Giáo án lớp 6 môn học Vật lí - Tiết 1: Đo độ dài

Giáo án lớp 6 môn học Vật lí - Tiết 1: Đo độ dài

A- Mục tiêu

- HS biết xác định giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của dụng cụ đo.

- Rèn luyện được các kỹ năng:

 + Biết ước lượng gần đúng độ dài cần đo.

 + Đo độ dài trong 1 số tình huống thông thường.

 + Biết tính giá trị trung bình các kết quả đo.

 + Rèn luyện tính cẩn thận, ý thức hợp tác làm việc trong nhóm.

B- Chuẩn bị

- Đồ dùng cho mỗi nhóm:

 + Một thước kẻ có ĐCNN đến mm.

 + Một thước dây hoặc 1 thước mét có ĐCNN đến 0,5 cm.

 + Tập giấy kẻ sẵn bảng 1.1(SGK).

- Cho cả lớp:

 

doc 4 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1155Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 6 môn học Vật lí - Tiết 1: Đo độ dài", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:...................
Ngày giảng:
6A:................................
6B:.................................
 Chương I: Cơ học
 Tiết 1
 Đo độ dài
A- Mục tiêu
- HS biết xác định giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của dụng cụ đo.
- Rèn luyện được các kỹ năng:
 	+ Biết ước lượng gần đúng độ dài cần đo.
 	+ Đo độ dài trong 1 số tình huống thông thường.
 	+ Biết tính giá trị trung bình các kết quả đo.
 	+ Rèn luyện tính cẩn thận, ý thức hợp tác làm việc trong nhóm.
B- Chuẩn bị
- Đồ dùng cho mỗi nhóm:
 	+ Một thước kẻ có ĐCNN đến mm.
 	+ Một thước dây hoặc 1 thước mét có ĐCNN đến 0,5 cm.
 	+ Tập giấy kẻ sẵn bảng 1.1(SGK).
- Cho cả lớp:
 	+ Tranh vẽ to 1 thước kẻ có GHĐ là 20 cm, ĐCNN 2 mm.
 	+ Kẻ bảng 1.1
- Những điểm cần lưu ý:
+ Khái niệm chiều dài được hiểu là đường thẳng không có giới hạn vì vậy bài học có tên là Đo độ dài chứ không phải là đo chiều dài.
+ Qui tắc đo độ dài được hình thành dựa vào kinh nghiệm đo độ dài đã có của HS.
 	+ Để đo các độ dài khác nhau người ta dùng các thước đo khác nhau.
+ Kỹ năng ước lượng gần đúng giá trị cần đo là cơ sở để lựa chọn dụng cụ thích hợp. 
- Kiến thức bổ xung:
C-Các hoạt động trên lớp
I- ổn định tổ chức:
+ Tổng số lớp 6A....có mặt:
+ Tổng số lớp 6B....có mặt: 
II- Kiểm tra bài cũ: ( Không)
Gv: Giới thiệu sơ lược bộ môn Vật lý 6, vai trò quan trọng của nó trong đời sống và trong kỹ thuật.
- Giới thiệu chương.
ĐVĐ: Hs - Quan sát tranh 2 chị em đo và cắt dây - Trả lời. 
Tại sao đo độ dài của cùng 1 đoạn dây mà hai chi em lại có kết quả khác nhau?
 ( do gang tay của 2 chị em khác nhau)
Gv: Để khỏi tranh cãi 2 chị em phải thống nhất với nhau về điều gì? ->vào bài.
 III. Bài mới
GV
HS
Hs: Ôn lại và ước lượng độ dài.
- Đơn vị đo độ dài trong hệ thống đo lường hợp pháp của nước ta là gì?
- Ngoài ra còn dùng đơn vị đo độ dài nhỏ hơn mét và lớn hơn mét là gì?
Hs: Trả lời C1 – Hs khác nhận xét
Gv: Chốt lại.
- Em hãy ước lượng độ dài 1 gang tay, đánh dấu trên cạnh bàn. Rồi dùng thước đo kiểm tra lại? 
- So sánh kết quả ước lượng với kết quả đo?
Gv: Gọi 1 số Hs đọc số đo ước lượng và kết quả kiểm tra bằng thước – Gv ghi bảng. Nhận xét- so sánh các kết quả đo đó -> ước lượng tốt, chưa tốt.
Gv: Phát thước dây cho các nhóm Hs.
Hs: Ước lượng độ dài 1 m trên cạnh bàn rồi dùng thước dây kiểm tra lại.
- Đại diện nhóm đọc kết quả đo bằng thước.
Gv: Ghi bảng – nhận xét số đo ước lượng và kết quả đo. 
- Tại sao lại có sự sai số? -> Sai số càng nhỏ nghĩa là ước lượng càng chính xác.
Gv: Giới thiệu đơn vị inh trên thước dây, đơn vị foót, đơn vị 1 năm ánh sáng( nas).
ĐVĐ: Tại sao trước khi đo độ dài, chúng ta phải ước lượng độ dài cần đo? -> II.
Hs: Hoạt động nhóm:
Quan sát ( hình 1.1) và trả lời C4.
- Có những dụng cụ nào để đo độ dài?
- Để đo đường kính viên bi, đường kính quả bóng ta dùng dụng cụ nào?
Gv: Giới thiệu thước kẹp và cách dùng.
Hs: Tìm hiểu GHĐ và ĐCNN và cho biết: - GHĐ của thước là gì?
 - ĐCNN của thước là gì?
Gv: Treo tranh vẽ to thước dài 20cm, có ĐCNN: 2mm.
Hs: Quan sát trả lời.
- Sau 1 lần đo em đo được độ dài lớn nhất là bao nhiêu? Tại sao?
- Khi dùng thước ta đo được độ chia chính xác nhất là bao nhiêu?
Gv: Chốt lại GHĐ và ĐCNN của 1 thước
Hs: Quan sát thước kẻ của mình – tả lời C5.
Hs: Đọc – trả lời C6
- Đại diện nhóm trả lời.
Hs: TRả lời C7.
Gv: Treo bảng 1.1 kẻ sẵn – giới thiệu bảng và nêu việc cần làm.
Hs: Hoạt động nhóm: thực hành đo chiều dài bàn học và bề dày cuốn sách vật lý 6.
Hs: Đọc mục b) và thực hành theo các bước. Sau đó ghi kết quả vào phiếu.
Gv: Điều khiển Hs làm thực hành -> nhận xét, đánh giá.
I- Đơn vị độ dài
1- Ôn lại một số đơn vị đo độ dài:
- Đơn vị đo độ dài hợp pháp là mét: m.
- Đơn vị nhỏ hơn mét là: dm; cm; mm.
- Đơn vị lớn hơn mét là: Km; hm; dam.
C1: 1m = 10 dm; 1m = 100cm
 1cm = 10 mm; 1Km = 1000m.
2- Ước lượng độ dài
 a) Ước lượng độ dài gang tay
Kquả ước lượng
Kết quả đo
H1
H2
 b) Ước lượng độ dài 1 mét
Nhóm
Kết quả kiểm tra
1
2
3
4
 1 inh = 2,54cm
 1 ft = 30,48cm
 1 nas = 9461 tỉ Km
II- Đo độ dài
1.Tìm hiểu dụng cụ đo độ dài
C4: - Thợ mộc dùng thước cuộn.
- Hs dùng thước kẻ.
- Người bán vải dùng thước mét.
- GHĐ của 1 thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước đó.
- ĐCNN của 1 thước là độ dài giữa 2 vạch chia liên tiếp trên thước.
C5:
C6:
Dùng thước GHĐ : 20cm; 
 ĐCNN : 1mm.
 hoặc thước có GHĐ: 30cm;
 ĐCNN: 1mm.
Dùng thước GHĐ: 30cm;
 ĐCNN: 1mm. 
Dùng thước GHĐ: 1m;
 ĐCNN: 1cm.
C7: Thợ may thường dùng thước thẳng có GHĐ 1m hoặc 0,5m để đo chiều dài của mảnh vải và dùng thước dây để đo số đo cơ thể của khách hàng. 
2. Đo độ dài
- Đo chiều dài bàn học và bề dày cuốn SGK vật lý 6.
- Kết quả đo : Lần 1: l1 = 
 Lần 2: l2 = 
 Lần 3: l3 = 
Kết quả 3 lần đo là:
 l = (l1 + l2 + l3)/3 = 
*) Ghi nhớ: SGK (tr8)
IV- Củng cố 
Qua bài học này ta cần nắm những nội dung gì? ( ghi nhớ).
Khi dùng thước đo cần biết những điều gì? ( GHĐ và ĐCNN).
Làm bài tập 1.2.1 (4 - SBT). ( Kết quả đúng: B).
V- Hướng dẫn học ở nhà:
- Học thuộc phần ghi nhớ.
- Làm bài tập: 1.2.1-> 1.2.6 (4; 5 – SBT) - Đọc trước bài 2 “Đo độ dài”
D- Rút kinh nghiệm
.....................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docT1.doc