.MỤC TIÊU:
- Kiến thức : HS biết được nhu cầu cần thiết phải mở rộng tập N thành Z ; HS nhận biết và đọc đúng các số nguyên âm qua các ví dụ thực tiển .
- Kỹ năng : HS biết cách biểu diễn các số tự nhiên và các số nguyên âm trên trục số
- Thái độ : cẩn thận , chính xác
Tuần : 14 . Tiết : 40 Ngày soạn : Ngày dạy : Bài soạn : Bài 1: LÀM QUEN VỚI SỐ NGUYÊN ÂM A.MỤC TIÊU: - Kiến thức : HS biết được nhu cầu cần thiết phải mở rộng tập N thành Z ; HS nhận biết và đọc đúng các số nguyên âm qua các ví dụ thực tiển . - Kỹ năng : HS biết cách biểu diễn các số tự nhiên và các số nguyên âm trên trục số - Thái độ : cẩn thận , chính xác B.CHUẨN BỊ : GV: Thước kẻ có chia đơn vị ,phấn màu , nhiệt kế có chia có chia độ âm , bảng phụ ghi nhiệt độ các thành phố , bảng vẽ hình 35 trang 68 , hình 31 HS: thước thẳng có chia đơn vị C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC : I.Ổn định lớp : (1 phút ) Kiểm tra sỉ số II. Kiểm tra : (2 phút ) GV: gọi HS đứng tại chỗ thực hiện 5+8 ; 5.8 ; 5 - 8 HS1 : 5+8 = 13 ; 5.8 = 40 ; 5-8 không thực hiện được vì số bị trừ nhỏ hơn số trừ GV nhận xét III. Bài mới : 1. Giới thiệu bài : Để phép trừ thực hiện được trong mọi trường hợp người ta đã bổ sung số mới là số nguyên âm . Các số nguyên âm cùng vơi các số tự nhiên tập hợp các số nguyên .Bây giờ để làm quen với số nguyên ta sang bài 1 : CHƯƠNG II: SỐ NGUYÊN Bài 1: LÀM QUEN VỚI SỐ NGUYÊN ÂM 2.Các hoạt động : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG Hoạt động1:Xét các ví dụ ( 17 phút ) GV treo hình 31 cho HS quan sát nhiệt kế và giới thiệu các nhiệt độ GV giới thiệu các số nguyên âm và các cách đọc Yêu cầu HS đọc ví dụ SGK GV nhấn mạnh cách viết nhiệt độ ba độ dưới 00C GV treo bảng phụ ghi ?1 lần lượt gọi 4 HS đứng tại chỗ đọc GV chỉnh sửa cách đọc cho HS Sau đó cho HS thảo luận nhóm theo bàn trong 1 phút để cho biết trong các thành phố đã nêu trong bảng thành phố nào nóng nhất , thành phố nào lạnh nhất ? GV chỉnh sửa GV treo hình 35 yêu cầu HS làm bài tập 1 GV nhận xét và chỉnh sửa Người ta lấy gì làm chuẩn? Yêu cầu HS đọc ?2 GV chỉnh sửa cách đọc cho HS Yêu cầu HS làm bài tập 2 Gọi HS đọc ví dụ 3 GV nhấn mạnh : Từ số tiền nợ mà ta lại nói là số tiền có, nhưng có số tiền âm GV gọi HS đọc ?3 GV chỉnh sửa Thật ra trong ba người ai bị nợ tiền ? Để xem trục số có gì khác với tia số ta sang mục 2 * Hoạt động 2: Trục số ( 15 phút ) Gọi 1 HS lên bảng vẽ tia số Nhấn mạnh gốc của tia số ,chiều của mũi tên là chiều dương Yêu cầu 1 HS lên bảng vẽ tia đối của tia số .GV lần lượt ghi -1,-2,-3 ,...vào tia dối của tia số và giới thiệu đây là trục số GV giới thiệu trục số thẳng đứng như hình 34 Làm ?4 GV chỉnh sửa và giới thiệu cách viết A(-6);B(-2);C(1);D(5) Cho HS làm bài tập 4 trang 68 Treo hình 36,37 GV chỉnh sửa HS quan sát HS lắng nghe GV giới thiệu và ghi vào vở HS đọc ví dụ 1 4 HS đứng tại chỗ đọc Nóng nhất : thành phố HCM Lạnh nhất : Matxcova HS khác nhận xét HS : a). Hình a) -30C(âm ba độ c) b) -20C (âm hai độC) c) 20C (hai độ C) d) 30C(ba độ C) b) . Nhiệt độ ở nhiệt kế a) cao hơn nhiệt kế b) HS đọc SGK HS đọc bài tập 2 HS đọc ?3 HS: Ông Bảy và cô Ba HS quan sát HS : A : -6 B : -2 C : 1 D : 5 4) a) b) 1.Các ví dụ : Người ta dùng các số với dấu - đằng trước như : -1,-2,-3,... ( đọc là âm 1, âm 2, âm 3,...hoặc trừ 1 , trừ 2 , trừ 3,...)gọi là các số nguyên âm . Ví dụ 1 : xem SGK -Nhiệt độ dưới 00C được viết với dấu - đằng trước -Nhiệt độ 3 độ dưới 00C được viết là -30C ( đọc là âm ba độ C hoặc trừ ba độ C ) Ví dụ 2 : xem SGK Ví dụ 3 : xem SGK 2. Trục số : Ta biểu diễn các số nguyên âm trên tia đối của tia số và ghi các số -1, -2 -3 ,...ta được một trục số . Điểm O được gọi là điểm gốc của trục số .Chiều từ trái sang phải là chiều dương ,chiều từ phải sang trái là chiều âm của trục số . * Chú ý : SGK IV.Củng cố : ( 8 phút ) Yêu cầu HS trả lời câu hỏi ngay đầu bài Cho HS thảo luận 6 nhóm trong 5 phút bài tập 5 trang 68 ,bổ sung thêm câu : nhận xét gì về các cặp điểm trong từng cặp số GV kiểm tra kết quả các nhóm và chỉnh sửa -30C nghĩa là ba độ dưới 00C .Để phân biệt với ba độ trên 00C nên ta cần viết dấu - đằng trước . 5) Những điểm nằm cách điểm 0 ba đơn vị là 3 và -3 - Ba cặp điểm biểu diễn các số nguyên cách đều điểm 0 là : 1 và -1 ; 2 và -2 ; 3 và -3 Chúng cách đều điểm 0 và nằm khácdối với điểm 0 ( đặc biệt từng cặp các số nguyên trên chỉ khác nhau về dấu V.Dặn dò : ( 2 phút ) - Học bài và làm các bài tập 1,2,3,4 trang 54 SBT ( tương tự như các bài tập đã giải ) - Xem lại bài tập 5 trang 68 và nhận xét trong bài tập đó - Xem trước bài mới . - GV nhận xét và đánh giá tiết dạy .
Tài liệu đính kèm: