Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Tuần 6 - Tiết 6 - Bài 6: Xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh

Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Tuần 6 - Tiết 6 - Bài 6: Xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh

1. Về kiến thức:

 - Hiểu được thế nào là tình bạn

 - Nêu những biểu hiện của tình bạn trong sáng, lành mạnh.

 - Hiểu được ý nghĩa của tình bạn trong sáng, lành mạnh.

 2. Về kĩ năng:

 Biết xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh với các bạn trong lớp, trong trường và ở cộng đồng.

 3. Về thái độ:

 - Tôn trọng và mong muốn xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh.

 - Qúy trọng những người có ý thức xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh.

II. Phương pháp:

 - Phương pháp thảo luận

 - Phương pháp giải quyết vấn đề

 

doc 35 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1949Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Tuần 6 - Tiết 6 - Bài 6: Xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6 Tiết 6 	 Ngày soạn:
 Ngày dạy:.
Bài 6 ( 1t )
XÂY DỰNG TÌNH BẠN TRONG SÁNG, LÀNH MẠNH
I. Mục tiêu cần đạt:
 1. Về kiến thức:
 - Hiểu được thế nào là tình bạn
 - Nêu những biểu hiện của tình bạn trong sáng, lành mạnh.
 - Hiểu được ý nghĩa của tình bạn trong sáng, lành mạnh.
 2. Về kĩ năng:
 Biết xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh với các bạn trong lớp, trong trường và ở cộng đồng.
 3. Về thái độ:
 - Tôn trọng và mong muốn xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh.
 - Qúy trọng những người có ý thức xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh.
II. Phương pháp:
 - Phương pháp thảo luận
 - Phương pháp giải quyết vấn đề
 - Đàm thoại
III. Phương tiện và tài liệu dạy học:
 - SGK, SGV, Chuẩn kiến thức GDCD 8
 - Bài tập tình huống, sách tư liệu, truyện đọc
 - Các dụng cụ phục vụ giảng dạy khác.
IV. Hoạt động dạy và học:
 1. Ổn định lớp
 2. Kiểm tra bài cũ
 ? Thế nào là pháp luật. Tìm những hành vi tuân theo pháp luật.
 ? Vì sao công dân phải tuân theo pháp luật và kỉ luật ?
 Hs; Trả lời
 Gv; Nhận xét, bổ sung và cho điểm.
 3. Bài mới: 
 Hoạt động 1
 Gv: Kể câu chuyện hoặc đọc câu danh ngôn “ Hãy nói về bạn anh cho tôi biết, tôi sẽ nói anh là người như thế nào”. Yêu cầu học sinh nêu suy nghĩ của mình. Gv chốt lại và vào tìm hiểu bài mới.
Tg
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung cần đạt
Hoạt động 2 
Gv: Gọi học sinh đọc phần truyện đọc trong sách giáo khoa
Gv: Chia nhóm cho hs thảo luận:
? Nêu những việc làm mà Ăng ghen đã làm cho Mác.
? Nêu những nhận xét về tình bạn của Mác và Ăng ghen.
? Tình bạn giữa Mác và Ăng ghen dựa trên cơ sở nào.
Gv: Nhận xét và bổ sung. Chính nhờ sự giúp đỡ về vật chất và tinh thần của Ăng ghen mà Mác hoàn thành bộ Tư bản nổi tiếng của mình. Tình bạn đó còn được dựa trên tinh thần yêu Tổ quốc, nhân dân, sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì lợi ích chung của mọi người, đặc biệt là giai cấp công nhân.
Hoạt động 3
Gv; Hướng dẫn học sinh làm bài tập trong bảng phụ:
? Em tán thành với những ý kiến nào dưới đây. Vì sao ?
- Tình bạn là sự tự nguyện, bình đẳng.
- Tình bạn cần phải có sự thông cảm , đồng cảm sâu sắc.
- Tôn trọng, tin cậy, chân thành.
- Vì lợi ích có thể khai thác được.
- Bao che, rủ rê, hội hè.
Gv: Hướng dẫn học sinh khai thác bài tập để dẫn và nội dung bài học
? Thế nào là tình bạn.
? Nêu đặc điểm của tình bạn trong sáng, lành mạnh
Gv : Hướng dẫn học sinh ghi nội dung bài học.
? Có ý kiến cho rằng : Không có tình bạn trong sáng, lành mạnh giữa hai người khác giới. Tình bạn trong sáng lành mạnh chỉ xuất phát từ 1 phía. Em có tán thành với ý kiến đó hay không. Giải thích vì sao ?
Gv : Nhận xét và chốt lại
Bên cạnh những biểu hiện trong sáng, lành mạnh của tình bạn cũng có những hành vi, việc làm không phù hợp với tình bạn như : lợi dụng bạn be, bao che khuyết điểm cho nhau, dung túng cho nhau làm điều xấu, a dua theo nhau ăn chơi, đua đòi, đàn đúm, vi phạm nội quy nhà trường, vi phạm pháp luật...
? Em sẽ cảm thấy như thế nào khi :
- Cùng chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với bạn
- Cùng bạn bè học tập, vui chơi, giải trí.
- Khi kinh tế gia đình khó khăn, không đủ điều kiện đi học được bạn bè giúp đỡ .
- Em đã vi phạm nội quy nhiều lần và được bạn bè giúp đỡ nên học tốt hơn
Gv : Trong cuộc đời này chúng ta không thể sống nếu thiếu tình bạn. Những cảm xúc, suy nghĩ của các em chính là ý nghĩa của tình bạn đối với mỗi người chúng ta.
Gv : Yêu cầu học sinh đọc lại nội dung bài học
Hoạt động 4
Gv ; Hướng dẫn học sinh làm bài tập 1, 2
Gv ; Chốt lại. Qua bài tập trên cho chúng ta hiểu thêm về tình bạn và có thái độ nghiêm túc hơn trong xây dựng tình bạn của mình. Từ đó có thái độ quý trọng, ủng hộ những người biết xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh, đồng thời cần phê phán những hành vi gán ghép, trêu chọc bạn, nói xấu bạn trong và ngoài nhà trường và ở ngoài cộng đồng. 
Hs: Đọc truyện đọc
Hs: Chia nhóm và thảo luận câu hỏi
Nhóm 1
- Ăngghen là người đồng chí trung kiên, luôn sát cánh bên Mác trong sự nghiệp đấu tranh chống hệ tư tưởng tư sản và truyền bá tư tưởng vô sản.
- Là người bạn thân thiết của Mác. Luôn giúp đỡ gia đình Mác khi khó khăn. Mặc dù không thích kinh doanh nhưng vì muốn có tiền giúp đỡ gia đình Mác, Ăng ghen chấp nhận làm kinh doanh.
Nhóm 2
- Tình bạn giữa Mác và Ăng ghen thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau. Luôn biết thông cảm với nhau.
- Đó là một tình bạn thật vĩ đại và cảm động nhất.
Nhóm 3
 Tình bạn giữa hai ông dựa trên cơ sở:
+ Đồng cảm sâu sắc
+ Có chung xu hướng hoạt động
+ Có chung lí tưởng sống.
Hs: Trả lời
Hs: phát biểu
Hs: phù hợp với nhau về quan niệm sống; bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau; chân thành, tin cậy và trách nhiệm với nhau; thông cảm và đồng cảm sâu sắc với nhau.
Hs: Em không tán thành với ý kiến đó. Vì trong thực tế vẫn có tình bạn trong sáng giữa hai người khác giới. Tình bạn của họ được xây dựng trên những đặc điểm cơ bản. Tình bạn đó bền chặt hơn thì cần phải được xây dựng từ 2 phía, cùng nhau vun đắp.
Hs: Em sẽ cảm thấy ấm áp, vui vẻ và tự tin hơn.
Hs: Ghi ý nghĩa
Hs: Đọc nội dung bài học
Hs: Làm bài tập
I. Đặt vấn đề:
II. Nội dung bài học:
1. Tình bạn: là tình cảm gắn bó giữa hai hoặc nhiều người trên cơ sở hợp nhau và tính tình, sở thích, hoặc có chung xu hướng hoạt động, có cùng lí tưởng sống.
 Đặc điểm của tình bạn trong sáng, lành mạnh ( biểu hiện )
- Phù hợp với nhau về quan niệm sống.
- Bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau
- Chân thành, tin cậy và trách nhiệm với nhau.
- Thông cảm và đồng cảm sâu sắc với nhau.
2. Ý nghĩa:
- Giúp chúng ta cảm thấy ấm áp, tự tin, thêm yêu cuộc sống hơn.
- Biết tự hoàn thiện bản thân mình để sống tốt hơn.
- Để xây dựng tình bạn trong sàng, lành mạnh cần phải có thiện chí và cố gắng từ cả hai phía.
III. Bài tập 
Bài 1. 
 Tán thành những ý kiến sau đây: c, đ, g
 Không tán thành những ý kiến sau đây: a, b, d, e.
Bài 2.
- Tình huống a, b: Khuyên ngăn bạn
- Tình huống: c : Hỏi thăm, an ủi, động viên, giúp đỡ bạn.
- Tình huống d: Chúc mừng bạn
- Tình huống: đ : Hiểu ý tốt của bạn, không giận bạn và cố gắng sửa chữa khuyết điểm.
- Tình huống e: Coi đó là chuyện bình thường, là quyền của bạn, không khó chụi và không giận bạn vì chuyện đó.
 4. Củng cố: 
 Hoạt động 5
Gv: Yêu cầu học sinh tìm những câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về tình bạn.
 Hs: Ăn chọn nơi, chơi chọn bạn
 Thêm bạn bớt thù
 Họ thầy không tầy học bạn
 Ngựa có bầy Chim có bạn
 Gv: Nhận xét và bổ sung.
 5. Hướng dẫn về nhà:
 - Học bài và làm bài tập
 - Chuẩn bị tiết ngoại khóa vào tuần sau.
Tuần 7 Tiết 7 	 Ngày soạn:
 Ngày dạy:.
Bài 7 ( 1t )
TÍCH CỰC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI
( Hoạt động ngoại khóa )
I. Mục tiêu cần đạt:
 1. Về kiến thức:
 - Hiểu được thế nào là hoạt động chính trị - xã hội.
 - Hiểu được ý nghĩa của việc tham gia các hoạt động chính trị - xã hội.
 2. Về kĩ năng:
 - Tham gia các hoạt động chính trị - xã hội do lớp, trường và địa phương tổ chức.
 - Biết tuyên truyền và vận động bạn bè cùng tham gia.
 3. Về thái độ:
 Tự giác, tích cực, có trách nhiệm trong việc tham gia các hoạt động chính trị - xã hội do lớp, trường, xã hội tổ chức.
II. Phương pháp:
 - Phương pháp thuyết trình
 - Vận dụng kiến thức và thực hành ngoại khóa.
III. Phương tiện và tài liệu ngoại khóa:
 - SGK, SGV, Chuẩn kiến thức GDCD 8
 - Dụng cụ làm vệ sinh như giẻ lau, chổi, mo hốt rác
 - Các dụng cụ phục vụ giảng dạy khác.
IV. Hoạt động dạy và học:
 1. Ổn định lớp (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ (3’)
 ? Thế nào là tình bạn. Nêu đặc điểm của tình bạn
 ? Yêu cầu học sinh làm bài tập trong bảng phụ.
 Hs : Trả lời
 Gv : Nhận xét, bổ sung và cho điểm.
 3. Bài mới: (1’)
 Hoạt động 1
 Gv: Tổ chức cho hs xem tranh và yêu cầu hs nói lên suy nghĩ của mình. Gv chốt lại và vào tìm hiểu bài mới.
Tg
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung cần đạt
14’
3’
20’
Hoạt động 2 
Gv: Hướng học sinh tìm hiểu hoạt động chính trị xã hội.
Gv: Chọn nội một nội dung trong các hoạt động chính trị - xã hội cho học sinh hoạt động ngoại khóa.
Gv: Nêu yêu cầu trước khi thực hiện ngoại khóa:
- Hs phải tuyệt đối chấp hành theo sự phân công của giáo viên.
- Làm việc nghiêm túc, không đùa giỡn gây mất trật tự.
- Có ý thức tích cực, tự giác trong công việc.
Gv: Tổ chức cho hs làm vệ sinh lớp học:
- Tổ 1, 2, 3 lau chùi kiếng của chính, cửa sổ.
- Tổ 4 quét dọn vệ sinh trong phòng học và ngoài hành lang.
Gv: Theo dõi, chỉ đạo học sinh thực hiện công việc
Gv: Nhận xét, đánh giá lại hoạt động của học sinh
Hs: Tham khảo sách giáo khoa.
Hs: Lắng nghe yêu cầu cảu giáo viên.
Hs: Các tổ làm theo sự phân công của giáo viên.
Hs: Rút kinh nghiệm cho những hoạt động sau.
I. Đặt vấn đề:
II. Nội dung bài học:
1. Hoạt động chính trị - xã hội là những hoạt động có nội dung liên quan đến việc xây dựng và bỏa vệ nhà nước, bảo vệ chế độ chính trị, trật tự an ninh xã hội; là những hoạt động trong các tổ chức chính trị, đoàn thể quần chúng và hoạt động nhân đọa, bảo vệ môi trường sống của con người.
2. Ý nghĩa: 
- Là điều kiện để cá nhân đóng góp công sức và trí tuệ vào công viêc của xã hội. 
- Được bộc lộ, khẳng định, phát triển khả năng, nhân cách.
3. Rèn luyện:
- Hình thành, phát triển thái độ, tình cảm, niềm tin trong sáng.
- Rèn luyện năng lực giao tiếp ứng xử, năng lực tổ chức quản lí, năng lực hợp tác.
 4. Củng cố: (1’)
 Hoạt động 5
Gv: Học sinh cần phải tích cực, tự giác tham gia các hoạt động chính trị - xã hội để góp phần hình thành nhân cách, rèn luyện những kĩ năng cần thiết cho bản thân. Từ đó, góp phần giúp ích cho xã hội, đất nước trong tương lai.
5. Hướng dẫn về nhà: (2’)
 - Dựa vào tình hình ở trường, lớp, địa phương, em hãy xây dựng một kế hoạch về hoạt động chính trị - xã hội.
 - Chuẩn bị bài “ Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác”.
Tuần 8 Tiết 8 	 Ngày soạn:
 Ngày dạy:.
Bài 8 ( 1t )
TÔN TRỌNG VÀ HỌC HỎI CÁC DÂN TỘC KHÁC
I. Mục tiêu cần đạt:
 1. Về kiến thức:
 - Hiểu được thế nào là tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác.
 - Nêu những biểu hiện của của sự tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác.
 - Hiểu được ý nghĩa của sự tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác.
 2. Về kĩ năng:
 Biết học hỏi và tiếp thu những tinh hoa, kinh nghiệm của các dân tộc khác.
 3. Về thái độ:
 - Tôn trọng và khiêm tốn học hỏi các dân tộc khác
II. Phương pháp:
 - Phương pháp thảo luận
 - Phương pháp đàm thoại
 - Nêu và giải quyết vấn đề.
III. Phương tiện và tài liệu dạy học:
 - SGK, SGV, Chuẩn kiến thức GDCD 8
 - Bài tập tình huống, sách tư liệu, truyện đọc GDCD 8
 - Các dụng cụ phục vụ giảng dạy khác.
IV. Hoạt động dạy và học: ... các bạn hiểu.
Bài 4. 
- Cả Sơn và cha mẹ của Sơn đều có lỗi.
+ Sơn đua đòi ăn chơi, nghiện ma túy.
+ Cha mẹ của Sơn quá nuông chiều con, buông lỏng việc quản lí con.
Bài 5. 
- Bố mẹ Lâm cư xử không đúng, vì cha mẹ phải chịu trách nhiệm về hành vi của con, phải bồi thường thiệt hại do con gây ra cho người khác.
- Lâm vi phạm luật an toàn giao thông đường bộ.
4. Củng cố: ( 2’)
 Hoạt động 5
Gv: Tổ chức cho hs tìm hiểu các câu chuyện và yêu cầu các em nhận xét.
 Hs: Tham gia
Gv: Giảng giải và kết thúc tiết 1
 5. Hướng dẫn về nhà: ( 1’)
 - Học bài và làm bài tập còn lại.
 - Chuẩn bị bài nội dung còn lại.
Tuần 15 Tiết 15	 Ngày soạn:
 Ngày dạy:.
Bài 12 ( t2 )
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CÔNG DÂN TRONG GIA ĐÌNH
I. Mục tiêu cần đạt:
 1. Về kiến thức:
 - Biết một số quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình.
 - Hiểu được ý nghĩa quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình.
2. Về kĩ năng:
 - Biết phân biệt những hành vi đúng với hành vi vi phạm về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình.
 - Thực hiện tốt bổn phận của bản thân trong gia đình.
 3. Về thái độ:
 - Yêu quý các thành viên trong gia đình.
 - Tôn trọng quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia 
 II. Phương pháp:
 - Phương pháp thảo luận
 - Phương pháp đàm thoại
 - Phương pháp xử lí tình huống
 III. Phương tiện và tài liệu dạy học:
 - SGK, SGV, Chuẩn kiến thức GDCD 8
 - Bài tập tình huống, sách tư liệu, truyện đọc GDCD 8
 - Các dụng cụ phục vụ giảng dạy khác.
IV. Hoạt động dạy và học:
 1. Ổn định lớp (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ: (2’)
 ? Nêu lợi ích của lao động tự giác và sáng tạo trong học tập, lao động.
Hs: Trả lời
Gv: Nhận xét
 3. Bài mới: (1’)
 Hoạt động 1
 Gv: Nhắc lại nội dung ở tiết 1 để dẫn vào bài.
Tg
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung cần đạt
15’
12’
7
Hoạt động 2 
Gv : Yêu cầu hs đọc phần tư liệu tham khảo . Gv viên nêu câu hỏi cho hs thảo luận :
? Những việc làm tốt và những việc chưa tốt về việc thực hiện những quy đinh của pháp luật đối với quyền và nghĩa vụ của công dân.
? Em thử hình dung nếu như không có tình yêu thương, chăm sóc của cha mẹ thì em sẽ ra sao. Điều gì sẽ xảy ra nếu con cái không làm tốt bổn phận của mình.
Gv ; Chốt lại và dẫn vào nội dung bài học
Hoạt động 3
? Nêu quyền và nghĩa vụ của con cháu 
? Anh chị em trong gia đình có quyền và nghĩa vụ gì.
? Vì sao pháp luật nước ta quy đinh quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình. Em có suy nghĩ như thế nào vệ một số gia đình có con cái hư hỏng hiện nay.
Gv : Chốt lại và liên hệ thực tế
Hoạt động 4
Gv ; Hướng dẫn học sinh làm bài tập 6 SGK. 
Hs : Đọc và chia nhóm thảo luận
Hs: Những việc làm tốt
- Động viên, ản ủi, quan tâm con cái
- Tạo điều kiện vật chất và tinh thần cho con.
- Tôn trọng ý kiến của các con.
- Gia đình, con cái quan tâm đến ông bà
- Anh em hòa thuận
- Bố mẹ gương mẫu
- Ông bà có trách nhiệm dạy bảo con cháu.
 Những việc làm chưa tốt
- Quát mắng, khắc khe, nghiêm khắc với các con.
- Nuông chiều con
- Can thiệp thô bào vào tình cảm và ý thích của con cái
- Hành hạ con riêng của vợ hoặc chồng.
- Coi thường ông bà
- Anh em đánh nhau
- Con cái ngược đãi cha mẹ...
Hs: Bơ vơ, lạc lỏng, cảm thấy buồn, chán nãn, tự ti mặc cảm và dễ sa vào tệ nạn xã hội. Nếu không làm tốt bổn phận của mình thì vi phạm đạo đức và vi phạm pháp luật và bị xã hội lên án, mọi người chê cười.
Hs: Con cháu có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn đối với cha mẹ, ông bà ; có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, ông bà, đặc biệt khi cha mẹ ông bà ốm đau, già yếu. Nghiêm cấm con cháu có hành vi ngược đãi, xúc phạm cha mẹ, ông bà.
Hs: Anh chị em có bổn phận thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau và nuôi dưỡng nhau nếu không còn cha mẹ.
Hs: Nhằm xây dựng gia đình hòa thuận, hạnh phúc, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình việt Nam. Chúng ta cần phải hiểu và thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mình đối với gia đình.
I. Đặt vấn đề:
- Bài ca dao
- Hai mẫu chuyện
II. Nội dung bài học:
 1. Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ, ông bà :
2. Quyền và nghĩa vụ con cháu
- Con cháu có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn đối với cha mẹ, ông bà ; có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, ông bà, đặc biệt khi cha mẹ ông bà ốm đau, già yếu. 
- Nghiêm cấm con cháu có hành vi ngược đãi, xúc phạm cha mẹ, ông bà.
3. Quyền và nghĩa vụ của anh chị em
 Anh chị em có bổn phận thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau và nuôi dưỡng nhau nếu không còn cha mẹ.
 Những quy đinh trên nhằm xây dựng gia đình hòa thuận, hạnh phúc, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình việt Nam. Chúng ta cần phải hiểu và thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mình đối với gia đình.
III. Bài tập 
Bài 6
- Nếu giữa cha mẹ và con cái, anh chị em có sự bất hòa cần phải có cách xử sự tốt nhất :
- Ngăn cản không cho sự bất hòa nghiêm trọng hơn
- Hai bên bình tỉnh ngồi lại lắng nghe ý kiến của nhau và đặt mình và vị trí của nhau để hiểu rõ nhau hơn.
4. Củng cố: ( 4’)
 Hoạt động 5
Gv: Tổ chức cho hs tìm những câu ca dao, tục ngữ nói lên quan hệ của các thành viên trong gia đình.
 Hs: Tham gia
Gv: Giảng giải và kết thúc tiết 1
 5. Hướng dẫn về nhà: ( 2’)
 - Học bài và làm bài tập còn lại.
 - Chuẩn bị bài nội dung thực hành cho tiết sau.
Câu cao dao, tục ngữ :
- Anh em như thể chân tay
Rách lành đùm bộc dỡ hay đỡ đần
- Một giọt máu đào hơn ao nước lã 
- Thuận vợ thuận chồng tác biển Đông cũng cạn
- Con dại cái mang...
Tuần 16 Tiết 16	 Ngày soạn:
 Ngày dạy:.
THỰC HÀNH 
I. Mục tiêu cần đạt:
 1. Về kiến thức:
 Củng cố lại kiến thức cho các em ở bài 1, 2, 3.
2. Về kĩ năng:
 - Biết đánh giá hành vi của bản thân và những người xung quanh.
 - Phê phán những việc làm không tôn trọng lẽ phải, chỉ vì lợi ích của bản thân, không tôn trọng người khác.
3. Về thái độ:
 - Hình thành thái độ tôn trọng lẽ phải, liêm khiết và tôn trọng người khác.
 - Phân biệt những hành vi đúng đắn và những biểu hiện sai với quy định của xã hội.
 II. Phương pháp:
 - Phương pháp thảo luận
 - Phương pháp đàm thoại
 - Phương pháp xử lí tình huống
 III. Phương tiện và tài liệu dạy học:
 - SGK, SGV, Chuẩn kiến thức GDCD 8
 - Bài tập tình huống, sách tư liệu, truyện đọc GDCD 8
 - Các dụng cụ phục vụ giảng dạy khác.
IV. Hoạt động dạy và học:
 1. Ổn định lớp (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ: (2’)
 ? Nêu quyền và nghĩa vụ của con cháu trong gia đình.
Hs: Trả lời
Gv: Nhận xét
 3. Bài mới: (1’)
 Hoạt động 1
 Gv: Hướng dẫn hs thực hành những nội dung đã học.
Tg
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung cần đạt
15’
7
Hoạt động 2 
Gv : Nêu lại những nội dung đã học
Gv : Nêu câu hỏi cho hs trả lời
? Nêu năm biểu hiện tôn trọng lẽ phải và năm biểu hiện khong tôn trọng lẽ phải.
? Tôn trọng lẽ phải được biểu hiện qua nhiều khía cạnh khác nhau trong cuộc sống. Đó là những khía cạnh nào. Cho ví dụ
Gv : Chốt lại nội dung câu hỏi và nêu tình huống cho hs giải quyết.
 Trong giờ Văn, Hoàng vô tình ném phấn trúng vào người cô giáo. Cô hơi giận và muốn biết ai đã gây ra chuyện đó. Cả lớp yên lặng . Cô vừa giận vừa buồn.
? Nếu em là hs trong lớp của bạn Hoàng, em sẽ làm gì.
G v : Chốt lại nội dung và liên hệ thực tế.
Gv : Treo bảng phụ và yêu cầu học sinh làm bải tập
? Những câu ca dao, tực ngữ nào nói về tôn trọng lẽ phải.
- Ăn ngay nói thẳng
- Nói thật không sợ mất lòng.
- Quân pháp bất vị thân.
- Treo đầu dê bán thịt chó.
- Gió chiều nào theo chiều đó.
Gv : Nhận xét và hướng dẫn hs tìm hiểu bài tiếp theo.
Hoạt động 3
Gv : Củng cố lại nội dung bài Liêm khiết
Gv : Hướng dẫn hs làm bài tập trong bảng phụ
? Điền vào những vòng tròn dưới đây biểu hiện của tính liêm khiết.
LIÊM KHIẾT
Gv : Nhận xét và đưa ra đáp án đúng
? Tình huống nào dưới đây thể hiện tính liêm khiết.
a. Nhiệt tình giúp đỡ mọi người mà không toan tính, vụ lợi
b. Làm giàu bằng chính tài năng sức lực của mình.
c. Sẵn sàng làm bất cứ việc gì miễn có lợi cho mình.
d. Muốn được việc phải chịu tốn kém, quà cáp.
e. Nhặt được của rơi trả lại cho người mất.
g. Không tham không giàu.
Gv : Đưa ra đáp án đúng và kể chuyện về tính liêm khiết cho hs nghe.
Gv ; Hướng dẫn hs tìm hiểu nội dung bà tiếp theo.
Hoạt động 4
Gv : Hướng dẫn hs tìm hiểu lại nội dung bài Tôn trọng người khác
? Hãy sắp xếp những từ cho sẵn thành khái niệm về tôn trọng người khác. ( đánh giá đúng mức, danh dự, phẩm giá, lợi ích, lối sống văn hóa )
? Tìm những biểu hiện về tôn trọng người khác và không tôn trọng người khác.
? Nhận xét các hành vi sau ;
- Trêu chọc bạn trong giờ học
- Bình phẩm mọi người ở mọi lúc, mọi nơi.
- Đi học về chưa có cơm, gắt gỏng với người thân.
- Cười nói ầm ĩ trong rạp chiếu phim.
- Chế giễu người khuyết tật.
Gv : Nhận xét và nêu tình huống
 Trên đương đi về nhà, Lâm và bố đã gặp một đám tang. Bố Lâm dừng xe lại nhường đường rồi ngã mũ tỏ vẻ cung kính. Lâm ngạc nhiên hỏi «  Bố ơi, tại sao bố lại làm như vậy, mình có quan hệ gì với họ đâu »
? Em hãy trả lời giùm cho bố của Lâm.
Gv ; Chốt lại và liên hệ thực tế.
? Khoanh tròn vào những từ biểu lộ sự không tôn trọng người khác : Ruồng bỏ, tức giận, đố kị, quát tháo, nhục mạ, dọa dẫm, định kiến, chửi mắng, thờ ơ, cung kính, dịu dàng
Hs: Xem lại những nội dung đã học.
Hs: Năm biểu hiện tôn trọng lẽ phải:
- Chấp hành nội quy nhà trường. 
- Phê phán những việc làm sai trái.
- Ủng hộ những việc làm tốt. Lắng nghe ý kiến của mọi người. 
- Biết điều chỉnh hành vi của mình theo hướng tích cực.
Năm biểu hiện không tôn trọng lẽ phải:
- Tránh tham gia vào những việc không liên quan đến mình.
- Chỉ làm những việc mà mình thích.
- Phê phán gay gắt với những người không cùng ý kiến với mình...
Hs: Biểu hiện qua lời nói, cử chỉ, hành vi và việc làm của mỗi người. VD Thẳng thắn phê bình những hành vi sai trái...
Hs: Lắng nghe tình huống
Hs: Em sẽ chỉ ra người đã gây ra chuyện đó và thay mặc lớp xin lỗi cô giáo
Hs: Làm bài tập.
Hs; Điền vào vòng tròn
Hs: Tình huống đúng : a, b, e.
Hs; Sắp xếp
Hs: Cảm thông, chia sẻ với người bất hạnh. Đi nhẹ nói khẽ trong bệnh viện. Lắng nghe ý kiến của mọi người....
Hs: Vì làm như vậy thể hiện sự tôn trọng người đã khuất và những người còn sống.
Hs: Làm bài tập
I. Tôn trọng lẽ phải
1. Lẽ phải
 * Tôn trọng lẽ phải
2. Ý nghĩa
II. Liêm khiết
1. Khái niệm
2. Ýnghĩa
III. Tôn trọng người khác
1. Tôn trọng người khác
2. Ý nghĩa
3. Rèn luyện
4. Củng cố: ( 4’)
 Hoạt động 5
Gv: Chốt lại những nội dung bài học chủ yếu của bài.
 5. Hướng dẫn về nhà: ( 2’)
 - Học bài và làm bài tập còn lại.
 - Chuẩn bị bài nội dung cho tiết ôn tập.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA GDCD 8 20110 2012.doc