Giáo án lớp 6 môn Sinh học - Tuần 25 - Tiết 49 - Kiểm tra 1 tiết

Giáo án lớp 6 môn Sinh học - Tuần 25 - Tiết 49 - Kiểm tra 1 tiết

Mục tiêu : sau bài này học sinh phải

1. Kiến thức :

 - Kiểm tra lại kiến thức của HS Đánh giá chất lượng tiếp thu kiến thức của HS . Có biện pháp với những HS yếu kém .

2.Kĩ năng:

 - Rèn kĩ năng phân tích, tổng hợp

3. Thái dộ :

 - Rèn thái độ thật thà nghiêm túc trong làm bài

II. Chuẩn bị:

1. GV : Đề kiểm tra và đáp án

 

doc 5 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1286Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 6 môn Sinh học - Tuần 25 - Tiết 49 - Kiểm tra 1 tiết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần : 25 Ngày soạn : 27/02/2011
 Tiết : 49 Ngày giảng : 02/03/2011
KIỂM TRA 1 TIẾT
I.Mục tiêu : sau bài này học sinh phải
1. Kiến thức : 
 - Kiểm tra lại kiến thức của HS à Đánh giá chất lượng tiếp thu kiến thức của HS . Có biện pháp với những HS yếu kém .
2.Kĩ năng:
 - Rèn kĩ năng phân tích, tổng hợp
3. Thái dộ : 
 - Rèn thái độ thật thà nghiêm túc trong làm bài
II. Chuẩn bị: 
1. GV : Đề kiểm tra và đáp án 
2. HS : Giấy , bút 
III. Tiến trình kiểm tra :
1. GV phát đề cho hs : 
A. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN 
 I. Chọn câu trả lời đúng nhất (3đ)
Câu 1. Điều kiện đầy đủ nhất để cho hạt nảy mầm là :
a. Có đủ nước , đủ không khí và nhiệt độ thích hợp 
b. Có đủ nước , nhiệt độ thích hợp và chất lượng hạt giống tốt 
c. Đủ nước , đủ không khí , nhiệt độ thích hợp và chất lượng hạt giống tốt 
Câu 2. Tảo là thực vật bậc thấp vì :
a.Cấu tạo đa bào b. Chưa có rễ , thân , lá thật sự c. Có cấu tạo đơn bào 
Câu 3. Dựa vào các đặc điểm nào để phân biệt các loại quả ? 
Màu sắc	c. Số lượng hạt 
Vỏ quả 	d. Ăn được hay không ăn được 
Câu 4. Trong các nhóm quả sau đây nhóm nào gồm toàn vỏ khô ?
a. Quả cà chua , quả ớt , quả thìa là , quả chanh 
b. Củ lạc , quả dừa , quả đu đũ , quả táo ta
c. Quả đậu bắp , quả đậu xanh , quả cải 
d. Quả bồ kết , quả đậu đen , quả chuối 
Câu 5. Sự phát tán là gì ?
a. Hiện tượng quả và hạt có thể bay đi xa nhờ gió 	b. Hiện tượng quả và hạt được mang đi xa nhờ động vật 
c. Hiện tượng quả và hạt chuyển đi xa nơi nó sống 	d. Hiện tượng quả và hạt có thể tự vung vãi nhiều nơi 
Câu 6. Nhóm quả và hạt nào thích nghi với cách phát tán nhờ động vật ?
a. Những quả và hạt có nhiều gai hoặc móc 	 b. Những quả và hạt có túm lông hoặc có cánh 
c. Những quả và hạt làm thức ăn cho động vật 	d. Câu a và c 
II: Chọn câu cột A phù hợp với câu ở cột B :(1điểm)
Cột A
Cột B
1. Sau khi gieo hạt nếu đất bị úng phải tháo nước ngay 
2. Bảo quản tốt hạt giống 
3. Khi trời rét phải phủ rơm , rạ 
4.Gieo hạt đúng thời vụ 
a.Giúp hạt gặp điều kiện thời tiết phù hợp 
b.Tránh nhiệt độ thấp bất lợi 
c.Để hạt có đủ không khí hô hấp , hạt không thối , chết 
d.Hạt giống có sức nảy mầm cao 
III: Hãy tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống (1điểm)
- Hạt có hai lá mầm là hạt của cây .....(1)............ Chất dinh dưỡng dự trữ của hạt có hai lá mầm chứa trong ....(2)......... Hạt chỉ có một lá mầm là hạt của cây .......(3).........Chất dinh dưỡng dự trữ cùa hạt một lá mầm chứa trong ...(4)..........
B. TỰ LUẬN (5ĐIỂM)
Câu 1: Cấu tạo của rêu đơn giản như thế nào? So sánh cơ quan sinh dưỡng của cây rêu và cây dương xỉ, cây nào có cấu tạo phức tạp hơn? (2,5điểm) 
Câu 2 : Than đá được hình thành như thế nào ? ( 1,5điểm) 
Câu 3 : Vì sao người ta phải thu hoạch đậu xanh hay đậu đen trước khi quả chín khô? (1điểm) 
2. Thu bài 
3. Dặn dò : chuẩn bị cho bài học tiếp theo 
4.Rút kinh nghiệm:
Tuần : 25 Ngày soạn : 20/02/2011
 Tiết : 50 Ngày giảng : 23/02/2011
BÀI 40 : HẠT TRẦN – CÂY THÔNG
I. Mục tiêu : Sau bài này học sinh phải :
1. Kiến thức : 
	 - Trình bày được đặc điểm cấu tạo cơ quan sinh dưỡng và cơ quansinh sản của thông 
	 - Phân biệt sự khác nhau giữa nón và hoa 
	 - Nêu được sự khác nhau cơ bản giữa cây hạt trần với cây có hoa 
2.Kỹ năng : 
 - Rèn kỹ năng làm việc độc lập và làm theo nhóm 
3. Thái độ : 
 - GD ý thức bảo vệ thực vật 
 II. Chuẩn bị:
1. GV: - Mẫu vật : cành thông có nón 
 - Tranh cành thông mang nón , sơ đồ cắt dọc nón đực và nón cái 
2. HS: - Xem trước bài mới ở nhà
III.Hoạt động dạy học: 
1. Kiểm tra bài cũ : Trình bày cấu tạo cơ quan sinh sản của dương xỉ và sự phát triển của dương xỉ 
2.Mở bài : Hình 40.1 cho thấy một nón thông đã chín mà ta thường quen gọi đó là quả vì nó mang các hạt . Nhưng gọi như vậy đã chính xác chưa ? Ta đã biết quả phát triển từ hoa.Vậy cây thông đã có hoa , quả thực sự chưa ? Học bài này ta sẽ trả lời được các câu hỏi đó .
3. Phát triển bài :
 Hoạt động 1 : Quan sát cơ quan sinh dưỡng của cây thông
* Muc tiêu : Nêu được đặc điểm bên ngoài của thân lá cành 
* Tiến trình:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV giới thiệu qua về cây thông 
- Hướng dẫnHS quan sát cành lá thông như sau 
+ Đặc điểm thân cành , màu sắc ?
+ Lá : hình dạng màu sắc , nhổ cây con à quan sát cách mọc lá ( chú ý vẩy nhỏ ở gốc lá )
- GV thông báo rễ to khoẻ , mọc sâu à cho lớp thảo luận 
- HS làm việc theo nhóm 
- Từng nhóm tiến hành quan sát cành lá thông 
- Gọi 1-2 nhóm phát biểu à bổ xung rút ra kết luận 
Tiểu kết 1: Thân cành màu nâu , xù xì ( cành có vết sẹo khi rụng lá ) 
 Lá nhỏ hình kim , mọc từ 2-3 chiếc trên 1 cành con rất ngắn 
 Rễ ăn sâu lan rộng
 Hoạt động 2 : Quan sát cơ quan sinh sản ( Nón )
 * Mục tiêu : Nắm được đặc điểm cấu tạo của nón 
 * Tiến trình:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Vấn đề 1 : Cấu tạo nón đực và nón cái 
- YC HS xác định vị trí nón đực và nón cái trên cành 
- Đặc điểm của 2 loại nón ( số lượng kích thứơc của 2 loại ) 
- YC HS quan sát sơ đồ cắt dọc nón đực và nón cái trả lời câu hỏi 
- Nón đực có cấu tạo như thế nào ?
- Nón cái có cấu tạo như thế nào ?
- GV bổ xung và hoàn chỉnh kết luận 
* Vấn đề 2 : So sánh hoa và nón 
- YC HS so sánh cấu tạo hoa và nón ( điền bảng 113 SGK )
- Thảo luận : Nón khác hoa ở điểm nào ?
- GV bổ xung à giúp HS hoàn chỉnh kết luận 
* Vấn đề 3 : Quan sát một nón cái đã phát triển 
- YC HS quan sát một nón thông tìm hạt 
+ Hạt có đặc điểm gì ? nằm ở đâu ? 
+ So sánh tính chất của nón với quả bưởi 
+ Tại sao gọi thông là cây hạt trần
- HS quan sát mẫu vật à đối chiếu hình 40.2 trả lời câu hỏi 
- Đối chiếu câu trả lời với thông tin nón đực và nón cái à tự điều chỉnh kiến thức 
- HS quan sát kỹ sơ đồ + chú thích à trả lời câu hỏi 
- Thảo luận nhóm rút ra kết luận 
- HS tự làm bài tập điền bảng à gọi 1 –2 em phát biểu 
- căn cứ vào bảng hoàn chỉnh à phân biệt nón với hoa 
- Thảo luận nhóm à rút ra kết luận 
- HS thảo luận à ghi câu trả lời ra nháp 
- Thảo lau65n giữa các nhóm à rút ra kết luận
* Tiểu kết:
- Nón đực : nhỏ mọc thành cụm , vảy ( nhị ) mang 2 túi phấn chứa hạt phấn 
- Nón cái : lớn mọc riêng lẻ , vảy ( lá noãn ) mang 2 noãn 
- Nón chưa có bầu nhụy chứa noãn à không thể coi như 1 hoa 
- Hạt nằm trên lá noãn hở ( hạt trần ) nó chưa có quả thực sự
Hoạt động 3 : Giá trị của cây hạt trần
* Mục tiêu: Nắm được giá trị của các cây hạt trần
* Tiến trình:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV đưa một số thông tin về một số cây hạt trần khác cùng giá trị của chúng
- HS nêu được các giá trị thực tiễu cảu các cây thuộc ngành hạt trần
* Tiểu kết: Cho gỗ tốt và thơm , trồng làm cảnh vì có dáng đẹp
4. Kết luận chung : Gọi 1 học sinh đọc phần kết luận chung 
5. Kiểm tra đánh giá : Sử dụng các câu hỏi 1,2 SGK 
6. Dặn dò : 
- Trả lời câu hỏi 1 ,2 , 3 SGK 
- Đọc em có biết 
- Chuẩn bị cho bài sau 
7.Rút kinh nghiệm:
.

Tài liệu đính kèm:

  • docCHU TUAN 25.doc