1. Kiến thức :
HS hiểu :
- Thế nào là siêng năng, kiên trì và các biểu hiện của nó.
- Ý nghĩa của việc rèn luyện tính siêng năng, kiên trì.
2. Kỹ năng :
Phác thảo kế hoạch vượt khó, kiên trì, bền bỉ trong học tập, lao động để trở thành người học sinh tốt.
3. Thái độ :
Biết tự đánh giá hành vi của bản thân, của người khác về siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động và các hoạt động khác.
II. NỘI DUNG :
Tuần 02, 03 Bài 02 Tiết 02, 03 SIÊNG NĂNG, KIÊN TRÌ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC : 1. Kiến thức : HS hiểu : - Thế nào là siêng năng, kiên trì và các biểu hiện của nó. - Ý nghĩa của việc rèn luyện tính siêng năng, kiên trì. 2. Kỹ năng : Phác thảo kế hoạch vượt khó, kiên trì, bền bỉ trong học tập, lao động để trở thành người học sinh tốt. 3. Thái độ : Biết tự đánh giá hành vi của bản thân, của người khác về siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động và các hoạt động khác. II. NỘI DUNG : - Thế nào là siêng năng, kiên trì. - Ý nghĩa của việc rèn luyện tính siêng năng, kiên trì. III. PHƯƠNG PHÁP : - Thảo luận nhóm. - Giải quyết tình huống. IV. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN : - Bài tập trắc nghiệm, tình huống. - Tấm gương của danh nhân trong và ngoài nước. V. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : TIẾT 1 Ù Ổn định lớp : 1. Kiểm tra bài cũ : - Nêu ý nghĩa của việc tự chăm sóc, rèn luyện thân thể và một vài câu tục ngữ, ca dao. - Rèn luyện sức khoẻ như thế nào ? Cho ví dụ cụ thể. 2. Giới thiệu chủ đề bài mới : Nhà cô Mai có 2 con trai, chồng cô là bộ đội ở xa, mọi việc trong nhà do 3 mẹ con cô xoay sở. Hai con trai của cô rất ngoan. Mọi công việc trong nhà : rửa bát, quét nhà,, giặt giũ, cơm nước đều do 2 con trai cô làm. Hai anh em còn rất cần cù, chịu khó học tập. Năm nào 2 anh em cũng đạt học sinh giỏi. Câu chuyện kể trên nói lên đức tính gì của 2 anh em con nhà cô Mai ? Đức tính đó được biểu hiện như thế nào ? Có ý nghĩa gì ? Chúng ta nghiên cứu bài học hôm nay. 3. Dạy bài mới : HĐ CỦA GV HĐ CỦA HS NỘI DUNG BÀI HỌC Ù HĐ1 : Tìm hiểu truyện đọc. - Gọi 1 HS đọc truyện “Bác Hồ tự học ngoại ngữ”. - Chia lớp thành 4 nhóm và hướng dẫn HS thảo luận theo câu hỏi : + BH của chúng ta biết những thứ tiếng nào ? + Bác đã tự học như thế nào ? + Bác đã gặp khó khăn gì trong học tập ? + Cách học của Bác thể hiện đức tính gì ? - Nhận xét, chốt lại ý đúng và bổ sung thêm. - Lớp lắng nghe và theo dõi SGK. - Các nhóm thảo luận, ghi vào giấy nháp. - Cử đại diện nhóm lên bảng trình bày. - Lớp nhận xét, bổ sung. - Bổ sung thêm : Bác còn biết tiếng Đức, Ý, Nhật - Bác không được học ở trường lớp, vừa lao động kiếm sống, vừa tìm hiểu đường lối cách mạng. Ù HĐ2 : Tìm hiểu khái niệm siêng năng, kiên trì. - Hãy kể tên những danh nhân mà em biết nhờ có đức tính siêng năng, kiên trì mà thành công xuất sắc trong sự nghiệp của mình. - Trong lớp chúng ta, bạn nào có đức tính siêng năng trong học tập ? - Vậy thế nào là siêng năng, kiên trì ? - Phân tích và lấy thêm ví dụ. * Củng cố : - Gọi 1 HS lên bảng làm bài tập a (SGK). - HS tự kể tên. - Tự liên hệ thực tế trong lớp. - Trả lời cá nhân. - Ghi bài vào vở. - Nhà bác học Lê Quý Đôn, giáo sư – bác sĩ Tôn Thất Tùng, nhà nông học – giáo sư Lương Đình Của, nhà văn Nga M.Gorki, nhà bác học Niu tơn Ngày nay có nhiều doanh nghiệp trẻ, nhà khoa học trẻ, hộ nông dân làm kinh tế giỏi Họ đã làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội bằng sự siêng năng, kiên trì. 1. Khái niệm : - Siêng năng : Là đức tính của con người biểu hiện ở sự cần cù, tự giác, miệt mài, làm việc thường xuyên, đều đặn. - Kiên trì : Là sự quyết tâm làm đến cùng dù có gặp khó khăn, gian khổ. * Đáp án : Đánh dấu X vào 2 ô đầu. * Dặn dò : - Học bài cũ và xem trước phần còn lại trong SGK + chuẩn bị 1 tiểu phẩm ® giờ sau sắm vai. - Sưu tầm tục ngữ, ca dao nói về siêng năng, kiên trì (bài tập d – SGK). TIẾT 2 Ù Ổn định lớp : Ù Kiểm tra bài cũ : Thế nào là siêng năng, kiên trì ? Cho 1 vài ví dụ và nêu 1 vài câu tục ngữ, ca dao. Ù HĐ3 : Phát triển làm rõ biểu hiện siêng năng, kiên trì trong các lĩnh vực hoạt động. - Chia nhóm HS thảo luận theo 4 câu hỏi : + Biểu hiện của siêng năng, kiên trì trong học tập. + Biểu hiện của siêng năng, kiên trì trong lao động. + Biểu hiện của siêng năng, kiên trì trong các lĩnh vực hoạt động xã hội khác. + Biểu hiện trái với siêng năng, kiên trì. - Nhận xét, bổ sung. - Vậy siêng năng, kiên trì có ý nghĩa gì ? - Nhận xét, chốt lại. - Cho HS nêu các câu tục ngữ, ca dao đã chuẩn bị từ tuần trước. - Các nhóm thảo luận và cử đại diện nhóm lên bảng trình bày. - Lớp nhận xét, bổ sung. - Trả lời cá nhân. - Ghi vào vở. - Trả lời cá nhân. 2. Ý nghĩa : Giúp cho con người thành công trong công việc, trong cuộc sống. 4. Củng cố : - Cho 1 nhóm HS lên sắm vai tiểu phẩm mà các em đã chuẩn bị. - Lớp theo dõi và rút ra ý nghĩa giáo dục. 5. Hướng dẫn học tập : - Học bài cũ. - Hướng dẫn HS về nhà lập bảng tự đánh giá quá trình rèn luyện tính siêng năng, kiên trì của mình theo mẫu sau : THỨ, NGÀY BIỂU HIỆN HẰNG NGÀY SIÊNG NĂNG KIÊN TRÌ Đã siêng năng Chưa siêng năng Đã kiên trì Chưa kiên trì Thứ 2. Thứ 3. .. Học tập. Công việc trường. Công việc nhà. * Cách ghi : Tự thấy siêng năng, kiên trì thì đánh dấu (+), chưa thì đánh dấu (–). Sau 1 tuần cộng lại và phấn đấu để không còn dấu (–). - Xem trước bài : “Tiết kiệm”. Ù
Tài liệu đính kèm: