Giáo án Lớp 6 - Môn Toán - Tiết 20: Sự xác định đường tròn - Tính chất đối xứng của đường tròn

Giáo án Lớp 6 - Môn Toán - Tiết 20: Sự xác định đường tròn - Tính chất đối xứng của đường tròn

- Học sinh biết được những nội dung kiến thức chính của chương.

- Học sinh nắm được định nghĩa đường tròn, các cách xác định một đường tròn, đường tròn ngoại tiếp tam giác, tam giác nội tiếp đường tròn.

- Học sinh nắm được đường tròn là hình có tâm đối xứng và trục đối xứng.

- Hs biết cách dựng đường tròn đi qua ba điểm không thẳng hàng, biết cách chứngminh một điểm nằm trên, bên trong, bên ngoài đường tròn.

- Biết vận dụng kiến thức vào thực tế.

 

doc 4 trang Người đăng ducthinh Lượt xem 1217Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 6 - Môn Toán - Tiết 20: Sự xác định đường tròn - Tính chất đối xứng của đường tròn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương II	ĐƯỜNG TRÒN
Tiết 20	SỰ XÁC ĐỊNH ĐƯỜNG TRÒN - TÍNH CHẤT ĐỐI XỨNG
CỦA ĐƯỜNG TRÒN
I\ Mục tiêu:
Học sinh biết được những nội dung kiến thức chính của chương.
Học sinh nắm được định nghĩa đường tròn, các cách xác định một đường tròn, đường tròn ngoại tiếp tam giác, tam giác nội tiếp đường tròn.
Học sinh nắm được đường tròn là hình có tâm đối xứng và trục đối xứng.
Hs biết cách dựng đường tròn đi qua ba điểm không thẳng hàng, biết cách chứngminh một điểm nằm trên, bên trong, bên ngoài đường tròn.
Biết vận dụng kiến thức vào thực tế.
II\ Chuẩn bị:
Gv: Thước thẳng, com pa, một tấm bìa hình tròn.
HS: Dụng cụ học tập.
III\ Tiến trình dạy học:
	1\ Ổn định lớp:
	2\ Kiểm tra bài cũ:
	3\ Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Giới thiệu chương 2
Ở lớp 6 các em đã được biết định nghĩa đường tròn. Chương 2 lớp 9 ta sẽ tìm hiểu về bốn chủ đề của đường tròn.
Sự xác định đường tròn và các tính chất của đường tròn.
Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn.
Vị trí tương đối của hai đường tròn.
Quan hệ giữa đường tròn và tam giác.
Các kĩ năng đo đạc tính toán vận dụng các kiến thức về đường tròn trong giải toán và vận dụng vào thực tế.
Hs lắng nghe
Họat động 2: Nhắc lại về đường tròn
Vẽ và yêu cầu học sinh vẽ đường tròn tâm O bán kính R
Kí hiệu là (O;R) hoặc (O)
Nêu định nghĩa đường tròn
Gv đưa 3 vị trí của điểm M đối với đường tròn.
Hãy nêu vị trí của điểm M trong mỗi hình
Và so sánh OM và R trong mỗi trường hợp.
Cho HS làm ?1
So sánh hai góc OKH và OHK
Đường tròn tâm O bán kính R là hình gồm các điểm cách O một khoảng bằng R (R>0)
H1: M nằm bên trong đường tròn ( O; R)
OM<R
H2: M nằm trên đường tròn ( O; R)
OM= R
H3: M nằm ngoài đường tròn (O;R)
OM>R
Điểm H nằm ngoài đường tròn (O; R)
Nên OH >R
Điểm K nằm trong đường tròn ( O;R)
Nên OK <R
Do đó OH >OK
Trong tam giác OKH ta có OH>OK
 ( Định lí về góc và cạnh đối diện trong tam giác)
Hoạt động 3: Cách xác định đường tròn
Một đường tròn xác định khi biết những yếu tố nào?
Hoặc biết yếu tố nào vẫn xác định được đường tròn?
Ta sẽ xét xem một đường tròn được xác định nếu biết đựơc bao nhiêu điểm của nó?
Cho học sinh thực hiện ?2
a\ Cho hai điểm A, B vẽ đường tròn đi qua hai điểm A, B.
b\ Co bao nhiêu đường tròn như vậy? Tâm của chúng nằm trên đường nào?
?3: Cho 3 điểm A, B, C không thẳng hàng hãy vẽ đường tròn đi qua ba điểm A, B, C.
Một đường tròn được xác định khi biết tâm và bán kính của nó.
Hoặc biết một đoạn thẳng là đường kính của đường tròn.
Có vô số đường tròn đi qua hai điểm . tâm của các đường tròn đó nằm trên đường trung trực của đoạn thẳng AB.
Vẽ đựơc bao nhiêu đường tròn? Vì sao?
Vậy qua bao nhiêu điểm xác định một đường tròn duy nhất? 
Chú ý khi thực hành vẽ: Chỉ cần vẽ hai đường trung trực và giao điểm của chúng là tâm đường tròn.
Có thể vẽ đường tròn qua 3 điểm A, B,C thẳng hàng không? Vì sao?
Giới thiệu: Đường tròn qua ba điểm của tam giác ABC gọi là đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC. Còn tam giác ABC gọi là tam giác nội tiếp đường tròn.
Cho học sinh làm bài 2 sgk
Vẽ được một đường tròn vì ba đường trung trực của tam giác ABC chỉ cắt nhau tại một điểm.
Qua ba điểm không thẳng hàng ta vẽ được duy nhất một đường tròn.
Không thể vẽ đường tròn qua ba điểm thẳng hàng vì các đường trung trực không cắt nhau
1-5; 2-6; 3-4
Hoạt động 3: Tâm đối xứng
Có phải đường tròn là hình có tâm đối xứng không?
Thực hiện ?4
Ta có OA’ = OA
Mà OA= R
Nên OA’ =R
Vậy đường tròn là hình có tâm đối xứng
Tâm của đường tròn là tâm đối xứng của đường tròn đó.
Hoạt động 5: Trục đối xứng
Vẽ đường thẳng đi qua tâm của miếng bìa hình tròn. Gấp miếng bìa theo đường thẳng vừa vẽ.
Có nhận xét gì?
Gấp hình tròn theo đường kính khác? 
Hai phần bìa của hình tròn trùng nhau
Đường tròn là hình có trục đối xứng.
Đường tròn có bao nhiêu trục đối xứng?
Cho học sinh thực hiện ? 5
Đường tròn có vô số trục đối xứng. Bất kì đường kính nào cũng là tâm đối xung71 của đừơng tròn.
Hoạt động 6: Củng cố
1\ Những kiến thức cần nhớ trong bài học là gì?
2Bài tập: Cho tam giác ABC vuông tại A có trung tuyến AM; AB= 6 cm; AC= 8 cm
a\ Chứng minh các điểm A, B, C cùng thuộc đường tròn tâm M.
Trên tia đối của tia MA lấy các điểm D,E,F 
Sao cho MD= 4 cm; ME= 5 cm; MF= 6 cm.
Xác định vị trí của các điểm D, E, F với đường tròn tâm (M)
Qua bài tập này có nhận xét gì về vị trí tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác vuông?
HS: Nhận biết một điểm nằm trong, trên, ngoài đường tròn.
Nắm vững cách xác định đường tròn.
Hiểu đừờng tròn là hình có một tâm đối xứng và vô số trục đối xứng là các đường kính.
AM là trung tuyến của tam giác vuông ABC nên AM=BM=CM ( tính chất trung tuyến của tam giác vuông)
Áp dụng định lí pitago trong tam giác vuông ABC ta có: BC= 10 cm
Bán kính của đường tròn R= 5 cm
MD=4<R nên D nằm bên trong đường tròn 
ME= 5 = R nên E nằm trên đường tròn.
MF=6 >R nên F nằm bên ngoài đường tròn.
Trung điểm cạnh huyền là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác vuông.
4\ Hướng dẫn về nhà:
Nắm vững các định lí các kết luận
Làm các bài tập 1,3,4 sgk bài 3,4,5 sbt
IV\ Rút kinh nghiệm:........................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 20.doc