Giáo án lớp 6 môn học Sinh học - Tiết 1, 2: Đặc điểm của cơ thể sống và nhiệm vụ của sinh học

Giáo án lớp 6 môn học Sinh học - Tiết 1, 2: Đặc điểm của cơ thể sống và nhiệm vụ của sinh học

Kiến thức: - Nêu được đặc điểm chủ yếu của cơ thể sống. Phân biệt vật sống và vật không sống.

 - Biết cách thiết lập bảng so sánh của các đối tượng để xếp loại chúng và rút ra nhận xét.

 - Nêu 1 vài ví dụ cho biết sự đa dạng của sinh vật cùng với những mặt lợi, hại của chúng.

 - Kể tên 4 nhóm sinh vật chính: Đông vật, thực vật, vi khuẩn, nấm.

 - Hiểu được sinh học nói chung và thực vật học nói riêng nghiên cứu gì ? Nhằm mục đích gì ?

2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng tìm hiểu đời sống, hoạt động của sinh vật. q/s so sánh.

3. Thái độ: - Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, lòng yêu thích bộ môn.

II/. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - GV: Tranh vẽ thể hiện 1 vài nhóm SV, quang cảnh tự nhiên, tranh đại diện 4 nhóm SV chính.

 - HS: Chuẩn bị nội dung bài học.

 

doc 142 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1214Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 6 môn học Sinh học - Tiết 1, 2: Đặc điểm của cơ thể sống và nhiệm vụ của sinh học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: ../ ../ 11
Ngày dạy: //11	MỞ ĐẦU SINH HỌC
	 Tiết 1,2: ĐẶC ĐIỂM CỦA CƠ THỂ SỐNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA SINH HỌC 
I/. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: 	- Nêu được đặc điểm chủ yếu của cơ thể sống. Phân biệt vật sống và vật không sống.
	- Biết cách thiết lập bảng so sánh của các đối tượng để xếp loại chúng và rút ra nhận xét.
	- Nêu 1 vài ví dụ cho biết sự đa dạng của sinh vật cùng với những mặt lợi, hại của chúng.
	- Kể tên 4 nhóm sinh vật chính: Đông vật, thực vật, vi khuẩn, nấm.
	- Hiểu được sinh học nói chung và thực vật học nói riêng nghiên cứu gì ? Nhằm mục đích gì ?
2. Kĩ năng:	- Rèn kĩ năng tìm hiểu đời sống, hoạt động của sinh vật. q/s so sánh.
3. Thái độ: 	- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, lòng yêu thích bộ môn. 
II/. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- GV: Tranh vẽ thể hiện 1 vài nhóm SV, quang cảnh tự nhiên, tranh đại diện 4 nhóm SV chính.
	- HS: Chuẩn bị nội dung bài học.
III/. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 	 
3. Bài mới:	 Hàng ngày chúng ta tiếp xúc với các loài vật, cây cối, con vật khác nhau. Đó là thế giới vật chất chung quanh chúng ta. Chúng có thể là vật sống hoặc là vật không sống. Vậy vật sống có những điểm gì khác với vật không sống? Chúng ta cùng nghiên cứu bài học hôm nay. 	Hoạt động 1: Nhận dạng vật sống và vật không sống.
	Mục tiêu: Biết nhận dạng vật sống và vật không sống.
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV cho HS kể tên 1 vài cây, loài vật xung quanh rồi chọn 1 vài con vật để q/s.
- GV chọn ra 3 VD để thảo luận: cây bàng, con mèo cần những điều kiện gì để sống ?
+ Viên gạch có cần những điều kiện giống cây bàng, con mèo không ?
+ Con mèo hay cây bàng được nuôi trồng sau thời gian có lớn lên không ? Viên gạch thì sao ?
+ Từ những đặc điểm trên các em hãy cho biết điểm khác nhau giữa vật sống và vật không sống ?
+ Thế nào là vật sống ? Cho VD ? Thế nào là vật không sống ? Cho VD ?
- GV: Từ sự hiểu biết trên em hãy cho biết đâu là vật sống và vật không sống ?
+ Vật sống cần những điều kiện gì để sống ? VD như con gà, cây đậu
+ Con vật không sống thì có như vật không sống ? VD hòn đá, viên gạch.
- HS kể tên 1 vài cây và loài vật xung quanh rồi q/s chúng.
- Cây bàng, con mèo cần thức ăn và nước để sống.
+ Viên gạch không cần những đk giống như cây bàng và con mèo.
+ Con mèo, cây bàng nuôi trồng sau thời gian thì lớn lên còn viên gạch thì không.
+ Vật sống cần thức ăn nước uống để sống còn vật không sống thì không..
+ Vật sống là vật có sự lớn lên và sinh sản VD con mèo, con gà. Vật không sống là không có khả năng sinh sản và lớn lên VD hòn đá, viên gạch.
- Vật sống là con mèo, con gà, cây đậu. Vật không sống là hòn đá, viên gạch, hạt cát.
+ Vật sống cần có nước, thức ăn và sự trao đổi chất với môi trường để lớn lên và sinh sản.
+ Có vì chúng không cần các đk nào và không lớn len cũng như sinh sản.
	Kết luận: - Vật sống lấy thức ăn, nước uống, lớn nhanh và sinh sản.
	- Vật không sống: không lấy thức ăn, không lớn lên. 
 	Hoạt động 2: Đặc điểm của cơ thể sống.
	Mục tiêu: Thấy được đặc điểm của cơ thể sống là trao đổi chất và lớn lên.
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV treo bảng kẻ sẵn mẫu như SGK và hướng dẫn HS cách đánh dấu các mục cần thiết theo bảng.
- GV có thể gợi ý cho HS vấn đề trao đổi chất của cơ thể.
- Mỗi HS lên bảng điền vào các ô của bảng. Các em còn lại q/s nhận xét. 
- HS tự làm vào vở bài tập.
- HS lên điền và tự rút ra đặc điểm của cơ thể sống.
Kết luận: Đặc điểm của cơ thể sống là sự trao đổi vật chất với môi trường. Có sự lớn lên và sinh sản.
 	Hoạt động 3: Sinh vật trong tự nhiên.
	Mục tiêu: Tìm hiểu sinh vật trong tự nhiên
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
 a. Sự đa dạng của thế giới SV:
- GV: SV trong tự nhiên rất đa dạng và phong phú, chúng được phân bố rộng rãi khắp nơi, đk càng thuận lợi thì SV phát triển càng nhiều.
- GV treo tranh SV trong tự nhiên và giải thích.
- GV cho HS điền vào bảng đã chuẩn bị trước.
- GV kẻ bảng SGK lên bảng.
- GV gọi HS trả lời các VD ở trong bảng và chọn ra câu đúng.
- GV nhận xét tổng kết nơi ở, kích thước các SV và tổng hợp thành nhận xét chung.
- Nhìn vào bảng ta thấy trong các SV có loài TV, ĐV, có loài không phải là TV, ĐV chúng có kích thước nhỏ, dưới mắt thường không nhìn thấy.
- GV treo tranh 4 nhóm SV chính.
- GV:Trong tự nhiên SV rất đa dạng và được phân 4 nhóm có đặc điểm, hình dạng, hoạt động sống khác nhau.
b. Các nhóm SV trong tự nhiên:
- GV: Nhìn vào bảng hãy xếp riêng loài nào là TV, ĐV, không phải là TV, ĐV?Chúng thuộc nhóm nào của SV? 
- GV chỉnh lí câu trả lời của HS, giới thiệu hình xác định nhóm SV.
- Những SV này sống ở đâu ?
- GV trao đổi với HS về: Các loài SV sống ở môi trường chúng có quan hệ gì không?
- HS theo dõi và nghe GV giải thích.
- HS hoàn thiện bảng SGK vào vở bài tập. 
- HS dựa vào VD và chọn ra câu đúng.
- HS nhận xét theo cột dọc về nơi ở và kích thước.
- HS theo dõi SGK.
- HS nhìn vào bảng và phân biệt các nhóm TV.
- HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
- Sống ở nhiều môi trường khác nhau.
- Chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau.
	Kết luận: 	SGK
	Hoạt động 4: Nhiệm vụ của sinh học
	Mục tiêu: Tìm hiểu nhiệm vụ của sinh học.
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV: SV có mối quan hệ với đời sống con người, có nhiều SV có ích có hại.
- GV: Nhìn vào bảng hãy cho biết loài SV nào có ích? Loài nào có hại ? 
+ SV có lợi cùng gắn bó với con người ntn ?
+ SV có hại cho con người ntn ?
+ Nhiệm vụ của Sinh học là gì ?
- GV giới thiệu chương trình SH ở THCS gồm các phần ở SGK. Vậy TV học có nhiệm vụ gì ?
 - HS nghe GV giới thiệu.
- HS nhìn vào bảng cho biết SV có ích và có hại.
+ SV có lợi là cung cấp thức ăn..
+ SV có hại là gây bệnh, phá hoại mùa màng
+ N/c các đặc điểm cấu tạo và hoạt động sống, các đk sống của SV cũng như các mối quan hệ giữa các SV với nhau và với môi trường, tìm cách sử dụng hợp lí chúng, phục vụ đời sống con người.
- HS nghe GV giới thiệu và nắm được nhiệm vụ của TV học.
	Kết luận: SGK
IV/. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ:
	 GV cho HS làm bài tập 2 SGK/ 6
V/. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
	- Bài vừa học: 	Học bài ghi + trả lời câu hỏi SGK. 
	- Bài sắp học:	ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA THỰC VẬT
	+ TV có sự đa dạng và phong phú ntn ? Đặc điểm chung của TV ? 
Ngày soạn: ../ ../ 11
Ngày dạy: //11	 
	Tiết 3: ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA THỰC VẬT
I/. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: 	- Nêu được đặc điểm chung của thực vật.
	- Tìm hiểu sự đa dạng, phong phú của thực vật. 
2. Kĩ năng:	- Rèn kĩ năng q/s so sánh, kĩ năng hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.
3. Thái độ: 	- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, lòng yêu thực vật bằng hành động bảo vệ thực vật. 
II/. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- GV: Tranh ảnh 1 khu rừng, vườn cây, vườn hoa.
	- HS: Sưu tầm thực vật sống ở nhiều môi trường.
III/. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 	 Sinh vật trong tự nhiên đa dạng và phong phú như thế nào ?
	SV trong tự nhiên rất phong phú và đa dạng, bao gồm những nhóm lớn sau: Vi khuẩn, Nấm, Thực vật và Động vật chúng sống ở nhiều môi trường khác nhau, có quan hệ mật thiết với nhau và với con người.
3. Bài mới:	 Thực vật là trong các sinh giới như động vật, vi khuẩn, nấm, thực vật rất đa dạng và phong phú, chúng sẽ có đặc điểm chung gì ta sẽ nghiên cứu ở bài học hôm nay.	
Hoạt động 1: Sự đa dạng và phong phú của thực vật.
	Mục tiêu: Tìm hiểu sự đa dạng và phong phú của thực vật.
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Gv kiểm tra lại các loại tranh ảnh mà HS sưu tầm
- Gv treo tranh ảnh các hình trong sgk
- Kể tên vài cây sống đồng bằng, đồi núi, ao hồ, sa mạc
- Gv nhận xét và cho HS nhìn vào tranh ảnh trả lời
+ Nơi nào nhiều TV, nơi nào thiếu TV?
+ Em có nhận xét gì về thực vật?
- Gv nhận xét: TV trên trái đất có khoảng hơn 250 ngàn đến 300 ngàn loài, ở Việt Nam có khoảng ngàn loài
- Gv giới thiệu mỗi miền khí hậu hàn đới, ôn đới, và nhiều nhất la nhiệt đới, từ đồi núi, trung du, đồng bằng sa mạc, nói chung thực vật thích nghi với môi trường sống.
- HS chuẩn bị tranh
- Nhìn vào tranh HS kể được một số cây sống ở đồng bằng: lúa , ngô; sống ở đồi núi: bạch đàn; sống ở ao hồ: sen, súng
- HS trả lời HS khác nhận xét.
+ Nơi nhiều thực vật: đồng bằng, đồi núi; Nơi ít thực vật: sa mạc, hoang mạc
+ Cây sống trên mặt nước rễ ngắn, thân xốp
- HS nhận xét sự đa dạng của thực vật.
	Kết luận: TV sống khắp mọi nơi trên trái đất, chúng có rất nhiều dạng khác nhau, thích nghi với môi trường sống
 	Hoạt động 2: Đặc điểm chung của thực vật
	Mục tiêu: Tìm hiểu đặc điểm chung của thực vật
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Gv treo bảng theo mẩu sgk lên bảng
- Gv gọi HS trả lời từng VD, sau đó nhận xét đúng sai
- GV cho HS nghe và nhận xét các hiện tượng sau:
+ Lấy roi đánh con chó thì nó vừa chạy vừa sủa, quật vào cây thì cây đứng im?
+ Khi trồng cây và đặt lên bệ cửa sổ, thời gian sau cây sẽ mọc cong về hướng ánh sáng?
- GV nhận xét: ĐV có khả năng di chuyển mà thực vật không có khả năng di chuyển, TV phản ứng chậm với các kích thước của môi trường
- Cây xanh có khả năng tạo ra chất hữu cơ từ trong đất nhờ nước, muối khoáng, khí cacbonnic trong không khí nhờ ánh sáng mặt trời và chất diệp lục
- Hãy rút ra đặc điểm chung của TV?
- HS đọc phần ghi nhớ sgk và ghi bài
- TV nước rất phong phú, vì sao ta phải trồng và bảo vệ chúng
- HS theo dõi bảng Gv treo
- HS trả lời, HS khác nhận xét bổ sung
- HS điền đáp án đúng vào bảng đã kể sẵn vào vở
- HS nghe và nhận xét các hiện tượng
- HS trả lời được: ĐV di chuyển còn TV thì không di chuyển và có tính hướng sáng
- Tv có khả năng tự tổng hợp được chất hữu cơ, phần lớn hơn không có khả năng di chuyển, phản ứng chậm với các kích thích từ bên ngoài
- Dân số tăng làm cho lương thực và thực phẩm tăng, do đốn cây bừa bãi và làm cho TV cạn kiệt
Kết luận: Thực vật có khả năng tạo ra chất dinh dưỡng, không có khả năng di chuyển.
 IV/. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ:
	 	- Thực vật sống ở nơi nào trên trái đất ?
	- Đặc điểm chung của thực vật là gì ?
	- Chúng ta phải làm gì để bảo vệ thực vật cho môi trường ?
V/. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
	- Bài vừa học: 	Học bài ghi + trả lời câu hỏi SGK. 
	Đọc muc “ Em có biết ”
	- Bài sắp học:	 CÓ PHẢI TẤT CẢ THỰC VẬT ĐỀU CÓ HOA
	+ Chuẩn bị cây dương xỉ, cây cải.
	+ Kẻ bảng SGK /13 
Ngày soạn: ../ ../ 11
Ngày dạy: //11	 
	 	Tiết 4: CÓ PHẢI TẤT CẢ THỰC VẬT ĐỀU CÓ HOA
I/. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: 	 Biết quan sát, so sánh để phân biệt được cây có hoa và cây không có hoa dựa vào đặc điểm sinh sản. Phân việt cây năm và cây lâu năm
2. Kĩ năng:	Rèn kĩ năn ... + Hoa giao phấn khác hoa tự thụ phấn ở điểm nào ?
+ Giải thích vì sao hoa thụ phấn nhờ gió thì hạt phấn thường nhỏ, nhẹ và nhiều ?
+ Những đk bên ngoài và bên trong nào cần cho hạt nảy mầm ?
+Trong trồng trọt muốn cho hạt nảy mầm tốt cần phải làm gì ?
+ Những quả và hạt có đặc điểm gì thường được phát tán nhờ gió ? Kể tên 5 loại quả, hạt có cách phát tán nhờ gió ?
+ Có mấy cách phát tán của quả và hạt ? Nêu đặc điểm chính của từng cách ?
+ Nêu đặc điểm và cấu tạo của tảo xoắn ?
+ Tại sao rêu ở cạn nhưng chỉ sống ở nơi ẩm ướt ?
- HS nhắc lại kiến thức đã học ở các chương.
+ Là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy.
+ Là hiện tượng tbsd đực của hạt phấn kết hợp với tbsd cái có trong noãn tạo thành hợp tử.
+Sự thụ phấn là hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy; Sự thụ tinh là sự kết hợp giữa tbsd đực và tbsd cái.
+ Sự thụ tinh xảy ra khi có sự thụ phấn và nảy mầm của hạt phấn. Như vậy thụ phấn là đk của thụ tinh.
+ Có nhị và nhụy không chín cùng 1 lúc.
+ Vì như thế gió dễ thổi hạt phấn bay đi xa và kết quả thụ phấn mới đạt được hiệu quả được.
+ Đk bên ngoài: đủ nước, không khí, nhiệt độ thích hợp; đk bên trong là chất lượng hạt giống.
+ Làm đất tơi xốp; Tưới đủ nước hoặc ngâm hạt gióng trước khi gieo; Nếu bị ngập úng phải tháo hết nước; Gieo hạt đúng thời vụ; Khi trời rét phải phủ rơm rạ, giữ ấm; Chọn hạt giống và bảo quản tốt hạt giống.
+ Qủa, hạt thường nhỏ, nhẹ, có cánh hoặc có túm lông. Qủa chò, bồ công anh, trâm bầu, hạt hoa sữa, quả gòn.
+ Có 3 cách. Phát tán nhờ gió: Qủa có cánh hoặc có túm lông nhẹ ; Phát tán nhờ ĐV: Qủa có cánh hoặc túm lông nhẹ ; Tự phát tán: Khi chín vỏ quả tự nứt ra để hạt tung ra ngoài.
+ Đặc điểm: cơ thể đa bào, mõi sợi tảo gồm nhiều tb hình chữ nhật xếp sát nhau. Có cấu tạo gồm vách tb, chất nguyên sinh và nhân.
+ Rêu chưa có rễ chính thức, chưa có mạch dẫn. Chức năng dẫn truyền chưa hoàn chỉnh.
IV/. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ: GV tiến hành khi ôn tập.
 V/. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
	- Bài vừa học: GV dặn HS về nhà học bài để tiết sau thi HKII.
- Bài sắp học:	 ÔN TẬP ( TT)
Ngày soạn: /../
Ngày dạy: .././	 Tiết 69: ÔN TẬP ( TT)
I/. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: 	- HS hệ thống lại các kiến thức đã học ở HKII.	
- Nắm vững các phần trọng tâm, có kế hoạch chuẩn bị bài để thi HKII.
2. Kĩ năng: 	- Rèn kĩ năng so sánh, phân tích.
3. Thái độ: 	- Giáo dục tính trung thực trong thi cử.
II/. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- GV: Hệ thống các kiến thức. 
	- HS: Chuẩn bị nội dung bài học.
III/. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ : Kết hợp trong giờ dạy.
3. Bài mới: Để chuẩn bị cho việc thi HKII đạt kết quả tốt và cũng cố kiến thức đã học để bước sang lớp 7. Hôm nay chúng ta cùng ôn tập tiếp 
Hoạt động 1: Hệ thống hóa kiến thức từ các chương.
	Mục tiêu: 
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV cho HS tiếp tục nhắc lại kiến thức đã học từ HKII.
 + Phân biệt TV thuộc lớp 1 lá mầm và lớp 2 lá mầm ? Cho VD ?
+ Tại sao nói “ Rừng như là một lá phổi xanh” của con người ?
+ Tại sao người ta nói nếu không có TV thì cũng không có loài người ?
+Vì sao trồng rau trên đất khô cằn, ít được bón lá thì không xanh, tốt, cây cằn chậm lớn, năng suất thu hoạch thấp ?
+Cần làm gì để bảo vệ đa dạng TV ở VN ?
+ Tại sao người ta nói TV góp phần chống lũ lụt và hạn hán ?
+ Nêu đặc điểm chung của Hạt kín ?
+ TV bậc cao gồm những ngành nào? So với TV bậc thấp, TV bậc cao tiến hóa hơn ở điểm nào ?
 - HS tiếp tục nhắc lại kiến thức đã học ở các chương. 
Lớp 1 lá mầm
Lớp 2 lá mầm
- Phôi có 1 lá mầm.
- Rễ chùm.
- Lá hình gân, cung, song song.
- Thân cỏ, cột.
- VD: lúa, dừa, ngô
- Phôi có 2 lá mầm.
- Rễ cọc.
- Lá hình mạng.
- Thân gỗ, cỏ.
- VD: đậu xanh, xoài..
+ Rừng cân bằng lượng khí CO2 và O2 trong không khí ; Rừng tham gia cản bụi, góp phần tiêu diệt 1 số VK gây bệnh ; Tná lá rừng che bớt nắng góp phần làm giảm nhiệt độ của không khí và đem lại bóng mát.
+ Vì thiếu TV thì thiếu nguồn cung cấp oxi và thức ăn cho loài người, ĐV. Không có TV và ĐV thì con người không tồn tại.
+ Vì cây sẽ bị thiếu nước, chất dinh dưỡng. Rễ cây không hút được nước và muối khoáng sẽ không chế tạo chất hữu cơ, nên cây bị còi cọc, năng suất thấp.
+ Ngăn chặn phá rừng, hạn chế khai thác bừa bãi, xây dựng các vườn TV, cấm buôn bán và xuất khẩu các loài quý hiếm, tuyên truyền giáo dục trong ND để cùng tham gia bảo vệ rừng.
+TV có vai trò chống lũ lụt, hạn hán bởi ở những nơi không có rừng, sau khi mưa đất bị xói mòn, rửa trôi làm lấp lòng sông, suối, nước không thoát kịp, tràn lên các lòng sông, suối gây lũ lụt. Mặt khác tại nơi đó đất không giữ được nước gây ra hạn hán.
+ Cơ quan sinh dưỡng đa dạng, trong thân có mạch dẫn. Cơ quan sinh sản có hoa, quả, hạt nằm trong quả.
+ Gồm các ngành: Rêu-quyết-Hạt trần- Hạt kín. Tiến hóa hơn là có thân, rễ, lá.
+TV được chia thành những ngành nào? Nêu đặc điểm chính của các ngành đó ?
+ Vì sao khi nuôi cá cảnh người ta thường bỏ thêm rong, rêu vào hồ nuôi ?
 + Tảo: chưa có rễ, thân lá. Sống chủ yếu ở nước ; Rêu: có thân, lá và rễ giả, sinh sản bằng bào tử, sống ở nơi ẩm ướt ; Dương xỉ: có thân, lá, rễ thật, sinh sản bằng bào tử, sống ở nhiều nơi ; Hạt Trần: Có hạt nằm lộ trên các lá noãn hở ; Hạt kín: Có hoa, quả và hạt nằm trong quả.
+ Vì rong, rêu khi có ánh sáng sẽ tham gia QH, cung cấp oxi trong nước giúp cho cá hô hấp.
IV/. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ: 
GV tiến hành khi ôn tập.
 V/. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
	- Bài vừa học: GV dặn HS về nhà học bài để tiết sau thi HKII.
- Bài sắp học:	KIỂM TRA HKII
Ngày soạn: //11
Ngày dạy: //11
Tiết 70 : KIỂM TRA HỌC KÌ II
I/. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: Hệ thống hóa kiến thức từ các bài đã học.
2. Kỹ năng: 	 Rèn kĩ năng tư duy, so sánh.
3. Thái độ:	Giáo dục ý tính trung thực trong thi cử.
II/. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	GV: Đề kiểm tra
	HS: Ôn các kiến thức
III/. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
( Đề, đáp án, ma trận )
TRƯỜNG THCS LÊ DUẨN	KIỂM TRA HK II
HỌ VÀ TÊN: 	MÔN: SINH HỌC 6
LỚP: 6.
I/. TRẮC NGHIỆM: ( 4 Điểm )
 Câu 1: Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu câu mà em cho là đúng nhất: (2 điểm )	
 1. Đặc điểm thích nghi với cách phát tán nhờ động vật là: ( NB)
 	a. Có mùi thơm, vị ngọt.	b. Có cánh hoặc có túm lông.
 	c. Hạt nhẹ, gió dễ thổi đi xa.	 	d. Có mùi thơm, vị ngọt, vỏ cứng có gai.
2. Các nhóm cây sau, nhóm cây nào thuộc nhóm cây Hạt Trần (TH)
a. Thông, dương xỉ, bưởi, bụt mọc.	b. Bách tán, thông, trắc bách diệp, pơmu.
 	c. Tùng, rau bợ, rêu, samu.	 	d. Bách tán, thông, rêu, tảo.
3. Cây Hạt trần sinh sản bằng gì ? ( NB)
 	a. Bằng hạt nằm lộ trên các lá noãn hở.	b. Bằng bào tử ở ngọn cây.
 	c. Bằng hạt được bao kín trong lớp vỏ.	 	d. Bằng quả, hạt.
4. Những điều kiện cần cho hạt nảy mầm là: ( TH)
 a. Không khí, nhiệt độ, độ ẩm.	b.Nhiệt độ,chất lượng giống, không khí.
 c. Chất lượng hạt giống, nhiệt độ, độ ẩm, không khí. d. Nhiệt độ, độ ẩm, chất lượng giống.
5. Nguồn gốc của sự hình thành than đá là : ( NB)
a. Rêu	b. Tảo	c. Hạt trần	 d. Dương xỉ cổ
6. Dương xỉ sinh sản bằng bào tử nhưng khác rêu ở chỗ ( TH) 
 	a. Có nguyên tản do bào tử phát triển thành. 	b. Có rễ thật sự.
 	c. Có bào tử nằm trong túi bào tử.	 	d. Đã có hoa, quả.
7. Rêu là thực vật bậc cao là vì : ( NB)
 	a. Cơ thể có cấu tạo phức tạp. 	b. Đã có thân, lá, rễ giả.
 	c. Đã có thân, lá, rễ chính thức.	 	d. Cơ thể có cấu tạo đơn giản.
8. Rêu sống ở cạn nhưng chỉ sống được chỗ ẩm ướt là vì : ( TH) 
 	a. Rễ giả, thân không phân nhánh. 	 b.Rễ giả chưa có khả năng hút nước.
 	c. Rễ giả, trong thân và lá chưa có mạch dẫn.	 d. Rễ giả có khả năng hút nước.
Câu 2: Hãy chọn nội dung ở cột B sao cho phù hợp với nội dung ở cột A để viết các chữ a, b, c vào cột trả lời. (1 điểm ) (NB ) 
Cột A 
Cột B 
Trả lời
1. Hoại sinh
a. Lấy chất dinh dưỡng từ cơ thể vật chủ.
1-
2. Ký sinh
b. Tự chế tạo chất hữu cơ nhờ diệp lục.
2-
3. Cộng sinh
c. Lấy chất dinh dưỡng từ xác động, thực vật.
3-
4. Tự dưỡng
d. Hai cá thể kết hợp với nhau cùng có lợi.
4-
Câu 3: Chọn từ thích hợp trong các từ sau điền vào dấu... trong các câu sau: (1điểm ) (NB ) 
 	Chất hữu cơ, mùn, muối khoáng, vi khuẩn, con người.
 Xác động vật, thực vật chết rơi xuống đất, được (1 ).ở trong đất biến đổi thành (2 ) rồi thành (3 ). Các chất này được cây sử dụng để chế tạo thành.(4 )  nuôi sống cơ thể.
II/. TỰ LUẬN: ( 6 Điểm ) 
Câu 1: (2 điểm ) Thực vật có vai trò gì đối với việc điều hòa khí hậu ? (NB ) 
Câu 2: (2 điểm ) Vai trò của rừng trong việc hạn chế lũ lụt, hạn hán như thế nào ? (TH ) 
Câu 3: (2 điểm ) Tại sao lại có cây trồng ? Nguồn gốc của nó từ đâu ? (VD ) 
ĐÁP ÁN
MÔN: SINH HỌC 6
I/. TRẮC NGHIỆM: ( 4 Điểm )
 Câu 1: (2 điểm ) 	Mỗi ý đúng đạt 0,25 điểm	
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
d
b
a
c
d
a
b
c
Câu 2: (1 điểm ) 	Mỗi ý đúng đạt 0,25 điểm
	 1 - c	2 - a	3 - d	4 - b
Câu 3: (1 điểm ) 	Mỗi ý đúng đạt 0,25 điểm	 
 (1 ) vi khuẩn	 	(2 ) 	mùn 	 
(3 ) muối khoáng	 	(4 ) 	chất hữu cơ
II/. TỰ LUẬN: ( 6 Điểm ) 
Câu 1: (2 điểm ) Mỗi ý đúng đạt 1 điểm
	Thực vật có vai trò gì đối với việc điều hòa khí hậu:
- Thông qua quá trình quang hợp thực vật lấy vào khí cacbonic và nhả ra khí oxi nên đã góp phần giữ cân bằng các khí này trong không khí.
- Nhờ tác dụng cản bớt ánh sáng và tốc độ gió, thực vật có vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí hậu, tăng lượng mưa của khu vực và còn làm giảm ô nhiễm môi trường.
Câu 2: (2 điểm ) 	Mỗi ý đúng 2 điểm
	Vai trò của rừng trong việc hạn chế lũ lụt, hạn hán: 
 Thực vật, đặc biệt là thực vật rừng, nhờ có hệ rễ giữ đất, tán cây cản bớt sức nước chảy do mưa lớn gây ra, nên có vai trò quan trọng trong việc chống xói mòn, sụt lở đất, hạn chế lũ lụt cũng như giữ được nguồn nước ngầm, tránh hạn hán.
 Câu 3: (2 điểm ) 	mỗi ý đúng 1 điểm
	Tại sao lại có cây trồng: Để phục vụ cho mục đích của con người mà từ 1 loài cây dại ban đầu con người đã tạo ra nhiều thứ cây trồng khác xa và tốt hơn hẳn tổ tiên hoang dại của chúng.
Nguồn gốc của nó từ đâu: Cây trồng có nguồn gốc từ cây hoang dại.
MA TRẬN ĐỀ
TĐNT
NỘI DUNG
NHẬN BIẾT
THÔNG HIỂU
VẬN DỤNG
TỔNG CỘNG
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Bài 34: Phát tán quả và hạt
1-0,25đ 
1-0,25đ
Bài 35: Những đk cần cho hạt nảy mầm
1-0,25đ
1-0,25đ
Bài 38: Rêu-Cây rêu
1-0,25đ
1-0,25đ 
1-0,5đ 
Bài 39: Quyết - Cây dương xỉ
1-0,25đ 
1-0,25đ 
1-0,5 đ
Bài 40: Hạt trần – Cây Thông
1-0,25đ 
1-0,25đ 
1-0,5đ 
Bài 45: Nguồn gốc cây trồng
1-2đ
1-2đ
Bài 46: TV góp phần điều hòa khí hậu
1-2đ
1-2đ
Bài 47: TV bảo vệ đất và nguồn nước
1-2đ
1-2đ
Bài 50: Vi khuẩn
1 - 1đ
1-1đ
Bài 51: Nấm
1 - 1đ
1-1đ
TỔNG CỘNG
7 -5đ
5 – 3đ
1 – 2đ
13-10đ

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 1-70 co giam tai.doc