Giáo án lớp 6 môn Số học - Tuần 7 - Tiết 19: Luyện tập

Giáo án lớp 6 môn Số học - Tuần 7 - Tiết 19: Luyện tập

  HS nắm được các tính chất chia hết của một tổng, một hiệu.

  : HS biết nhận ra một tổng của hai hay nhiều số, một hiệu của 2 số có chia hết cho một số hay không mà không cần tính giá trị của tổng, của hiậu đó. HS biết sử dụng các kí hiệu.

 : Rèn cho HS tính chính xác khi vận dụng các tính chất chia hết.

B. CHUẨN BỊ

 Giáo viên: Bảng phụ ghi các câu hỏi và bài tập 86 (sgk).

 Học sinh : Máy tính bỏ túi; đồ dùng học tập quy định; đọc trước bài ở nhà.

 

doc 10 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1118Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 6 môn Số học - Tuần 7 - Tiết 19: Luyện tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 07	Ngày soạn: 19/ 9/ 2011
Tiết: 19	Ngày dạy: .
LUYỆN TẬP
A. MỤC TIÊU
1. KiÕn thøc: HS nắm được các tính chất chia hết của một tổng, một hiệu.
	2. KÜ n¨ng: HS biết nhận ra một tổng của hai hay nhiều số, một hiệu của 2 số có chia hết cho một số hay không mà không cần tính giá trị của tổng, của hiậu đó. HS biết sử dụng các kí hiệu.
	3. Th¸i ®é: Rèn cho HS tính chính xác khi vận dụng các tính chất chia hết.
B. CHUẨN BỊ
	Giáo viên: Bảng phụ ghi các câu hỏi và bài tập 86 (sgk).
	Học sinh : Máy tính bỏ túi; đồ dùng học tập quy định; đọc trước bài ở nhà.
C. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC
Nội dung
Hoạt động của thày và trò
Hoạt động 1
KIỂM TRA BÀI CŨ
GV: Nhận xét về kết quả bài kiểm tra 1 tiết, nêu ưu điểm và những khuyết điểm trong bài làm của HS
GV: Chúng ta đã bíêt quan hệ chia hết của hai số tự nhiên. Khi xem xét một tổng có chia hết cho một số hay không, có những trường hợp không cần tính tổng hai số mà vẫn xác định được tổng đó có chia hết cho một số nào đó. Để biết được điều này chúng ta nghiên cứu bài học hôm nay.
Hoạt động 2
1. NHẮC LẠI VỀ QUAN HỆ CHIA HẾT
Kí hiệu a chia hết cho b là: a b
 a không chia hết cho b là: a b
GV: Khi nào ta nói số tự nhiên a chia hết cho số tự nhiên b khác 0? 
HS: Số tự nhiên a chia hết cho số tự nhiên b nếu có số tự nhiên k sao cho a:b = k
GV: Hãy lấy ví dụ?
HS: 6 chia hết cho 2 vì 6 = 2.3
GV: Khi nào số tự nhiên a không chia hết cho số tự nhiên b khác 0?
HS: Số tự nhiên a không chia hết cho số tự nhiên b 0 nếu a = b.q + r 
(Với q, r N và 0 < r <b)
GV: Yêu cầu học sinh lấy ví dụ.
HS: 15 không chia hết cho 4 vì 15 : 4 = 3 dư 3 hay viết 15 = 4.3 + 3
GV: Giới thiệu phép hết chia hết và không chia hết.
GV: Ta sẽ xét các t/c cụ thể:
Hoạt động 3
2. TÍNH CHẤT 1
?1 ( sgk - T34 ).
a) 16 8 ; 24 6
 Tổng 18 + 24 = 42 6
b) 14 7 ; 21 7
 Tổng 14 + 21 = 35 7
* Nhận xét:
 a m và b m (a + b) m
 a, b, m N; m 0
Chú ý:
- Với a ³ b ta có:
a m; b m (a – b) m
a m; b m; c m (a + b + c) m
Bài tập 1.
a) (33 + 22)11 vì 33 11 và 22 11
b) (88 – 55)11 vì 88 11 và 55 11
c) (44 + 66 + 77) 11 
 Vì: 44 11 ; 66 11 ; 77 11
Gv: Viết hai số chia hết cho 6. Tổng của chúng có chia hết cho 6 không?
HS: Thực hiện và trả lời
GV: Viết hai số chia hết cho 7. Tổng của chúng có chia hết cho 7 không?
HS: Thực hiện và trả lời.
Qua các ví dụ trên, em có nhận xét gì?
HS: Nếu mỗi số hạng của tổng đều chia hết cho cùng một số thì tổng chia hết cho số đó.
GV: Giới thiệu kí hiệu “”
Ví dụ: 16 8 và 246 (18 + 24) 6
 14 7 và 217 (14 + 21) 7
GV: Nếu a m và b m ta suy ra điều gì?
 (a + b) m
GV: a, b, m phải có đk gì?
HS: Trả lời.
GV: Ghi nhận xét.
GV: Hãy tìm ba số chia hết cho 3?
HS: 15; 36; 72.
GV: Hãy xét xem hiệu: 72 – 15
 36 – 15
tổng: 15 + 36 + 72 có chia hết cho 3 không?
72 – 15 = 57 3
36 – 15 = 21 3 
15 + 36 + 72 = 123 3
GV: Qua ví dụ trên ta rút ra điều gi?
HS: Nếu số bị trừ và số trừ đều chia hết cho cùng một số thì hiệu chia hết cho số đó.
- Nếu tất cả các số hạng của một tổng cùng chia hết cho một số thì tổng chia hết cho số đó.
GV: Hãy viết tổng quát 2 nhận xét trên?
HS: Nêu nhận xét.
GV: Ghi bảng.
GV: Em hãy phát biểu nội dung tính chất 1?
HS: Nếu tất cả các số hạng của tổng cùng chia hết cho cùng một số thì tổng chia hết cho số đó.
GV: Không làm phép cộng, trừ cho biết tại sao tổng, hiệu sau lại chia hết cho 11?
a) 33 + 22	b) 88 – 55 
c) 44 + 66 + 77
HS: 3 hs lên bảng.
Hoạt động 4
2. TÍNH CHẤT 2
?2 ( sgk - T35 ).
a) 17 4 ; 16 4 ( 17 + 16) 4 
b) 35 5 ; 7 5 (35 + 7) 5
* Tính chất (sgk – 35)
a m ; b m ; c m
 (a + b + c) m
* Chú ý: (sgk - T 35)
GV: Treo bảng phụ ?2.
HS: Hoạt động nhóm trả lời ?2.
GV: Nhận xét và chữa bảng nhóm.
GV: Qua kết quả trên em có nhận xét gì?
HS: Nếu một tổng hai số hạng có một số hạng không chia hết một số nào đó còn số hạng kia chia hết cho số đó, thì tổng không chia hết cho số đó.
GV: Lấy 3 số trong đó 2 số chia hết cho 9 còn 1 số không chia hết cho 9. Xét xem tổng 3 số đó có chia hết cho 9 không ?
HS: 27 9; 81 9; 75 9
Þ ( 27 + 81 + 75 ) 9 
GV: Em có nhận xét gì về ví dụ trên?
HS: Nếu một tổng có nhiều số hạng trong đó có một số hạng không chia hết cho một số nào đó, các số hạng còn lại đều chia hết cho số đó thì tổng không chia hết cho số đó.
GV: Làm thế nào để nhận biết nhanh 1 tổng có chia hết cho 1 số hay không?
Hãy viết dạng tổng quát?
HS: a m ; b m ; c m
 (a + b + c) m
GV: Nếu tổng có 3 số hạng trong đó có 2 số hạng không chia hết cho số đó, còn lại chia hết cho số đó thì tổng có chia hết cho số đó không? Vì sao?
HS: Chưa thể kết luận tổng có chia hết cho số đó hay không.
GV: Vậy nếu trong tổng chỉ có một số hạng của tổng không chia hết cho một số, còn các số hạng khác đều chia hết cho số đó, thì tổng không chia hết cho số đó.
GV: Nhắc lại nội dung tính chất 2?
HS: Nhắc lại tính chất.
GV: Dựa vào tính chất chia hết của một tổng ta có thể không cần tính tổng và có thể xác định được ngay tổng đó chia hết hay không chia hết cho số nào đó bằng cách xét từng số hạng.
Chú ý: Tính chất chỉ đúng khi 1 số hạng không chia hết.
GV: Tìm hai số 1 số chia hết cho 3 số còn lại không chia hết cho 3. Xét xem hiệu số lớn với số bé đó có chia hết cho 3 hay không.
HS: 9 3; 5 3 Þ 9 – 5 3
GV: Vậy ta kết luận được điều gì? viết tổng quát
a m và b m (a – b)m
a m và b m (a – b) m
GV: Đây chính là nội dung chú ý.
Hoạt động 5
LUYỆN TẬP - CỦNG CỐ
?3 ( sgk - T35 ).
+ ( 80 + 16 ) 8 và ( 80 – 16 ) 8
( v× 80 8 ; 16 8 )
+ ( 80 + 12 ) 8 và ( 80 - 12 ) 8 
v× ( 80 8 ; 12 8 ) 
+ ( 32 + 40 + 24 ) 8 
(v× 32 8 ; 40 8 ; 24 8 )
+ ( 32 + 40 + 12 ) 8 ( v× 12 8 )
?4 ( sgk - T35 ).
5 3; 4 3 nhưng 5 + 4 = 9 3
GV: Yêu cầu học sinh nhắc lại tính chất đã học.
HS: Nhắc lại như sgk.
GV: Tổ chức học sinh làm các bài tập
HS: Lần lượt lên bảng làm ?3.
GV: Gọi học sinh nhận xét; sửa cách trình bày.
GV: Yêu cầu học sinh trả lời ?4
HS: Lấy ví dụ.
Gv: Nếu 2 số hạng của tổng không chia hết cho 1 số thì ta chưa thể kết luận được tổng đó có chia hết hay không chia hết cho số đó.
GV: Treo bảng phụ bài 86 (sgk - T36) và yêu cầu hs hoạt động nhóm để hoàn thành bảng.
Hoạt động 6
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Học thuộc hai tính chất
- Làm các bài tập: 83; 84; 85 (sgk – T35+ 36)
	 114; 115; 116; 117 (sbt – T17)
- Đọc trước bài “Dấu hiệu chia hết cho 2 và cho 5”.
D. RÚT KINH NGHIỆM
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 19/ 9/ 2011
Tiết: 20	Ngày dạy: .
BÀI 11. DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 2, CHO 5
A. MỤC TIÊU
1. KiÕn thøc: HS hiểu được cơ sở lý luận của các dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5 dựa vào các kiến thức đã học ở lớp 5.
	2. KÜ n¨ng: HS biết vận dụng các ký hiệu chia hết cho 2, cho 5 để nhanh chóng nhận ra một số, một tổng, một hiệu có hạy không chia hết cho 2, cho 5.
3. Th¸i ®é: Rèn luyện tính chính xác cho hs khi phát biểu và vận dụng giải các bài toán về tìm số dư, ghép số.
B. CHUẨN BỊ
	Giáo viên: Máy tính bỏ túi, bảng phụ ghi các câu hỏi, bài tập.
	Học sinh : Máy tính bỏ túi; đồ dùng học tập quy định.
C. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC
Nội dung
Hoạt động của thày và trò
Hoạt động 1
KIỂM TRA BÀI CŨ
HS1.
Vì 246 6 ; 30 6 246 + 30 6 
- Tính chất: Nếu tất cả các số hạng của một tổng đều chia hết cho một số thì tổng đó chia hết cho số đó.
HS2.
Vì 246 6 ; 30 6; 15 6 
 246 + 30 + 15 6
- Tính chất: Nếu chỉ có một số hạng của tổng không chia hết cho một số, còn các số hạng khác đều chia hết cho số đó thì tổng không chia hết cho số đó.
GV: Kiểm tra 2 HS.
HS1: 
Xét biểu thức: 246 + 30. Mỗi số hạng của tổng có chia hết cho 6 không? Không làm phép cộng hãy cho biết: Tổng có chia hết cho 6 hay không? Phát biểu tính chất tương ứng.
HS2:
Xét biểu thức: 246 + 30 + 15. Không làm phép tính cộng hãy cho biết tổng có chia hết cho 6 không? Phát biêu tính chất tương ứng?
GV: Gọi hs nhận xét, sửa sai(nếu có) sau đó cho điểm 2 học sinh.
GV: Muốn biết số 246 có chia hết cho 6 hay không ta phải đặt phép chia và xét số dư. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp có thể không cần làm phép chia mà nhận biết được một số có hay không chia hết cho số khác. Có những dấu hiệu để nhận ra điều đó, trong bài học hôm nay ta xét dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5
Hoạt động 2
1. NHẬN XÉT MỞ ĐẦU
20 = 2 . 10 = 2 . 2 . 5 chia hết cho 2 và cho 5.
210 = 21 . 10 = 21 . 2 . 5 chia hết cho 2, cho 5.
3130 = 313 . 10 = 313 . 2 . 5 chia hết cho 2, cho 5.
* Nhận xét: Các số có chữ số tận cùng là 0 đều chia hết cho 2 và chia hết cho 5.
GV: Tìm các VD về số có chữ số tận cùng là 0?
HS: 20, 210, 3130, ....
GV: Xét xem các số đó có chia hết cho 2, cho 5 không? Vì sao?
HS: Trả lời.
GV: Có nhận xét gì về các số chia hết cho cả 2 và 5?
HS: Là số có chữ số tận cùng là 0.
Hoạt động 3
DÁU HIỆU CHIA HẾT CHO 2
Ví dụ: Xét số 
Ta viết = 430 + 
 2 Î {0; 2; 4; 6; 8}
Kết luận 1: Số có chữ số tận cùng là chữ số chẵn thì chia hết cho 2.
 2 Î {1; 3; 5; 7; 9}
Kết luận 2: Số có chữ số tận cùng là chữ số lẻ thì không chia hết cho 2.
Dấu hiệu (sgk - T 37).
?1 ( sgk - T37 ).
+ Số chia hết cho 2 là: 328; 1234.
+ Số không chia hết cho 2 là: 1437; 895.
Gv: Trong các số có một chữ số số nào chia hết cho 2?
HS: Các số 0; 2; 4; 6; 8
GV: Thay dấu bởi chữ số nào thì n 2?
HS: Î {0; 2; 4; 6; 8}
GV: Vậy chữ số như thế nào thì chia hết cho 2?
HS: Là những số có chữ số tận cùng là chữ số chẵn.
GV: Ghi kết luận 1. 
GV: Thay dấu bởi các chữ số nào thì n 2?
 Î {1; 3; 5; 7; 9}
GV: Thông báo kết luận 2.
GV: Hãy phát biểu dấu hiệu chia hết cho 2?
HS: Các số có chữ số tận cùng là các chữ số chẵn thì chia hết cho 2, và chỉ những số đó mới chia hết cho 2.
GV: Treo bảng phụ ?1
HS: Trả lời.
Hoạt động 4
DÁU HIỆU CHIA HẾT CHO 5
Ví dụ: Xét số n = 
Ta viết = 430 + 
 5 Î {0;5}
Kết luận 1: Số có chữ số tận cùng là 0 hoặc 5 thì chia hết cho 5.
 5 * Î {1; 2; 3; 4; 6; 7; 8; 9}
Kết luận 2: Sồ có chữ số tận cùng khác 0 hoặc 5 thì không chia hết cho 5.
Dấu hiệu (sgk - T 38).
?2 ( sgk - T38 ).
 5 Þ * Î {0; 5}
GV: Thay dấu bởi các chữ số nào thì n 5? Vì sao?
HS: Î {0; 5} vì cả hai số hạng cùng chia hết cho 5
? Vậy những số như thế nào thì chia hết cho 5?
HS: Số có tận cùng là 0 hoặc 5
GV: Ta thay dấu * bởi những số nào thì n 5? Vì sao? 
HS: * Î {1; 2; 3; 4; 6; 7; 8; 9. }
Vì có một số hạng không chia hết cho 5
GV: Vậy những số nào thì không chia hết cho 5?
HS: Số có chữ số tận cùng khác 0 và 5 thì không chia hết cho 5.
GV: Nêu dấu hiệu chia hết cho 5?
HS: Các số có chữ số tận cùng là 0 hoặc 5 thì chia hết cho 5 và chỉ những số đó mới chia hết.
GV: Cho học sinh hoàn thành ?2
Hoạt động 5
LUYỆN TẬP - CỦNG CỐ
Bài 93 (sgk - T38).
a) Chia hết cho 2, không chia hết cho 5.
b) Chia hết cho5, không chia hết cho 2.
c) Chia hết cho 2, không chia hết cho 5.
d) Chia hết cho5, không chia hết cho 2.
GV: Yêu cầu học sinh nhắc lại các dấu hiệu chia hết cho 2 và cho 5.
GV: Gọi học sinh đứng tại chỗ trả lời miệng bài 91 (sgk - T38).
HS: Số chia hết cho 2: 652; 850; 1546
 Số chia hết cho 5: 850; 785
GV: Treo bảng phụ bài tập 93.
HS: Làm bài tập vào bảng nhóm.
GV: Thu bảng nhóm; gọi đại diện nhóm khác nhận xét và sửa sai (nếu có)
Hoạt động 4
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Học lý thuyết theo vở ghi và sgk.
- Làm các bài tập: 94, 95, 96, 97 (sgk - T38, 39).
- Chuẩn bị tiết: “Luyện tập”.
D. RÚT KINH NGHIỆM
...........................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
Ngày soạn: 20/ 9/ 2011
Tiết: 21	Ngày dạy: . 
LUYỆN TẬP
A. MỤC TIÊU
	1. Kiến thức: Hs nắm vững dấu hiệu chia hết cho 2, cho5.
	2. Kĩ năng: Có kỹ năng thành thạo vận dụng các dấu hiệu chia hết.
	3. Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận, suy luận chặt chẽ cho học sinh. Đặc biệt các bài toán trên được áp dụng vào những bài toán mang tính thực tế.
B. CHUẨN BỊ
	Giáo viên: Bảng phụ ghi sẵn các câu hỏi, bài tập.
	Học sinh : Học lý thuyết; đồ dùng học tập quy định.
C. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC
Hoạt động 1
KIỂM TRA BÀI CŨ
HS.
+ Dấu hiệu chia hết cho 2: Số có chữ số tận cùng chia hết cho 2 thì chia hết cho 2, và chỉ những số đó mới chia hết cho 2.
+ Dấu hiệu chia hết cho 5: Số có chữ số tận cùng là 0 hoặc 5 thì chia hết cho 5, và chỉ những số đó mới chia hết cho 5
Bài 95
a) Chia hết cho 2 Þ b) Chia hết cho 5 Þ 
GV: Nêu câu hỏi kiểm tra.
- Hãy nêu dấu hiệu chia hết cho 2 và 5?
 Áp dụng làm bài tập 95
GV: Gọi hs nhận xét, sửa sai(nếu có) sau đó cho điểm học sinh.
Hoạt động 2
LUYỆN TẬP
Bài 96 (sgk - 39).
a) Không có chữ số nào thoả mãn chia hết cho 2.
b) Þ * Î {1; 2; 3; ; 9}
Bài 97 (sgk - T 39).
a) Các số chia hết cho 2: 450; 540; 504
b) Các số chia hết cho 5: 405; 540; 450
Bài 98 (sgk - T 39).
Câu
Đ
S
a) Số có chữ số tận cùng là 4 thì chia hết cho 2
x
b) Số chia hết cho 2 thì chữ số tận cùng là 4
x
c)Số chia hết cho 2 và chia hết cho 5 thì có chữ số tận cùng là 0.
x
d) Số chia hết cho 5 thì có chữ số tận cùng là 5.
x
Bài 99 (sgk - T 39).
Gọi số tự nhiên có hai chữ số, các chữ số giống nhau là aa. Số đó chia hết cho 2 số tận cùng có thể là 2; 4; 6; 8. Nhưng chia cho 3 lại dư 5, vậy số đó là 88.
Bài 100 (sgk - T 39).
n = abbc
n 5 c 5
Mà c 
c = 5; a = 1; b = 8.
Vậy ô tô đầu tiên ra đời năm: 1885.
GV: Gọi học sinh trả lời ý a.
HS: Trả lời và giải thích.
GV: Gọi học sinh lên bảng trình bày ý b.
HS: Lên bảng trình bày.
GV: Nhận xét.
GV: Làm thế nào để ghép các chữ số 4; 0; 5 thành số có ba chữ số khác nhau chia hết cho 2, chia hết cho 5?
HS: Số chia hết cho 2: Chữ số tận cùng là 0 hoặc 4. Số chia hết cho 5: Chữ số tận cùng là 0 hoặc 5.
GV: Gọi 1 học sinh lên làm bài 97.
? Hãy nhận xét bài của bạn?
HS: Nhận xét.
GV: Sửa sai (nếu có).
GV: Treo bảng phụ ghi đề bài.
HS: Hoạt động nhóm.
GV: Thu bảng nhóm; gọi đại diện các nhóm nhận xét.
GV: Số tự nhiên có hai chữ số, các chữ số giống nhau, là những số nào mà chia hết cho 2?
HS: 22; 44; 66; 88.
GV: Trong các số đó số nào chia 5 dư 3?
HS: Số 88.
GV: Hãy trình bày lời giải?
HS: Lên bảng trình bày.
GV: Cho học sinh hoạt động nhóm để hoàn thành bài 100.
HS: Hoạt độgn theo nhóm làm bài vào bảng phụ.
GV: Thu bảng phụ; nhận xét và sửa bài cho học sinh.
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ôn tâp các kiến thức đã học.
- Làm bài tập 124; 128; 130; 131; 132 (sbt - T 18)
- Đọc trước bài “Dấu hiệu chia hết cho 3 và cho 9”.
D. RÚT KINH NGHIỆM
...........................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
 Ngày ... tháng ... năm 2011
 LÃNH ĐẠO DUYỆT

Tài liệu đính kèm:

  • docGA so hoc 6 tuan 7.doc