Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Tiết 29: Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng , thân thể , sức khoẻ , danh dự và nhân phẩm

Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Tiết 29: Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng , thân thể , sức khoẻ , danh dự và nhân phẩm

1. Kiến thức: : Hiểu những qui định của pháp luật về Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. Hiểu dó là tài sản quí nhất của con người, cần phải giữ gìn, bảo vệ.

2. Kĩ năng: : Biết tự bảo vệ mình khi có nguy cơ bị xâm phạm đến tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm, không xâm hại người khác.

3. Thái độ: Có thái độ quí trọng tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của bản thân. Đồng thời tôn trọng tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: - SGK và SGV GDCD 6, Bộ tranh GDCD 6.

 - Hiến pháp năm 1992

 

doc 4 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1255Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Tiết 29: Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng , thân thể , sức khoẻ , danh dự và nhân phẩm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:. Ngày soạn:
PPCT:. Ngày dạy:
QUYỀN ĐƯỢC PHÁP LUẬT BẢO HỘ VỀ TÍNH MẠNG , THÂN THỂ , SỨC KHOẺ , DANH DỰ VÀ NHÂN PHẨM
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp hs:
1. Kiến thức: : Hiểu những qui định của pháp luật về Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. Hiểu dó là tài sản quí nhất của con người, cần phải giữ gìn, bảo vệ.
2. Kĩ năng: : Biết tự bảo vệ mình khi có nguy cơ bị xâm phạm đến tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm, không xâm hại người khác. 
3. Thái độ: Có thái độ quí trọng tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của bản thân. Đồng thời tôn trọng tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác 
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: - SGK và SGV GDCD 6, Bộ tranh GDCD 6.
	 - Hiến pháp năm 1992
	 - Bộ luật Hình sự 1999
 - Bảng phụ
2. Học sinh: 	 - Sách GDCD 6, vở ghi chép, Vở bài tập
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức: - Hát tập thể, kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: ( Không kiểm tra, kết hợp trong bài mới )
3.Bài mới
a. Giới thiệu bài:
- GV nêu tình huống: Một buổi sáng, trên đường đi học em thấy 1 người đàn ông đang vừa đánh vừa chửi mắng thậm tệ một thằng bé. Làng xóm xúm lại can, nói: “Đánh con như vậy là phạm pháp”
Hỏi:	+ Em có nhận xét gì về hành vi của ông bố?
	+ Em nghĩ gì về lời can đó? Đúng hay sai?
HS: trao đổi thảo luận 
GV: Nhận xét và dẫn dắt vào bài học.
Ghi tên bài học lên bảng
b. Các hoạt động chủ yếu:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1: Khai thác truyện “Một bài học”
- Gọi HS đọc truyện
- HDHS thảo luận lớp và trả lời lần lượt các câu hỏi. 
1. Vì sao ông Hùng gây cái chết cho ông Nở? Hành vi đó của ông Hùng có phải là do cố ý không?
2. Việc ông Hùng bị khởi tố chứng tỏ điều gì? 
3. Đối với mỗi con người thì cái gì là quí giá nhất? Khi thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm bị người khác xâm phạm thì em phải làm gì?
4. Em hãy kể 1 ví dụ về việc vi phạm quyền được pháp luật bảo vệ tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của con người.
+ Ghi nhanh ý kiến của HS lên bảng
*Chốt lại vấn đề: Đối với mỗi người thì tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm là quí giá nhất. Mọi việc làm xâm phậm đến tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm người khác dù cố ý hay vô ý đều là phạm tội
- Đọc truyện
- Trao đổi và phát biểu cá nhân
1. Do ông Hùng dùng điện bẫy chuột, hành vi của ông Hùng không phải là cố ý gây nên.
2. Con người được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.
3. Là tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. Nếu bị xâm phạm thì phải biết bảo vệ quyền của mình bằng cách phê phán, tố cáo những việc làm sai trái đó.
4. Hs kể được một số ví dụ về các hành vi như: 
 + Đánh người, giết người.
+ Bắt giam người trái pháp luật 
+ Cố ý gây thương tích cho người khác.
+ Xúc phạm người khác
+ Vu khống cho người khác.
-Hs nghe, cảm nhận
II. Tìm hiểu truyện đọc
“Một bài học”
=> Con người được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.
HOẠT ĐỘNG 2: Phân tích tình huống.
*Gv nêu tình huống, yêu cầu hs trao đổi với nhau trong tổ và thực hiện:
“Nam và Sơn là hs lớp 6B ngồi cạnh nhau. Một hôm, Sơn bị mất chiếc bút máy rất đẹp vừa mua. Tìm mãi không thấy, Sơn đổ tội cho Nam lấy cắp. Nam và Sơn to tiếng, tức quá Nam đã xông vào đánh Sơn chảy cả máu mũi. Cô giáo đã kịp thời mời hai bạn lên phòng hội đồng kỉ luật”
***Nêu câu hỏi cho hs thảo luận (5’) 
-Cho đại diện các nhóm lần lượt trình bày phần thảo luận của mình
- Nhóm 1: Nhận xét cách ứng xử của hai bạn ?
- Nhóm 2: Nếu là một trong hai bạn, em sẽ xử sự như thế nào ?
- Nhóm 3: Nếu là bạn cùng lớp của Nam và Sơn, em sẽ làm gì ?
-GV nhận xét, chốt ý và tuyên dương nhóm có cách ứng xử hay, phù hợp
-Hs đọc và theo dõi tình huống trên bảng phụ, chia nhóm thực hiện
-Hs thảo luận với nhau.
*Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm nhận xét, bổ sung:
= Nhóm 1: Sơn sai: Vì chưa có chứng cứ đã khẳng định Nam ăn cắp => Như vậy là xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của bạn
+ Nam sai: Vì không khéo léo giải quyết mà đánh Sơn chảy máu => Như vậy Nam đã xâm hại đến thân thể, làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của Sơn.
= Nhóm 2: Nếu là Sơn, em sẽ bình tĩnh, cố gắng tìm lại, nếu không thấy thì hỏi cả lớp xem có ai nhặt được thì cho mình xin lại, hoặc nếu không tìm thấy nữa thì em báo với GVCN nhờ giải quyết. Nếu là Nam, khi bị vu oan, em sẽ bình tĩnh, nói Sơn là mình không có lấy, hãy tìm kĩ lại, nếu Sơn to tiếng xú phạm thì em bào lại với GVCN.
= Nhóm 3: Nếu là bạn chung lớp với 2 bạn, em sẽ can ngăn, giải thích cho 2 bạn là làm như vậy không đúng, em sẽ cùng bạn Sơn tìm lại bút, hoặc báo với GVCN
-Nghe, cảm nhận
HOẠT ĐỘNG 3:Tìm hiểu nội dung bài học 
-Cho hs đọc và nghiên cứu kĩ nội dung bài học trong SGK/ 44-45
- Gv giới thiệu:
+ Điều 71, HP 1992
+ Điều 93, 104, 121, 122, 123 Bộ luật hình sự 1999.
* Hỏi: Từ những nội dung đã tìm hiểu, em hãy cho biết:
1. Quyền được PL bảo hộ về thân thể, tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm là quyền như thế nào ?
2. Nêu quy định của Pháp luật về quyền được PL bảo hộ về thân thể, tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của công dân ?
-Nhận xét, chốt ý và ghi bảng.
- Đọc Nội dung bài học SGK
- Nghe giới thiệu nội dung các văn bản pháp luật 
 -Hs tóm tắt nội dung bài học và phát biểu
-Nghe, ghi nhận
II. Nội dung bài học
a. Quyền được PL bảo hộ về thân thể, tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm là quyền cơ bản của công dân. Quyền đó gắn liền với mỗi con người và là quyền quan trọng nhất, đáng quý nhất của công dân.
*Quy định của pháp luật:
- Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Không ai được xâm phạm tới thân thể người khác. Việc bắt giữ người phải theo đúng quy định của PL.
- Công dân có quyền được PL bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm. Nghĩa là mọi người phải tôn trọng tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của người khác.
- Mọi việc làm xâm hại đến tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của người khác đều bị PL trừng phạt nghiêm khắc
4. Củng cố HDHS luyện tập
- Cho hs làm bài tập d SGK/ 46 ( trắc nghiệm ) – Cho hs làm miệng
* Đáp án đúng:
Công dân có quyền không bị ai xâm phạm về thân thể
Mọi việc bắt giữ người đều là phạm tội
Mọi việc xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của người khác đều là vi phạm PL
5. Dặn dò:
 - Học kĩ nội dung bài học
 - Chuẩn bị phần tiếp theo: Trách nhiệm của công dân
 - Sưu tầm các mẫu chuyện về việc vi phạm quyền được PL bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự
 - Chuẩn bị các bài tập trong SGK.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 29.doc