Giáo án lớp 6 môn Số học - Tuần 4 - Tiết 10: Luyện tập 1

Giáo án lớp 6 môn Số học - Tuần 4 - Tiết 10: Luyện tập 1

- HS nắm vững các phương pháp làm các bài tập về phép trừ hai số tự nhiên.

Về phép chia hết và phép chia có dư .

 - Rèn luyện kỹ năng tính toán và biết vận dụng vào các bài toán thực tế .

 - Biết vận dụng kiến thức về phép trừ để tính nhẩm.

 - Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác cho học sinh .

II.PHƯƠNG PHÁP : luyện tập , đàm thoại gợi mở

 

doc 7 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1122Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 6 môn Số học - Tuần 4 - Tiết 10: Luyện tập 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 03/09/2011
Tuần 4, tiết 10
LUYỆN TẬP 1
==============
I. MỤC TIÊU:
- HS nắm vững các phương pháp làm các bài tập về phép trừ hai số tự nhiên.
Về phép chia hết và phép chia có dư .
	- Rèn luyện kỹ năng tính toán và biết vận dụng vào các bài toán thực tế .
	- Biết vận dụng kiến thức về phép trừ để tính nhẩm.
	- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác cho học sinh .
II.PHƯƠNG PHÁP : luyện tập , đàm thoại gợi mở
III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Phấn màu, bảng phụ viết sẵn đề bài các bài tập.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
	1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: 
	HS1 : Điều kiện để có hiệu : a - b. Làm bài tập 62/10 SBT.
	HS2 : Điều kiện để có phép chia. Làm bài tập 63/10 SBT.
	3. Bài mới:
Hoạt động của Thầy và trò
Phần ghi bảng
* Hoạt động 1: Dạng tìm x. 
GV: Nhắc lại quan hệ giữa các số trong phép trừ và phép chia?
Bài 47/24 Sgk:
GV: Gọi 3 HS lên bảng thực hiện.
Hỏi: x – 35 có quan hệ gì trong phép trừ?
HS: Là số bị trừ.
GV: Muốn tìm số bị trừ ta làm như thế nào?
HS: Ta lấy hiệu cộng với số trừ.
GV: 118 – x có quan hệ gì trong phép cộng?
HS: Là số hạng chưa biết.
GV: x có quan hệ gì trong phép trừ 118 - x?
HS: x là số trừ chưa biết.
GV: Câu c, Tương tự các bước như các câu trên.
* Hoạt động 2: Dạng tính nhẩm. 
Bài 48/ 22 Sgk:
GV: Ghi đề bài vào bảng phụ và yêu cầu HS đọc.
- Hướng dẫn các tính nhẩm như SGK.
- Gọi 2 HS lên bảng trình bày.
Bài 49/24 Sgk: 
GV: Thực hiện các bước như bài 48/24 SGK.
Bài 70/11 Sbt:
GV: Hỏi: Hãy nêu quan hệ giữa các số trong phép cộng: 1538 + 3425 = S
HS: Trả lời
GV: Không tính xét xem S – 1538; S – 3425, ta tìm số hạng nào trong phép cộng trên?
HS: Trả lời tại chỗ.
GV: Tương tự câu b.
* Hoạt động 3: Dạng sử dụng máy tính bỏ túi. 
Bài 50/25 Sgk:
GV: Treo bảng phụ kẻ sẵn bài 50/SGK.
- Hướng dẫn HS cách sử dụng máy tính bỏ túi. Tính các biểu thức như SGK.
+ Sử dụng máy tính bỏ túi cho phép trừ tương tự như phép cộng, chỉ thay dấu “ + ” thành dấu “ - ”.
HS: Sử dụng máy tính để tính kết quả bài 50/SGK và đứng tại chỗ trả lời.
Bài 47/24 Sgk:
a ) (x - 35) - 120 = 0
 x - 35 = 0 + 120 
 x - 35 = 120
 x = 120 + 35
 x = 155
b ) 124 + (118 -x) = 217
 118 - x = 217 - 124
 118 - x = 93
 x = 118 - 93
 x = 25
c ) 156 - (x + 61) = 82
 x + 61 = 156 - 82
 x + 61 = 74 
 x = 74 - 61
 x = 13
Bài 48/ 22 Sgk:
a) 35 + 98 = ( 35 - 2 ) + (98+2 ) = 33 + 100 = 133
b) 46 + 29 = ( 46 -1 ) +( 2 +1 )
= 45 + 30 = 75
Bài 49/24 Sgk: 
a) 321 - 96 = (321+ 4) - (96 + 4)
= 325 - 100 = 225
b) 1354 – 997
= (1354 + 3) – ( 997 + 3)
= 1357 – 1000 = 357
Bài 70/11 Sbt:
Không làm phép tính. Tìm giá trị của :
a) Cho 1538 + 3425 = S
 S – 1538 = 3425
 S – 3425 = 1538
b) Cho 5341 – 2198 = D
 D + 2198 = 5341
 5341 – D = 2198
Bài 50/25 Sgk:
Sử dụng máy tính bỏ túi tính:
a/ 425 – 257 = 168
b/ 91- 56 = 35
c/ 82 – 56 = 26
d/ 73 – 56 = 17
e/ 652 – 46 – 46 – 46 = 514
	4. Củng cố: Từng phần . 
5. Hướng dẫn về nhà: 
	- Làm bài tập 68, 69/11 sách BT toán 6.
	- Làm các bài tập 52, 53, 54, 55/25 SGK.
	- Đọc trước phần “ Có thể em chưa biết”/26 SGK.
V. RÚT KINH NGHIỆM
Ngày soạn : 03/09/2011
Tuần 4, tiết 11 LUYỆN TẬP 2
=============
 I. MỤC TIÊU:
	- HS nắm vững các phương pháp làm các bài tập về phép trừ hai số tự nhiên. về phép chia hết và phép chia có dư .
	- Rèn luyện kỹ năng tính toán và biết vận dụng vào các bài toán thực tế .
	- Biết vận dụng kiến thức đã học để tính nhanh.
	- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác cho học sinh.
II. PHƯƠNG PHÁP : luyện tập, vấn đáp gợi mở
III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Phấn màu, SGK, SBT, bảng phụ ghi sẵn đề bài. 
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
	1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: 
HS:	- Khi nào số tự nhiên a chia hết cho số tự nhiên b khác 0?
	- Tìm x N biết: 	a) 6x – 5 = 613;	b) 12 . (x - 1) = 0
	3. Bài mới:
Hoạt động của Thầy và trò
Phần ghi bảng
* Hoạt động 1: Dạng tính nhẩm 
Bài 52/25 Sgk
GV: Ghi sẵn đề bài vào bảng phụ. Yêu cầu HS đọc đề và hoạt động theo nhóm
HS: Thảo luận nhóm
GV: cho từng nhóm trình bày
- Cho lớp nhận xét
- Đánh giá, ghi điểm cho các nhóm.
* Hoạt động 2: Dạng toán giải. 
Bài 53/25 Sgk
GV: - Ghi đề trên bảng phụ
- Cho HS đọc đề.
- Tóm tắt đề trên bảng.
+ Tâm có: 21.000đ.
+ Giá vở loại 1: 2000đ/1 quyển
+ Giá vở loại 2: 1500đ/1 quyển
Hỏi: Mua nhiều nhất bao nhiêu quyển loại 1? loại 2?
? Chỉ mua loại 1 hoặc loại 2 thì mua đc bao nhiêu quyển?
Hs: trả lời
Bài 54/25 Sgk :
GV: Yêu cầu HS đọc và tóm tắt đề. 
HS: Tóm tắt: Số khách 1000 người. Mỗi toa: 12 khoang ,Mỗi khoang: 8 người.
 Tính số toa ít nhất?
GV: Hỏi:
 Muốn tính số toa ít nhất em làm như thế nào?
HS: Lấy 1000 chia cho số chỗ mỗi toa. Ta tìm được số toa.
GV: gọi 1 hs lên bảng trình bày
GV: Cho cả lớp nhận xét- Đánh giá, ghi điểm.
* Hoạt động 3: Dạng sử dụng máy tính bỏ túi. 
GV: Hướng dẫn HS cách sử dụng máy tính bỏ túi đối với phép chia giống như cách sử dụng đối với phép cộng, trừ, nhân.
GV: Yêu cầu HS tính kết quả của các phép chia trong bài tập đã cho.
HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV.
GV: Cho cả lớp nhận xét- Đánh giá, ghi điểm.
.Bài 52/25 Sgk:
a)14.50 = (14 : 2) . (50 . 2) 
 = 7.100 = 700
 16 . 25 = (16 : 4) .(25 . 4)
 = 4.100 = 400
b) 2100: 50 = (2100.2) : (50.2)
 = 4200 : 100 = 42 .
 1400: 25 = (1400.4) : (25 .4) 
 = 5600 : 100 = 56.
c) 132 : 12 = (120 + 12) : 12
= 120 : 12 + 12 : 12
= 10 + 1 = 11
 96 : 8 = (80 + 16) : 8
= 80 : 8 + 16 : 8
= 10 + 2 = 12
Bài 53/25 Sgk
a) Số quyển vở loại 1 Tâm mua được nhiều nhất là: 
21000: 2000 = 10 (quyển) dư 1000
b) Số quyển vở loại 2 Tâm mua được nhiều nhất là : 
21000 : 1500 = 14 (quyển) .
Bài 54/25 Sgk :
Số người ở mỗi toa :
8 . 12 = 96 (người).
Ta có: 1000 : 96 = 10 dư 40 .
Vậy: Cần ít nhất 11 toa để chở hết số khách .
Bài tập: Hãy tính kết quả của phép chia sau:
a/ 1633 : 11 = 153
b/ 1530 : 34 = 45
c/ 3348 : 12 = 279
	4. Củng cố: kiểm tra 
 Tìm số tự nhiên x biết : (3 điểm)
 	10.( x + 2) = 80 (x= 6)
5. Hướng dẫn về nhà: 
- Ôn kỹ phần đóng khung ở trang 22 SGK.
	- Xem trước bài “ Luỹ thừa với số mũ tự nhiên ....”
 V. RÚT KINH NGHIỆM
Ngày soạn : 03/09/2011
Tuần 4, tiết 12
§7. LŨY THỪA VỚI SỐ MŨ TỰ NHIÊN
NHÂN 2 LŨY THỪA CÙNG CƠ SỐ
=====================================
I. MỤC TIÊU:
	- HS nắm được định nghĩa luỹ thừa, phân biệt được cơ số và số mũ, nắm được công thức nhân hai luỹ thừa cùng cơ số.
	- HS biết viết gọn một tích có nhiều thừa số bằng nhau bằng cách dùng luỹ thừa, biết nhân hai luỹ thừa cùng cơ số .
	- HS thấy được ích lợi của cách viết gọn bằng luỹ thừa.
II. PHƯƠNG PHÁP : Đàm thoại gợi mở
III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Kẻ bảng bình phương, lập phương của một số tự nhiên đầu tiên .
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
	1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: 
	HS : Thực hiện phép cộng sau :
x + x + x = ?
a + a + a + a + a = ? 
Em hãy viết gọn tổng trên bằng cách dùng phép nhân?
	3. Bài mới:
Đặt vấn đề Nếu tổng có nhiều số hạng bằng nhau, ta có thể viết gọn bằng cách dùng phép nhân, Còn nếu một tích có nhiều thừa số bằng nhau, chẳng hạn: a . a . a. a . a ta có thể viết gọn như thế nào? Ta học qua bài “Luỹ thừa với số mũ tự nhiên”
Hoạt động của Thầy và trò
Phần ghi bảng
Hoạt động 1: Lũy thừa với số mũ tự nhiên: 15’ 
GV: Ghi đề bài và giới thiệu: Tích các thừa số bằng nhau a.a.a.a ta viết gọn là a4 . Đó là một lũy thừa.
+ Giới thiệu cách đọc a4 như SGK
GV: Em hãy định nghĩa lũy thừa bậc n của a? Viết dạng tổng quát?
HS: Đọc định nghĩa SGK
+ Giới thiệu: Phép nâng lên lũy thừa như SGK
♦Củng cố: Viết gọn các tích sau bằng cách dùng lũy thừa:
1/ 8.8.8; 2/ b.b.b.b.b; 3/ x.x.x.x;
4/ 4.4.4.2.2; 5/ 3.3.3.3.3.3
+ Làm ?1 (treo bảng phụ)
HS: Đứng tại chỗ trả lời.
GV: Nhấn mạnh: “Lũy thừa với số mũ tự nhiên khác 0”
GV: Cho HS đọc a3 ; a2 
+ Giới thiệu cách đọc khác như chú ý SGK
+ Quy ước: a1 = a
♦ Củng cố: Làm bài 56/27 SGK.
* Hoạt động 2: Nhân 2 lũy thừa cùng cơ số: 
GV: Cho ví dụ SGK.
Viết tích của 2 lũy thừa sau thành 1 lũy thừa (
a) 23 . 22 ; b) a4 . a3 
2 hs trả lời
GV: Gợi ý viết mỗi lũy dưới dạng tích
23.22 = (2.2.2) . (2 . 2) = 25 (= 22 + 3)
GV: Nhận xét cơ số của tích và cơ số của các thừa số đã cho?
HS: Trả lời. Có cùng cơ số là 2
GV: Em có nhận xét gì về số mũ của kết quả tìm được với số mũ của các lũy thừa?
HS: Số mũ của kết quả tìm được bằng tổng số mũ ở các thừa số đã cho.
GV: Cho HS dự đoán dạng tổng quát
am . an = ?
HS: am . an = am + n
GV: Khi nhân 2 lũy thừa cùng cơ số ta làm
như thế nào?
HS: Trả lời như chú ý SGK
GV: Cho HS đọc chú ý
♦Củng cố: - Làm bài ?2 
 1. Lũy thừa với số mũ tự nhiên
Viết 2.2.2 thành 23 ,a.a.a.a thành a4
Ta gọi 23 , a4 là một lũy thừa.
Định nghĩa :
 An = a.a.  .a ( n≠ 0)
 n thừa số
Trong đó: a là cơ số (cho biết giá trị của mỗi thừa số bằng nhau)
n: là số mũ (cho biết số lượng các thừa số bằng nhau)
?1 Điền vào ô trống cho đúng
L.thừa
Cơ số
Số mũ
Gt LT
72
7
2
49
 23
2
3
8
34
3
4
81
Chú ý (sgk- 27)
Bài 56(27)
5.5.5.5.5.5 =56
2.2.2.3.3 = 23.32
2. Nhân hai lũy thừa cùng cơ số
VD :
23.22 = (2.2.2).(2.2) = 25
 a4.a3 = (a.a.a.a).(a.a.a) = a7 (a 4+3).
TQ: am.an = am+n
Chú ý
?2 
 x5..x4 = x5+4 =x9
 a4.a = a4+1 = a5.
4. Củng cố: 
GV: Yêu cầu HS nhắc lại: Định nghĩa lũy thừa bậc n của a Chú ý SGK.
- Giới thiệu phần: “Có thể em chưa biết” /28 SGK.
5. Hướng dẫn về nhà: 
	- Học kỹ định nghĩa an, phần TQ. Làm các bài tập còn lại /28, 29 SGK.
V. RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • docGA so hoc 6tuan 4.doc