Giáo án lớp 6 môn Lí - Tiết 5 - Bài 5: Khối lượng – đo khối lượng

Giáo án lớp 6 môn Lí - Tiết 5 - Bài 5: Khối lượng – đo khối lượng

1. Kiến thức:

- Biết được số chỉ khối lượng trên túi đựng là gì?

- Biết được khối lượng của quả cân 1kg.

 2. Kỹ năng:

- Biết sử dụng cân Robecvan.

- Đo được khối lượng của một vật bằng cân.

- Chỉ ra được GHĐ và ĐCNN của cân.

 3. Thái độ:

- Cẩn thận, trung thực, nghiêm túc khi làm thí nghiệm và đọc ghi kết quả.

 

doc 3 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1006Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 6 môn Lí - Tiết 5 - Bài 5: Khối lượng – đo khối lượng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 13.09.2009	Vật lý 6 Ngày dạy: 14.09.2009	Tiết 5
BÀI 5
KHỐI LƯỢNG – ĐO KHỐI LƯỢNG
I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức:
Biết được số chỉ khối lượng trên túi đựng là gì?
Biết được khối lượng của quả cân 1kg.
	2. Kỹ năng:
Biết sử dụng cân Robecvan.
Đo được khối lượng của một vật bằng cân.
Chỉ ra được GHĐ và ĐCNN của cân.
	3. Thái độ:
Cẩn thận, trung thực, nghiêm túc khi làm thí nghiệm và đọc ghi kết quả.
II. Chuẩn bị:
Mỗi nhóm học sinh:
1 chiếc cân bất kỳ.
1 cân Robecvan.
2 vật cần để cân.
Cả lớp: Tranh vẽ phóng to các loại cân.
III. Tổ chức hoạt động dạy và học
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ – tổ chức tình huống học tập (10’)
1. Kiểm tra bài cũ:
+ Ta có thể dùng dụng cụ nào để đo thể tích vật rắn không thấm nước?
+ Thế nào là GHĐ và ĐCNN của bình chia độ?
+ Sửa bài tập 4.1 (c), V3 = 31cm3; 4.2 (c)
2. Tổ chức tình huống học tập:
 Em có biết em nặng bào nhiêu cân không? Bằng cách nào hay dụng cụ nào giúp em biết được điều đó?
Bài 5
KHỐI LƯỢNG 
ĐO KHỐI LƯỢNG
* Hoạt động 2: Khối lượng – đơn vị khối lượng (10’)
- Giáo viên tổ chức cho học sinh tìm hiểu con số ghi khối lượng trên 1 số túi đựng hàng. Con số đó cho biết gì?
C1: Khối lượng tịnh 397g ghi trên hộp sữa chỉ sức nặng của hộp sữa hay lượng sữa chứa trong hộp?
C2: Số 500g ghi trên túi bột giặt chỉ gì?
- Học sinh điền vào chỗ trống các câu: C3, C4, C5, C6.
- Đơn vị đo khối lượng ở nước Việt Nam là gì? Gồm các đơn vị nào?
- Các em quan sát H5.1 (SGK) cho biết kích thước quả cầu mẫu.
- Em cho biết:
+ Các đơn vị thường dụng.
+ Mối quan hệ giá trị giữa các đơn vị khối lượng.
I. Khối lượng. Đơn vị khối lượng.
1. Khối lượng.
C1: 397g chỉ lượng sữa trong hộp.
C2: 500g chỉ lượng bột giặt trong túi
C3: 500g.
C4: 397g.
C5: Khối lượng.
C6: Lượng.
2. Đơn vị khối lượng.
Đơn vị đo khối lượng hợp pháp của nước Việt Nam là kílôgam (kí hiệu: kg)
- Kílôgam là khối lượng của một quả cân mẫu đặt ở Viện đo lường Quốc Tế ở Pháp.
 - Gam (g) 1g = kg.
 - Hectôgam (lạng): 1 lạng = 100g.
 - Tấn (t): 1t = 1000 kg.
 - Tạ: 1 tạ = 100g.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu cách đo khối lượng (15’)
- Giáo viên thông báo: Người ta đo khối lượng bằng cân. Trong phòng thí nghiệm, người ta thường dùng cân Robecvan để đo khối lượng.
C7: Cho học sinh nhận biết các vị trí: Đòn cân, đĩa cân, kim cân, hộp quả cân.
- Học sinh đối chiếu với cân thật để nhận biết các bộ phận của cân.
C8: Em hãy cho biết GHĐ và ĐCNN của cân Rô béc van.
C9: Học sinh tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống.
C10: Cho các nhóm học sinh trong lớp thực hiện cách cân một vật bằng cân Rô béc van.
C11: Quan sát hình 5.3; 5.4; 5.5; 5.6 cho biết các loại cân.
II. Đo khối lượng
1. Tìm hiểu cân Rô béc van:
C7: 
C8: 
- GHĐ của cân Rô béc van là tổng khối lượng các quả cân có trong hộp.
- ĐCNN của cân Rô béc van là khối lượng của quả cân nhỏ nhất có trong hộp.
2. Cách sử dụng cân Rô béc van:
C9: - Điều chỉnh vạch số 0.
 - Vật đem cân.
 - Quả cân.
 - Thăng bằng.
 - Đúng giữa.
 - Quả cân.
 - Vật đem cân.
C10: Các nhóm học sinh tự thảo luận thực hiện theo trình tự nội dung vừa nêu.
C11: 
5.3 cân y tế. 5.4 cân đòn.
5.5 cân tạ 5.6 cân đồng hồ
* Hoạt động 4: Vận dụng (10’)
- Yêu cầu học sinh về nhà tìm hiểu và trả lời cho câu hỏi C12 và ghi vào vở bài tập.
C12: Hãy xác định GHĐ và ĐCNN của cái cân mà em (hoặc trong gia đình em) thường dùng. 
- Yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân trả lời cho câu hỏi C13.
C13: Trước một chiếc cầu có một biển báo giao thông trên có ghi 5T. Số 5T có ý nghĩa gì?
III. Vận dụng.
C12:
C13: Xe có khối lượng trên 5T không được qua cầu.
* Hoạt động 5: Củng cố - hướng dẫn về nhà (5’)
- Giáo viên: Qua bài học em rút ra được kiến thức gì?
- Học sinh trả lời, giáo viên nhận xét và tổng quát.
- Giáo viên đặt các câu hỏi củng cố:
+ Khi cân cần ước lượng khối lượng vật cần cân để chọn cân, điều này có ý nghĩa gì?
+ Cân gạo có cần dùng cân tiểu ly không? Hoặc để cân một chiếc nhẫn vàng dùng cân đòn có được không?
* Hướng dẫn về nhà:
+ Trả lời các câu từ C1 đến C13.
+ Hoàn thành câu C12 vào vở bài tập.
+ Đọc phần “Có thể em chưa biết” để biết thêm một số khối lượng trong thực tế cuộc sống.
+ Làm các bài tập 5.1 đến 5.4 trong sách bài tập.
+ Chuẩn bị bài 6: Lực – Hai lực cân bằng.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 5 khối lượng - đo khối lượng.doc