I. Mục tiêu bài học:
- Hs phân biệt rễ cọc và rễ chùm.
- Phân biệt cấu tạo chức năng các miền của rễ.
- Biết quan sát , so sánh, hoạt động nhóm.
- Biết bảo vệ thực vật.
II. Đồ dùng dạy học:
- Gv: 1 số rễ: cây cải, lúa , nhãn, tranh 9.1, 9.2,9.3, bảng phụ.
- Hs: chuẩn bị cây rau, cải, mít.
III. Tiến trình dạy học:
1.Ổn định
Tuần 4 Tiết 8 Chương II.RỄ BÀI 9: CÁC LOẠI RỄ,CÁC MIỀN CỦA RỄ I. Mục tiêu bài học: - Hs phân biệt rễ cọc và rễ chùm. - Phân biệt cấu tạo chức năng các miền của rễ. - Biết quan sát , so sánh, hoạt động nhóm. - Biết bảo vệ thực vật. II. Đồ dùng dạy học: - Gv: 1 số rễ: cây cải, lúa , nhãn, tranh 9.1, 9.2,9.3, bảng phụ. - Hs: chuẩn bị cây rau, cải, mít. III. Tiến trình dạy học: 1.Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút) sự lớn lên và sự phân chia tế bào diễn ra như thế nào và có ý nghĩa gì đối với thực vật? 3. Mở bài: rễ giúp cây mọc trên đất, hút nước và muối khoáng hòa tan, không phải tất cả các loại cây đều có cùng 1 loại rễ. 4. Bài mới: * Hoạt động 1: Các loại rễ( 15 phút) - Mục tiêu: nắm được rễ cọc và rễ chùm HĐGV HĐHS - Gv yêu cầu hs đặt các loại rễ đã mang vào lớp lên bàn theo mỗi nhóm. - Gv yêu cầu hs chia rễ cây làm 2 nhóm a và b. - Viết đặc điểm phân loại rễ cây vào 2 nhóm. - Yêu cầu hs quan sát rễ cây đã xếp vào nhóm a và b đối chiếu với hình 9.1 và xếp hình 9.1 vào nhóm a hoặc b. - Lấy 1 cây nhóm a và 1 cây nhóm b quan sát nhận xét , rút ra đặc điểm từng loại rễ. - Gv yêu cầu hs làm bài tập trang 29 từ đó rút ra rễ cọc và rễ chùm như thế nào? - Cho hs quan sát hình 9.2 nhận biết các loại rễ cọc và rễ chùm. - Hs đặt tất cả cây của nhóm mình lên bàn. - Hs tìm những rễ giống nhau đặt vào 1 nhóm. - Trao đổi nhóm , thống nhất ý kiến xếp vào 2 nhóm a và b. - Hs quan sát kĩ cây nhóm a và b chú ý kích thước các rễ, cách mọc trong đất, kết hợp tranh để nhận biết rễ cọc và rễ chùm. - Hs thảo luận sữa bài tập nhận xét rút ra kết luận rễ cọc và rễ chùm. - Hs hoạt động cá nhân hoàn thành câu hỏi dưới hình. * TIỂU KẾT: Có 2 loại rễ: rễ cọc và rễ chùm. - Rễ cọc: gồm rễ cái và các rễ con. - Rễ chùm: gồm những rễ con mọc từ gốc thân. * HOẠT ĐỘNG 2: CÁC MIỀN CỦA RỄ ( 20 PHÚT) - Mục tiêu: hs nắm được các miền của rễ HĐGV HĐHS - Gv cho hs quan sát sgk và xem hình 9.3 - Treo tranh câm các miền của rễ hoặc mô hình, yêu cầu hs chỉ ra được các miền của rễ. - Gv hỏi: rễ có mấy miền? Kể tên? - Các miền này có chức năng như thế nào? - Gv nhận xét kết luận chung. - Hs làm việc độc lập quan sát tranh ghi nhớ kiến thức. - Hs quan sát mô hình rồi lên chỉ cho cả lớp quan sát. - Có 4 miền - Đại diện mỗi nhóm trfnh bày chức năng của từng miền, các nhóm khác nhận xét bổ sung nếu có. *TIỂU KẾT: CÁC MIỀN CỦA RỄ Có 4 miền - Miền trưởng thành có mạch dẫn: dẫn truyền - Miền hút có lông hút: hút nước và muối khoáng. - Miền sinh trưởng nơi tế bào phân chia: làm rễ dài ra - Miền chóp rễ: che chở cho đầu rễ. 5/ Củng cố đánh giá: ( 3 phút) Hãy khoanh tròn câu đúng nhất 1/ Cây có rễ chùm là: a. Mận b. xoài c. bưởi (d). lúa 2/ Căn cứ vào chức năng rễ được phân chia thành: a. 1 miền b. 2 miền c. 3 miền (d.) 4 miền 3/ Ở cây rễ chùm mọc ra từ: a. Nách lá (b). gốc thân c. rễ mầm d. cành chính 4/ Rễ có mấy miền ? nêu chức năng của mỗi miền? 6/Dặn dò:( 2 phút) - Học bài và đọc em có biết - Kẻ bảng trang 32 - Soạn bài và xem bài mới. - Cấu tạo của miền hút gồm mấy phần?Chức năng của từng phần ? - Vì sao nói mỗi lông hút là một tế bào? Nó có tồn tại mãi không? ----------oOo----------
Tài liệu đính kèm: