Giáo án Lớp 6 - Môn Toán - Tuần 14 - Tiết 42 - Bài 2: Tập hợp các số nguyên

Giáo án Lớp 6 - Môn Toán - Tuần 14 - Tiết 42 - Bài 2: Tập hợp các số nguyên

I/ Mục tiêu:

- HS biết được tập hợp số nguyên bao gồm các số nguyên dương, số 0 và các số nguyên âm. Biểu biểu diễn số nguyên a trên trục số, tìm được số đối của một số nguyên

- HS biết được có thể dùng số nguyên để nói về các đại lượng có hai hướng ngược nhau

- HS bước đầu có ý thức liên hệ bài học với thực tế

 

doc 2 trang Người đăng ducthinh Lượt xem 1030Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 6 - Môn Toán - Tuần 14 - Tiết 42 - Bài 2: Tập hợp các số nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN :14
Tiết 42 Ngày soạn:30/11/04
§2. TẬP HỢP CÁC SỐ NGUYÊN 
I/ Mục tiêu: 
HS biết được tập hợp số nguyên bao gồm các số nguyên dương, số 0 và các số nguyên âm. Biểu biểu diễn số nguyên a trên trục số, tìm được số đối của một số nguyên
HS biết được có thể dùng số nguyên để nói về các đại lượng có hai hướng ngược nhau
HS bước đầu có ý thức liên hệ bài học với thực tế
I/ Chuẩn bị:
GV: Thước kẻ có chia đơn vị, phấn màu, hình vẽ trục số nằm ngang, thẳng đứng
HS: Thước kẻ có chia đơn vị, ôn tập bài học trước
III/ Tiến trình tiết 
Ổn định lớp và kiểm tra sĩ số
Kiểm tra bài cũ
HS: Lấy hai ví dụ thực tế trong đó có số nguyên âm, giải thích ý nghĩa
Vẽ trục số, chữa bài tập 8(SBT)
3.Bài mới
NỘI DUNG 
PHƯƠNG PHÁP
1. Số nguyên
- Các số 1; 2; 3; 4 còn gọi là các số nguyên dương(hoặc còn ghi: +1; +2; +3; +4)
- Các số nguyên âm: -1; -2; -3; -4
- Tập hợp các số nguyên dương, các số nguyên âm và số 0 gọi là tập hợp các số nguyên
- Kí hiệu: Z
Vậy Z = {-3; -2; -1; 0; 1; 2; 3 }
* Chú ý: - Số 0 không là số nguyên âm, cũng không là số nguyên dương
- Điểm a biểu diễn số nguyên a trên trục số
2. Số đối
1 và –1; 2 và –2; 3 và –3 là hai số đối nhau
1 là số đối của –1; -1 là số đối của 1
GV: Giới thiệu cho HS số nguyên dương
Từ đó giới thiệu tập hợp các số nguyên, Kí hiệu
H: Viết tập hợp Z dưới dạng liệt kê các phần tử?
H: Tập hợp N và Z có mối quan hệ như thế nào?
HS: Tập hợp N là con của tập hợp Z
GV: Minh hoạ bằng sơ đồ Ven
Z
N
Củng cố: HS làm bài tập 6
GV: Nêu chú ý
GV: Lưu ý cho HS số nguyên thường được sử dụng để biểu thị các đại lượng có hai hướng ngược nhau
HS: Làm bài 7; 8(SGK)
GV: Giới thiệu các ví dụ trong SGK
HS: Làm ?1
HS: Làm ?2
GV: Trong bài toán trên điểm –1 và +1 nằm về hai phía của điểm A. Trên trục số hai điểm –1; +1 cách đều điểm 0 và nằm về hai phía của điểm 0, ta nói +1 và –1 là hai số đối nhau
GV: Vẽ trục số và yêu cầu HS xác định số đối của 2; 3; -2; -3
HS: Làm ?4(SGK)
 4 Củng cố
Tập hợp Z các số nguyên bao gồm: số nguyên dương, số nguyên âm, số 0
Số đối của một số nguyên, N Z
 5/ Dặn dò
Học bài, làm bài tập: 71(SGK); 9 16(SBT)

Tài liệu đính kèm:

  • docso hoc6.42.doc