1) KT: Học sinh nắm vững dấu hiệu chia hết cho 3 ,cho 9 và hiểu được cơ sở lý luận của các dấu hiệu đó .
2) KN: Học sinh biết vận dụng các dấu hiệu chia hết cho 3 , cho 9 để nhanh chóng nhận ra một số có hay không chia hết cho 3 , cho 9 .
3) TĐ: Rèn luyện cho học sinh tính chính xác khi phát biểu và vận dụng các dấu hiệu chia hết cho 3 , cho 9 .
II.- Phương tiện dạy học :
Sách giáo khoa , bảng con
Tuần 8 Tiết 22 Ngày soạn: 19/9/2010 Ngày dạy: DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 3, CHO 9 I.- Mục tiêu : KT: Học sinh nắm vững dấu hiệu chia hết cho 3 ,cho 9 và hiểu được cơ sở lý luận của các dấu hiệu đó . KN: Học sinh biết vận dụng các dấu hiệu chia hết cho 3 , cho 9 để nhanh chóng nhận ra một số có hay không chia hết cho 3 , cho 9 . TĐ: Rèn luyện cho học sinh tính chính xác khi phát biểu và vận dụng các dấu hiệu chia hết cho 3 , cho 9 . II.- Phương tiện dạy học : Sách giáo khoa , bảng con III.- Hoạt động trên lớp : 1./ Oån định : Lớp trưởng báo cáo sĩ số lớp , tổ trưởng báo cáo tình hình làm bài tập về nhà của học sinh . 2./ Kiểm tra bài cũ : Phát biểu dấu hiệu chia hết cho 2 , cho 5 . 2124 ; 5124 có chia hết cho 2 không ? Phân tích số 378 thành tổng các số hàng trăm , høàng chục , hàng đơn vị . 3./ Bài mới : Hoạt động của GV Hoạt động của Hs Ghi bảng - Đặt vấn đề: Xét hai số 2124 và 5124 thực hiện phép chia để kiểm tra xem số nào chia hết cho 9. GV: ta thấy hai số đều tận cùng bằng 124 nhưng 2124 9 còn 5124 9 như thế chữ số tận cùng không liên quan gì đến dấu hiệu chia hết cho 9? Vậy nó liên quan đến yếu tố nào? Bất cứ số tự nhiên nào cũng có thể phân tích thành một tổng gồm một số hạng chia hết cho 9 (chia hết cho 3) và một số hạng là tổng các chữ số trong số đã cho. Gv yêu cầu HS phân tích hai số 252 và 253 GV chốt lại vấn đề. Gv cho một số HS nhắc lại. GV yêu cầu HS làm ?1 Số chia hết cho 9 cũng chia hết cho 3 nên theo nhận xét mở đầu ta có thể kết luận gì về số chia hết cho 3? Gv cho HS làm ?2 Gv cho HS làm 102 Học sinh thực hiện Học sinh thực hiện tính chất phân phối HS đưa ra nhận xét HS phân tích số 252 và 253 Ví dụ : 252 = (số chia hết cho 9) + (2 + 5 + 2) 2 + 5 + 2 = 9 9 Vậy 252 9 253 = (số chia hết cho 9) + (2 + 5 + 3) 2 + 5 + 3 = 10 9 Vậy 253 9 Học sinh kết luận 1 Học sinh kết luận 2 Kết luận chung để khẳng định chỉ có những số đó HS nhắc lại HS làm ?1 HS nhận xét Học sinh kết luận và lập lại nhiều lần HS làm ?2 HS làm bài 102 1) Nhận xét mở đầu: Xét số 378 378 = 3 . 100 + 7 . 10 + 8 = 3 (99 + 1) + 7 (9 + 1) + 8 = 3 . 99 + 3 . 1 + 7 . 9 + 7 . 1 + 8 = 2) Dấu hiệu chia hết cho 9 Ví dụ : + Kết luận 1 : Số có tổng các chữ số chia hết cho 9 thì chia hết cho 9 . + Kết luận 2 : Số có tổng các chữ số không chia hết cho 9 thì không chia hết cho 9 Dấu hiệu chia hết cho 9 (SGK) 3) Dấu hiệu chia hết cho 3 + Kết luận 1 : Số có tổng các chữ số chia hết cho 3 thì chia hết cho 3 . + Kết luận 2 : Số có tổng các chữ số không chia hết cho 3 thì không chia hết cho 3 Dấu hiệu chia hết cho 3 (SGK) 4) Củng cố. Dấu hiệu chia hết cho 9, cho 3 có gì khác với dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5 5./ Hướng dẫn dặn dò : Bài tập về nhà 101 , 103 , 104 và 105 SGK Xem trước các bài tập của phần luyện tập. Tuần 8 Tiết 23 Ngày soạn: 19/9/2010 Ngày dạy: LUYỆN TẬP I.- Mục tiêu : 1./ Kiến thức cơ bản : Dấu hiệu chia hết cho 3 , cho 9 2./ Kỹ năng cơ bản : Vận dụng một cách linh hoạt cho các bài tập . 3./ Thái độ : Rèn tính chính xác , cẩn thận khi làm bài . II.- Phương tiện dạy học : Sách giáo khoa III.- Hoạt động trên lớp : 1./ Ổn định : Tổ trưởng báo cáo tình hình làm bài tập về nhà của học sinh . 2./ Kiểm tra bài cũ : HS1: dấu hiệu chia hết cho 9 và 3? Làm bài tập 101 SGK HS: Dấu hiệu chia hết cho 9, cho 3 có gì khác với dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5 3./ Bài m ới Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi bảng Gv cho HS hoạt động theo nhóm. Gv quan sát các nhóm làm bài Gv nhận xét Gv nhận xét GV cho học sinh phân tích các câu đúng , sai giải thích GV cho HS đọc bài ví dụ mẫu của bài 108 GV nhận xét và củng cố Gv theo dõi GV nhận xét và củng cố HS hoạt động nhóm để tìm ra nhiều chữ số khác nhau. Đại diện các nhóm lên trình bày. Các nhóm khác nhận xét. Học sinh làm trên bảng con Học sinh đứng tại chỗ đọc và xác định đúng , sai giải thích HS đọc bài không hiểu có thể hỏi trực tiếp giáo viên HS làm bài 4 HS lên bảng thực hiện. HS dưới lớp cùng làm và quan sát bài làm của bạn trên ảng để nhận xét HS nhận xét Học sinh lên bảng thực hiện HS nhận xét Bài tập 104: a) b) c) 435 d) 9810 Bài tập 106 / 42 Số tự nhiên nhỏ nhất có 5 chữ số chia hết cho 3 là 10002 Số tự nhiên nhỏ nhất có 5 chữ số chia hết cho 9 là 10008 Bài tập 107 / 42 Câu Đúng Sai a) X b) X c) X d) X Bài tập 108 / 42 a) 1546 có tổng các chữ số là 1 + 5 + 4 + 6 = 16 16 : 9 = 1 (dư 7) vậy 1546 : 9 cũng dư 7 16 : 3 = 5 (dư 1) vậy 1546 : 3 cũng dư 1 b) 1527 có tổng các chữ số là 1 + 5 + 2 + 7 = 15 15 : 9 = 1 (dư 6) vậy 1527 : 9 cũng dư 6 15 : 3 = 5 (dư 0) vậy 1527 : 3 cũng dư 0 c) 2468 có tổng các chữ số là 2 + 4 + 6 + 8 = 20 20 : 9 = 2 (dư 2) vậy 2468 : 9 cũng dư 2 20 : 3 = 6 (dư 2) vậy 2468 : 3 cũng dư 2 d) 1011 có tổng các chữ số là 1 + 0 + . . . + 0 = 1 1: 9 = 0 (dư 1) vậy 1011 : 9 cũng dư 1 1 : 3 = 0 (dư 1) vậy 1011 : 3 cũng dư 1 Bài tập 109 / 42 a 16 213 827 468 m 7 6 8 0 4) Hướng dẫn về nhà Học thuộc các dấu hiệu chia hết Xem trước bài “Ước và Bội” Tuần 8 Tiết 24 Ngày soạn: 19/9/2010 Ngày dạy: ƯỚC VÀ BỘI I.- Mục tiêu : 1./ Kiến thức cơ bản : - Học sinh nắm được định nghĩa ước và bội của một số , - Ký hiệu tập hợp các ứơc , các bội của một số . 2./ Kỹ năng cơ bản : Học sinh biết kiểm tra một số có hay không là ước hay là bội của một số cho trước , Biết tìm ứơc và bội của một số cho trước trong các trường hợp đơn giản . 3./ Thái độ : - Học sinh biết xác định ước và bội trong các bài toán thực tế đơn giản . II.- Phương tiện dạy học : Sách giáo khoa III.- Hoạt động trên lớp : 1./ Ổn định : 2./ Kiểm tra bài cũ : 3./ Bài mới : Hoạt động của GV Hoạt động của hs Ghi bảng Hãy nhắc lại khi nào thì số tự nhiên a chia hết cho số tự nhiên b? GV giới thiệu ước và bội Gv đưa ra vd: xác định ước và bội trong phép tính sau 24: 6 Cho HS làm ?1 Gv nhận xét GV cho khoảng 10 học sinh tìm bội của 4 (mỗi học sinh tìm một bội của 4) Để tìm bội của 7 ta có thể làm như thế nào? GV nêu nhận xét tổng quát về cách tìm bội của một số tự nhiên khác 0. Gv giới thiệu kí hiệu của ước và bội. GV cho một học sinh tìm các ước của 24, học sinh khác nhận xét bổ sung Để tìm ước của 24 ta làm như thế nào? - GV nêu tổng quát cách tìm ước của một số. HS nhắc lại: Số tự nhiên a chia hết cho số tự nhiên b khi số dư của phép chia bằng 0. HS: 24 6 nên : 24 là bội của 6 và 6 là ước của 24 HS làm bài Số 18 là bội của 3 ,không là bội của 4 Số 4 là ước của 12 ,không là ước của 15 Hs nhận xét - Học sinh tìm các bội của 4 HS trả lời HS chú ý nghe giảng và ghi bài Hs nhắc lại Học sinh trả lời - Học sinh trả lời - Học sinh nhắc lại và làm ?3 và ?4 1) Ước và Bội: Nếu có số tự nhiên a chia hết cho số tự nhiên b thì ta nói a là bội của b , còn b gọi là ước của a. a b a là bội của b b là ước của a Vd: 24 6 nên : 24 là bội của 6 và 6 là ước của 24 1) Cách tìm ước và bội Ta ký hiệu tập hợp các ước của a là Ư(a) , tập hợp các bội của a là B(a) a)Cách tìm bội : Ví dụ : Tìm tập hợp các bội của 7 B(7) = { 0 ; 7 ; 14 ; 21 ; 28 ; . . .} Ta có thể tìm các bội của một số bằng cách nhân số đó lần lượt với 0 , 1, 2 , 3 . . . b)Cách tìm ước : Ví dụ : Tìm tập hợp các ước của 24 Ư(24) = {1 ; 2 ; 3 ; 4 ; 6 ; 8 ; 12 ; 24 } Ta có thể tìm các ước của a bằng cách lần lượt chia a cho các số tự nhiên từ 1 đến a để xét xem a chia hết cho những số nào, khi đó các số ấy là ước của a . 4) Củng cố Nêu cách tìm bội và tìm ước của một số Số 1 chỉ có một ư ớc là 1 và là ước của bất kỳ số tự nhiên nào Số 0 là bội của mọi số tự nhiên khác 0 Học sinh lớp 6A xếp hàng 4 không lẻ Tìm số học sinh của lớp 6A biết số học sinh của lớp trên 40 và không quá 45 Lớp 6A có 48 học sinh được chia đều vào các tổ có bao nhiêu cách chia tổ mỗi tổ có bao nhiêu học sinh 5./ Hướng dẫn dặn dò : Bài tập về nhà 111 đến 114 SGK trang 44 , 45 . Xem trước bài “Số nguyên tố. Hợp số. Bảng số nguyên tố” Lập một bảng có ghi các số từ 0 -> 100. Rút kinh nghiêm: Duyệt của tổ trưởng Ngày duyệt: 22/9/2010
Tài liệu đính kèm: