Giáo án lớp 6 môn học Sinh học - Bài 46: Thực vật góp phần điều hòa khí hậu

Giáo án lớp 6 môn học Sinh học - Bài 46: Thực vật góp phần điều hòa khí hậu

-Kiến thức

 Sau khi học xong bài học sinh cần:

-Giải thích được vì sao thực vật có vai trò quan trọng trong việc giữ cân bằng lượng khí Cácbôníc và Ôxi trong không khí.

-Thực vật giúp điều hòa khí hậu.

-Thực vật làm giảm ô nhiễm môi trường.

2-Kỹ năng

-Quan sát

-Phân tích

 

doc 8 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1194Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 6 môn học Sinh học - Bài 46: Thực vật góp phần điều hòa khí hậu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 12/03/2011
Ngày giảng : 17/03/2011
 Chương IX: VAI TRÒ CỦA THỰC VẬT
 Bài 46: Thực vật góp phần điều hòa khí hậu
I- MỤC TIÊU
1-Kiến thức
 Sau khi học xong bài học sinh cần:
-Giải thích được vì sao thực vật có vai trò quan trọng trong việc giữ cân bằng lượng khí Cácbôníc và Ôxi trong không khí.
-Thực vật giúp điều hòa khí hậu.
-Thực vật làm giảm ô nhiễm môi trường.
2-Kỹ năng
-Quan sát
-Phân tích
-Hoạt động cá nhân
3-Thái độ
-Có ý thức bảo vệ thực vật.
-Tình yêu thiên nhiên, đất nước.
II- CÁC KỸ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI
-Kỹ năng đề suất và giải quyết vấn đề, tìm giải pháp làm giảm ô nhiễm môi trường bằng cách trông cây nhiều cây xanh.
-Kỹ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng về bảo vệ cây xanh, bảo vệ môi trường.
-Kỹ năng hợp tác, lắng nghe tích cực.
-Tìm hiểu và sử lý thông tin khi tìm hiểu vai trò của thực vật trong việc góp phần điều hòa khí hậu.
III- PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
-Phương pháp dạy học sinh học với sự hỗ trợ của các thiết bị thông tin.
-Phương pháp đàm thoại.
IV-PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
-Bài trình chiếu.
-Máy tính, máy chiếu và phòng học.
-Các hình ảnh:
 +Hình 46.1
 +Hình quá trình quang hợp của lá.
 +Bảng thành phần không khí .
 +Bảng so sánh khí hậu ở 2 nơi A và B.
 +Hình ảnh ô nhiễm môi trường.
 +Các biện pháp bảo vệ môi trường.
 +Hình ảnh ở 2 nhà máy 
V-Tiến trình bài giảng
1-Ổn định trật tự lớp.
-Tổng: 32
-Vắng: 0
2-Kiểm tra bài cũ
? Muốn cải tạo cây trồng chúng ta phải có những biện pháp gì?
Trả lời : Muốn cải tạo cây trồng chúng ta phải:
 + Dùng các biện pháp khác nhau ( lai giống, gây đột biến kỹ thuật di truyền) để cải tạo đặc tính di truyền của các giống cây.
 + Chọn những biến đổi có lợi, phù hợp với nhu cầu sử dụng loại bỏ cây xấu chỉ giữ lại những cây tốt làm giống.
 + Nhân giống bằng hạt, bằng ghép, chiết Những cây đáp ứng nhu cầu sử dụng.
 + Chăm sóc cây, tạo điều kiện thuận lợi ( tưới nước, bón phân, bắt sâu) để cây bộc lộ ra những đặc tính tốt.
-GV nhận sét câu trả lời của học sinh và cho điểm.
3- Bài mới
a- Khám phá
 Đưa ra hình ảnh và hỏi học sinh đây là quá trình gì của cây xanh?
Trả lời : Đây là quá trình quang hợp của cây xanh.
GV: Ta đã biết thực vật nhờ quá trình quang hợp mà có vai trò quan trọng trong việc tổng hợp thức ăn nuôi sống các sinh vật khác nhưng vai trò của thực vật không chỉ có thế, chúng còn có ý nghĩ to lớn trong việc điều hòa khí hậu, bảo vệ môi trường.
b- Kết nối
 Để tìm hiểu rõ thêm vai trò của thực vật như thế nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài ngày hôm nay.
Hoạt Động 1: Tìm hiểu vai trò của thực vật trong việc ổn định lượng khí Cácbôníc và khí Ôxi trong không khí.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 Nội dung
-Cho HS quan sát bảng thành phần không khí.
-Hướng dẫn HS phải chú ý vào 2 chất khí chính đó là CO2 và khí O2.
-GV chuyển ý.
-Ghi bảng đề mục phần 1
-GV chia lớp thành 4 nhóm.
-Quan sát hình 46.1 kết hợp với hình trên bảng học sinh thỏa luận nhóm và trả lời câu hỏi:
? Các hoạt động nào đã thải khí CO2 vào trong không khí?
? Hoạt động nào làm giảm lượng O2 và tăng khí O2 trong không khí?
? Nhờ đâu mà lượng CO2 và O2 trong không khí được ổn định
-GV gọi học sinh trả lời
-GV gọi HS nhận xét
-Đặt câu hỏi:
?Nếu không có thực vật thì điều gì sẽ sảy ra?
-GV gọi HS trả lời.
-GV nhận xét câu trả lời.
-Mở rộng: “ Em có biết”
-Kết luận.
-Quan sát bảng thành phần không khí.
-Ghi đề mục phần 1 vào vở.
-Quan sát tranh và thào luận nhóm trả lời câu hỏi.
-HS trả lời câu hỏi:
+Hoạt động hô hấp của thực vật, con người, động vật và các hoạt động khác : đốt cháy
+Hoạt động hô hấp của thực vật, con người, động vật và các hoạt động khác: đốt cháy
Trong quá trình quang hợp làm tăng lượng Ôxi trong không khí
+ Nhờ thực vật.
-HS nhận xét và bổ sung.
-HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi
-HS trả lời:
Không có thực vật thì các sinh vật khác không thể sống được. Vì thực vật làm cân bằng lượng khí CO2 và khí O2 trong không khí.
-HS ghi bài
1-Nhờ đâu mà hàm lượng khí Cácbôníc và khí Ôxi trong không khí được ổn định.
-Trong quá trình quang hợp của thực vật lấy vào khí Cácbôníc và nhả khí Ôxi nên góp phần giữ cân bằng các khí này trong không khí.
Hoạt Động 2: Thực vật góp phần điều hòa khí hậu.
-Chuyển ý
-Ghi đề mục phần 2
-Cho HS quan sát hinh và bảng so sánh khí hậu ở 2 khu vực A va B.
-Trả lời câu hỏi:
?Tại sao trong rừng râm mát còn ở bãi trống nóng và nắng nhiều, gay gắt?
?Tại sao bãi trống khô, gió mạnh còn ở trong rừng ẩm và gió yếu.
-Gọi HS trả lời:
-Gọi HS nhận xét và bổ sung ý kiến.
-Đặt câu hỏi:
?Lượng mưa giữa 2 nơi A và B khác nhau như thế nào?
?Nguyên nhân nào khiến khí hậu giữa 2 nơi A và B khác nhau?
?Từ đó rút ra kết luận gi?
-Gọi HS trả lời câu hỏi.
-Gọi HS nhận xét.
-GV nhận xét và kết luận.
-Ghi đề mục phần 2
-Quan sát và suy nghĩ trả lời câu hỏi.
-HS trả lời câu hỏi
?Trong rừng tán lá nhiều nên ánh sáng khó lọt xuống nên râm mát còn ở bãi trống không có đặc điểm này.
?Cây thoát hơi nước và cản gió nên rừng ẩm và gió yếu.
-Nhận xt và bổ sung ý kiến.
-HS nhận xét và bổ sung thêm.
-HS suy nghĩ trả lời câu hỏi
-Hs trả lời câu hỏi:
?Lượng mưa ở nơi B lớn hơn lượng mưa ở nơi A.
?Thực vật làm khí hậu ở 2 nơi A và B khác nhau.
?Sự có mặt của thực vật làm ảnh hưởng đến khí hậu.
-HS nhân xét và bổ sung.
-Ghi bài.
2-Thực vật góp phần điều hòa khí hậu
-Nhờ tác dụng cản bớt ánh sáng và tốc độ gió thực vật có vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí hậu, tăng lượng mưa của từng khu vực
Hoạt Động 3: Thực vật làm giảm ô nhiễm môi trường.
-Ghi bảng đề mục phần 3.
-Đặt câu hỏi:
?Cho ví dụ về sự ô nhiễm môi trường qua quan sát tranh?
-Gọi HS trả lời
Vậy do đâu mà môi trường không khí bị ô nhiễm?
-Gọi HS trả lời 
-Gọi HS nhận xét.
Vậy môi trường không khí bị ô nhiễm như vậy có ảnh hưởng tới sức khỏe của con người?
-GV gọi HS trả lời 
-Chỉ cho HS thấy được số người tử vong về các bệnh đường hô hấp.
?Các em có thể đề suất ra những biện pháp làm giảm ô nhiễm môi trường?
-Gọi HS trả lời.
Đưa ra 2 bức ảnh ở 2 nhà máy khác nhau để học sinh nhận xét.
?Nhận xét về sự khác biệt về cảnh quan xung quanh nhà máy?
?việc trồng cây có tác dụng gi?
-Gọi HS trả lời.
-GV nhận xét và kết luận.
-HS ghi bài
-HS trả lời:
+Ô nhiễm môi trường nước
+Ô nhiễm môi trường không khí.
-HS suy nghĩ trả lời câu hỏi.
-HS trả lời:
+Hoạt động của con người: nhà máy, phương tiện giao thông
+Do tự nhiên: động đât, núi lửa
-HS nhận xét câu trả lời của bạn.
-HS trả lời:
+Gây các bệnh về đường hô hấp, ung thư phổi
-HS suy nghĩ trả lời câu hỏi.
-HS trả lời câu hỏi:
+Trồng cây xanh
+Đổ rác hợp lý
+Sử lý rác công nghiệp
+Sử dụng các nguông năng lượng sạch: mặt trời, gió
-HS trả lời:
?1 Nhà máy có nhiều cây xanh.
?Trồng cây xanh có tác dụng:
+Lá cây ngăn bụi và khí độc.
+Tiêu diệt vi khuẩn.
+Tán lá làm giảm nhiệt độ môi trường.
-HS ghi bài
3-Thực vật làm giảm ô nhiễm môi trường
-Thực vật làm không khí trong lành và lá cây có tác dụng ngăn bụi, tiêu diệt 1 số vi khuẩn và giảm ô nhiễm môi trường.
c-Thực hành- luyện tập
-Hệ thống lại kiến thức.
-Gọi HS đọc phần ghi nhớ.
VI- VÂN DỤNG
 BÀI TẬP : khoanh tròn đáp án đúng
Bài 1: Tại sao người ta nói: “ Rừng cây như lá phổi xanh của con người”
Vì cây xanh quang hợp hut vào khí CO2 và nhả khí O2 vào không khí giúp con người hô hấp.
Vì cây xanh hô hấp hút vào khí O2 và nhả khí CO2 vào trong không khí.
Nhờ tác dụng của lá cây ngăn bụi, diệt 1 số vi khuẩn và giảm ô nhiễm môi trường.
Cả A, B và C đúng.
Chỉ có A và C đúng.
Bài 2: Vì sao nói thực vật có tác dụng làm giảm ô nhiễm môi trường?
Lá cây ngăn bụi và khí độc làm không khí trong sạch.
Một số cây tiết ra các chất có khả năng tiêu diệt vi trùng gây bệnh.
Làm hàm lượng khí CO2 và O2 trong không khí được ổn định.
Cả A và B.
Cả A, B và C.
VII-Hướng dẫn học bài ở nhà
-Học bài và trả lời câu hỏi trong SGK
-Đọc mục “ Em có biết”
-Sưu tầm 1 số tranh ảnh về lũ lụt và hạn hán.
* Rút kinh nghiệm
-Tiến trình bài hợp lý.
-Học sinh tích cực.
-Học sinh hiểu bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docbai 46.doc