị trung bình kết quả đo.
- Rèn tính cẩn thận, ý thức hợp tác làm việc theo nhóm.
II. Chuẩn bị:
GV: tranh vẽ phóng to về một thước kẻ có GHĐ là 20cm và có ĐCNN 2mm.
HS: Mỗi nhóm 1 thước dây, thước một có ĐCNN đến 0.5cm, mỗi HS có 1 thước kẻ có ĐCNH 1mm.
III. Tổ chức hoạt động dạy và học:
1. Tổ chức: 	6A	6B	6C	
	2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
	3. Bài mới:
Đặt vấn đề: Như SGK.
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động của học sinh
GV: Giới thiệu kiến thức cơ bản của chương
- Yêu cấu HS mở SGK trang 5. Cùng trao đổi xem trong chương 1 cần nghiên cứu những vấn đề gì.
- Yêu cầu HS quan sàt trang vẽ trang 6 và đọc kĩ đối thoại của 2 chị em.
? Câu chuyện của 2 chị em nêu vấn đề gì.
? Hãy nêu phương án giải quyết
GV: Đơn vị đo, dụng cụ đo độ dài là gì. Bài học hôm giúp ta trả lời câu hỏi này.
? Yêu cầu HS ôn lại đơn vị đo độ dài trong hệ thống đơn vị đo lường hợp pháp của nước ta là gì; Ký hiệu.
? Đơn vị đo độ dài thường dùng nhỏ hơn mét là gì?
? Mỗi đơn vị liền kế hơn kém nhau bao nhiêu lần.
GV: Yêu cầu HS làm câu hỏi C1
GV: Kiểm tra kết quả và nhắc lại trong các đơn vị đo độ dài chính là một. Vì vậy trong các phép tính toán phải đưa về đơn vị chính là một
GV: Giới thiệu thªm 1 số đơn vị đo độ dài sử dụng trong thực tế (Độ dài của Anh)
1 inh (inch) = 2,54cm
1ft (foot) = 30,48cm
Để đo những kích thước lớn trong vũ trụ người ta dùng đơn vị "Năm ánh sáng"
- Yêu cầu HS đọc C2 và thực hiện theo nhóm.
- Yêu cầu HS đọc C3 và thực hiện theo nhóm.
? Độ dài ước lượng và độ dài đo bằng thước có giống nhau kh«ng.
GV: Tại sao trước khi đo độ dài chóng ta lại thường phải ước lượng độ dài cần đo?
- Yêu cầu HS quan sát H1.1 và trả lời câu hỏi C4.
- Yêu cầu HS đọc khái niệm về GHĐ và ĐCNN 
? GHĐ của thước là gì. ĐCNN của thước là gì.
GV: Treo tranh vẽ to của thước và giới thiệu cách xác định ĐCNN, GHĐ của một thước.
? Tự xác định GHĐ cà ĐCNN của thước mà em đang có.
- Yêu cầu HS đọc C6
- HS tự làm việc cá nhân.
? Vì sao em lại chọn thước đó
- Yêu cấu HS đọc C7 và trả lời
GV: Việc chọn thước có GHĐ và ĐCNN phù hợp với độ dài vật cần đo giúp ta đo chính xác hơn.
VD: Đo bề dày cuốn sách vật lý 6 mà ĐCNN là 0,5cm thì việc đọc kết quả là không chính xác.
? Để sử dụng thước đo một cách hợp lý trước khi đo độ dài ta cần phải làm gì? Vì sao?
GV: Treo bảng 1: Bảng Kết quả đo độ dài để hướng dẫn HS đo và ghi kết quả
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm 
GV: thu bài 1 vài nhóm cho HS nhận xét
? Để đo chiều dài cái bàn học em chọn dụng cụ đo độ dài nào.
? Vì sao em lại chọn thước đó.
? Em đã tiến hành đo mấy lần
? Giá trị TB được tính như thế nào
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập
- Đọc SGK.
- Đại diện HS nêu các vấn đề cần nghiên cứu.
- Quan sát tranh vẽ đọc lời đối thoại của 2 chị em
- Làm thế nào để đo chính xác độ dài đoạn dây.
- Phải thống nhất đơn vị đo, cách đo, cách đọc kết quả, dụng cụ đo
Hoạt động 2: Ôn lại và ước lượng độ dài của một đơn vị đo độ dài( HOC SINH TU 
I. Đơn vị đo độ dài (HS đọc SGK)
1. Ôn lại một số đơn vị đo độ dài:
- Đơn vị: một; Ký hiệu: m
- Ngoài ra cũng có: dm, cm, mm, km
- Mỗi đơn vị liền kề hơn kém nhau 10 lần.
C1: 1m = 10dm 1m = 100cm
 1cm = 10mm 1km = 1000m
2. Ước lượng độ dài:
C2: 
- Thực hiện theo nhóm
- Đại diện nhóm đọc kết quả
- Các nhóm tập ước lượng độ dài 1 ngang tay.
C3:
- Đại diện HS nêu kết quả
- Nêu nhận xét 2 cách đo ước lượng và bằng thước.
Hoạt động 3: Tìm hiểu dụng cụ đo độ dài
II. Đo độ dài
1. Tìm hiểu dụng cụ đo độ dài:
C4: Thợ mộc dùng thước dây, HS dùng thước kẻ, người bán vải dùng thước một để đo.
- HS đọc – nghiên cứu SGK.
+ GHĐ của thước là độ dài lớn nhất nghi trên thước
+ ĐCNH của thước là độ dài giữa 2 vạch chia liên tiếp trên thước.
C5: Đại diện của nhóm nêu kết quả
- Yêu cầu HS đọc C6:
- Đại diện trả lời
- Đo chiều rộng của cuốn sách vật lý 6 dùng thước 2 có ĐCNN là 1mm và GHĐ là 20cm
- Đo chiều dài của cuốn sách vật lý dùng thước 3 có GHĐ 30cm và ĐCNH 1mm
- Đo chiều dài bàn học dùng thước 1 có GHĐ 1m và ĐCNN là 1cm
-V× mỗi thước chỉ được chọn một lần, nếu đo nhiều lần kết quả không chính xác
- Yêu cầu HS đọc C7:
- Thợ may thường dùng thước thẳng có GHĐ 1m hoặc 0,5m để đo chiều dài của mảnh vải và dùng thước dây để đo cơ thể của khách hàng.
- Khi đo phải ước lượng độ dài để chọn thước có GHĐ và có ĐCNH cho phù hợp.
Hoạt động 4: Đo độ dài
2. Đo độ dài:
Quan sát bảng 1.1 và nghe hướng dẫn
- Hoạt động nhóm và ghi kết quả vào bảng.
- Chọn thước có GHĐ 1m và ĐCNN 1cm
- Chọn thước đo Ýt lần nhất
GV: Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm bàn từ câu 1 đến câu 5
GV thu phiếu học tập để kiểm tra hoạt động của các nhóm
? Tại sao em không chọn ngược lại
? Vậy để chọn dụng cụ đo thích hợp ta cần dựa trên cơ sở nào
GV: treo hình 2.2 để khẳng định cần đặt mắt theo hướng vuông góc với cạnh của thước ở đầu kia của vật.
GV: Minh họa trường hợp đầu cuối của vật khác với vạch chia cách đọc - cách ghi kết quả
GV: Đánh giá độ chính xác của từng nhóm qua các câu trả lời
GV: Yêu cầu HS Hoạt động cá nhân trong ít phút - ghi kết quả vào phiếu học tập
Hướng dẫn HS thảo luận - thống nhất rồi rút ra kết luận
GV: yêu cầu HS đọc lại phần kết luận sau
khi đã điền đầy đủ.
? Tóm lại để đo độ dài của một vật cần qua những bước nào.
GV: Chốt lại cách đo độ dài
? Nêu cách đo dộ dài
GV: Đưa nội dung câu C7
GV: Cho HS nhận xét và chốt lại
- Yêu cầu HS đọc C8 - Suy nghĩ và trả lời
GV: Đưa nội dung câu hỏi C9
GV: Cho 1 HS lên bảng điền kết quả
GV: Chốt lại kiến thức cơ bản
GV: Đưa bài tập 1 - 2.7
GV: Yêu cầu HS đọc mục có thể em chưa biết
Hoạt động 5: Thảo luận về cách đo độ dài
I. Cách đo độ dài:
- Thảo luận và ghi ý kiến vào phiếu học tập
- Đại diện nhóm trình bầy
C1:
C2: Thước dây đo chiều dài bàn học, thước kẻ đo bề dày cuốn sách vật ký
- Nếu dùng thước kẻ đo chiều dài bàn học ta phải đặt nhiều lần KQ không chính xác
- Ước lượng gần đóng độ dài cần đo.
C3: Đặt thước dọc theo chiều dài cần đo vạch số 0 trùng với đầu kia của vật
C4: Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật.
C5: Nếu đầu cuối của vật không ngang bằng với vạch chia thì đọc và ghi KQ đo theo vạch chia ngần nhất với đầu kia của vật
Hoạt động 6: Hướng dẫn HS rút ra kết luận
- Hoạt động cá nhân
- Đại diện cá nhân trình bầy
* Rút ra kết luận
C6: (1) độ dài
 (2) GHĐ
 (3) ĐCNN
 (4) Dọc theo
 (5) Ngang bằng với
 (6) Vuông góc
 (7) Gần nhất
* Ước lượng độ dài cần đo để chọn thước đo thích hợp.
* Đặt thước và mắt nhìn đúng cách.
* Đọc, ghi kết quả đo đúng qui định.
Hoạt động 3: Vận dụng - Củng cố:
- Đọc và tìm hiểu nội dung câu C7
- Đại diện HS trả lời
C7: Đặt mắt theo hình C
- Đọc câu C8 và tìm hiểu yêu cầu của bài
- Đại diện trả lời
C8: Đặt mắt theo hình C
- Đọc C9 Quan sát trả lời
- Suy nghĩ trả lời
Bài 1 - 2.7
B. 50 dm
- Đọc thông tin có thể em chưa biết
4. Hướng dẫn về nhà: 
- Học thuộc phần ghi nhớ
- Đọc trước phần 1 ở bài 2
- Bài tập về nhà 1 - 2.3 đến 1 - 2.6 (SBT)
 * Rút kinh nghiệm:
Tiết 2:
ĐO THỂ TÍCH CHẤT LỎNG
Ngày sọan: 25/08/12
Ngày dạy:..
I. Mục tiêu:
- Biết một số dụng cụ đo thể tích chất lỏng;
- Biết xác định thể tích của chất lỏng bằng dùng cụ đo thích hợp;
- Biết sử dụng dụng cụ đo thể tích chất lỏng;
- Rèn tính trung thực, tỉ mỉ, thận trọng khi đo và báo cáo kết quả đo thể tích chất lỏng.
II. Chuẩn bị:
GV: Chuẩn bị cho mỗi nhóm 1 bình chia độ, vài loại ca đong, bảng 3.1.
HS: 1 xô đựng nước, mỗi nhóm 1 bình đựng nước đầy (chưa biết dung tích) bình 2 đựng ít nước.
III. Tổ chức hoạt động dạy và học:
1. Tổ chức: 	6A	6B	6C	
	2. Kiểm tra bài cũ: 
GHĐ và ĐCNN của thước là gì? Tại sao mỗi khi đo độ dài em thường ước lượng rồi mới chọn thước?
3. Bài mới:
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động của học sinh
GV: Yêu cầu HS nở SGK - T 12 quan sát hình vẽ
GV: làm thế nào để biết trong bình cũn bao nhiêu nước... bài học hôm nay giúp ta trả lời câu hỏi trên
GV: Mỗi vật dù to hay nhỏ đều chiếm một thể tích trong không gian
? Đơn vị đo thể tích là gì.
GV: Giới thiệu đơn vị đo thể tích
- Yêu cầu HS đọc và làm ?
? Trong đơn vị đo thể tích mỗi đơn vị liền kề hơn kém nhau bao nhiêu lần.
- Yêu cầu HS đọc thông tin tìm hiểu các dụng cụ đo thể tích của chất lỏng trong mục II ở SGK.
- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi C2; C3; C4; C5
? Để lấy đúng lượng thuốc tiêm nhân viên y tế thường dùng dụng cụ nào.
? Để đo thể tích chất lỏng người ta đã sö dụng những dụng cụ nào? chúng có đặc điểm gì?
GV: Lưu ý ở những bình chia độ vạch chia đầu tiên không nằm ở đáy bình mà là vạch tại một thể tích ban đầu nào đó
VD: Hình a vạch 10mml
GV: Giới thiệu thêm 1 số bình chia độ khác
? Hãy quan sát các hình và trả lời các câu hỏi C6; C7; C8 
? Tại sao lại phải đặt bình thẳng đứng
? Tại sao lại phải đặt mắt nhìn ngang với mực chất lỏng.
- Vậyđể đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ ta cần thực hiện qua những bước nào.
GV: Cho HS Thảo luận thống nhất để trả lời câu C9
? Qua phần kết luận của câu C9 em hãy cho biết để đo thể tích chất lỏng ta cần thực hiện qua những bước nào?
GV: Chốt lại kiến thức
GV: Nêu mục đích thực hành là đo thể tích nước chứa trong 2 bình
Dùng bình 1 và bình 2 để xác định dung tích bình chứa và thể tích nước cũn có trong bình.
? Nêu phương án đo thể tích của nước trong bình.
GV: yêu cầu HS đọc phần tiến hành đo
- Cho HS thực hành theo nhóm
GV: Quan sát các nhóm thực hành và điều chỉnh hoạt động của nhóm.
GV: Thu kết quả và cho các nhóm nhận xét.
? Để đo thể tích chất lỏng người ta thường sử dụng những dụng cụ nào?
? Mục đích của thực hành là gì
GV: Yêu cầu HS thực hiện trả lời các bài tập 3.1; 3.2 (SBT)
GV: Cho HS nhận xét bổ sung
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập
- Đọc phần mở bài
Hoạt động 2: Ôn lại đơn vị đo thể tích
I. Đơn vị đo thể tích
- Đơn vị đo thể tích thường dùng là m3 và lít.
* 1 lít = 1dm3
 1 ml = 1cm3 (1cc)
- Đọc ? 
(1) 100dm3 (2) 1000 000 cm3
(3) 100 lít (4) 1000 000 ml
(5) 1000 000 cc
Hoạt động 3: Tìm hiểu về các dụng cụ đo thể tích chất lỏng
II. Đo thể tích chất lỏng
1. Tìm hiểu dụng cụ đo thể tích:
- Đọc mục 2 trả lời các câu hỏi
C2: Ca to có GHĐ là 1 lít và ĐCNN là 0,5 lít
Ca nhỏ có GHĐ là 0,5 lít và có ĐCNN là 0,5 lít
Can nhựa có GHĐ là 5 lít và có ĐCNN là 1 lí ... n
Hoạt động của học sinh
GV: yêu cầu HS nêu các câu hỏi 
- Yêu cầu HS trả lời lần lượt các câu hỏi C1®C9.SGK
- Trong các chất rắn - lỏng - khí chất nào nở vì nhiệt nhiều nhất, ít nhất?
- Nhiệt kế hoạt động dựa trên hiện tượng nào?
- Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào y tế nào?
- Ở nhiệt độ nào thì 1 chất lỏng, cho dù tiếp tục đun vẫn không tăng ở nhiệt độ nào? Sự bay hơi của chất lỏng ở nhiệt độ có đặc điểm gì?
Hoạt động 1: Trả lời các câu hỏi 
HS: thảo luận trả lời C1®C9
C1: thể tích của hầu hết các chất tăng khi nhiệt độ tăng, giảm khi nhiệt độ giảm.
C2: Chất khí nở vì nhiệt chất rắn ít nhất
C4: Nhiệt kế được câú tạo dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt:
- Nhiệt kế rượu dùng để đo nhiệt độ của khí quyển; nhiệt kế thủy ngân dùng trong phòng thí nghiệm;
- Nhiệt kế y tế dùng để đo nhiệt độ cơ thể.
C5: 
 Sự nóng chảy Sự bay hơi
Thể rắn Thể lỏng Thể khí
 Sự đông đặc Sự ngưng tụ
C6: Môĩ chất nóng chảy và đông đặc ở cùng một một nhiệt độ nhất định. Nhiệt độ này gọi là nhiệt độ nóng chảy. Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau không giuống nhau.
C7: Trong thời gian nóng chảy nhiệt độ của chất rắn không thay đổi, dù ta vẫn tiếp tục đun.
C8: Không. Các chất lỏng bay hơi ở bất kỳ nhiệt độ nào. Tốc độ bay hơi của mỗi chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và mặt thoáng.
C9: Ở nhiệt độ sôi thì dù tiếp tục đun, nhiệt độ của chất lỏng vẫn không thay đổi. Ở nhiệt độ này chất lỏng bay hơi cả ở trong lòng lẫn trên mặt thoáng của chất lỏng.
- Yêu cầu HS nghiên cứu câu 1® 3 thảo luận để tìm câu trả lời đúng.
GV: bảng phụ 30.1
- Quan sát bảng 30.1 - trả lời câu hỏi a®d
GV: Nêu câu 5 ai đúng ai sai
GV: Đưa bảng 30.3 HS quan sát trả lời câu 6
Hoạt động 2: Vận dụng 
HS: thảo luận trả lời
1. C
2. Nhiệt kế C
3. Để khi có hơi nóng chạy qua ống. ống có thể nở dài mà không bị ngăn cản.
HS: thảo luận 
4. a) Sắt 
 b) Rượu
 c) vì ở nhiệt độ rượu vẫn ở thể lỏng
- Không, vì ở nhiệt độ này thuỷ ngân đã đông đặc.
 d) Các câu trả lời thuộc vào nhiệt độ lớp học.
5. Bình đúng
6. a) BC - nóng chảy
 DE - quá trình sôi
 b) AB - thể rắn
 CD - thể lỏng và thể hơi
Hoạt động 3: Trò chơi ô chữ
1. Nóng chảy 2. Bay hơi 3. Gió
4. Tốc độ 3. Mặt thoáng 6. Đông đặc 7. Tốc độ
Hãy đọc nhiệt độ
- Ôn tập toàn bộ chương
- Tiết sau kiểm tra học kỳ II.
Hoạt động 4: Củng cố hướng - dẫn về nhà
- Ôn tập
4. Hướng dẫn về nhà:
 - Ôn tập lại những kiến thức đã học
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 35:
KIỂM TRA HỌC KỲ II
Ngày soạn: 10/04/13
Ngày dạy:..
I. Mục tiêu:
- Đánh giá quá trình học tập củaHS khi học phần nhiệt;
- Rút kinh nghiệm để giảng dạy phần sau;
- Phát triển năng lực tư duy sáng tạo, vận dụng kiến thức vào thuwccj tế;
- Rèn tính trung thực, tự giác của HS.
II. HÌNH THỨC KIỂM TRA:
Trắc nghiệm, kết hợp với tự luận (70% trắc nghiệm, 30% tự luận).
III. THIẾT LẬP MA TRẬN ĐỀ:
1. Bảng tính trọng số nội dung kiểm tra theo phân phối chương trình:
Nội dung
Tổng số tiết
Lí thuyết
Số tiết 
thực dạy 
Trọng số
LT
VD
LT
VD
Cơ học
2
1
0,7
1,3
4,4
8,1
Nhiệt học
14
11
7,7
6,3
48,1
39,3
Tổng 
16
12
8,4
7,6
 52,5
47,4
2. Bảng số lượng câu hỏi và điểm số cho mỗi chủ đề ở mỗi cấp độ như sau:
Nội dung (chủ đề)
Trọng số
Số lượng câu (chuẩn cần kiểm tra)
Điểm 
số
T.số
TN
TL
1. . Cơ học
4,4
 = 7
7
0
3,5
2 Nhiệt học
48,1
4,1 = 4
4
0
2,0
1. . Cơ học
 8,1
3,4 = 3
2
1
2,5
 2 Nhiệt học
39,3
1,7 = 2
1
1
2,0
Tổng
100
16
14
2
10.0
3. Ma trận đề kiểm tra
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Cơ học
1. Tác dụng của ròng rọc:
 a. Dùng ròng rọc cố định để đưa một vật lên cao chỉ có tác dụng thay đổi hướng của lực.
b. Dùng ròng rọc động để đưa một vật lên cao, ta được lợi hai lần về lực nhưng thiệt về hai lần đường đi.
2. Lấy được ví dụ thực tế có sử dụng ròng rọc.
3. Sử dụng được ròng rọc cố định hay ròng rọc động để làm những công việc hµng ngày khi cần chúng và phân tích được tác dụng của ròng rọc trong các trường hợp đó để chỉ rõ lợi ích của nó hoặc chỉ ra được ví dụ về ứng dụng việc sử dụng ròng rọc trong thực tế đã gặp.
Số câu hỏi
2 
1 
3
Số điểm
1
0,5
1,5đ
Nhiệt học
4- Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
5- Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
6- Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.
7- Nhiệt kế dùng trong phòng thí nghiệm thường dùng để đo nhiệt không khí, nhiệt độ nước.
8- Nhiệt kế y tế dùng để đo nhiệt độ cơ thể người.
9- Nhiệt kế rượu thường dùng để đo nhiệt độ không khí.
10- Thang nhiệt độ gọi là nhiệt giai. Nhiệt giai Xenxiut có đơn vị là độ C (oC). Nhiệt độ thấp hơn 0oC gọi là nhiệt độ âm.
11- Nhiệt độ nước đá đang tan là 0oC. Nhiệt độ nước sôi là 100oC. Nhiệt độ của cơ thể người bình thường là 37oC. Nhiệt độ trong phòng thường lấy là 20oC. Nhiệt độ của nước sôi tại những vùng núi cao nhỏ hơn 100oC.
12- Hiện tượng nở vì nhiệt chất rắn nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi.
13- Hiện tượng nở vì nhiệt của chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. 
14- Hiện tượng nở vì nhiệt của chất khí nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi.
15- Khi một vật nở vì nhiệt, nếu bị ngăn cản thì gây ra lực lớn.
16- Nhiệt kế là dụng cụ dùng để đo nhiệt độ. 
17- Nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của nhiệt kế dùng chất lỏng dựa trên sự dãn nở vì nhiệt của chất lỏng, cấu tạo gồm: bầu đựng chất lỏng, ống quản và thang chia độ.
18- Phần lớn các chất nóng chảy ở nhiệt độ xác định, nhiệt độ này gọi là nhiệt độ nóng chảy. 
-Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau thì khác nhau.
- Trong suốt thời gian nóng chảy nhiệt độ vật không thay đổi 
- Đặc điểm về nhiệt độ sôi: Mỗi chất lỏng sôi ở một nhiệt độ nhất định. Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của chất lỏng không thay đổi.
19- Dựa vào đặc điểm nóng lên thì nở ra và lạnh thì co lại của chất rắn để giải thích được một số hiện tượng hay ứng dụng trong thực tế.
20- Dựa vào đặc điểm nóng lên thì nở ra và lạnh thì co lại của chất lỏng để giải thích được một số hiện tượng hay ứng dụng trong thực tế
21- Dựa vào sự nở vì nhiệt của chất khí để giải thích được một số hiện tượng và ứng dụng thực tế.
22- Dựa vào về sự nở vì nhiệt của chất rắn, nếu bị ngăn cản thì gây ra lực lớn để giải thích được một số hiện tượng đơn giản và ứng dụng trong thực tế thường gặp. 
23- Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng của chất lỏng. Cụ thể:
 - Sự bay hơi xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào, nhiệt độ của chất lỏng càng cao thì sự bay hơi xảy ra càng nhanh.
 - Mặt thoáng càng rộng, bay hơi càng nhanh.
 - Khi có gió, sự bay hơi xảy ra nhanh hơn.
24- Sử dụng nhiệt kế y tế để đo được nhiệt độ của bản thân và của bạn theo đúng quy trình:
Số câu hỏi
4 
4 
3 
2 
13
Số điểm
2
2
1,5
3
8,5đ
TS câu hỏi
4
6
6
16
TS điểm
2
3
5
10
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
Môn: Vật lý 6
Thời gian:45 phút
I/ TRẮC NGHIỆM: Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất (7 điểm) 
 Câu 1: Phát biểu nào sau đây là đúng?
 	A. Chất rắn co lại khi nóng lên, nở ra khi lạnh đi.
B. Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
C. Khi nhiệt độ tăng hay giảm chất rắn đều nở ra.
 	D. Chất rắn không phụ thuộc vào nhiệt độ.
 Câu 2: Máy cơ đơn giản nào sau đây có tác dụng làm thay đổi hướng của lực kéo?
 	A. Ròng rọc động 	B. Ròng rọc cố định
 	C. Đòn bẩy 	D. Mặt phẳng nghiêng
 Câu 3 : Nhiệt độ hơi nước đang sôi là 
A. 100oF	B. 32oF 	C. 32oC	D. 212oF
 Câu 4: Máy cơ đơn giản nào sau đây không lợi về lực:
A. Mặt phẳng nghiêng	B. Ròng rọc cố định 
C. Ròng rọc động 	D. Đòn bẩy 
 Câu 5: Tại sao quả bóng bàn bị bẹp, khi được nhúng vào nước nóng lại phòng lên như cũ?
 A. Vì vỏ quả bóng gặp nóng nên nở ra. B. Vì nước nóng thấm vào trong quả bóng.
 C. Vì không khí bên trong quả bóng dãn nở vì nhiệt. D. Vì vỏ quả bóng co lại.
 Câu 6: Có thể kéo một vật có trọng lượng 30N lên bằng ròng rọc động, người ta dùng lực nào sau đây:
 A. 30 N 	B. 15N	C. 3kg	D. 1,5 kg
 Câu 7: Khi đun nóng một lượng chất lỏng thì đại lượng nào sau đây không thay đổi :
A. Nhiệt độ chất lỏng.	B. Khối lượng chất lỏng.	
C. Khối lượng riêng chất lỏng.	 	D. Thể tích chất lỏng 
 Câu 8: Vì sao khi trồng chuối hoặc mía người ta thường phạt bớt lá ?
A. Để tiện cho việc chăm sóc cây. 	
B. Để hạn chế lượng dinh dưỡng cung cấp cho cây. 
C. Để giảm bớt sự bay hơi làm cây đỡ bị mất nước hơn.
D. Để đỡ tốn diện tích đất trồng .
Câu 9: Nước trong cốc bay hơi càng nhanh khi nào?
 	A. Nước trong cốc bi đậy nắp 	B. Nước trong cốc càng lạnh
 	C. Nước trong cốc càng nhiều 	D. Nước trong cốc càng nóng
 Câu 10: Những quá trình chuyển thể nào của đồng được sử dụng trong việc đúc tượng đồng?
	A. Nóng chảy và bay hơi. 	 B. Nóng chảy và đông đặc. 
	C. Bay hơi và đông đặc. 	 D. Bay hơi và ngưng tụ. 
 Câu 11: Một lọ thủy tinh được đậy bằng nút thủy tinh, nút bị kẹt. Hỏi phải mở nút bằng cách nào trong các cách sau đây?
 	A. Hơ nóng nút 	B. Hơ nóng cổ lọ 
 	C. Hơ nóng cả nút và cổ lọ 	D. Hơ nóng đáy lọ
 Câu 12: Để đo nhiệt độ người ta dùng dụng cụ nào?
 	A. Cân 	B. Lực kế 	C. Thước 	D. Nhiệt kế.
 Câu 13 : Sự sôi có đặc điểm nào dưới đây ?
A. Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào.	 B. Nhiệt độ không đổi trong thời gian sôi.
C. Chỉ xảy ra ở mặt thoáng của chất lỏng. D. Có sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.
 Câu 14: Hiện tượng nào sau đây không liên quan đến sự nóng chảy?
A. Đun nhựa đường để trải đường.	B. Bó củi đang cháy.
C. Hàn thiếc.	D. Ngọn nến đang cháy.
II/ TỰ LUẬN: (3 điểm) 
Câu 15: (1đ) Tại sao khi lắp cái khâu dao vào cán, người thợ rèn phải đun nóng khâu rồi mới tra vào cán?
Câu 16: (1đ) Hãy giải thích tại sao các tấm tôn lợp nhà lại có dạng lượn sóng mà không làm tôn phẳng?
Câu 17: ( 1đ) Tại sao sáng sớm ta lại thấy có những giọt nước đọng trên lá?
ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM
I/ TRẮC NGHIỆM: (7 điểm) ( chọn đúng đáp án mỗi câu cho 0,5 điểm ). 
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
Đ. án
B
A
D
B
C
B
B
C
D
B
B
D
B
B
II/ TỰ LUẬN: (3 điểm) 
Câu 15: - Khi đung nóng, khâu nở ra, dễ lắp vào cán (0,5 điểm)
 - Khi khâu nguội đi, khâu co lại, xiết chặt vào cán (0,5 điểm)
Câu 16 : - Nếu tôn làm bằng phẳng khi trời nóng, lạnh tôn nở ra, co lại gặp cản gây ra lực rất lớn làm nứt, bể tôn. Do đó người ta làm hình lượn sóng để tránh hiện tượng trên. (1đ)
Câu 17: - Vì trong không khí có hơi nước, ban đêm trời lạnh hơi nước ngưng tụ thành những giọt nước đọng trên lá. ( 1đ).

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAOAN-LY-6-2010-THUY.doc