Giáo án lớp 6 môn Sinh học - Tuần 22 - Tiết 43 - Bài 36 : Tổng kết về cây có hoa

Giáo án lớp 6 môn Sinh học - Tuần 22 - Tiết 43 - Bài 36 : Tổng kết về cây có hoa

Mục tiêu : Sau bài này học sinh phải :

1. Kiến thức :

 - Hệ thống hóa kiến thức về cấu tạo và chức năng chính các cơ quan của cây xanh có hoa .

 - Tìm được mối quan hệ chặt chẽ giữa các cơ quan và các bộ phận của cây tạo thành cơ thể toàn vẹn .

2. Kỹ năng :

 - Nhận biết , phân tích , hệ thống hoá

 - Vận dụng kiến thức giải thích hiện tượng thực tế tring trồng trọt .

3. Thái độ :

 - Yêu và bảo vệ thực vật

 

doc 5 trang Người đăng levilevi Lượt xem 961Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 6 môn Sinh học - Tuần 22 - Tiết 43 - Bài 36 : Tổng kết về cây có hoa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần :22 Ngày soạn :16/01/2011
Tiết: 43 Ngày giảng : 19/01/2011
BÀI 36 : TỔNG KẾT VỀ CÂY CÓ HOA
I. Mục tiêu : Sau bài này học sinh phải :
1. Kiến thức : 
 - Hệ thống hóa kiến thức về cấu tạo và chức năng chính các cơ quan của cây xanh có hoa .
 - Tìm được mối quan hệ chặt chẽ giữa các cơ quan và các bộ phận của cây tạo thành cơ thể toàn vẹn .
2. Kỹ năng :
 - Nhận biết , phân tích , hệ thống hoá 
 - Vận dụng kiến thức giải thích hiện tượng thực tế tring trồng trọt .
3. Thái độ : 
 - Yêu và bảo vệ thực vật 
II. Chuẩn bị:
1.GV : Tranh phóng to 36.1
2. HS : Ôn lại kiến thức về cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản của cây 
III. Hoạt động dạy học: 
1. Mở bài: Cây có hoa có nhiều cơ quan khác nhau , mỗi cơ quan có chức năng riêng . vậy cấu tạo và chức năng của cây có mối quan hệ với nhau như thế nào ?
2. Phát triển bài:
Hoạt động 1 : Tìm hiểu sự thống nhất giữa cấu tạo và chức năng
* Mục tiêu : Phân tích làm nổi bật mối quan hệ phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của từng cơ quan
* Tiến trình:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- YC HS nghiên cứu bảng cấu tạo và chức năng , làm bài tập SGK trang 116 à yc hs làm theo nhóm 
- Gọi HS trả lời bài tập và GV sữa .
- Các cơ quan sinh dưỡng có cấu tạo như thế nào ? và có chức năng gì ? 
- Các cơ quan sinh sản có cấu tạo và chức năng như thế nào ? 
- Nhận xét về mối quan hệ giữa cấu tạo và chức năng mỗi cơ quan 
- GV cho HS các nhóm trao đổi và rút ra kết luận 
- HS đọc bảng cấu tạo và chức năng của mỗi cơ quan à lựa chọn mục tương ứng giữa cấu tạo và chức năng ghi vào sơ đồ cây có hoa vào vở bài tập .
- 1-2 nhóm trả lời à các nhóm khác bổ xung 
- Thảo luận nhóm để cùng tìm ra mối quan hệ cấu tạo và chức năng của mỗi cơ quan 
- Trao đổi toàn lớp . Tự bổ xung và rút ra kết luận 
* Tiểu kết 1 : Cây có hoa có nhiều cơ quan , mỗi cơ quan đều có cấu tạo phù hợp với chức năng riêng của mình
Hoạt động 2 : Tìm hiểu sự thống nhất về chức năng giữa các cơ quan ở cây có hoa
* Mục tiêu : Phát hiện được mối quan hệ chặt chẽ về chức năng giữa các cơ quan ở cây có hoa 
* Tiến trình:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
-YC HS đọc thông tin mục 2 à suy nghĩ để trả lời câu hỏi 
- Những cơ quan nào của cây có mối quan hệ chặt chẽ với nhau về chức năng 
- Lấy VD chứng minh khi hoạt động của một cơ quan được tăng cường hay giảm đi sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan khác 
- GV gợi ý rễ cây không hút nước thì sẽ không quang hợp được 
- HS đọc thông tin 5 / 117 à thảo luận nhóm trả lời câu hỏi bằng cách lấy VD cụ thể như quan hệ giữa rễ thân lá 
- Một số nhóm trình bày kết quả à nhóm khác bổ xung 
* Tiểu kết 2 : Các cơ quan của cây xanh liên quan mật thiết và ảnh hưởng tới nhau
3. Kết luận chung : Gọi 1 HS đọc phần kết luận chung 
4.Kiểm tra đánh giá : Cho HS giải ô chữ trang 118
5. Dặn dò : - Học bài . Trả lời câu hỏi 1,2,3 SGK . 
 - Tìm hiểu đời sống cây ở nước , sa mạc , nơi lạnh
6. Rút Kinh Nghiệm:
Tuần :22 Ngày soạn :17/01/2011
Tiết: 44 Ngày giảng : 20/01/2011
BÀI 36 : TỔNG KẾT VỀ CÂY CÓ HOA(TT)
I. Mục tiêu : Sau bài này học sinh phải :
1. Kiến thức : 
 - Hệ thống hóa kiến thức về cấu tạo và chức năng chính các cơ quan của cây xanh có hoa
 - Giữa cây xanh và môi trường có liên quan chặt chẽ khi điều kiện sống thay đổi thì cây xanh biến đổi thích nghi với đời sống 
 - Thực vật thích nghi với điều kiện sống à phân bố rộng rãi
2. Kỹ năng : 
 - Quan sát , so sánh 
3. Thái độ : 
 - GD ý thức bảo vệ thiên nhiên 
II. Chuẩn bị:
1.GV: Tranh phóng to hình 36.2
2.HS: Xem bài trước ở nhà
III. Hoạt động dạy học:
1. Mở bài: Ở cây xanh không những có sự thống nhất giữa các bộ phận cơ quan với nhau mà còn có sự thống nhất giữa cơ thể với môi trường , thể hiện ở những đặc điểm hình thái , cấu tạo phù hợp với điều kiện môi trường . Hãy tìm hiểu một vài trường hợp .
2. Phát triển bài:
Hoạt động 1 : Tìm hiểu các cây sống ở dưới nước
* Mục tiêu : HS nhận thấy ở môi trường nước các cơ quan của thực vật có những hình dạng , thích nghi với vị trí hay trong nước .
* Tiến trình:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Gv thông báo những cây sống ở dưới nước chịu một số ảnh hưởng của môi trường như SGK
- YC HS quan sát hình 36.2 ( chú ý đến vị trí của lá à trả lời câu hỏi mục 1 
- Nhận xét hình dạng lá ở các vị trí trên mặt nước chìm trong nước 
- Cây bèo tây có cuống lá phình to xốp à có ý nghĩa gì ? So sánh cuống lá khi cây sống trôi nổi và khi sống trên cạn .
- HS hoạt động theo nhóm từng nhóm thảo luận theo câu hỏi .
- Giải thích sự biến đổi hình dạng lá khi ở các vị trí trên mặt nước , chìm trong nước 
- HS trả lời các nhóm khác bổ xung 
* Tiểu kết 1 : Lá biến đổi để thích nghi với môi trường sống trôi nổi , 1 số cây có cuống phình to chứa không khí giúp cây nổi 
 Hoạt động 2 : Tìm hiểu đặc điểm cây sống trên cạn
* Mục tiêu : Giúp HS hiểu được có nhiều loại đất khác với các điều kiện khí hậu khác nhau dẫn đến đặc điểm hình thái cây khác nhau
* Tiến trình:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- YC HS nghiên cứu SGK để trả lời câu hỏi 
- Ở nơi khô hạn vì sao rễ ăn sâu lan rộng , lá 
cây ở nơi khô hạn có lông sáp có tác dụng gì 
- Vì sao cây mọc trong rừng rậm thường vươn cao ?
- HS đọc thông tin 5 trả lời câu hỏi ở mục Đ SGK trang 120 .
- HS suy nghĩ tìm câu trả lời à các HS khác bổ xung giải thích
* Tiểu kết 2 : 
 - Cây mọc ở nơi đất khô hạn nắng gió nhiều : rễ ăn sâu lan rộng , thân thấp , phân cành nhiều , lá thường có lớp lông hoặc sáp phủ ngoài 
 - Cây mọc ở nơi râm mát và ẩm nhiều thân vươn cao , các cành tập trung ở phần ngọn 
 Hoạt động 3 : Tìm hiểu đặc điểm cây sống trong môi trường đặc biệt
* Mục tiêu : Cho thấy các môi trường đặc biệt cũng có thực vật có hoa chúng có những đặc điểm thích nghi với môi trường này 
* Tiến trình:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- YC HS đọc thông tin SGK trả lời 
- Thế nào là môi trường sống đặc biệt ? 
- Kể tên những cây sống ở môi trường này .
- Phân tích đặc điểm phù hợp với môi trường sống ở những cây này 
- YC HS rút ra nhận xét chung về sự thống nhất giữ cơ thể và môi trường .
- HS đọc thông tin 5 SGK và quan sát hình 36.4 
Thảo luận theo nhóm giải thích các hiện tượng trên 
- Gọi 1 –2 nhóm trả lời , các nhóm khác bổ xung hoàn thiện kiến thức 
- HS nhắc lại 
* Tiểu kết 3 :
 - Ở các bãi ngập thủy triều , bùn sình lầy , cây cần có bộ rễ khỏe , chống đỡ nhiều phía , có rễ mọc ngược để lấy Oxy 
 - Ở vùng sa mạc , khô nóng : Thân mọng nước , cây thấp những rễ rất dài , lá rất nhỏ hoặc biến thành gai 
3. Kết luận chung : Gọi 1 HS đọc phần kết luận chung 
4.Kiểm tra đánh giá : 
- Nêu vài VD về sự thích nghi của cây với môi trường 
5. Dặn dò :
-Học bài , tìm hiểu sự thích nghi của một số cây xanh quanh nhà , đọc phần em có biết 
6. Rút Kinh Nghiệm:
...

Tài liệu đính kèm:

  • docCHU TUAN 22.doc