Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 - Tuần 13 - Tiết 13 - Bài 10: Tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội ( tiếp theo)

Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 - Tuần 13 - Tiết 13 - Bài 10: Tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội ( tiếp theo)

Giúp HS:

- Hiểu những biểu hiện của tích cực tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội; hiểu tác dụng của tích cực tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội, tự giác tham gia các hoạt động của tập thể hoạt động của xã hội .

- Biết lập kế hoạch cân đối giữa nhiệm vụ tập thể của lớp, của Đội và những hoạt động xã hội khác với công việ giúp đỡ gia đình.

- Biết tự giác chủ động tích cực học tập, và hoạt động xã hội, có băn khoăn, lo lắng đến công việc của tập thể lớp, của trườngvà công việc chung của xã hội.

II./ PHƯƠNG PHÁP: Thảo luận, đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề, giải quyết tình huống

III./ TÀI LIỆU: Tranh ảnh về tích cực tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội, bài soạn, SGK, SGV ảnh về Nguyễn Ngọc Ký

 

doc 3 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1201Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 - Tuần 13 - Tiết 13 - Bài 10: Tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội ( tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13 Ngày soạn: 7/11/2010
Tiết 13 Ngày dạy: 6a1: 
Bài 10 6a2:
 6a3:..
TÍCH CỰC, TỰ GIÁC TRONG HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ VÀ HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI
( Tiếp theo)
I./ MỤC TIÊU:
Giúp HS:
Hiểu những biểu hiện của tích cực tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội; hiểu tác dụng của tích cực tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội, tự giác tham gia các hoạt động của tập thể hoạt động của xã hội .
Biết lập kế hoạch cân đối giữa nhiệm vụ tập thể của lớp, của Đội và những hoạt động xã hội khác với công việ giúp đỡ gia đình. 
Biết tự giác chủ động tích cực học tập, và hoạt động xã hội, có băn khoăn, lo lắng đến công việc của tập thể lớp, của trườngvà công việc chung của xã hội.
II./ PHƯƠNG PHÁP: Thảo luận, đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề, giải quyết tình huống
III./ TÀI LIỆU: Tranh ảnh về tích cực tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội, bài soạn, SGK, SGVảnh về Nguyễn Ngọc Ký
IV./ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1) Ổn định
2) Kiểm tra bài cũ: 
a) Thế nào là tích cực?
b) Thế nào là tự giác?
Vì sao cần phải tích cực tự giác trong các hoạt động của tập thể và của xã hội?
3) Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
HĐ1./ GIỚI THIỆU 
 GV: Tiết trước chúng ta đã tìm hiểu các khái niệm về tích cực tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội. Hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu tại sao con người cần phải tích cực tự giác trong các hoạt động tập thể và xã hội.
GV: Chuyển ý. 
HĐ2./ TÌM HIỂU NỘI DUNG BÀI HỌC TIẾP THEO
GV: Cho HS làm bài tập b) Tuấn rũ Phương đi xem bóng đá để cổ vũ cho đội của trường. Phương từ chối không đi vì đang ngủ. Tuấn phải đi rũ bạn khác.
GV: Em hãy nhận xét hành vi của hai bạn trên?
HS: Nhận xét 
HS: Cả lớp cùng nhận xét
GV: Kết luận
GV: Đặt tình huống: “ Từ khi con người mới sinh ra nếu như đến lớn chỉ sống cô độc thì người đó sẽ như thế nào?
HS: Không có bạn bè, không hiểu biết đạo đức, chính sách pháp luật, không có kiến thức, không có trí tuệ, không thể phát triển nhân cách một con người
GV: Yêu cầu HS thảo luận
HS: Chia nhóm nhỏ
Câu hỏi:
1) Em sẽ làm gì khi trường tổ chức cắm trại? Lợi ích của nó?
2) Em sẽ làm gì khi địa phương thông báo xuống đường diệt lăng quăng để phòng bệnh sốt xuất huyết? Lợi ích của nó?
3) Lợi ích khi chúng ta tham gia vào các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội?
HS: Thảo luận nhóm
HS: Đại diện nhóm trình bày
HS: Các nhóm khác nhận xét
GV: Tổng kết
GV: Vì sao chúng ta phải tích cực tham gia vào các hoạt động của tập thể và hoạt động của xã hội?
Hs: Trả lời
HS: Nhận xét
GV: kết luận
HS: Ghi tập
II./ BÀI HỌC
4) Vì sao phải tham gia vào các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội?
 Mở rộng sự hiểu biết về mọi mặt, rèn luyện được kỉ năng cần thiết của bản thân. Đồng thời, thông qua hoạt động tập thể, xã hội sẽ góp phần xây dựng quan hệ tập thể, tình cảm thân ái với mọi người xung quanh, sẽ được mọi người yêu quý.
HĐ3./ LIÊN HỆ THỰC TẾ ĐỊA PHƯƠNG
GV: Hãy cho biết ở địa phương em có những phong trào gì giúp ích cho mọi người?
HS: Hội chữ thập đỏ xây nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết, giúp đỡ người nghèo vượt qua khó khăn trong cuộc sống, hội khuyến học tặng tập cho học sinh nghèo vượt khó học giỏi, tặng quần áo cũ cho học sinh
GV: Qua những phong trào ấy bản thân em rút được bài học gì?
HS: Em rút ra được bài học là cố gắng cùng tham gia vào các hoạt động chung vì lợi ích của mọi người trong xã hội, trong địa phương em, ví dụ như đắp lại con đường bị hỏng, sửa lại chiếc cầu bị gãy nôi gương theo các chú các bác để bản thân ngày càng hoàn thiện hơn
HĐ5./ CỦNG CỐ BÀI TẬP
GV: Cho HS làm bài tập c) SGK. Hãy nêu những biểu hiện của việc tham gia tích cực hoạt động của tập thể và hoạt động xã hội?
HS: Tự do làm bài
Đáp án: 
Ủng hộ đồng bào bị thiên tai, lũ lụt.
Giúp đỡ bạn bè gặp khó khăn.
Ham thích tham gia vào các hoạt động của trường tổ chức.
Nhiệt tình tham gia vào hoạt động của lớp.
GV: Ý nghĩa của tích cực tham gia vào các hoạt động của tập thể và hoạt động của xã hội?
HS: Trả lời
GV: Chuyển ý
HĐ6./ DẶN DÒ 
Về nhà học bài và làm bài tập d, đ.
Chuẩn bị bài mới: Bài 11 “ MỤC ĐÍCH HỌC TẬP CỦA HỌC SINH”
Đọc truyện một tấm gương HS nghèo vượt khó
Trả lời phần gợi ý
Vì sao bạn Tú đạt giải nhì kì thi Toán quốc tế?
Em học tập được gì ở bạn Tú?
Xem nội dung bài học
Xem bài tập./.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 13.doc