1. Kiến thức:
- Giúp học sinh nắm được thể tích và chiều dài của vật rắn sẽ tăng khi nóng lên và giảm khi lạnh đi.
- Học sinh biết được các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
- học sinh có thể giải thích được một số hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất rẳn.
2. Kỹ năng:
Học sinh có thể đọc các biểu bảng để rút ra kết luận cần thiết.
3. Thái độ:
Rèn luyện tính cẩn thận, trung thực, ý thức tập thể trong việc thu thập thông tin trong nhóm.
I. Chuẩn bị;
1. Cho cả lớp:
Ngày soạn: Môn : Vật Lý Ngày dạy: Lớp : 6 Người soạn: Trần Hữu Tường Tuần : 21 BÀI 18: SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT RẮN Mục tiêu: Kiến thức: Giúp học sinh nắm được thể tích và chiều dài của vật rắn sẽ tăng khi nóng lên và giảm khi lạnh đi. Học sinh biết được các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. học sinh có thể giải thích được một số hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất rẳn. Kỹ năng: Học sinh có thể đọc các biểu bảng để rút ra kết luận cần thiết. Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận, trung thực, ý thức tập thể trong việc thu thập thông tin trong nhóm. Chuẩn bị; Cho cả lớp: Một quả cầu kim loại và một vòng kim loại. Một đèn cồn. Một chậu nước (để thí nghiệm tiến hành cho mau ta dùng nước đá vừa tan) Khăn khô, sạch. Bảng ghi độ tăng chiều dài của các thanh kim loại khác nhau có chiều dài ban đầu là 100 cm khi nhiệt độ tăng thêm 500C. Tranh vẽ tháp Ep – phen Cho từng học sinh: Các phiểu học tập được in sẳn Tổ chức hoạt động dạy và học: HOẠT ĐỘNG DẠY CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HS * Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập (5’) Yêu cầu HS đọc phần in đầu bài trong sách giáo khoa để thu thập thông tin. GV chốt lại nội dung chính và đặt ra các câu hỏi yêu cầu HS dự đoán: + Tại sao lại có sự cao lên đó? Trong cuộc sống hằng ngày ta vẫn thường hay gặp các trường hợp như mà ta không biết dựa vào nguyên tắc hay nguyên lý nào mà họ lại làm được như vậy? Để biết được điều đó, hôm nay chúng ta đi vào tìm hiểu bài SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT RẮN * Hoạt động 2: Làm thí nghiệm về sự nở vì nhiệt của chất rắn (15’) - GV yêu cầu 1 HS đọc phần 1 và cho biết: + Những dụng cụ cần dùng cho thí nghiệm? + Tiến trình làm thí nghiệm như thế nào? + Chúng ta cần quan sát và nhận xét về vấn đề gì? - GV tiến hành phát phiếu học tập cho học sinh - Vì thí nghiệm nguy hiểm nên GV tiến hành làm thí nghiệm cho HS quan sát và yêu cầu HS nhận xét hiện tượng, hoàn thành phiếu học tập trong 3 phút. - Yêu cầu 1, 2 HS đọc kết quả từ phiếu học tập của mình và yêu cầu các HS khác nhận xét. - Qua kết quả thu được từ thí nghiệm, GV chia nhóm và yêu cầu các nhóm thảo luận về các câu hỏi. Câu C1: tại sao khi bị hơ nóng quả cầu lại không lọt qua vòng kim loại? Câu C2: tại sao khi được nhúng vào nước lạnh quả cầu lại lọt qua vòng kim loại? - GV yêu cầu các nhóm thảo luận và cử đại diện trả lời, các nhóm khác nhận xét. - GV nhận xét câu trả lời của các nhóm và chốt lại * Hoạt động 3: Rút ra kết luận (5’) - GV yêu cầu các nhóm thảo luận câu C3, đồng thời treo bảng phụ lên bảng. - Gọi 1 nhóm bất kì cử đại diện lên bảng hoàn thành câu C3, yêu cầu các nhóm khác nhận xét về câu trả lời. - GV chốt lại: a)Thể tích quả cầu (1)tăng khi quả cầu nóng lên. b)Thể tích quả cầu giảm khi quả cầu (2)lạnh đi. - Giờ ta đã biết các chất rắn nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi. Vậy các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt có giống nhau không? Để biết được ta quan sát kết quả thu được từ thực nghiệm sau. - GV tiến hành treo bảng ghi độ tăng chiều dài của các thanh kim loại và cung cấp thông tin: sự nở vì nhiệt theo chiều dài (sự nở dài) của vật rắn có nhiều ứng dụng trong đời sống và kĩ thuật như tạo ra các rơle điện - Bảng bên ghi độ tăng chiều dài của các thanh kim loại khác nhau có chiều dài ban đầu là 100 cm khi nhiệt độ tăng thêm 500C. - GV chốt lại và yêu cầu HS ghi vở: “các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau” * Hoạt động 4: Vận dụng và ghi nhớ: (10’) - GV yêu cầu 1 HS đọc câu C5, treo tranh vẽ Hình 18.2 và yêu cầu các nhóm thảo luận và trả lời câu C5. - Gọi HS đại diện nhóm trả lời và yêu cầu các nhóm khác nhận xét câu trả lời của nhóm bạn. - GV chốt lại: người ta phải nung nóng khâu cho vòng khâu rộng ra rồi ta tra vào cán, khi khâu nguội đi se co lại và gắn chặt vào cán. - Yêu cầu HS đưa ra các phương án thỏa yêu cầu của câu C6. - GV làm thí nghiệm kiểm chứng cho HS xem và chốt lại qua kết quả thí nghiệm: làm nóng vòng kim loại - GV đặt ra các câu hỏi tổng kết bài: + Các chất rắn sẽ thay đổi như thế nào khi làm nóng lên và làm lạnh đi? + Các chất rắn khác nhau có sự dãn nở vì nhiệt giống nhau không? - Qua bài học, yêu cầu các HS trả lời câu hỏi tình huống ở đầu bài. - Yêu cầu HS về nhà làm các bài tập từ 18.1 đến 18.4 và học thuộc phần ghi nhớ trong sách giáo khoa! Vì vào khoảng thời gian này là mùa hè trời nhiều nắng, nhiệt độ cao nên thép làm tháp đã có sự nở ra. BÀI 18: SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT RẮN Làm thí nghiệm + Dụng cụ gồm 1 quả cầu bằng kim loại, một vòng kim loại ( có đường kính phải lớn hơn 1tí so với đường kính của quả cầu khi chưa hơ nóng), 1 đèn cồn. + Trước khi hơ nóng quả cầu, thử thả xem quả cầu có lọt qua vòng kim loại không. Sau đó dùng đèn cồn hơ nóng quả cầu rồi cũng thử thả quả cầu qua vòng kim loại. Sau đó tiếp tục nhúng quả cầu vào trong nước lạnh rồi tha qua vòng kim loại + Sau khi làm thí nghiệm thì kích thước quả cầu sẽ thay đổi thế nào? Vì sao? HS quan sát thí nghiệm và nhận xét: trước khi hơ nóng ta thả quả cầu lọt qua vòng kim loại. Sau khi hơ nóng quả cầu thả không lọt.Sau khi làm lạnh thì quả cầu lại thả lọt qua vòng kim loại. Trả lời câu hỏi Sau khi hơ nóng kích thước của quả cầu tăng lên hay quả cầu kim loại khi hơ nóng đã nở ra. Sau khi nhúng vào nước lạnh quả cầu bị lạnh nhiệt độ giảm và co lại. Các nhóm tiến hành đọc sách, dựa vào kết quả thí nghiệm thu được trả lời câu C3. Các nhóm nhận xét câu trả lời của nhóm bạn. HS ghi vở câu C3 HS quan sát bảng ghi độ tăng chiều dài của các thanh kim loại khác nhau và trả lời câu C4. Các HS nhận xét câu trả lời. HS các nhóm thảo luận và đưa ra câu trả lời. Nhận xét câu trả lời của nhóm bạn + Làm lạnh vòng kim loại + Làm nóng vòng kim loại.
Tài liệu đính kèm: