. MỤC TIÊU
–Học sinh được làm quen với khái niệm tập hợp bằng cách lấy các ví dụ về tập hợp, nhận biết được một đối tượng cụ thể thuộc hay không thuộc một tập hợp cho trước
– Học sinh biết viết một tập hợp theo diễn đạt bằng lời của bài toán, biết sử dụng các ký hiệu và .
– Rèn luyện cho học sinh tư duy linh hoạt khi dùng những cách khác nhau để viết tập hợp.
Tuần: 01 Ngày soạn: 14/ 08/ 2010 Tiết: 01 Ngày dạy: 16/ 08/ 2010 CHƯƠNG I ÔN TẬP VÀ BỔ TÚC VỀ SỐ TỰ NHIÊN §1 TẬP HỢP - PHẦN TỬ CỦA TẬP HỢP I. MỤC TIÊU –Học sinh được làm quen với khái niệm tập hợp bằng cách lấy các ví dụ về tập hợp, nhận biết được một đối tượng cụ thể thuộc hay không thuộc một tập hợp cho trước – Học sinh biết viết một tập hợp theo diễn đạt bằng lời của bài toán, biết sử dụng các ký hiệu Ỵ và Ï . – Rèn luyện cho học sinh tư duy linh hoạt khi dùng những cách khác nhau để viết tập hợp. II. CHUẨN BỊ * Giáo Viên: Bài soạn, phấn, SGK . * Học sinh: Sách vở, đồ dùng học tập, chuẩn bị bài III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số. 2. Bài cũ: Không kiểm tra. Dặn dò đầu năm, giới thiệu qua chương trình và một vài phương pháp học tập ở trường ở nhà. 3. Bài mới : Giới thiệu bài. Hoạt động Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm tập hợp GV cho học sinh quan sát các đồ vật đặt trên bàn GV GV : Trên bàn đặt những vật gì? GV giới thiệu về tập hợp : Tập hợp các đồ vật đặt trên bàn. Tập hợp những chiếc bàn trong một lớp học Tập hợp các học sinh của lớp 6A Tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 4 Tập hợp các chữ cái a ; b ; c GV: Em hãy cho ví dụ về tập hợp HS: Lấy ví dụ Hs nhận xét và bổ sung thêm GV: Uốn nắn hướng dẫn HS nhận biết tập hợp. Vậy khi có một tập hợp thì viết như thế nào? Hoạt động 2:Tìm hiểu cách viết và các ký hiệu. - GV : Thường dùng các chữ cái in hoa để đặt tên tập hợp. - GV giới thiệu cách viết : - Các phần tử của tập hợp được đặt trong hai dấu ngoặc nhọn {} cách nhau bởi dấu”;” hoặc dấu “,” - Mỗi phần tử được liệt kê một lần, thứ tự liệt kê tùy ý. GV: Lấy ví dụ hướng dẫn HS cách viết. GV: Các số tự nhiên nhỏ hơn 4 là những số nào? Các số đó dược viết trong dấu ngoặc gì? Hãy viết tập hợp A trên? GV: Hướng dẫn HS cách viết. GV: Hãy viết tập hợp B các chữ cái : a ; b ; c ? GV: Tập hợp này có mấy phần tử ? Đó là những phần tử nào? GV: Cho HS đứng tại chỗ nêu cách viết. GV viết : B = {a ; b ; c ; a} và hỏi cách viết trên đúng hay sai ? GV giới thiệu ký hiệu “Ỵ” và “Ï” và hỏi : + Số 1 có là phần tử của tập hợp A không ? GV giới thiệu các kí hiệu: Ký hiệu : 1 Ỵ A và cách đọc + Số 5 có là phần tử của A ? GV giới thiệu : +Ký hiệu : 5 Ï A và cách đọc Trong các cách viết sau cách viết nào đúng, cách viết nào sai? Cho : A = {0 ; 1 ; 2 ; 3} B = {a ; b ; c} a) a Ỵ A ; 2 Ỵ A ; 5 Ï A b) 3 Ỵ B ; b Ỵ B ; c Ï B GV : Khi viết một tập hợp ta cần phải chú ý điều gì ? GV giới thiệu cách viết tập hợp A bằng cách 2 GV : Hãy chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử x của tập hợp A ? GV: để viết một tập hợp có mấy cách? Đó là những cách nào? GV giới thiệu cách minh họa tập hợp A ; B như SGK 1. Các ví dụ - Tập hợp các đồ vật trên bàn. - Tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 4. - Tập hợp các HS của lớp 6A. - Tập hợp các chữ cái : a, b, c 2. Cách viết - Các ký hiệu - Ta đặt tên các tập hợp bằng chữ cái in hoa Ví dụ 1: Gọi A là tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 4 Ta viết : A = {1;2;3;0} hay A = {0;1;2;3} - Các số : 0 ; 1 ; 2 ; 3 là các phần tử của tập hợp A Ví dụ 2: Gọi B là tập hợp các chữ cái a ; b ; c Ta viết : B = {a ; b ; c } hay B = {b ; c ; a } - Các chữ cái a ; b ; c là các phần tử của tập hợp B Ký hiệu : 1 Ỵ A đọc là: 1 thuộc A hoặc 1 là phần tử của A 5 Ï A đọc là: 5 không là phần tử của A uChú ý : - Các phần tử của một tập hợp được viết trong hai dấu ngoặc nhọn {} cách nhau bởi dấu “,” hoặc dấu “;” - Mỗi phần tử được liệt một lần thứ tự liệt kê tuỳ ý. - Ta còn có thể viết tập hợp A như sau : A = {x Ỵ N / x < 4} Chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp A Để viết một tập hợp, thường có hai cách : - Liệt kê các phần tử của tập hợp - Chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp đó. Minh họa tập hợp bằng một vòng kín nhỏ như sau B 4. Củng cố – Hãy lấy một ví dụ về tập hợp? Viết tập hợp đó? Các kí hiệu Ỵ; Ï cho ta biết điều gì? - Các phần tử của một tập hợp có nhất thiết phải cùng loại không ? (không) – Hướng dẫn HS làm các bài tập 1; 2 SGK 5. Dặn dò – HS về nhà học bài làm bài tập – HS về nhà tự tìm các ví dụ về tập hợp - Làm các bài tập 3 ; 4 ; 5 trang 6 SGK IV. RÚT KINH NGHIỆM Tuần: 01 Ngày soạn: 14/ 08/ 2010 Tiết: 02 Ngày dạy: 17/ 08/ 2010 §2. TẬP HỢP CÁC SỐ TỰ NHIÊN I. MỤC TIÊU – Học sinh biết được tập hợp các số tự nhiên, nắm được các quy ước về thứ tự trong tập hợp số tự nhiên, biết biểu diễn một số tự nhiên trên tia số, nắm được điểm biểu diễn số nhỏ ở bên trái, điểm biểu diễn số lớn hơn trên tia số. – Học sinh phân biệt các tập hợp N và N*, biết sử dụng các ký hiệu £, ³. Biết viết số tự nhiên liền sau, liền trước của một số tự nhiên. – Rèn luyện tính chính xác khi sử dụng các kí hiệu. II. CHUẨN BỊ * Giáo Viên: Bài soạn; SGK, phấn. * Học sinh: Vở ghi, dụng cụ học tập, chuẩn bị bài III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số. 2.Bài cũ: HS1 : - Cho ví dụ về một tập hợp - Làm bài tập 3 trang 6 : Đáp án : x Ï A ; y Ỵ B ; b Ỵ A ; b Ỵ B - Tìm một phần tử thuộc tập hợp A mà không thuộc tập hợp B. Đáp án: a HS2 : - Viết tập hợp A các số tự nhiên lớn hơn 3 và nhỏ hơn 10 bằng hai cách : Đáp án : A = {4 ; 5 ; 6 ; 7 ; 8 ; 9} hay A = {c Ỵ N / 3 < x < 10} 3. Bài mới: Giới thiệu bài Hoạt động Nội dung Hoạt động 1: Nhắc lại về tập hợp N và tập hợp N* GV : Hãy lấy ví dụ về số tự nhiên ? GV giới thiệu tập N tập hợp các số tự nhiên N = {0 ; 1 ; 2 ; 3 ;...;} GV : Hãy cho biết các phần tử của N? GV : Ở tiểu học các em đã được học về số tự nhiên. Vậy số tự nhiên được biểu diễn như thế nào? Biểu diễn ở đâu? GV: Em hãy mô tả lại tia số đã được học? Mỗi điểm trên tia số biểu diễn mấy số tự nhiên? GV yêu cầu HS lên vẽ tia số và biểu diễn một vài số tự nhiên Mỗi số tự nhiên được biểu diễn bởi một điểm trên tia số. chẳng hạn : Điểm biểu diễn số tự nhiên a trên tia số gọi là điểm a GV : Điểm biểu diễn số 1 trên tia số gọi là điểm gì? GV giới thiệu tập hợp các số tự nhiên khác 0 được ký hiệu N* Ta viết : N* = {1;2;3;4...} Hoặc N* = {x Ỵ N / x ¹ 0} GV: Giữa tập hợp N và tập hợp N* có gì giống và khác nhau? GV: Khi biết tnính chất đặc trưng của các phân tử thì em có nhận biết được tập hợp nào không? GV: Cho bài tập HS vận dụng. HS: Lên bảng trình bày. HS nhận xét và bổ sung thêm GV: Uốn nắn và thống nhất cho HS. Hoạt động 2: Tìm hiểu thứ tự trong tập hợp số tự nhiên GV cho HS quan sát tia số và hỏi : So sánh 2 và 4 GV : Nhận xét điểm 2 và điểm 4 trên tia số ? GV: Điểm bên trái nhỏ hơn hay lớn hơn điểm bên phải? GV: Tổng quát với a ; b Ỵ N ; a a thì trên tia số điểm a nằm bên trái hay bên phải điểm b? GV giới thiệu thêm ký hiệu £ ; ³ Cho học sinh nắm được và hiểu ý nghĩa của kí hiệu trên. GV: Nếu 5 < 7 và 7 < 12 thì 5 có quan hệ như thế nào với 12? Vậy Nếu a < b và b < c thì a ? c GV: Lấy ví dụ về số tự nhiên rồi chỉ ra số liền sau của mỗi số ? GV: Mỗi số tự nhiên có một số liền sau duy nhất. GV: Số tự nhiên liền sau nhỏ hơn hay lớn hơn ? Lớn hơn bao nhiêu đơn vị? GV : Số liền trước số 5 là số nào? GV: Có số tự hhiên nào mà không có số liền trước không? Đó là số nào? GV : Hai số tự nhiên liên tiếp nhau hơn kém nhau mấy đơn vị? GV: Trong các số tự nhiên, số nào nhỏ nhất? Có số tự nhiên lớn nhất hay không? Vì sao? GV: Tập hợp số tự nhiên có bao nhiêu phần tử? Hoạt động 3: Luyện tập GV: Hãy điền vào dấu chấm để hoàn thành s - Viết tập hợp : A = {x Ỵ N / 6 £ x £ 8} bằng cách liệt kê các phần tử. – Tìm số tự nhiên liền trước các số: 25; 87; a +1. – Tìm số tự nhiên liền sau các số: 83; 12; b. GV: cho HS lên bảng trình bày. HS nhận xét và bổ sung thêm vào cách trình bày của bạn. GV:Uốn nắn và thống nhất cách trình bày 1. Tập hợp N và tập hợp N* - Tập hợp các số tự nhiên được ký hiệu là N Ta viết : N = {0;1;2;3;...;} - Các số 0 ; 1 ; 2 ; 3 ... là các phần tử của N - Chúng được biểu diễn trên tia số 0 1 2 3 4 5 - Mỗi số tự nhiên được biểu diễn bởi một điểm trên tia số. - Điểm biểu diễn số tự nhiên a trên tia số gọi là điểm a - Tập hợp các số tự nhiên khác 0 được ký hiệu là N* Ta viết : N* = {1;2;3...} Hoặc N* = {xỴN/ x ¹ 0} Bài tập: Điền vào ô vuông các ký hiệu Ỵ hoặc Ï cho đúng 12 N ; N ; 5 N* ; 5 N ; 0 N* ; 0 N 2. Thứ tự trong tập hợp số tự nhiên a) Khi số a nhỏ hơn số b, ta viết a < b hoặc b > a - Trên tia số, điểm biểu diễn số nhỏ hơn ở bên trái điểm biểu diễn số lớn hơn Ký hiệu : a £ b chỉ a < b hoặc a = b a ³ b chỉ a > b hoặc a = b b) Nếu a < b và b < c thì a < c c) Mỗi số tự nhiên có một số liền sau duy nhất. Hai số tự nhiên liên tiếp thì hơn kém nhau một đơn vị d) Số 0 là số tự nhiên nhỏ nhất. Không có số tự nhiên lớn nhất. e) Tập hợp các số tự nhiên có vô số phần tử s Hướng dẫn a) 28; 29; 30. b) 99; 100; 101 Bài tập A = { 6; 7; 8} Số tự nhiên liền trước các số: 25; 87; a +1 là: 24; 86; a. Số tự nhiên liền sau các số: 83; 12; b là: 84; 13; b +1 4. Củngcố – Hãy so sánh tập hợp N và N* – Hướng dẫn HS làm bài tập 6; 7 SGK 5.Dặn dò – Học sinh về nhà học bài và làm bài tập 8; 9; 10 SGK – Chuẩn ... ù ý mỗi phần tử của tập hợp được liệt kê một lần, thứ tự tuỳ ý. Số phần tử của một tập hợp GV: Một tập hợp có thể có bao nhiêu phần tử. Cho ví dụ? HS: Một tập hợp có thể có một phần tử, nhiều phần tử, vô số phần tử hoặc không có phần tử nào. GV: Ghi các ví dụ HS cho lên bảng Tập hợp con của một tập hợp GV: Khi nào tập hợp A được gọi là tập hợp con của tập hợp B. Cho ví dụ? HS: Nếu mọi phần tử của tập hợp A đều thuộc tập hợp B thì tập hợp A gọi là tập hợp con của tập hợp B GV: Ghi ví dụ HS cho trên bảng GV:Thế nào là hai tập hợp bằng nhau? HS: Nêu, gv tổng kết trên bảng Giao của hai tập hợp GV: Giao của hai tập hợp là gì? Cho ví dụ? HS: Nêu, gv: tổng kết Hoạt động 2: Tập N, tập Z Khái niệm về tập hợp N, tập Z GV: Thế nào là tập N, tập N*, tập Z? Biểu diễn các tập hợp đó HS: Trả lời, gv: tổng kết GV: Mối quan hệ giữa các tập hợp đó như thế nào? HS: Trả lời, gv: ghi bảng GV: Vẽ sơ đồ lên bảng Thứ tự trong N, trong Z GV: Mỗi số tự nhiên đều là số nguyên. Hãy nêu thứ tự trong Z. Cho ví dụ? HS: Nêu như SGK HS: Cho VD, gv: Tổng kết trên bảng GV: Khi biểu diễn trên trục số nằm ngang, nếu a<b thì vị trí điểm a so với b như thế nào? HS: Khi biểu diễn trên trục số nằm ngang, nếu a < b thì điểm a nằm bên trái điểm b. GV: Yêu cầu HS lên bảng biểu diễn các số 3;0;-3;-2;1 trên trục số HS: Biểu diễn, gv: Nhận xét GV: Tìm số liền trước và số liền sau của số 0, số (-2) GV: Nêu quy tắc so sánh hai số nguyên? HS: Nêu quy tắc như SGK GV: Tổng kết. I. Ôn tập chung về tập hợp 1. Cách viết tập hợp, kí hiệu Thường có hai cách viết một tập hợp + Liệt kê các phần tử + Chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp đó. VD: Gọi A là tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 4 2. Số phần tử của một tập hợp. Ví dụ: . Ví dụ tập các số tự nhiên x sao cho x + 5 = 3 3. Tập hợp con VD Thì * Nếu và thì A=B 4. Giao của hai tập hợp (SGK) II. Tập N, tập Z 1. Khái niệm về tập hợp N, tập Z - Tập hợp N là tập hợp các số tự nhiên - N* là tập các số tự nhiên khác 0 N* - Z là tập hợp các số nguyên gồm các số tự nhiên và các số nguyên âm. * N*là một tập con của N, N là một tập con của Z. N* 2. Thứ tự trong N, trong Z (SGK) VD: -5 < 2; 0 < 7 * Số liền trước và số liền sau Ví dụ: Tìm số liền trước và số liền sau của số 0, số (-2) Số 0 có số liền trước là -1 và số liền sau là 1 Só (-2) có số liền trước là (-3) và số liền sau là (-1) 4. Củng cố – GV nhấn mạnh lại các kiến thức trọng tâm và các dạng bài tập cơ bản. – Hướng dẫn học sinh về nhà ôn tập tiếp theo. 5. Dặn dò – Học sinh về nhà học bài và làm bài tập phần ôn tập. IV. RÚT KINH NGHIỆM . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Tuần: 17 Ngày soạn: 06/ 12/ 2010 Tiết: 54 Ngày dạy: 10/ 12/ 2010 ÔN TẬP HỌC KỲ I (tt) I. MỤC TIÊU - Ôn tập quy tắc lấy giá trị tuyệt đối của một số nguyên, qui tắc cộng trừ số nguyên, qui tắc dấu ngoặc. Ôn tập các tính chất phép cộng trong Z. - Rèn luyện kĩ năng thực hiện phép tính, tính nhanh giá trị biểu thức, tìm x. - Rèn luyện tính chính xác cho HS. II. CHUẨN BỊ * Giáo viên: Thước thẳng, giáo án, phấn * Học sinh: Đồ dùng học tập, chuẩn bị bài. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số 2. Bài cũ: Thế nào là số nguyên âm? Cho ví dụ. 3. Bài ôn tập Hoạt động Nội dung Hoạt động 1: Ôn tập các quy tắc cộng trừ các số nguyên. Giá trị tuyệt đối của một số nguyên a. GV: Gía trị tuyệt đối của một số nguyên a là gì? HS: Nêu như (SGK) GV: Vẽ trụ số minh hoạ GV:Nêu quy tắc tìm giá trị tuyệt đối của số 0, số nguyên dương, số nguyên âm?ChoVD? HS: Nêu quy tắc như (SGK) HS: Cho ví dụ, gv: ghi bảng Phép cộng trong Z * Cộng hai số nguyên cùng dấu. GV: Nêu qui tắc cộng hai số nguyên cùng dấu ? HS: Nêu quy tắc và thực hiện phép tính gv cho trên bảng * Cộng hai số nguyên khác dấu. GV: Nêu qui tắc cộng hai số nguyên khác dấu? HS: Nêu quy tắc và thực hiện phép tính gv cho trên bảng. Phép trừ trong Z GV: Muốn trừ số nguyên a cho số nguyên b ta làm thế nào? Nêu công thức HS: Muốn trừ số nguyên a cho số nguyên b, ta cộng a với số đối của b. HS: Nêu công thức, gv: Ghi bảng Hoạt động 2: Ôn tập tính chất phép cộng trong Z GV: Phép cộng trong Z có những tính chất gì? Nêu dạng tổng quát. HS: Nêu nêu các tính chất bằng lời HS: Lên bảng trình bày lại các tính chất đó bằng công thức tổng quát. GV: So với phép cộng trong N thì phép cộng trong Z có thêm tính chất gì? HS: Có thêm tính chất cộng với số đối. GV: Các tính chất của phép cộng có ứng dụng thực tế gì? HS: Áp dụng các tính chất phép cộng để tính nhanh giá trị của biểu thức, để cộng nhiều số. Hoạt động 3: Luyện tập GV: Cho đề bài trên bảng và yêu cầu HS nêu thứ tự thực hiện các phép tính trường hợp có dấu ngoặc và không có dấu ngoặc. GV: Yêu cầu HS lên bảng trình bayg bài giải. GV: Cho đề bài trên bảng và yêu cầu HS hoạt động nhóm. HS: Hoạt động nhóm theo yêu cầu GV: Quan sát, theo dõi hướng dẫn. HS: Đại diện lên bảng trình bày I. Ôn tập các quy tắc cộng trừ các số nguyên. 1. Giá trị tuyệt đối của một số nguyên a. * Định nghĩa: (SGK) * Quy tắc: Giá trị tuyệt đối của số 0 là số 0, giá trị tuyệt đối của 1 số nguyên dương là chính nó, giá trị tuyệt đối của 1 số nguyên âm là số đối của nó. Ví dụ: 2. Phép cộng trong Z * Cộng hai số nguyên cùng dấu: (SGK) VD: (-15)+(-20)=(-35) (+19)+(31)=(+50) * Cộng hai số nguyên khác dấu: (SGK) VD: (-30)+(+10)=(-20) (-15)+(+40)=(+25) (-12)+=(-12)+50=38 (-24)+(+24)=0 3. Phép trừ trong Z Muốn trừ số nguyên a cho số nguyên b, ta cộng a với số đối của b. a-b = a+(-b) II. Ôn tập tính chất phép cộng trong Z * Tính chất giao hoán: a + b = b + a * Tính chất kết hợp: a + (b + c) = (a + b) + c * Cộng với số 0: a + 0 = 0 + a = a * Cộng với số đối: a + (-a) = (-a) + a = 0 III. Luyện tập Bài 1: Thực hiện phép tính (52+12)-9.3=10 80-(4.52-3.23)=4 Bài 2: Liệt kê và tính tổng tất cả các số nguyên x thoả mãn: -4 < x < 5 Giải: x=-3;-2;;3;4 4. Củng cố – GV nhấn mạnh lại kiến thức trọng tâm của chương và các bài tập cơ bản. – Hướng dẫn học sinh về nhà ôn tập chuẩn bị kiểm tra học kỳ I. 5. Dặn dò – Học sinh về nhà học bài và làm bài tập tương tự. – Chuẩn bị làm bài kiểm tra học kỳ I. IV. RÚT KINH NGHIỆM . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Tuần: 17 Ngày soạn: 07/ 12/ 2010 Tiết: 54 Ngày dạy: 10/ 12/ 2010 ÔN TẬP HỌC KỲ I THÊM I. MỤC TIÊU - Ôn tập và giải đáp mọi thăc mắc của học sinh, giải các bài tập phần đề cương. - Rèn luyện kĩ năng thực hiện phép tính, tính nhanh giá trị biểu thức, tìm x. - Rèn luyện tính chính xác cho HS. II. CHUẨN BỊ * Giáo viên: Thước thẳng, Hướng dẫn đề cương, phấn * Học sinh: Đồ dùng học tập, chuẩn bị bài. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số 2. Bài cũ: 3. Bài ôn tập GV: Hướng dẫn học sinh làm các dạng bài toán cho trong đề cương. Giải dáp mọi thức mắc của học sinh về các bài tập choi trong đề cương. GV: Hướng dẫn học sinh cách thực hiện bài kiểm tra sao cho đạt chất lượng cao; Tuần: 18 Ngày soạn: 15/ 12/ 2010 Tiết: 55+56 Ngày dạy: 18/ 12/ 2010 KIỂM TRA HỌC KỲ I (Theo kế hoạch của nhà trường) I. MỤC TIÊU Đánh giá quá trình học tập của học sinh II. CHUẨN BỊ * Giáo viên: Phôtô đề, phấn * Học sinh: Đồ dùng học tập, chuẩn bị bài. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số 2. Bài cũ: không kiểm tra 3. Bài kiểm tra Tuần: 19 Ngày soạn: 22/ 12/ 2010 Tiết: 57+58 Ngày dạy: 25/ 12/ 2010 TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ I I. MỤC TIÊU Đánh giá những sai sót của học sinh trong quá trình làm bài. Những thắc mắc cần tháo gỡ cho học sinh. II. CHUẨN BỊ * Giáo viên: Chấm bài, giáo án, phấn * Học sinh: Nhớ lại đề bài và phương pháp thực hiện. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số 2. Bài cũ: 3. Trả bài: GV: Ghi lại đấp án lên bảng – thang điểm. GV: Trả bài cho Học sinh –học sinh so sánh kết quả bài làm của mình với đáp án 4. Nhận xét *Ưu điểm: – Mọi học sinh tham gia tốt bài kiểm tra học kì I; – Học sinh thực hiện đuùng nội quy, quy chếù của trưôøng, nghiêm túc, tự giác; – Trình bày có tính khoa học, đầøy đủ nội dung; – Trình bày mạch lạc rõ ràng, sạch sẽõ. * Toàn tại: – Còn một số ít bài trình bày còn cẩu thả, không vẽ hình, dùng kí hiệu ở hình vẽ khác với kí hiệu trong chứng minh; – Một số bài chưa làm đúng yêu cầu. GV: Giải đáp thắc mắc của học sinh trong cách trình bày. 5. Củng cố – Dặn dò GV: lấy điểm công khai trước lớp; HS về nhà thực hiện lại bài toán trên – chuẩn bị bài Quy tắc dấu ngoặc.
Tài liệu đính kèm: