Mục tiêu:
- Hiểu được khái niệm thông tin và hoạt động thông tin của con người.
- Biết vai trò quan trọng của xử lí thông tin thông tin.
- Ý thức yêu thích môn Tin học.
II. Chuẩn bị :
- Giáo viên: Giáo án + Tài liệu
- Học sinh: Sách vở + Đồ dùng học tập
Ngày soạn: Ngày dạy: Chương I. Làm quen với tin học và máy tính điện tử Tiết 1. Thông tin và tin học (T1) I. Mục tiêu: - Hiểu được khái niệm thông tin và hoạt động thông tin của con người. - Biết vai trò quan trọng của xử lí thông tin thông tin. - ý thức yêu thích môn Tin học. II. Chuẩn bị : Giáo viên: Giáo án + Tài liệu Học sinh: Sách vở + Đồ dùng học tập III. Hoạt động dạy và học: 1. Tổ chức: 6A: 6B: 6C: 2.Kiểm tra: Kết hợp trong bài mới 3. Bài mới: HĐ1. Tìm hiểu khái niệm về thông tin - Hàng ngày các em tiếp nhận thông tin từ những đâu ? - Học sinh trả lời, bổ xung - Vậy những thông tin đó đem lại điều gì cho chúng ta ? - Học sinh trả lời, bổ xung - Vậy thông tin là gì ? - Học sinh trả lời, giáo viên nhận xét kết luận - Học sinh lấy ví dụ về thông tin, giáo viên nhận xét 1. Thông tin là gì: Chúng ta tiếp nhận thông tin từ nhiều nguồn khác nhau: Các bài báo, bản tin trên truyền hình cho các em biết tin tức về tình hình thời sự trong nước và trên thế giới. Tiếng trống trường báo cho em đến giờ ra chơi hay vào lớp. Tín hiệu của đèn tín hiệu giao thông cho biết khi nào có thể qua đường KL: Thông tin là tất cả những gì đem lại sự hiểu biết về TG xung quanh (Sự vật, sự kiện...) và về chính con người. VD: - Tấm biển chỉ đường hướng dẫn các em đi đến một nơi cụ thể. - Vạch sơn trên đường giao thông cho ta biết làn đường, chiều đường xe chạy.... HĐ2. Tìm hiểu khái niệm về hoạt động thông tin - Giáo viên đang giảng bài cho học sinh, giao bài tập cho hs làm thì diễn ra những hoạt động thông tin nào? - Học sinh trả lời, bổ xung - Vậy những hoạt động nào được coi là hoạt động thông tin ? - Học sinh trả lời, giáo viên nhận xét, kết luận? - Trong các hoạt động thông tin hoạt động nào đóng vai trò quan trọng nhất ? cho ví dụ. - Giáo viên vẽ mô hình quá trình xử lí thông tin lên bảng, giải thích mô hình - Học sinh lấy ví dụ mô phỏng về quá trình xử lí thông tin - Giáo viên nhận xét 2. Hoạt động thông tin của con người KL: - Việc tiếp nhận, xử lý, lưu trữ và truyền (trao đổi) thông tin được gọi chung là hoạt động thông tin. - Xử lý thông tin đóng vai trò quan trọng vì nó đem lại sự hiểu biết cho con người. - Mô hình quá trình xử lý thông tin: Xử lý Thông tin vào Thông tin ra Thông tin vào: là thông tin trước xử lý Thông tin ra: là thông tin nhận được sau xử lý 4. Củng cố: CH1: Công cụ nào dưới đây đặc trưng cho nền văn minh thông tin: a. Máy thu hình b. Đài phát thanh c. Máy tính điện tử d. Mạng Internet CH2: Thông tin là: a. Hình ảnh b. Âm thanh c. Mùi vị d. Cả a, b, c 5. Về nhà: - Học bài và trả lời câu hỏi 1 - 4 SGK T5 - Đọc trước và chuẩn bị mục 3-bài 1 - Tìm hiểu trước những công cụ và phương tiện để giúp con người vượt qua hạn chế của các giác quan và bộ não? ______________________________________________________________________ Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 2. Thông tin và tin học (T2) I. Mục tiêu: - Hiểu rõ quá trình xử lí thông tin - Biết được máy tính là công cụ hỗ trợ con người trong các hoạt động thông tin. - ý thức yêu thích môn Tin học. II. Chuẩn bị : - Giáo viên: Giáo án + Tài liệu - Học sinh: Sách vở + Đồ dùng học tập III. Hoạt động dạy và học: 1. Tổ chức: 6A: 6B: 6C: 2.Kiểm tra: - Thông tin là gì ? - Những HĐ nào được coi là HĐTT? HĐ nào đóng vai trò q.trọng nhất ? vì sao ? - Vẽ mô hình quá trình xử lí thông tin ? 3. Bài mới: HĐ1. Tìm hiểu quá trình xử lí thông tin - Từ mô hình quá trình xử lí thông tin hs sinh vẽ trong phần kiểm tra bài cũ giáo viên yêu cầu học sinh lấy ví dụ trong học tập mô phỏng quá trình đó - Học sinh lấy ví dụ, giáo viên nhận xét - Giáo viên có thể lấy thêm ví dụ: Hãy xác định thông tin vào, quá trình xử lí thông tin, thông tin ra trong đoạn thông tin sau: “Khai triển biểu thức sau: a.(b+c).d – a.(c-d).b ” - Học sinh trả lời, giáo viên nhận xét kết luận - Trong ví dụ thì thông tin ra chính là gì của biểu thức (Kết quả của biểu thức) - Dựa vào mô hình hãy cho biết việc tiếp nhận, lưu trữ và truyền thông tin để làm gì ? 2. Hoạt động thông tin của con người (tiếp): - Mô hình quá trình xử lý thông tin: Xử lý Thông tin vào Thông tin ra VD: - Thông tin vào là: Khai triển biểu thức sau: a.(b+c).d – a.(c-d).b - Quá trình xử lí thông tin: a.(b+c).d – a.(c-d).b = (a.b+a.c).d – (a.c-a.d).b = a.b.d+a.c.d – (a.c.b –a.c.b) = a.b.d+a.c.d – a.c.b +a.c.b - Thông tin ra: a.b.d+a.c.d – a.c.b +a.c.b * Việc tiếp nhận thông tin để tạo thông tin vào cho quá trình xử lí * Việc lưu trữ và truyền thông tin làm cho thông tin và những hiểu biết được tích lũy và nhân rộng HĐ2. Tìm hiểu về hoạt động thông tin và tin học - Hoạt động thông tin của con người thực hiện được trước hết là nhờ đâu ? - HS trả lời, bổ xung - Giáo viên nhận xét, bổ xung. - Vậy các giác quan và bộ não có gì hạn chế không ? Nếu có thì con người đã khắc phục bằng cách nào ? - Học sinh lấy ví dụ về các máy móc và thiết bị hỗ trợ cho các giác quan và bộ não - Vậy con người hoạt động thông tin được là nhờ đâu - Học sinh trả lời, bổ xung - Giáo viên nhận xét, Kết luận - Máy tính điện tử ra đời có vai trò như thế nào ? 3. Hoạt động thông tin và tin học: - Hoạt động thông tin của con người được tiến hành trước hết là nhờ các giác quan và bộ não - Tuy nhiên giác quan và bộ não có nhiều hạn chế nên con người đã khắc phục bằng cách sx ra máy móc và thiết bị để hỗ trợ cho các giác quan và bộ não. KL: Con người hoạt động thông tin được là nhờ các giác quan và bộ não, đồng thời có sự hỗ trợ của máy móc và thiết bị, đặc biệt là máy tính điện tử. - Máy tính điện tử ra đời thúc đẩy ngành tin học phát triển. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành tin học là nghiên cứu việc thực hiện các hoạt động thông tin một cách tự động trên cơ sở sử dụng máy tính điện tử. 4. Củng cố: - Những thông tin nào có thể là kết quả phân loại học tập trong lớp (thông tin ra) ? A. Quốc Đạt học giỏi nhất lớp B, Quỳnh Trang hay hát trong lớp C, Đức học kì 2 tiến bộ hơn học kì 1 D, Trà My có nhiều áo đẹp E, Các bạn nữ học khá hơn các bạn nam - Những công cụ nào được làm ra không phải để hỗ trợ con người trong hoạt động thông tin ? A, ống nhòm B, Chiếc nơ buộc tóc C, Máy đo huyết áp D, Tai nghe của bác sĩ E, Kính lúp F, Máy trợ thính G, Máy tính cầm tay Casio H, Máy ghi âm 5. Về nhà: - Học bài, đọc bài đọc thêm 1 SGK T6 - Đọc trước và chuẩn bị bài 2 SGK T 6 ______________________________________________________________________ Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 3. Thông tin và biểu diễn thông tin (T1) I. Mục tiêu: - Biết được các dạng thông tin cơ bản trong tin học - Hiểu được thế nào là biểu diễn thông tin - ý thức yêu thích môn Tin học. II. Chuẩn bị : - Một số dạng thông tin cơ bản: Trang văn bản, Tranh vẽ,... III. Hoạt động dạy và học: 1. Tổ chức: 6A: 6B: 6C: 2.Kiểm tra: - Những hoạt động nào được coi là hoạt động thông tin ? - Con người hoạt động thông tin được là nhờ đâu ? điều đó có gì hạn chế ? Cách khắc phục ? - Vai trò của máy tính điện tử ? 3. Bài mới: HĐ1. Tìm hiểu về các dạng thông tin cơ bản - Thông tin tồn tại ở những dạng nào ? - HS trả lời, bổ xung - GV nhận xét, bổ xung - Trong tin học sử dụng những dạng thông tin cơ bản nào ? - Thông tin dạng văn bản là những thông tin như thế nào ? - Cho ví dụ về thông tin dạng hình ảnh, âm thanh - Học sinh lấy ví dụ, bổ xung - Giáo viên nhận xét. - HS làm BT1: Chọn phương án đúng nhất, Truyện tranh Đô-rê-mon cho em T.tin dạng: A, Văn bản B, Âm thanh C, Hình ảnh D, Cả A và C E, Cả A và B - Học sinh làm BT2: Phân loại các dạng thông tin em nhận được khi: A, Nghe 1 bản nhạc B, Cầm xem bài văn được điểm 10 của bạn C, Xem phim hoạt hình “Tom anh Jerry” 1. Các dạng thông tin cơ bản: - Có rất nhiều dạng thông tin nhưng trong tin học sử dụng 3 dạng thông tin cơ bản là: Văn bản, hình ảnh, âm thanh a, Dạng văn bản: Những gì ghi lại bằng con số, chữ viết hay kí hiệu trong sách vở, báo chí.... b, Dạng hình ảnh: Những hình ảnh minh họa trong sách báo, tấm ảnh chụp... c, Dạng âm thanh: Tiếng chim hót, tiếng loa phóng thanh của xã..... BT1: Đáp án đúng nhất là : D BT2: A, Dạng âm thanh B, Dạng văn bản C, Dạng Vản bản, âm thanh, hình ảnh HĐ2. Tìm hiểu thế nào là biểu diễn thông tin - Em hiểu thế nào là biểu diễn thông tin ? - Học sinh trả lời, giáo viên nhận xét - Hãy kể thêm một số cách biểu diễn thông tin khác mà em biết - Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi: ?1- Để ca ngợi đất nước Việt Nam ta có thể làm gì ?2- Người xưa dùng trống đồng Đông Sơn cho những mục đích nào 2. Biểu diễn thông tin: * Biểu diễn thông tin: là cách thể hiện thông tin dưới dạng cụ thể nào đó. *VD: Người nguyên thủy dùng sỏi để chỉ số lượng những con thú săn được, người khiếm thính dùng nét mặt và hành động thể hiện điều muốn nói, Học sinh dùng que tính để đếm, tính.... Câu hỏi: ?1- Viết một bài văn; Vẽ tranh; Chụp hình; Viết bản nhạc ?2- Làm hiệu lệnh tấn công; Báo tin thắng trận; Truyền thông tin; tổ chức lễ hội; giải trí.... 4. Củng cố: - Để nói chuyện với người khiếm thính hoàn toàn, người ta không thể A. Nói hoặc đọc thật to B, Vẽ hoặc viết ra giấy C, Dùng điệu bộ của nét mặt hoặc bàn tay D, Cho xem những tấm ảnh - Học sinh làm các bài tập 1.38; 1.40 SBT T14 - Mùi vị là thông tin a. Dạng văn bản c. Dạng âm thanh b. Dạng hình ảnh d. Máy tính chưa có khả năng thu thập, lưu trữ và xử lý được 5. Dặn dò: - Học bài, làm các BT1.32->1.37; 1.40; 1.41 SBT T12->14 - Đọc trước mục 2,3 SGK T7,8 Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 4. Thông tin và biểu diễn thông tin (T2) I. Mục tiêu: - Biết được vai trò quan trọng của biểu diễn thông tin đối với việc truyền và tiếp nhận thông tin của con người. - Biết cách biểu diễn thông tin trong máy tính - ý thức yêu thích môn Tin học. II. Chuẩn bị : - Một số dạng thông tin cơ bản: Trang văn bản, Tranh vẽ,... III. Hoạt động dạy và học: 1. Tổ chức: 6A: 6B: 6C: 2.Kiểm tra: - Ngành tin học sử dụng những dạng TT cơ bản nào ? Cho VD về các dạng đó ? - Biểu diễn thông tin là gì ? 3. Bài mới: HĐ1. Tìm hiểu vai trò của biểu diễn thông tin - Biều diễn thông tin có vai trò như thế nào đối với việc truyền và tiếp nhận thông tin ? - Lấy ví dụ để biết được tầm quan trọng của biểu diễn thông tin - HS trả lời, bổ xung - GV nhận xét, bổ xung 2. Biểu diễn thông tin (tiếp): * Vai trò của biểu diễn thông tin: - Biểu diễn thông tin có vai trò quan trọng đối với việc truyền và tiếp nhận thông tin: Biểu diễn thông tin dưới dạng phù hợp cho phép lưu trữ và chuy ... ẩn bị “ Bài thực hành tổng hợp” _______________________________________________________________________ Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 65. Bài thực hành tổng hợp Du lịch ba miền (T1) I. Mục tiêu: - Thực hành soạn thảo, chình sửa, chèn hình ảnh, định dạng và trình bày văn bản theo mẫu. - HS vận dụng các kiến thức đã học để trình bày được văn bản theo mẫu SGK “Du lịch ba miền” - ý thức yêu thích môn học. II. Chuẩn bị : SGK tin học 6 III. Hoạt động dạy và học: 1. Tổ chức: 6A: 6B: 2. Kiểm tra: Kết hợp trong bài 3. Bài mới: HĐ1. Giới thiệu bài - Giáo viên giới thiệu mục tiêu bài học và yêu cầu cần đạt được. 1. Mục đích yêu cầu: - TH soạn thảo, chỉnh sửa, chèn hình ảnh, định dạng và trình bày VB theo mẫu. - HS vận dụng các kiến thức đã học để trình bày được văn bản theo mẫu SGK “Du lịch ba miền” - ý thức yêu thích môn học. HĐ2. Tổ chức thực hành - Giáo viên yêu cầu học sinh ngồi theo vị trí máy tính của nhóm đã được phân công từ trước, khởi động máy tính, mở phần mềm soạn thảo văn bản Word HĐ3. Hoạt động thực hành - Giáo viên giới thiệu nội dung và trình tự thực hành cho học sinh, yêu cầu hs soạn thảo, chỉnh sửa và định dạng trang quảng cáo du lịch 2. Nội dung thực hành: Soạn thảo, chỉnh sửa và định dạng trang quảng cáo du lịch theo mẫu: Du lịch Ba Miền Hạ long - Đảo Tuần Châu Đ ến Hạ Long bạn có thể tham quan công viên Hoàng Gia, tham quan các trò chơi như lướt ván, canoeing. Đi tham quan vịnh Hạ Long, ta sẽ chiêm ngưỡng vẻ đẹp thiên nhiên tuyệt vời của hàng ngàn hòn đảo nhấp nhô trên mặt nước trong xanh... Hạ Long - Quảng Ninh T ới Quảng Bình, động Phong Nha sẽ đóng du khách đi thuyền vào theo dòng suối với những kì quan thiên nhiên tạo trong động, nhũ đá tuyệt tác được tạo ra từ ngàn năm: hang Tiên, hang Cung Đình... T ham quan Huế, ta sẽ đi thuyền rồng trên sông Hương thăm chùa Thiên Mụ, điện Hòn Chén, lăng Minh Mạng, đàn Nam Giao... Cần Thơ, Bạc Liêu B ạn sẽ đi du thuyền trên sông Hậu, thăm chợ nổi Cái Răng, Phong Điền và vườn cây ăn trái Mỹ Khánh... Đi từ Hà Nội Thời gian đến Hạ Long - Đảo Tuần Châu Phong Nha - Huế Cần Thơ - Bạc Liêu 6h 00’ ... ... 9h 00’ ... ... - Học sinh thực hành dưới sự quan sát của giáo viên, trong quá trình thực hành hs cần lưu ý soạn thảo đầy đủ nội dung trước sau đó mới chỉnh sửa văn bản sau. - Giáo viên quan sát học sinh thực hành, giúp đỡ các em trong quá trình thực hành (nếu cần). - Học sinh lưu tệp văn bản với tên Biendep * Yêu cầu: - Gõ nội dung và sửa lỗi, nếu cần thiết. - Định dạng kí tự và định dạng đoạn văn càng giống mẫu càng tốt. - Chèn hình ảnh (có sẵn trên máy tính) và chỉnh vị trí của hình ảnh. - Tạo bảng, gõ và định dạng nội dung trong bảng. 4. Củng cố: - Yêu cầu hs thoát khỏi chương trình, tắt máy tính. - Nhận xét ý thức học tập của các em học sinh. 5. Dặn dò: - Giờ sau tiếp tục thực hành “ Bài thực hành tổng hợp” _______________________________________________________________________ Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 66. Bài thực hành tổng hợp Du lịch ba miền (T2) I. Mục tiêu: - Tiếp tục soạn thảo, chình sửa, chèn hình ảnh, định dạng và trình bày văn bản theo mẫu. - Rèn luyện kĩ năng trình bày soạn thảo, chỉnh sửa, định dạng và trình bày VB. - ý thức yêu thích môn học. II. Chuẩn bị : SGK tin học 6 III. Hoạt động dạy và học: 1. Tổ chức: 6A: 6B: 2.Kiểm tra: Kết hợp trong bài 3. Bài mới: HĐ1. Giới thiệu bài - Giáo viên giới thiệu mục tiêu bài học và yêu cầu cần đạt được. 1. Mục đích yêu cầu: - Tiếp tục soạn thảo, chình sửa, chèn hình ảnh, định dạng và trình bày văn bản theo mẫu. - Rèn luyện KN trình bày soạn thảo, chỉnh sửa, định dạng và trình bày VB. - ý thức yêu thích môn học. HĐ2. Tổ chức thực hành - Giáo viên yêu cầu học sinh ngồi theo vị trí máy tính của nhóm đã được phân công từ trước, khởi động máy tính, mở tệp văn bản Biendep HĐ3. Hoạt động thực hành - Học sinh tiếp tục thực hành soạn thảo, chỉnh sửa và định dạng trang quảng cáo du lịch theo mẫu - Giáo viên quan sát học sinh thực hành, nhắc nhở các em cố gắng trình bày trang quảng cáo sao cho càng giống mẫu càng tốt. - Trong quá trình thực hành, nếu gặp khó khăn hs có thể nhờ giáo viên giúp đỡ. 2. Nội dung thực hành: Tiếp tục soạn thảo, chỉnh sửa và định dạng trang quảng cáo du lịch theo mẫu: 4. Củng cố: - Yêu cầu hs thoát khỏi chương trình, tắt máy tính. - Nhận xét ý thức học tập của các em học sinh. 5. Dặn dò: - Ôn lại kiến thức đã học về soạn thảo, chèn hình ảnh, chỉnh sửa, định dạng và trình bày văn bản. - Giờ sau kiểm tra thực hành 1 tiết. _______________________________________________________________________ Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 67. Kiểm tra thực hành I. Mục tiêu: - Đánh giá trình độ của học sinh về soạn thảo, chình sửa, chèn hình ảnh, định dạng và trình bày văn bản. - Rèn luyện kĩ năng trình bày soạn thảo, chỉnh sửa, định dạng và trình bày VB, cho điểm 1 tiết học kì II. - ý thức yêu thích môn học. II. Chuẩn bị : Kiến thức về soạn thảo, chèn hình ảnh, chỉnh sửa, định dạng và trình bày văn bản. III. Hoạt động dạy và học: 1. Tổ chức: 6A: 6B: 2.Kiểm tra: I. Đề bài: Em hãy soạn thảo, chỉnh sửa và định dạng bài thơ theo mẫu đảm bảo các yêu cầu sau? - Gõ nội dung và sửa lỗi, nếu cần thiết. - Định dạng kí tự và định dạng đoạn văn càng giống mẫu càng tốt. - Chèn hình ảnh (có sẵn trên máy tính) và chỉnh vị trí của hình ảnh. Ngày 20/11 Kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam Em chăm học tập gắng chăm làm Lập thành tích dâng thầy cô yêu quý Xứng đáng cháu Bác Hồ Chí Minh Em được sống trong cảnh thanh bình Được học hành vui chơi ca hát Là công ơn của Đảng Bác Hồ Nhờ công lao thầy cô dạy dỗ Công cha mẹ sinh thành nuôi dưỡng Em nguyện chăm cố gắng học hành Đạt nhiều hoa điểm mười xuất sắc II. Đáp án: Tổng điểm bài kiểm tra là 10 điểm trong đó : + HS chỉ gõ được đủ nội dung, sửa lỗi theo mẫu: 7 điểm. + Chèn được hình ảnh và trình bày theo mẫu 3 điểm 3. Bài mới: - GV yêu cầu hs làm bài kt nghiêm túc, chú ý đến các yêu cầu của đề bài đặt ra. - Học sinh làm bài kiểm tra dưới sự quan sát của giáo viên, lưu tên bài kiểm tra là tên của mình trong ổ đĩa D. 4. Củng cố: - Yêu cầu hs thoát khỏi chương trình, tắt máy tính. - Nhận xét ý thức làm bài kiểm tra của các em hs. 5. Dặn dò: - Ôn lại toàn bộ kiến thức trong học kì II - Giờ sau ôn tập học kì II. Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 68 . ôn tập I. Mục tiêu: - Hệ thống lại kiến thức đã học trong học kì II về soạn thảo, chỉnh sửa, định dạng trình bày trang văn bản, chèn hình ảnh và làm việc với bảng. - Đánh giá sơ bộ trình độ nhận thức của hs để có hướng ra đề k.tra học kì phù hợp - Có ý thức tư duy trong học tập. II. Chuẩn bị : SGK, SBT tin học 6 III. Hoạt động dạy và học: 1. Tổ chức: 6A: 6B: 2.Kiểm tra: Kết hợp trong bài mới 3. Bài mới: HĐ1. Hệ thống hoá kiến thức đã học cho học sinh - Giáo viên cùng học sinh hệ thống lại kiến thức đã học trong học kì II. - Hệ thống đến đâu giáo viên đặt câu hỏi đến đó để giúp học sinh nhớ lại kiến thức Hỏi1: Cách khởi động Word ? Có gì trên cửa sổ Word? Cách mở và lưu văn bản? Hỏi 2: Văn bản có những thành phần cơ bản nào? Phân biệt con trỏ soạn thảo văn bản với con trỏ chuột? Trình bày quy tắc gõ văn bản trong Word? Hỏi 3: Cách xóa và chèn thêm văn bản? Có những cách nào để chọn phần văn bản? Cách sao chép và di chuyển phần văn bản? Hỏi 4: Thế nào là định dạng văn bản? Có mấy cách định dạng VB? Thế nào là định dạng kí tự? Cách định dạng kí tự? Hỏi 5: Thế nào là định dạng đoạn văn? Cách định dạng đoạn văn? - Mục đích của tìm kiếm và thay thế? Hỏi5: Cách chèn hình ảnh và tạo bảng trên trang văn bản? Cách thay đổi kích thước của hình ảnh, của dòng cột trong bảng? I. Chương IV. Soạn thảo văn bản: Bài 13. Làm quen với soạn thảo VB: - Khởi động Word - Cửa sổ soạn thảo - Mở văn bản - Lưu văn bản Bài 14. Soạn thảo văn bản đơn giản: - Các thành phần của văn bản - Con trỏ soạn thảo - Quy tắc gõ văn bản trong Word Bài 15. Chỉnh sửa văn bản: - Xóa và chèn thêm văn bản. - Chọn phần văn bản - Sao chép và di chuyển văn bản Bài 16. Định dạng văn bản - Khái niệm định dạng văn bản - Định dạng kí tự Bài 17. Định dạng đoạn văn: Bài 18. Trình bày trang văn bản và in: Bài 19. Tìm kiếm và thay thế: Bài 20. Thêm hình ảnh để minh họa: Bài 21. Trình bày cô đọng bằng bảng: HĐ2. Hướng dẫn học sinh làm trả lời cầu hỏi bài tập - Giáo viên cùng học sinh làm các bài tập trong SBT tin học. II. Bài tập: (SBT) 4. Củng cố: - GV hệ thống lại kiến thức trọng tâm cho HS 5. Dặn dò: - Ôn lại toàn bộ kiến thức đã học trong học kì II. - Buổi sau kiểm tra học kì II 2 tiết. _______________________________________________________________________ Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 69,70. Kiểm tra học kì II I. Mục tiêu: - Đánh giá trình độ nhận thức tư duy của học sinh. - Rèn luyện kĩ năng vận dụng linh hoạt kiến thức lí thuyết và thực hành vào làm bài kiểm tra, cho điểm học kì II. - Có ý trung thực, nghiêm túc trong làm bài. II. Chuẩn bị : - Câu hỏi kiểm tra, đáp án chấm. III. Hoạt động dạy và học: 1. Tổ chức: 6A: 6B: 2.Kiểm tra: I. Đề bài: Em hãy soạn thảo, chỉnh sửa và định dạng bài thơ ca ngợi giáo viên theo mẫu đảm bảo các yêu cầu sau? - Gõ nội dung và sửa lỗi, nếu cần thiết. - Định dạng kí tự và định dạng đoạn văn càng giống mẫu càng tốt. - Chèn hình ảnh (có sẵn trên máy tính) và chỉnh vị trí của hình ảnh. Người giáo viên Người giáo viên là một họa sĩ Đêm ngày bền bỉ dưới bút son Lòng thơ trong trắng như trang giấy Họ sẽ tô lên những mầm non Người giáo viên là một nhạc sĩ Đêm ngày ca ngợi trí trẻ trung Hồn thơ vang vọng hồn đất nước Quê hương dệt nên những anh hùng Người giáo viên là bác lái đò Đưa khách qua sông đón khách chờ Không quản ngày đêm làm nhiệm vụ Cuộc đời nhà giáo đẹp như thơ Người giáo viên là thợ ươm cây Bón vun chăm sóc những đêm ngày Mong cho hạt giống ta gieo xuống Mỗi hạt mai thành một gốc cây “Trí Kiên” II. Đáp án: Tổng điểm bài kiểm tra là 10 điểm trong đó : + HS chỉ gõ được đủ nội dung, sửa lỗi theo mẫu: 7 điểm. + Chèn được hình ảnh và trình bày theo mẫu 3 điểm 3. Bài mới: - GV yêu cầu hs làm bài kt nghiêm túc, chú ý đến các yêu cầu của đề bài đặt ra. - Học sinh làm bài kiểm tra dưới sự quan sát của giáo viên, lưu tên bài kiểm tra là tên của mình trong ổ đĩa D. 4. Củng cố: - Yêu cầu hs thoát khỏi chương trình, tắt máy tính. - Nhận xét ý thức làm bài kiểm tra của các em hs. 5. Dặn dò: - Ôn lại toàn bộ kiến thức đã học trong chương trình tin học lớp 6.
Tài liệu đính kèm: