Giáo án lớp 6 môn Sinh học - Ôn tập sinh 6 cuối năm (năm học 2010- 2011)

Giáo án lớp 6 môn Sinh học - Ôn tập sinh 6 cuối năm (năm học 2010- 2011)

Câu 30 : Tại sao không thể coi rong mơ như cây xanh thật sự ?

Trả Lời : Vì rong mơ có cấu tạo đơn giản , chưa có rễ, thân, lá thật sự.

Câu 31 : Cấu tạo của cây rêu đơn giản như thế nào?

Trả lời :

 - Rễ giả, thân nhỏ, không phân nhánh.

 - Lá có một lớp tế bào, chưa có đường gân giữa.

 - Chưa có mạch dẫn.

 - Sinh sản bằng bào tử ( Bào tử hình thành sau thụ tinh )

 - Túi bào tử nằm trên ngọn cây rêu cái. Bào tử phát triển thành cây mới

 

doc 2 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1064Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 6 môn Sinh học - Ôn tập sinh 6 cuối năm (năm học 2010- 2011)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ôn tập sinh 6 cuối năm
(Năm học 2010- 2011)
Câu 30 : Tại sao không thể coi rong mơ như cây xanh thật sự ?
Trả Lời : Vì rong mơ có cấu tạo đơn giản , chưa có rễ, thân, lá thật sự.
Câu 31 : Cấu tạo của cây rêu đơn giản như thế nào?
Trả lời :
 - Rễ giả, thân nhỏ, không phân nhánh.	
 - Lá có một lớp tế bào, chưa có đường gân giữa.
 - Chưa có mạch dẫn.
 - Sinh sản bằng bào tử ( Bào tử hình thành sau thụ tinh )
 	 - Túi bào tử nằm trên ngọn cây rêu cái. Bào tử phát triển thành cây mới
Câu 32 : So sánh đặc điểm cấu tạo của rêu với tảo ?
Trả lời : 
Rêu : cơ thể đã phân hóa dạng thân, lá với một số mô khác nhau .
Tảo : Chưa có thân, rễ, lá thật sự.
Câu 33 : So sánh với cây có hoa, rêu có gì khác ?
Trả lời : - Rêu khác với cây có hoa là : rêu chưa có rễ thật , chưa có mạch dẫn, sinh sản bằng bào tử ( Cây có hoa sinh sản bằng hạt )
Cây có hoa : Cơ quan sinh dưỡng phát triển đa dạng , có mạch dẫn phát triển, sinh sản bằng hạt .
Câu 34 : Tại sao rêu ở trên cạn nhưng chỉ sống được ở nơi ẩm ướt?
Trả lời : 
 - Các thực vật sống ở trên cạn ( như cây rêu) cần phải có bộ phận để hút nước và thức ăn ( rễ ) và vận chuyển các chất đó lên cây ( bó mạch dẫn bên trong )
Rêu chưa có rễ chính thức, chưa có bó mạch dẫn ở thân, lá và rễ. Như vậy chức năng hút và dẫn truyền chưa hoàn chỉnh.
Việc lấy nước và chất khoáng hòa tan trong nước vào cơ thể còn phải thực hiện bằng cách thấm qua bề mặt. điều đó giải thích vì sao rêu phải sống ở nơi ẩm ướt.
Câu 35 : So sánh cơ quan sinh dưỡng của cây rêu và cây dương xỉ, cây nào có cấu tạo phức tạp hơn?
Trả lời : 
- Cơ quan sinh dưỡng của rêu :
+ Rễ giả, thân nhỏ không phân nhánh
+ Lá có một lớp tế bào, chưa có đường gân giữa.
+ Chưa có mạch dẫn
- Cơ quan sinh dưỡng của cây dương xỉ :
 + Rễ, thân, lá thật sự.
+ Lá non thường cuộn tròn ở đầu 
+ Có mạch dẫn 
So với rêu dương xỉ có cấu tạo phức tạp hơn
Câu 36 : Cơ quan sinh sản của thông là gì ? Cấu tạo ra sao ?
Trả lời:
Cơ quan sinh sản của thông là nón
Cấu tạo : 
+ Nón đực gồm : trục nón, vảy ( nhị ) mang túi phấn chứa nhiều hạt phấn ( có tinh trùng )
+ Nón cái gồm : Trục nón, vảy ( lá noãn ) , trên đó có noãn ( trong có noãn cầu )
Câu 37 : Đã có thể coi nón như một hoa được không ? Vì sao ?
Trả lời : Không coi nón như một hoa được vì chưa có cấu tạo nhị và nhụy điển hình, đặc biệt chưa có bầu nhụy chứa noãn ở bên trong .
Câu 38 :So sánh đặc điểm cấu tạo và sinh sản của cây thông và cây dương xỉ ?
Trả lời : 
Tên thực vật
Cơ quan sinh dưỡng
Cơ quan sinh sản và sự sinh sản
Nhận xét
Dương xỉ
( Quyết )
- Thân, rễ, lá thật.
- có mạch dẫn .
- Sinh sản bằng bào tử.
- Bào tử nảy mầm thành nguyên tản chứa tinh trùng và trứng
- Thân , lá đa dạng
- Bào tử hình thành trước lúc thụ tinh
Thông
( Hạt trần )
- Thân, rễ, lá thật.
- có mạch dẫn .
- Sinh sản bằng hạt nằm lộ trên các lá noãn hở.
- Cơ quan sinh sản là nón : nón đực mang túi phấn chứa các hạt phấn và nón cái mang lá noãn chứa các noãn ( noãn cầu )
- Thân gỗ , có mạch dẫn
- Sau thụ tinh noãn phát triển thành hạt ( hạt hở )

Tài liệu đính kèm:

  • docDe cuong on tap sinh6.doc